Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một Bài Học Lịch Sử Còn Để Lại Dấu Tích Văn Chương

09 Tháng Năm 201407:23(Xem: 17777)
Một Bài Học Lịch Sử Còn Để Lại Dấu Tích Văn Chương


1.
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta. Một giai đoạn đen tối của lịch sử dân tộc bắt đầu từ đây và đã được danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi ghi tả bằng ngôn ngữ văn chương :”Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ“.(1)

Thấy rõ bộ mặt giả dối, gian ác của kẻ thù và bè lũ Việt gian, con cháu nhà Trần khởi binh đánh giặc cứu dân, cứu nước. Không còn tin tưởngnăng lực lãnh đạo của Giản Định Đế Trần Quỹ, vị tướng văn võ toàn tài Đặng Dung phò Trần Quý Khoách lập căn cứ ở Nghệ An, lấy niên hiệu là Trần Trùng Quang. Năm 1413, bị tướng nhà Minh là Trương Phụ đuổi đánh, Quý Khoách phải chạy vào Hóa Châu, rồi cử mưu sĩ là Nguyễn Biểu đến trại tướng Tàu ở Nghệ An để xin hòa và cầu phong.

Trước thái độ ngoan cố, thoái thác quanh co của Trương Phụ, Nguyễn Biểu tức giận mắng chửi : “Chúng bay trong bụng thì chỉ lo đường chiếm giữ, ngoài mặt lại giương tiếng đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp; trước thì nói sang lập họ Trần, sau lại đặt quận huyện để cai trị, rồi tìm kế để vơ vét của cải, ức hiếp sinh dân; chúng bay thật là đồ ăn cướp hung ngược!”(2)

Thử thách gan dạ của sứ giả Việt Nam, Trương Phụ sai nấu một cái đầu người rồi dọn cỗ mời ăn ! Không sợ hãi, Nguyễn Biểu dùng đũa gắp hai tròng mắt bỏ vào miệng nuốt ngon lành ! Ban đầu, vì cảm phục khí tiết của sứ thần nhà hậu Trần, Trương Phụ tha cho về, nhưng về sau, nghe lời xúi giục của tả hữu, y thay đổi ý kiến, sai quân đuổi theo bắt lại, rồi trói vào chân cột cầu sông Lam cạnh chùa Yên Quốc. Vào ban đêm, thủy triều dâng cao, vị sứ giả anh hùng của nước Việt chết ngộp dưới chân cầu…

2.
Lần đi sứ bi hùng và sự hi sinh anh dũng của sứ giả Nguyễn Biểu đã để lại dấu tích trong lịch sử văn học nước nhà. Ngoài ba bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú (3) còn có bài tụng của Sư chùa Yên Quốc cầu cho Nguyễn Biểu và bài văn tế của Trần Trùng Quang tế Nguyễn Biểu. Nếu cả năm tác phẩm này cung cấp cho hậu thế những tài liệu xác thực về văn học chữ Nôm đời Trần thì bài tụng và bài văn tế là hai bằng chứng sinh động để chúng ta khẳng định Phật giáo đã đồng hành với dân tộc qua lịch sử ngàn năm.

Phật tử chúng ta đều biết đời Lý và đời Trần là thời cực thịnh của Phật giáo Việt Nam. Cho nên, không còn nghi ngờ gì nữa, đối với một tu sĩ Phật giáo của thời đại hoàng kim ấy, vào chùa là bước vào cửa Không để tu, để sống thanh cao với “mùi thiền” là “muối dưa” và “màu thiền” là “nâu sồng“, vì “Sự đời đã tắt lửa lòng/ Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi !“(4) Thế nhưng, cũng giống như các bậc chân tu của hai triều đại Lý Trần, ngọn lửa của tình yêu nước thương dân không bao giờ “tắt” trong trái tim của vị tu sĩ chùa Yên Quốc. Bằng cảm xúc của một người Việt yêu giống nòi, nhà Sư chùa Yên Quốc đã viết bài kệ ca tụng đức tính trung kiêntinh thần bất khuất của sứ thần Nguyễn Biểu :

“Trần quốc xẩy vừa mạt tạo , sứ hoa bỗng có trung thần.
Vàng đúc lòng son một tấm , sắt rèn tiết cứng mười phân.“(5)

Lịch sử ngàn năm bị ngoại xâm và chống ngoại xâm của nước nhà đã rèn đúc cho người Việt một tình tự dân tộc độc đáo. Đó là lòng oán hận, khinh ghét vô cùng những tội đồ của lịch sử là bọn mãi quốc cầu vinh. Đó là lòng tôn kính, biết ơn vô hạn những anh hùng dân tộc đã có công đánh giặc, cứu nước. Một biểu hiện sinh động của tình cảm cao đẹp này là mỹ tục lập đền thờ tưởng niệm để đời đời nhớ ơn và ngưỡng mộ như thần thánh những bậc minh quândanh tướng đã vì nước quên thân. Không đi ra ngoài truyền thống đó, Sư Ông chùa Yên Quốc đã kết thúc bài kệ bằng lời cảm thán cái chết bi ai mà hùng tráng của Nguyễn Biểu và đồng thời hộ niệm, suy tôn vị sứ thần quả cảm thành “phúc thần” bảo hộ đất nước và nhân dân :

Trần kiếp vì đâu oan khổ , phương hồn đến nỗi trầm luân.
Tế độ dặn nhờ từ phiệt , chân linh ngỏ được phúc thần.“(6)

Nếu bài kệ của Sư chùa Yên Quốc thể hiện lòng thương dân, yêu nước thiết tha thì bài văn tế của vua Trần Trùng Quang bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc :

Sinh sinh hóa hóa, cơ huyền tạo mờ mờ ; sắc sắc không không, bụi hồng trần phơi phới.
Bất cộng thù, thiên địa chứng cho ; vô cùng hận, quỷ thần thề với.” (7)

Qua hai câu văn có đối có vần, chúng ta gặp lại ở đây sự song hành của Phật giáo và dân tộc.

Câu thứ nhất là tuyên ngôn của nhà Phật học Trần Quý Khoách. Với đa số chúng ta, “sinh” thường đi đôi với “tử” để mở đầu và kết thúc một quá trình đi từ sống đến chết của đời người. Nhưng với Trần Quý Khoách, người đã am hiểunhân quảluân hồi, “tử” được thay bằng “hóa” để xác định rằng chết không có nghĩa là hết mà chết chỉ là một lần thay đổi hình thức của sự sống để bắt đầu một cuộc đời mới. Có cái này vì có cái kia, có cái này thì có cái kia. Cho nên sinh ra không có nghĩa là bắt đầu từ số không và chết đi cũng không có nghĩa là chấm dứt để trở về với số không ấy. “Sinh sinh hóa hóatiếp nối không ngừng. “Sắc sắc không khôngtái diễn chẳng bao giờ dứt. Có hiểu biết sâu sắc và lạc quan như vậy về lẽ sinh tử, người Phật tử chân chính quan niệm cái chết chẳng khác gì một lần thay áo mới để “phơi phới” phủi sạch “bụi hồng trần” …

Câu thứ hai là tiếng nói của vị lãnh đạo kháng chiến Trần Trùng Quang. Không thể giữ tâm thanh tịnh trước thái độ cực kỳ gian ác, vô cùng tàn bạo và hoàn toàn không có văn hóa mà tướng giặc đã đem ra đối xử với toàn dân Việt Nam trước đó và với sứ giả Việt Nam bây giờ, trước trời đất thiêng liêngquỷ thần siêu nhiên, vị vua cuối cùng của nhà hậu Trần đã thề không đội trời chung với kẻ thù. Đọc đến đây, có thể một người bàng quan sẽ nêu thắc mắc: Đã liễu tri lẽ sinh hóa, sắc không để rũ sạch bụi trần với tấm lòng phơi phới, tại sao Phật tử Trần Quý Khoách còn sinh tâm thù hận “ác liệt” như vậy ? Phải chăng đã có sự đối lập giữa đạo và đời, giữa xuất thếnhập thế trong hai phát ngôn của một tác giả ?

Sống trong một quốc gia có đất rộng, người đông, một thiểu số tu sĩ hay đạo sĩ có thể gác bỏ ngoài tai mọi chuyện đời để toàn tâm toàn ý sống với lẽ đạo thanh cao và mầu nhiệm. Nhưng nước Việt đất không rộng, người không đông, lại thường xuyên đối đầu với tham vọng chiếm cứ và đồng hóa của những kẻ thù lớn mạnh hơn mình nhiều lần. Cho nên, khi đất nước bị ngoại xâm, để có đủ tay súng mà chiến đấu và chiến thắng , tất cả công dân Việt Nam – không phân biệt tuổi tác, giới tính, chính kiến, lòng tin tôn giáotrình độ học vấn – đều ra trận. Dã sử nước Việt ca ngợi Thánh Gióng là cậu bé mới lên ba của làng Phù Đổng mà đã biết xin nhà vua cho ngựa sắt, roi sắt để đánh đuổi giặc Ân. Chính sử nước nhà cho biết lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc được bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa vào giữa thế kỷ thứ nhất của hai bậc nữ nhi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Ý chíquyết tâm của những cụ già tham dự Hội nghị Diên Hồng đã tiếp sức cho vua quan nhà Trần làm nên chiến thắng giặc Nguyên Mông vô cùng oanh liệt vào thế kỷ XIII. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Khi Tổ quốc lâm nguy, những tu sĩ Phật giáo như Sư chùa Yên Quốc, những tín đồ Phật giáo như vua Trần Trùng Quang làm sao có thể an tâm tụng đọc câu kinh Bát Nhãsắc tức thị không, không tức thị sắc” để xóa nhòa ranh giới giữa bạn và thù ?

3.
Vào chiều chủ nhật ngày 3 tháng 2 năm Đinh Hợi (23.2.1947), ở ngọai ô thành phố Huế, không biết hưởng ứng cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh tích cực đến mức nào mà vị tu sĩ trẻ ưu tú của Phật giáo Việt Nam thời phục hưngPháp sư Trí Thuyên đã bị thực dân Pháp thi hành án tử ngay tại chùa Kim Sơn!? Bằng tiếng Pháp, Thầy yêu cầu viên sĩ quan chỉ huy lính viễn chinh dành ít phút để đắp y và tụng đọc một thời kinh trước mũi súng của giặc ngoại xâm.(8) Chúng tôi nghĩ rằng, trong khung cảnh thiêng liêng mà hùng tráng này, thời kinh siêu độ không thể thiếu bài kinh Bát Nhã: “Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc,…

Cùng với sự tích bi tráng của nghĩa sĩ Nguyễn Biểu năm xưa, sự hoá thân uy linh của Tỳ kheo Thích Trí Thuyên vào giữa thế kỷ XX vừa qua chứng tỏ Phật giáo Việt luôn đồng hành với dân tộc Việt để cùng chia sẻ những mất mát và đau thương do những thế lực ngoại lai phi dân tộc và phản dân tộc đã và đang liên tục gây ra. Phật tử chúng ta tin tưởng rằng, dù phải chịu đựng vô vàn thử thách và gian nguy, dân tộc và đạo pháp vẫn tồn tại , như ngọc cháy trên núi mà sắc vẫn sáng đẹp, như sen đốt trong lò mà màu vẫn tốt tươi :

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị can.” (9)

Hà Thúc Hoan
TP. HCM 1.6.11

Chú thích

(1) Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo ( bản dịch của Trần Trọng Kim)
(2) Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, quyển 1, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr.204.
(3) – Bài thơ vua Trần Trùng Quang tiễn tặng Nguyễn Biểu lúc đi sứ ;
- Bài thơ Nguyễn Biểu họa lại;
- Bài thơ Nguyễn Biểu làm lúc ăn cỗ đầu người.
(4) Nguyễn Du, Truyện Kiều
(5) (6) (7) Dẫn theo Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 2, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1968, tr.63,64.
(8) Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb TP.Hồ Chí Minh, TP.HCM,2001, tr.507,508.
(9) Ngộ Ấn Thiền Sư, Thị tịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11015)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11863)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11461)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 9639)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11507)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11150)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12751)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 14020)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11930)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15640)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11670)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13552)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7890)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12715)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12887)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14748)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15621)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12182)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13918)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 14118)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11653)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15448)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 13028)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11725)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16946)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 20155)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 16048)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13273)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13194)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13227)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15695)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12403)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13239)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15841)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13926)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15172)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13850)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13931)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 13117)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13803)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13681)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15364)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14776)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13953)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14221)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13475)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13429)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14695)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13929)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 15084)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant