Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mái Chùa Nỗi Nhớ

18 Tháng Chín 201200:00(Xem: 29450)
Mái Chùa Nỗi Nhớ

Có những người sinh ra là hành nhân cuộc lữ. Hoặc vì tác động ngoại cảnh gọi mời, hoặc vì khát vọng lý tưởng nội tâm… đành giã biệt quê nhà mà đi.


Giã từ quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn, khách ly canh cánh bên lòng biết bao hình ảnh thân thương: cha mẹ, bà con thân thuộc; lũy tre hàng chuối, bến sông giếng nước đầu làng. Và chẳng hay tự bao giờ, hình ảnh mái chùa đã hòa quyện làm một với quê hương làng nước. Thế nên, với ly khách, hình ảnh ngôi chùa là hình ảnh tác động sâu lắng nhất, đậm nét nhất trong tâm thức.

Ai đã từng đọc thơ Nguyễn Bính:


Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
Sương hôm gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi
Mai nầy tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa!

Ông Nguyễn bảo quê ông có gió bốn mùa, trăng giữa tháng… nhưng chùa thì có cả quanh năm. Phải chăng cái “có” ấy như là cái có tất yếu, cái có thường trực, cái có bất khả phân ly với quê hương. Và hình như cái có ấy lấn trùm lên mọi quê hương làng mạc Việt Nam, từng thấm đẫm nề nếp văn hóa làng mạc, văn hóa Phật giáo Việt Nam…

Bỏ trăng, bỏ gió có thể bỏ dễ dàng nhưng khi phải bỏ cả chùa thì thi nhân Nguyễn Bính có cảm giác rợn người như đang vấp phải nỗi đau đứt ruột, nên mới thốt lên hai âm tiết thần tự giữa câu thơ lục bát: “chao ôi”!

Nỗi đau lớn nhất trong tâm thức ly khách là phải bỏ ngôi chùa thân thương mà đi, bỏ lại tiếng chuông sớm tiếng mõ chiều đầm ấm quen thuộc mà đi… Vì vậy, trên vạn dặm đường đời, trên dặm trường cát bụi, nỗi nhớ quê nhà man mác, bao giờ hình ảnh ngôi chùa vẫn là hình ảnh đặc thù, sâu đậm được nhớ về, nhớ lại nhiều nhất, bâng khuâng, da diết nhất…

Hãy cùng lắng nghe thi sĩ Huyền Không nhớ chùa:

Tự thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa

Hệt như nhà thơ Nguyễn Bính, cất bước ra đi là canh cánh bên lòng nỗi nhớ. Nỗi nhớ chùa. Ra đi mà hanh thông yên ả thì có thể nỗi nhớ chùa nhẹ nhàng hơn tí chút. Ra đi mà vấp phải lao nhọc vì chuyện hơn thua trên đường đời thì nỗi nhớ chùa càng xuyến xao da diết bội phần.

Mà nhớ chùa thì đâu phải chỉ nhớ nhung duy nhất hình ảnh mái chùa. Nhớ chùa là nỗi nhớ mênh mang trùm cả cảnh chùa. Mà cảnh của chùa không chỉ là cảnh riêng của mái chùa kia. Cảnh của chùa chính là toàn cảnh của quê hương làng nước, toàn cảnh của cả một vùng miền văn hóa đình chùa miếu vũ khắng khít với tổng thể ngàn năm văn hiến Việt Nam:

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.

Đường đất đỏ, hàng tre xanh… hồn sông núi đó quyện với cảnh của chùa, hồn của chùa:

Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi mỉm miệng cười.

Những cây mai, cây tùng, cây bách sống trọn đời là bao nhiêu tuổi? là những mấy trăm năm? Từ ngữ trọn đời khiến người đọc liên tưởng đến độ lâu độ bền, độ không tính đếm được… Đã bao nhiêu năm tháng rồi nơi điện thờ trầm lặng ấy vẫn phảng phất khói hương trầm. Và nụ cười mỉm từ bi vô lượng của đức Phật vẫn cứ mãi mãi như là nguồn ân phước ban phát cho muôn loại quần sinh. Ngôn ngữ bình dị mộc mạc, chân chất, trong sáng của câu thơ “đức Phật từ bi miệng mỉm cười” khiến bạn đọc cảm xúc đến rưng rưng nước mắt. Hình ảnh đức Phật sao mà gần gũi thân thương với chúng ta, với dân làng xóm thôn đến vậy?

Khi đã giới thiệu với người đọc nỗi nhớ một tổng thể bối cảnh thanh bình, an lạc của ngôi chùa với quê hương xứ sở với làng mạc xóm thôn nơi chôn nhau cắt rốn, thiền sư thi sĩ Huyền Không người làng Phương Lang còn nói thêm cho chúng ta nghe nếp sinh hoạt thiền vị nhẹ nhàng thanh thoát, bản sắc truyền thống hàng trăm năm, trú dạ lục thời, bốn mùa tám tiết nơi ngôi chùa đó:

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.

Lời kinh giải thoát cùng tiếng mõ cốc, tiếng chuông ngân… vang vọng cao siêu đến chín tầng trời, ngân nga trầm tích đến bảy tầng địa ngục… ấy chính là pháp âm mầu nhiệm vỗ về hôm sớm cho dân làng ngày hai buổi, sớm đến tối, ngày rồi đêm, sống mà biết mến yêu nhau, đùm bọc che chở lẫn nhau, tối đèn tắt lửa có nhau.

Vì vậy đâu cần phải có cao lương mỹ vị, chẳng vòi vĩnh gì nem công chả phượng, bánh tôm Hồ Tây, chả cá Lã Vọng… chỉ sắn khoai gạo bắp, chỉ với ánh trăng thanh, với ngọn gió lành, với tiếng chuông chùa ngân xa lan xa… thứ lương dược, thiền duyệt thực ấy đủ để nuôi sống dân ta, sống cuộc đời thanh cao, sống cuộc đời bình dị, thanh thản giữa quê hương làng nước thanh bình…

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.

Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi dân xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình.

Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân lành mọi mái tranh.

Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn ba mươi mỗi tối nào.

Nếp sinh hoạt mang tính thời khóa biểu nhà trường giữa trường đời đó của dân làng đã trở thành nỗi nhớ thường trực trong tâm khảm khách tha hương. Dù xa ngàn dặm không biết ở phương sở nào, từng ngày từng tháng từng năm, thì nhà thơ vẫn cảm thấy mình cũng như đang hòa mình làm một với nếp sinh hoạt nề nếp muôn đời đó.

Ôi! Cha ông chúng ta hiền lành chất phác dung dị, một nắng hai sương, chân lấm tay bùn… mồ hôi mồ kê dầu dãi, nhưng cứ mười bốn ba mươi… cứ tắm gội sạch sẽ rồi thì lên chùa lễ Phật.

Nề nếp sinh hoạt, nhu cầu văn hóa tín ngưỡng ấy gắn bó hữu cơ với tâm thức với máu thịt mình. Và khi chưa có được điều kiện thuận thường đặt những bước chân quy hồi cố quận… nhà thơ vẫn cứ bâng khuâng dằng dặc: gởi nhớ nhung về. Và dù có bao nhiêu tang thương dâu bể đổi thay nhà thơ vẫn canh cánh tâm thành cầu nguyện cho chùa khỏi tái tê.

Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê

Bài thơ Nhớ Chùa, thi sĩ Huyền Không viết ở Sài Gòn năm 1956, thuở ông còn rất trẻ, giã từ chùa Thiên Minh ở Huế vào hành đạo ở chốn đô thành. Sau này ông cho in lại vào tập Mây Trắng Thong Dong. Ở đó, bạn đọc thấy tác giả bộc bạch rõ hơn tâm tư tình cảm của mình: “Tôi muốn dành tất cả thơ tôi cho những ngôi chùa suốt đời chung thủy với quê hương, cho làng Phương Lang và những thôn làng mộc mạc đang chia nỗi điêu linh cùng đất nước, cho mọi tấm lòng Phật tử sắt son hộ đạo dựng đời, cho những tâm hồn biết sống gắn bó với thơ”*. Thiền sư viết dòng này ở Los Angeles cuối thu Quý Dậu (1993) nghĩa là hơn 37 năm sau.

Sắt son gắn bó đời mình với thơ, với mái chùa thân thương, nhà thơ Trụ Vũ từng phát biểu:

Mỗi khi nhìn thấy bóng ngôi chùa
Tôi lại thấy quê hương mình hiển hiện

Mây phương đông vẫn lên hường
Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn
(Trụ Vũ - Quê Hương)

Cứ nhìn thấy bóng ngôi chùa là lập tức thấy bóng hình quê hương mình hiển hiện. Và hiển hiệnhiển hiện giữa một vòm khí hậu huy hoàng rực rỡ: mây hồng phương Đông, phương trời tâm linh của Trời Phương Ngoại.

Đối mặt với chế độ cường quyền độc tài, các thế lực vô minh bạo ngược, toan tiêu diệt bóp chết tín ngưỡng của 80% dân số miền Nam Việt Nam, thi sĩ Vũ Hoàng Chương dõng dạc tuyên ngôn:

Dân tộc ta không thể nào thua!
Đạo pháp ta đời đời xán lạn
Dầu trải qua mấy phân ly tán,
Bị áp bức, phao vu, bội phản
Nhưng vẫn còn núi, còn sông,
Còn chót vót mãi Ngôi Chùa
(Vũ Hoàng Chương - Nối lửa từ bi)

Sở dĩ chúng tôi trích dẫn thêm thơ của nhà thơ Trụ Vũ, Vũ Hoàng Chương là để người đọc thấy rõ hơn tính nhất quán hữu cơ, gắn bó máu thịt hình ảnh ngôi chùa Phật giáo Việt Nam với chiều dài văn hóa lịch sử Việt Nam. Cả ba nhà thơ lớn, trụ cột thi ca Phật giáo Việt Nam đều cùng chung một cái nhìn, triệt để một nhận thức: Ngôi chùa Việt Nam tự bao giờ đã trở thành biểu tượng cho quê hương Việt Nam.

Và cũng để bạn đọc khỏi ngỡ ngàng khi đọc thấy Thiền Sư Thích Mãn Giác, chính là Thi sĩ Huyền Không, tác giả bài thơ Nhớ Chùa, từng minh định:

“Với lối kiến trúc đặc biệt, những ngôi chùa bao giờ cũng ẩn giấu sau lũy tre xanh, dưới gốc cây đa, ở một nơi thanh tịnh như bản chất khiêm cung, mộc mạc hồn nhiên, thích ứnghòa hợp của Phật giáo, mái chùa còn chất chứa một sức mạnh vạn năng của đời sống tâm linhtư tưởng Việt:

Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Lấy nền tảng tư tưởng đạo Phật làm nền tảng lý tưởng đời mình, trọn đời hiến thân xứng bậc sứ giả Như Lai, hoằng dương Phật pháp… nhà thơ đã dắt dẫn bạn đọc từng bước từng bước thấy hình ảnh ngôi chùa chan hòa làm một với quê hương làng nước Việt Nam, gắn bó thủy chung trước sau như nhất với văn hóa, với dân tộc Việt Nam. Tác giả sống trọn đời mình với tâm thức ấy, nên dù cho đi bất cứ nơi đâu, dù xa ngàn dặm, bất cứ thời điểm nào, có thể hàng vài ba mươi thập niên… chỉ nghe thấy tiếng chuông chùa vang lên văng vẳng đâu đótác giả nhớ ngay đến ngôi chùa, không chỉ ngôi chùa làng Phương Lang, mà còn biết bao nhiêu ngôi chùa thân thương khác nữa. Vì tất cả mọi ngôi chùa đều là những mái chùa chung. Do đó nhà thơ đã khép lại bài thơ của mình bằng một chân lý bất di bất dịch:

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

HẠNH PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16232)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 11853)
Hoan hỷ trong mùa Phật Đản đang về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắng không ai bằng.
(Xem: 9112)
Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình.
(Xem: 17780)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 9983)
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật. Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả... Vĩnh Hảo
(Xem: 9387)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10780)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15106)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10443)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12580)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9965)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9182)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10132)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9308)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9840)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12411)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9715)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9791)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12983)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9564)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10171)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11407)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10343)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24692)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10709)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 12031)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9989)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14412)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13891)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14985)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10233)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10331)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9904)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13265)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8986)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10564)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9453)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9257)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11630)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11431)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10939)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10230)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12599)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9066)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16290)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9831)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9549)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10696)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10800)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9245)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant