Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chữ Nhân Trong Đạo Giáo

05 Tháng Ba 201400:00(Xem: 13855)
Chữ Nhân Trong Đạo Giáo


Chữ Nhân Trong Đạo Giáo


Lý Minh Tuấn


Đạo giáo là tiếng phổ thông của người Trung Hoa, chỉ thị một tôn giáo bắt nguồn từ bộ sách Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Lão Tử là một hiền triết, cho đến nay chưa ai có thể xác định được tiểu sử rõ rệt, bởi vì ông là một ẩn sĩ. Có học giả cho rằng ông lớn hơn Khổng Tử khoảng 20 tuổi, sống vào thời Xuân-Thu, đã từng giữ chức Thủ tàng thất (quản thủ thư viện) của nhà Chu. Một số nhà tân học Trung Hoa đầu thế kỷ 20 cho rằng ông sống vào thời Chiến Quốc, sau Khổng Tử cả 100 năm. Vì thế, chúng ta chỉ có thể đặt Lão Tử vào giai đoạn lịch sử trong khoảng từ giữa thời Xuân Thu tới cuối thời Chiến Quốc (từ cuối thế kỷ 6 đến cuối thế kỷ 3 trước Công Nguyên).

Đối với đại chúng, Lão Tử đã vượt khỏi nhân cách của một hiền triết để trở thành một vị đại tiên, trường sinh bất tử, sống trong cõi trời với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân. Hiện nay, tại Thái Thanh cung, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) có đền thờ ông.

Trong danh từ Đạo Giáo, Đạo không có nghĩa là “đường lối”, mà Đạo là Thực Tại Tối Cao hay Thực Tại Tối Hậu (The Ultimate Reality), cội nguồn của vũ trụ vạn vật. Nếu chuyển sang ngôn ngữ Việt Nam, Đạo là Ông Trời. Lão Tử đã viết về Đạo rằng:

Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng chi vi danh viết Đại: thực thể tự thành không phân chia, sống trước trời đất. Im lặng thay, trống vắng thay, đứng một mình mà không thay đổi. Đi khắp mà không mỏi mệt có thể là Mẹ thiên hạ. Ta không biết tên thực thể đó, đặt tên cho là Đạo, gắng gượng gọi tên là Lớn”. (Đạo Đức Kinh, chương 25).

Tư tưởng của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh được trình bày bằng những câu rất ngắn gọn, bàn về những vấn đề siêu hình mà người thường không hiểu được. Vì thế, những khái niệm về dưỡng sinh, trường sinh cửu thị v.v… đã được các đạo sĩ vu thuật đời sau diễn ra những ý nghĩa thô thiển. Từ đây dẫn đến những phép thuật luyện đan, luyện khí để mong thành tiên. Cũng do đó, Đạo giáo được pha trộn với kỹ thuật phù thủy để chiêu hồn bằng phương thức lên đồng v.v… Ở Trung Hoa, vào những giai đoạn loạn lạc liên miên như thời Hậu Hán (Tam quốc), thời Ngụy Tấn, thời Lục Triều, Đạo giáo với những lễ nghi có tính mê tín dị đoan phát triển rất mạnh. Nổi nang nhất là giáo chủ Trương Giốc dưới thời các vua Hoàn đế, Linh đế nhà Hán. Trương Giốc qui tụ được rất đông tín đồ làm cho vua quan nhà Hán phải hoảng sợ; triều đình phải dốc toàn lực binh mã đánh dẹp và đã gọi nhóm này là “Loạn Khăn vàng”; bởi vì thủ lãnh Trương Giốc và các đạo hữu đều đội khăn vàng. (Xin xem: Le Taoisme et les religions Chinoises của Henri Maspéro; bản Việt dịch: Đạo giáo và các tôn giáo Trung quốc của Lê Diên, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, năm 2000).

Tại Việt Nam, Đạo giáo không được truyền bá rõ rệt như Phật Giáo, không được chính thức giảng dạy như Nho Giáo; tuy nhiên những hình thức như lên đồng, phù thủy… lại rất phổ biến trong dân gian từ lâu. Nhiều khi những hình thức ấy lại được pha trộn vào những nghi thức tế cúng tổ tiên hoặc lễ cầu siêu cho người quá cố… Đó là hình thức Đạo giáo dân gian chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ bàn tới chữ Nhân trong Đạo Giáo qua tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

1. Chữ Nhân trong Đạo Đức Kinh

Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương, trong đó chỉ có 5 chương nói đến chữ Nhân; đó là: chương 5, chương 8, chương 18, chương 19 và chương 38. Trong những chương này, chữ Nhân có nghĩa là “yêu thương”; trong tiếng Việt, chữ Nhân thường nằm trong các từ: nhân ái, nhân từ, nhân nghĩa…

Ở chương 5, chữ Nhân nằm trong câu sau: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu: trời đất không yêu thương, coi vạn vật là chó rơm; thánh nhân không yêu thương, coi trăm họ là chó rơm”.

Chúng tôi nghĩ rằng câu này là một “ngụy văn” được ai đó cài đặt vào, không phải ý tưởng đích thực của Lão Tử; bởi vì nó mâu thuẫn với toàn bộ tư tưởng trong Đạo Đức Kinh! Nhất là nó mâu thuẫn với câu: “Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân, cố vô khí nhân, thường thiện cứu vật, cố vô khí vật: Vì vậy thánh nhân thường khéo cứu người, nên không có người nào bị bỏ, thường khéo cứu vật nên không có vật nào bị bỏ” (Đạo Đức Kinh, chương 27).

Ngoài ra, nó cũng mâu thuẫn với ý tưởng trong câu: “Thánh nhân bất tích, ký dĩ vị nhân kỷ dũ hữu, ký dĩ dữ nhân kỷ dũ đa: Thánh nhân không tích trữ, càng vì người, mình càng có thêm, càng cho người, mình càng nhiều thêm” (Đạo Đức Kinh, chương 81).

Do đó, chúng tôi cho rằng trong khi sao chép, ai đó trong phái Hình pháp đã xen vào sách Đạo Đức Kinh để biện minh cho hành động của phái mình. Phái Hình pháp hay còn gọi là Pháp gia, do những nhà chính trị như: Vệ Ưởng, Hàn Phi Tử, Lý Tư… chủ trương. Mấy nhân vật này sống vào thời Hậu Chiến Quốc, chủ trương dùng hình pháp khắc nghiệt để cai trị thiên hạ, cho nên đã đặt ra những hình luật nghiêm khắc nặng nề, sẵn sàng ra tay tàn sát dân chúng, nếu ai không chịu tuân theo và có hành vi phản kháng lại họ. Tiêu biểu nhất là Vệ Ưởng và Lý Tư đã dùng những biện pháp dã man để khống chế thiên hạ. Lý Tư trên cương vị Tể tướng nhà Tần đã khuyên Tần Thủy Hoàng thi hành chính sách “phần thư khanh nho” (đốt sách, chôn học trò) để bịt miệng các nho sĩ, không cho ai phê bình đường lối cai trị của nhà Tần. Rõ ràng những nhà chính trị này đã “coi trăm họ là chó rơm” (dĩ bách tính vi sô cẩu). “Chó rơm” là những con chó bằng rơm, dùng trong nghi lễ cúng tế thần linh; cúng xong rồi thì vất bỏ ngoài bãi rác hoặc dùng làm chất đốt. Ý tưởng “coi trăm họ là chó rơm” thuộc về phái Pháp gia, chứ không phải ý tưởng của hiền triết Lão Tử!

Vì vậy, chúng ta bỏ qua chữ Nhân trong chương 5 và chỉ xét tới chữ Nhân trong các chương 8, chương 18, chương 19 và chương 38.

Chương 8 nói về con người lý tưởng của Lão Tử như sau:

Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời, phù duy bất tranh cố vô vưu: người rất tốt lành giống như nước, nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở cái nơi mà mọi người ghét, cho nên gần với Đạo. Ở thì khéo ở dưới đất, lòng thì khéo giống đầm sâu, giao thiệp thì khéo yêu thương (giữ lòng nhân), nói năng thì khéo giữ niềm tin, cai trị thì khéo sửa trị, làm việc thì khéo thể hiện tài năng, hành động thì khéo hợp thời. Ôi, chỉ vì không tranh giành, nên không bị oán trách”.

Chữ Nhân của Lão Tử ở đây tương đương với chữ Nhân trong Nho giáo. Trả lời cho Phàn Trì hỏi về chữ Nhân, Khổng Tử nói: “Ái nhân: yêu người.” Trả lời cho Trọng Cung hỏi về chữ Nhân, Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: điều mình không muốn đừng làm cho người” (Luận Ngữ: Nhan Uyên).

Đối với Đạo giáo của Lão Tử, lòng yêu thương (Nhân) hiện diện trong con người rất tốt lành. Người ấy có tính khiêm hạ, làm lợi cho mọi người không phân biệt, như nước làm lợi cho vạn vật. Vì khiêm hạ và quảng đại như đầm sâu, người ấy không tranh giành với ai, cho nên không bị ai oán trách. Do có lòng nhân trọn vẹn như thế, con người lý tưởng trong Đạo giáo gần gũi với Đạo (Thực tại tối hậu); nói theo ngôn ngữ tôn giáo, đó là gần gũi với Đấng Tối Cao.

Tuy nhiên, trong chương 18, Lão Tử lại viết: “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa: Đạo lớn bị bỏ đi mới có nhân nghĩa”. “Nhân” là lòng yêu thương; “nghĩa” là sự cư xử tốt đẹp đối với tha nhân. Ở đây, Lão Tử cho rằng “nhân nghĩa” là thứ đức hạnh đến sau, sau khi Đạo lớn đã bị người ta bỏ quên. Tư tưởng Lão Tử còn đi xa hơn nữa khi ông nói trong chương 19: “Tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ: Dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở lại thảo hiền.” Điều này có phải là Lão Tử đã tự mâu thuẫn với chính mình chăng?

Thưa không. Ông chỉ muốn nói rằng “nhân nghĩa” mà người đời ca ngợi, đạo Nho đề cao, chưa phải là đức hạnh tối cao đâu! Đó chỉ là thứ đức hạnh rất dễ bị giả mạo. Bởi vì “nhân nghĩa” có thể chỉ xuất hiện ở ngoài môi mép; đó là nhân nghĩa giả dối nếu thiếu Đạo là thực chất trong tâm, làm nền cho đạo đức chân thật.

Lão Tử phân tích rõ về điểm này trong chương 38:

Thượng nhân, vi chi nhi vô dĩ vi. Thượng nghĩa, vi chi nhi hữu dĩ vi: Nhân trên thì làm mà không lấy đó là làm. Nghĩa trên thì làm mà có lấy đó là làm.” Người ở bậc nhân trên làm mà không kể công, chẳng hề khoe khoang. Người ở bậc nghĩa trên làm mà đã có ít nhiều kể công và muốn khoe khoang cho mọi người biết. Như thế người có đức nghĩa đã suy kém hơn người có đức nhân. Dù sao “nhân nghĩa” ở đây vẫn đáng khen bởi vì không phải thứ nhân nghĩa giả dối. Tuy nhiên, theo Lão Tử, “nhân nghĩachân chính vẫn đứng sau “Đức”. Đức trong tư tưởng Lão Tử không phải là đức hạnh thông thường; Đức là hoạt lực của Đạo, là năng lực nâng đỡ, hỗ trợ vạn vật sau khi Đạo đã tác sinh. Lão Tử nói về Đức như sau: “Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi, dục chi… thị vị Huyền Đức: Đạo sinh ra, Đức nuôi nấng, làm cho lớn đó, chăm chút đó… thế gọi là Đức huyền diệu” (Đạo Đức Kinh, chương 51).

Như thế, Lão Tử muốn con người lý tưởng không chỉ dừng lại ở đức Nhân, mà cần phải vượt trên đức Nhân, tiến tới trình độ của Đức và của Đạo. Người có Đức thể hiện hoạt lực của Đạo một cách tự nhiên, không cần đắn đo, không phân biệt đối tượng. Người có Đức hành động như bầu trời đổ mưa, như mặt trời tỏa ánh sáng cho tất cả mọi người không phân biệt người lành, kẻ dữ; trong khi, người có nhân nghĩa vẫn còn có sự phân biệt: người ta thường cư xử nhân nghĩa với người lành mà không nhân nghĩa với kẻ dữ.

Lão Tử nói rõ thêm: “Cố thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ: cho nên mất Đạo rồi sau là Đức, mất Đức rồi sau là nhân, mất nhân rồi sau là nghĩa, mất nghĩa rồi sau là lễ.” (Đạo Đức Kinh, chương 38).

Qua đây, Lão Tử đã sắp đặt một bậc thang giá trị cho đức hạnh của con người từ trên xuống dưới là: Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ. Nhân, Nghĩa, Lễ có giá trị trong tương giao, cư xử nhưng dễ đi đến tình trạng giả nhân, giả nghĩa, giả lễ; đó là những hình thức che mắt thế gian để lừa lọc, thực hiện ý đồ đen tối.

Nói tóm lại, chữ Nhân trong Đạo giáo của Lão Tửgiá trị tốt đẹp, đáng quí nhưng vẫn được Lão Tử đặt ở mức thứ cấp. Tư tưởng Lão Tử muốn vươn tới mức giá trị cao cả nhất, đó là trở về với Đạo, có Đạo hiện diện nơi mình. Đó là lý tưởng mà ông đặt vào bậc “thánh nhân.”

2. Thánh nhân trong Đạo giáo

Theo quan niệm của Lão Tử, thánh nhân liên kết chặt chẽ với Đạo (Thực Tại tối hậu, Siêu Việt Thể). Vì nên một với Đạo cho nên thánh nhân hành động theo mẫu mực hành động của Đạo. Đạo của Lão Tử không phải là một khái niệm mơ hồ duy lý, cũng không phải là một thực thể chỉ có khả năng tác động, sinh hóa; mà Đạo là một thực tại có ngôi vị; nói theo ngôn ngữ tôn giáo, Đạo là một Đấng nhân lành, sẵn sàng cứu giúp, ban ơn cho người cầu xin, sẵn sàng tha thứ cho kẻ có tội biết sám hối. Lão Tử nói: “Đạo giả, vạn vật chi áo, thiện nhân chi bảo, bất thiện nhân chi sở bảo… Cổ chi sở dĩ quí thử Đạo giả hà? Bất viết: hữu cầu dĩ đắc, hữu tội dĩ miễn da? Cố vi thiên hạ quíĐạo là thực tại ẩn kín nhiệm mầu của vạn vật, là báu vật của người lành, là chỗ bảo vệ người chẳng lành… Người xưa sở dĩ quí Đạo là tại sao? Chẳng phải có lời nói rằng: có cầu thì được, có tội thì khỏi ư? Vậy nên trở thành của quí của thiên hạ.” (Đạo Đức Kinh, chương 62).

Trong toàn bộ tác phẩm Đạo Đức Kinh, thánh nhâncon người lý tưởng được nhắc tới trong 20 chương sách. Lão Tử mong mỏi thánh nhân được ở ngôi Vương giả cai trị thiên hạ theo mẫu mực của Đạo. Để đạt tới lý tưởngthánh nhân”, con người phải ôm giữ lấy Đạo. Lão Tử viết:

Thị dĩ thánh nhân bão Nhất, vi thiên hạ thức. Bất tự hiện cố minh, bất tự thị cố chương, bất tự phạt cố hữu công, bất tự căng cố trưởng: Vì vậy thánh nhân ôm giữ Một, làm khuôn mẫu cho thiên hạ. Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu.” (Đạo Đức Kinh: chương 22). Trong quan niệm của Lão Tử, Một là Đạo hay đại năng lực của Đạo. Thánh nhân ôm giữ lấy Đạo tức là bắt chước theo Đạo hoàn toàn. Đạo khiêm hạ, chịu đựng để phục vụ mọi người, thì thánh nhân cũng khiêm hạ, chịu đựng, phục vụ như thế. Vì khiêm hạ, thánh nhân để mình ra sau, để thân ra ngoài. Lão Tử nói: “Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn: thế nên thánh nhân để thân ở sau mà thân được ở trước, để thân ở ngoài mà thân được tồn tại” (Đạo Đức Kinh: chương 7). Để làm gương tránh sa đọa, trụy lạc, “thánh nhân bỏ cái quá, bỏ cái nhiều, bỏ cái vượt mức” (thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái. Đạo Đức Kinh: chương 29).

Bỏ cái quá” là bỏ tính ham của cải, tiện nghi vật chất. “Bỏ cái nhiều” là bỏ sự xa xỉ, phung phí. “Bỏ cái vượt mức” là bỏ tính đam mê, tính thích chinh phục, tính hiếu thắng. Nói khác đi: “thánh nhân dục bất dục, bất quí nan đắc chi hóa; học bất học, phục chúng nhân chi sở quá, dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cảm vi: thánh nhân muốn không muốn, không quí của cải khó kiếm; học không học, đem chỗ quá mức của mọi người trở về, để giúp cho vạn vật được sống tự nhiên mà không dám can thiệp” (Đạo Đức Kinh: chương 64). “Muốn không muốn” nghĩa là không muốn thứ gì cho riêng mình, nhất là không quí của cải khó kiếm như vàng bạc, châu báu để nêu gương sống đơn sơ, thuần phác. Muốn vậy, thánh nhânhọc không học”, nghĩa là không học theo kiểu cách của người đời. Cái học của người đời thường chạy theo ngoại vật. Biết nhiều về ngoại vật thì tâm hồn trở nên phức tạp, bồn chồn lo lắng và bỏ xa Đạo. Xa Đạo thì phạm đến quyền lợi, hạnh phúc của người khác. Hành động của thánh nhân là hành động “vô vi”: “Thánh nhân xử vô vi chi sự: thánh nhân làm việc một cách vô vi” (Đạo Đức Kinh: chương 2). Vô vi là làm một cách tự nhiên như “tay trái làm mà không cho tay phải biết”. Hành động vô vi là hành động như Đạo: “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi: Đạo thường hằng không làm, thế mà không phải chẳng làm gì.” (Đạo Đức Kinh: chương 37).

Tổng kết lại, Đạo giáo của Lão Tử đề cao chữ Nhân; thánh nhân, con người lý tưởng trong học thuyết Đạo Giáo khéo dùng lòng nhân cư xử với mọi người. Tuy nhiên, Đạo giáo còn nêu ra đích cao cả của bậc thánh nhân là Đạo. Thánh nhân là người vượt trên lòng nhân phổ thông để sống chan hòa, tự nhiên như Đạo (Đấng Tối Cao) để đem Đạo đến cho mọi người.

 

Xuân Trà, Đồng Nai ngày 03/02/2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18067)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15672)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15422)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 17080)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29417)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16332)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18063)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19450)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21506)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19893)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23113)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17387)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17849)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16384)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16122)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21963)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19973)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20337)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19578)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17186)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18547)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17252)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15913)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15983)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15065)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16801)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15033)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13691)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16155)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 16023)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11104)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15580)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15694)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15607)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16845)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17595)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14165)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18114)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17186)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18079)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16858)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16822)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16638)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15073)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16376)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13981)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12666)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21316)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18299)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16592)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant