Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con trâu và chú Tư

16 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 15085)
Con trâu và chú Tư
Xem hình

Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm, đăm chiêu, tư lự như trâu. Một hồi, chú phì cười: "Trâu à, tao thấy có cái gì cứng cứng trên trán, không chừng sừng mày mọc trên trán tao rồi!"

Chú Tư chăn trâu từ hồi tám chín tuổi. Chú thường thả trâu ăn cỏ quanh đồi, lẻn vào chùa học chữ với ông sư. Nhờ thông minh, chú học rất nhanh, chục năm sau đã đọc hết sách trong chùa. Đồng thời, con trâu giúp chú cày bừa thửa ruộng của cha mẹ để lại, bốn mùa vất vả, nhưng mưa thuận gió hòa, cuộc đời của chú mỗi ngày mỗi khấm khá.

Rồi chú lấy vợ, sinh con, vợ chú buôn bán mát tay, đẩy chú vào đường kinh doanh, cứ thế, từ một thửa ruộng chú đã xây lên ba căn nhà, từ nhà cho thuê, chú đã hùn vốn vào khách sạn, từ anh nông dân chú trở thành phú gia. Xóm giềng khen gia đình chú tốt phước, khen vợ chú giỏi.

Thím Tư giỏi thiệt, một tay xây dựng cơ đồ, chỉ có cái hơi dữ, chắc thím tuổi con cọp, chú nghĩ trong bụng. Biết làm sao được, nhân vô thập toàn.

Cuộc đời đang đi lên ngoạn mục như thế, bỗng một hôm chú lên chùa xin sư học ngồi thiền. Chú nói nhỏ với sư: chạy theo đồng tiền cũng giống như đuổi theo cái bóng của mình dưới nắng, mình chạy nhanh nó vẫn nhanh hơn. Chú đã mỏi cẳng hụt hơi với thím Tư rồi, không muốn chạy nữa, càng chạy càng nhớ cái thanh thản ngày xưa, một mình nghêu ngao với trâu giữa cỏ nội hương đồng.

Con trâu vẫn còn đấy, bên cạnh chú, dù chú ở nhà tranh hay nhà ngói. Nhưng cái thanh thản với trâu thì mất biệt: trâu vẫn là trâu, chỉ có chú không còn là chú. Cái đầu của chú giống như kho hàng của thím Tư, bề bộn, ngổn ngang, không còn cả chỗ để chứa một sợi cỏ. Chú nói chú đã đánh mất thiên đường; chú muốn tìm lại thiên đường đã mất.

Chú nói ít, sư hiểu nhiều. Thương chú từ lúc nhỏ, biết chú có căn cơ, sư bằng lòng thấy chú trở lại chùa.

Chú lén vợ lên chùa học ngồi với sư một thời gian. Chỉ ngồi cho đúng, thở vô thở ra, tập trung chú ý vào hơi thở, thế thôi. Khi ngồi được rồi, chú tập ở nhà. Mỗi buổi sáng, nóng ruột chờ vợ đi chợ xong, chú tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, thắp ba cây nhang trên bàn thờ, khóa cửa, ngồi.

Mấy ngày đầu, chú thấp thỏm sợ vợ về nhà nửa chừng, bụng dạ không yên. Sư hỏi, chú thú thật:

- Bạch thầy, hóa ra lúc nhỏ, ngồi trên lưng trâu, mắt nhìn chim bay bướm lượn, vậy mà trí óc lặng yên. Thường ngày cũng vậy, khi nhổ cỏ bón phân, cái đầu đâu có lăng xăng nghĩ bậy nghĩ bạ! Cứ nhè lúc ngồi yên trên gối, thở vô thở ra, là nó nhảy tứ tung, nhảy từ bà vợ ngoài chợ qua con trâu ngoài đồng, từ nồi bún riêu qua trái mít ướt, chẳng đầu đuôi thứ lớp gì cả.

Sư hỏi:

- Nhảy từ bà vợ qua con trâu là sao? Thấy con trâu làm gì?

- Bạch thầy, thấy nó gặm cỏ non trên bờ ruộng, cái đuôi vắt qua vắt lại ra dáng thích chí, thấy con nghé chạy theo, rúc đầu vào bụng mẹ tìm sữa, sữa chảy ra trắng hai bên mép…

Sư khen:

- Bắt đầu như vậy là quá tốt. Ngày mai, chú chỉ để ý vào con trâu mà thôi. Trâu đi, chú đi theo. Trâu chạy, chú lấy dây xỏ mũi, giữ nó lại, huơ roi lên dọa, không để cho nó kéo chú đi theo. Còn thím Tư… Chú đi theo trâu thì thím tan biến.

Ngày sau đó, chờ vợ ra phố, chú tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, thắp ba cây nhang, khóa cửa. Ngẫm nghĩ thế nào, chú ra ngoài chuồng trâu, kéo con trâu ra giữa vườn, đóng một cây cọc thật chắc, cột trâu vào cọc. Xong, chú ngồi xếp bằng giữa cỏ, cách trâu ba bước, lim dim mắt, nhìn trâu, cột tư tưởng vào con trâu như con trâu bị xỏ mũi cột vào cọc.

Con trâu nhìn chú chăm chăm, ngạc nhiên quá, thấy chú sao khác ngày thường, ngồi yên không động đậy, chỉ thở vô thở ra. Nhìn mãi chán, lại thấy bụng căng sữa, nó hục hặc cái đầu, muốn bức sợi dây ra khỏi cọc để về cho nghé bú, nhưng cọc không chịu thua. Nó bước đến cạnh chủ, thèm liếm cái bàn tay tỏ ý thương chủ, nhưng chủ bất động như pho tượng khiến nó sợ. Phía xa vọng lên một tiếng gà gáy lẻ như nhắc con trâu bổn phận lao động; nó ngước mặt nhìn chủ rồi mơ màng nghễnh mỏm hướng về phía tiếng gà.

Chú Tư cột tư tưởng vào con trâu, vào cái đầu nó hục hặc, vào sợi dây căng, vào cái roi tưởng tượng mà chú huơ lên, vào tiếng sột soạt gặm cỏ nơi miệng nó, vào cái nhìn mơ màng của nó về phía xa xăm, vào bước chân của nó tiến đến gần chú…

Bỗng con trâu bị ba bốn con ruồi phá đám, bay vù cắn hông bên phải, bay vù cắn hông bên trái, khiến nó quất đuôi qua bên trái, quất đuôi qua bên phải, quất một cái đánh đốp vào mặt chú Tư. Chú bừng tỉnh. Mặt trời đã lên cao, chú hoảng hồn nghĩ vợ sắp về, tiếc rẻ một công phu nửa chừng bỏ dở.

Hôm sau, chú đến báo cáo thành tích với sư. Sư khen: "Chú tiến bộ nhanh quá!" Rồi sư chỉ: "Ai biểu chú phải ngồi sát con trâu? Lần sau, chú cứ ngồi trong nhà nhìn nó từ xa. Thấy hoa thấy lá, nhưng chú tập chỉ thấy nó mà thôi."

Chú Tư mừng quá. Sáng hôm sau, đợi vợ ra chợ xong xuôi, chú tắm rửa sạch sẽ, thay áo quần tươm tất, thắp ba cây nhang, thả trâu ngoài sân, bước vào hiên. Mùa vừa gặt xong, rơm chất từng bó, rơm tươi, mùi thơm tỏa ra phưng phức. Chú chọn một bó rơm làm đệm, ngồi ngay ngắn, thoải mái, thở vô thở ra.

Con trâu đi qua đi lại ngoài sân, buồn chân, buồn miệng, kiếm vài sợi cỏ để nhai, nhưng sân đất, cỏ không một cọng. Hồi lâu, nó đánh bạo bước vào hiên. Mùi thơm của rơm tươi bốc lên ngát mũi, con trâu cầm lòng không đậu, lè lưỡi rút vài cọng nơi bó rơm chủ nó ngồi, rồi vài cọng nữa, miệng nó ngọt xớt, mũi nó phập phồng. Thấy chủ ngồi yên không phản kháng, nó thừa thắng xông lên, xơi hết một góc đệm rơm, rồi nửa đệm, rồi gần trọn đệm, đến khi chủ nó mất gối, té nhào xuống đất.

Như lần trước, chú Tư bất mãncông phu vẫn nửa đường lơ lửng. Chú tường trình với sư: chú hoàn toàn chỉ thấy trâu, theo dõi con trâu, thấy rõ ý tưởng của nó, ước muốn của nó, nghe được nước miếng nó chảy trong miệng khi ngửi mùi rơm, cái bụng nó căng lên cùng lúc với cái đệm rơm xẹp xuống. Chú no với cái bụng của con trâu, quên bẵng cái đệm, bỗng bất ngờ ngã lăn!

Sư lại khen: "Chú Tư có căn cơ từ kiếp trước nên chú tâm rất giỏi, rất sâu. Chút xíu nữa là chú đạt đến mức "định" rồi đó! Ngày mai, chú đừng nhìn trâu trước mặt nữa, chỉ tập trung tư tưởng trên hình ảnh của nó mà thôi."

Chú Tư phấn khởi lắm. Hôm sau, chờ vợ đi chợ, chú tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, thắp ba cây nhang, nhốt trâu trong chuồng, vào nhà, khóa cửa. Ngay chiều hôm đó, chú hý hửng lên chùa, tường trình sự việc với sư:

- Bạch thầy, con tìm được thiên đường của con rồi! Con thấy con trâu tự mở cổng chuồng, rồi tự mở cổng nhà, khoan thai ra đồng, rồi cứ đi, cứ đi, đi mãi vào rừng. Con đi theo nó từng bước, đến khi thấy nó mất hút. Con thấy con bỗng nhiên nhỏ lại thành đứa con nít ngày xưa, lúc còn chăn trâu, ham chơi, để nghé sổng đi đâu mất. Con cất tiếng gọi to như ngày xưa gọi nghé giữa đồng không mông quạnh:

Nghé ơi nghé ạ
Nghé đi với Mạ
Được ăn được bú
Nghé đi với chú
Chỉ nhá xương khoai
Nghé đi với ai
Tiêu hành nước mắm
Nghé ơi nghé ọ…

Y như hồi nhỏ, con thấy con trâu từ trong rừng "nghé ọ" xông ra mừng rỡ. Con lùa nó xuống sông y như hồi nhỏ, tắm cho nó, rồi cưỡi trên lưng, nghêu ngao đi về nhà. Con trâu “nghé ọ” liên hồi để kêu con nghé đi theo, bỗng…

- Bỗng làm sao?

- Bỗng trong tiếng "nghé ọ" văng vẳng có tiếng ai léo nhéo càng lúc càng rõ… hóa ra vợ con đi phố về. Vậy là vẫn giữa đường đứt gánh… Bạch thầy, thầy cho con lên chùa tu luôn đi, vướng víu vợ con phiền quá!

Sư la:

- Không được! Không được! Tu đâu cho bằng tu nhà… Không có cái đuôi trâu quất vào mặt chú, không có thím Tư đi chợ về, chú dám nghêu ngao với trâu suốt ngày suốt đêm! Chú Tư à, phải biết vào “định” và phải biết ra “định”. Ngồi thiền, không phải để sống trong thiên đường của chú mà chính là để sống với thím Tư.

Lần đầu tiên, chú Tư cãi thầy:

- Thầy à, con vừa mới mon men vào đến cửa thiên đường của con thôi, thầy cho con nhởn nhơ một ngày trong đó, chưa bao giờ con lại được sung sướng như vậy.

Sư không nói gì thêm, nhưng trong bụng không yên.

Không biết mấy ngày sau đó, nhân lúc thím Tư đi nhận hàng từ xa, vắng mặt vài hôm, chú khoan khoái khóa cổng vườn, khóa cửa nhà, sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, thắp ba cây nhang trên bàn thờ, đốt thêm một lư trầm đặc biệt. Chú ngồi. Con trâu nhốt trong chuồng. Trầm thoang thoảng hương.

Chợt con trâu lấy chân mở cổng chuồng, mở cổng vườn, đẩy cửa bước ra, rồi lại lấy chân khóa cổng, lấy miệng sửa cho ngay ngắn tấm bảng treo trước cổng: "Tôi đang ở trên chùa." Xong, nó đủng đỉnh đi lên chùa, vào cổng chùa, lấy đầu húc vào đại hồng chung ba tiếng, rồi nằm khoèo trước nhà chuông.

Nghe tiếng chuông, chú Tư bước theo ra cổng, cổng tự mở, tự đóng, chân chú tự bước, tiếng chuông dẫn chú đến bên con trâu. Chú Tư lại thấy chú nhỏ lại, cầm quyển sách tập đọc lớp ba ngày xưa, ngả đầu vào bụng trâu, ê a như hồi nhỏ:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đó ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Con trâu cười khì khì: "Hôm nay không có chuyện "trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta" đâu nhé!" Chú Tư hỏi: "Sao vậy?" Trâu khịt khịt cái mũi, nói giọng chế diễu: "Hôm nay là lễ lao động quốc tế, chú không biết sao?"

Ngày thường, mỗi khi chú Tư thấy con trâu ngước mõ nhìn trời, nửa mơ màng nửa đăm chiêu, chú vẫn nghĩ con trâu là triết gia hóa kiếp. Hôm nay, quả thật như thế, vì con trâu bỗng nhiên hỏi chủ: "Chú Tư à, ngày lao động quốc tế thì được nghỉ việc chân tay, chứ tư tưởng thì bao giờ cũng làm việc cả. Vậy, chú có biết hạnh phúc là gì không?"

Chú Tư ngẩn người, không trả lời được. Con trâu nói: "Thì hạnh phúc là bài thơ chú vừa đọc đó! Hạnh phúc là san sẻ, là "trâu cày với ta", là "ta đây trâu đó", là "bông lúa ngọn cỏ" của nhau. San sẻ với nhau thì "ta" cũng là "người", thì "người" cũng là "ta", chú Tư là trâu, trâu là chú Tư, cả hai là một. Hạnh phúc đơn giản như vậy đó, chú Tư à. Nếu chú cứ đi tìm hạnh phúc cho riêng chú mà quên mất trâu, làm giàu như thím Tư trên cái nghèo của người khác, thì làm sao chú nằm được bên trâu nghêu ngao như vầy!"

Chú Tư thủ thỉ: "Sao mày nói giống ông thầy tao vậy? Ông dặn tao phải tập định cho đến khi nào tao với mày là một. Tao với mày đã là một khi tao nhỏ. Lớn lên, tao xa mày. Bây giờ tao lại là một với mày. Ai cũng có thiên đường. Rồi ai cũng đánh mất. Tao tìm lại được. Vậy mà ông thầy biểu tao phải ra. Tao chần chừ …"

Con trâu lại tiếp tục cái giọng triết gia: "Chú Tư có biết chuyện Lưu Nguyễn lạc thiên thai không? Hai chàng lạc vào đào nguyên rồi kẹt luôn trong đó, đến khi về lại làng xóm thì chẳng ai nhận ra nữa. Ông thầy sợ chú kẹt trong thế giới thiền, vui chơi trong đó rồi không trở về được nữa với thực tế. Ông dạy chú vào thiền; ông đang lo chú không biết xả thiền, cứ huyên thuyên thiên đường, thiên đường đâu đâu.

Chú nhớ nhé: nãy giờ là chú đang vào thiền với trâu, chú sắp vào mức sâu nhất của định, chỗ chú và trâu là một. Ta vào nhé... Chú Tư có ngửi thấy mùi gì trong bụng trâu không? Mùi cỏ đấy. Chú cứ thử ựa lên miệng mà nhai như trâu, chú thấy không, cỏ ngọt xớt trong miệng chú. Cỏ trong bụng trâu nằm nơi miệng chú thì đích thị trâu là chú, chú là trâu rồi!"

Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm, đăm chiêu, tư lự như trâu. Một hồi, chú phì cười: "Trâu à, tao thấy có cái gì cứng cứng trên trán, không chừng sừng mày mọc trên trán tao rồi!"

Ngoài kia, dưới xóm, thím Tư đi nhận hàng đã về, ba ngày đã trôi qua, Thím thấy cổng khóa chặt, nơi cổng có treo tấm bảng: "Tôi đang ở trên chùa", vội vàng lên chùa tìm sư. Sư cũng vội vàng chống gậy về nhà với thím Tư, bụng hơi lo. Thím Tư trèo qua cổng, hé cửa sổ nhìn vào, may quá, cửa sổ không khóa. Thấy chú Tư ngồi bất động trên nền nhà, thím Tư nổi tam bành, nhảy phóc qua cửa sổ, tiện tay vớ cây chổi lông gà quất lên đầu chú mấy cái.

Chú Tư đang sống với sừng trâu trên trán, chưa kịp tỉnh giấc đào nguyên, ú ớ: "Cái gì vậy… cái gì vậy… ấy, nhẹ tay, nhẹ tay một chút…" Chú lấy hai tay ôm lấy trán như để bảo vệ cái gì đó, miệng vẫn ú ớ: "Coi chừng, đừng làm gãy cặp sừng của tôi." Thím Tư muốn quất cho cái nữa, chú lấy hai ngón tay trỏ dán lên trán y như hai cái sừng, chổi lông gà huơ đến đâu sừng né đến đấy, trông như chú Tư đang múa lân.

Thím Tư tưởng chú bị ma ám, mở toang cửa lớn. Ngoài sân, con trâu vắng chủ nằm buồn thiu đã ba ngày ba đêm, sực thấy bóng chủ, mừng quá, "nghé ọ" một tiếng thật to, xông bừa vào nhà, húc vào thím Tư khiến thím ngã nhào trên người chú. Sư thấy quang cảnh hoạt kê như vậy, không tiện ở thêm, lẳng lặng về chùa.

Hôm sau, gặp chú Tư, sư biết thế nào chú cũng than phiền nửa đường đứt gánh, nên nói trước: "Chú Tư à, tôi hết chữ để dạy chú rồi, sức định của chú đã sâu lắm, khó ai bằng, bây giờ chú tự dạy chú. Chỉ còn một điều nhắn nhủ này thôi: mục đích của định là để mở mắt ra sống ở đời này chứ không phải để miên man tìm thiên đường trong đó. Con trâu là bước đầu, chú phải vượt qua nó đi. Bắt đầu từ nay, chú thế con trâu bằng bốn chữ, đi đứng nằm ngồi gì cũng nhớ đến bốn chữ ấy mà chiêm nghiệm, mà thực hành: Từ, Bi, Hỷ, Xả."

Tiễn chú Tư ra về, sư tủm tỉm: "Bắt đầu từ bi hỷ xả với cái chổi lông gà nghen, chú Tư! Thiên đường của chú đó!"



Cao Huy Thuần (Theo Văn hóa Phật giáo Tết Kỷ Sửu)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2518)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2085)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2485)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2473)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3060)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2098)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1979)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2290)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2111)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2097)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2413)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2267)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2337)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2399)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2103)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2232)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2360)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2285)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1915)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2366)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2258)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2452)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2443)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2583)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2288)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2079)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2147)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2290)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2126)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2206)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3712)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2172)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2274)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2743)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2366)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2167)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2315)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2638)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2272)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3149)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2356)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2119)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2310)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2612)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2404)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2221)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 2043)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1765)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2690)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2295)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant