Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc Chiến Trầm Lặng

18 Tháng Năm 201414:10(Xem: 8905)
Cuộc Chiến Trầm Lặng

Đây là khu phố sầm uất nhất của người Việt di dân tại quận Cam, tiểu bang California. Từ thành phố Midway, trên đường Bolsa, đi về hướng đông chừng nửa cây số đã thấy khu chợ của người Việt phía bên phải. Khu này tập trung nhiều hàng quán, nhà hàng, siêu thị, chợ trái cây tươi, nhà băng, cây xăng, v.v… lại có bãi đậu xe khá rộng, thuận tiện để làm bến đỗ cho một công ty xe đò xuôi ngược Nam - Bắc California. Vượt qua ngã tư, đi thêm một khoảng đường, sẽ đến khu thương xá Phước Lộc Thọ. Bên trái bên phải đều là khu thương mại của người Việt. Thế nên, không khí quanh đây vẫn mang một vẻ gì rất là Việt Nam, dù rằng các tiện nghi về giao thông, truyền thông, kiến trúc, hệ thống điện, nước, ga, v.v… đều ở tiêu chuẩn một quốc gia thịnh vượng bậc nhất thế giới. Phải chăng vì tất cả bảng hiệu của các cửa tiệm đều mang tiếng Việt? hay vì ở một vài thương xá có làm mái cong? hay vì cổng của một thương xá nọ giống như một tam quan vào chùa? hay vì người trên những xe cộ qua lại cũng như khách bộ hành chung quanh đa phần là người Việt Nam? hay vì đâu đó trong đám đông qua đường, vẳng lên những tiếng, những câu, những từ đầy ắp tình tự “mấy nghìn năm tiếng nước tôi”? Có thể là tất cả những thứ trên hợp lại. Nhưng cũng không thể nào bỏ sót nét đặc trưng này: nỗi buồn câm lặng.

Hãy quan sát kỹ những khuôn mặt Việt Nam trên phố Bolsa. Họ thuộc nhiều thế hệ khác nhau đến định cư nơi đất này. Có những người đã trên tám mươi, và có những người còn trẻ, từ sơ sinh cho đến ba mươi, được sinh ra và trưởng thành trên đất nước này. Kẻ già thì rũ người xuống với gánh nặng của thân phận và một quá khứ vàng son đã mất, hoặc vì nỗi bơ vơ lạc lõng ở chốn tha hương, nơi ấy mất dấu những hình bóng thân quen ngày cũ; người trẻ thì vươn mình lên với hứa hẹn tương lai tưởng chừng không có gì ngăn trở trong đời sống phồn thịnh văn minh và đầy đủ những cơ hội tiến thân, đầy đủ những thứ quyền để tự vệ, tự tồn. Nhưng trên những khuôn mặt bi quan hay lạc quan ấy vẫn vương vất một nỗi buồn nào đó. Có thể không phải là nỗi buồn, mà là sự biểu hiện một cách vô thức những phản ứng, tập quán và tập khí với bề dày thời gian mấy nghìn năm của một cộng đồng dân tộc phải đấu tranh, chiến đấu, với thiên nhiên khắc nghiệt, với sự nghèo cùng triền miên, với giặc ngoại xâm, và với những chế độ chính trị tàn độc, phi nhân.

Hãy cứ gọi đó là nỗi buồn. Vâng, nỗi buồn thầm lặng của một đại khối dân tộc đã nhiều năm trôi qua, chưa bao giờ thực sự hoan hỷ, hạnh phúc, vừa lòng với đời sống hiện tại, dù là ở bên bờ này hoặc bờ kia của đại dương Thái Bình. Nỗi buồn ấy được truyền trao từ thế hệ này đến thế hệ kia, như một thứ dưỡng khí mà thiếu nó, dường như sẽ không giữ được vẻ đặc trưng của người Việt. Nỗi buồn ấy có một vẻ câm lặng, sâu hút đến nỗi không thể nói ra được, không thể diễn tả hết được. Nó mờ nhạt, phảng phất, như có như không…

Cũng trên đường Bolsa, nơi cù lao phân chia đại lộ thành hai chiều xe qua lại, người ta trồng một số cây cảnh và sắp một vài tảng đá tạo thành một hòn giả sơn nho nhỏ. Ngay chỗ đó, khách qua lại vẫn thường trông thấy một nhà sư ôm bình bát đứng yên. Đầu đội trời, chân đạp đất. Trời nắng chang chang những ngày vào hạ. Trong các văn phòng, và trên xe, mọi người đều mở máy lạnh. Riêng một nhà sư tuổi trẻ, trang nghiêm đứng ôm bình bát, mắt nhắm lim dim, dáng thẳng, bất động, như một pho tượng. Nơi vị trí của nhà sư, nếu thí chủ phát tâm cúng dường thức ăn hoặc tịnh tài, cũng chẳng làm sao mà thực hiện được, vì chỗ đó không thuận cho người ngồi trên xe, và cũng không tiện cho những khách bộ hành hai bên đường nếu phải băng qua dòng xe cộ nườm nượp. Người ta hoan hỷ cúng dường một vài đồng bạc cho nhà sư chứ chẳng ai vui vẻ chịu bố thí mấy chục (cho đến cả trăm) đồng cho cảnh sát làm biên bản phạt vạ (về tội băng qua đường không an toàn ở quãng đường chỉ dành cho xe cộ). Thế nên, ai cũng thắc mắc, tại sao nhà sư không hóa duyên bằng cách đi từng nhà, từng cửa tiệm mà lại đứng một chỗ như pho tượng ở một nơi mà khó có ai đến gần được! Mấy tháng trước, khi đoạn đường này đang được sửa chữa, người ta thấy nhà sư cũng đứng im bất động như thế trên một tảng đá phía sau thương xá Phước Lộc Thọ. Lúc đó, ông đứng xoay lưng ra ngoài, mặt hướng vào một gốc cây, chung quanh không thấy thùng phước sương hay bình bát gì để tín chủ có thể đặt lễ phẩm cúng dường. Như vậy, rõ ràngnhà sư đứng mỗi ngày nhiều giờ đồng hồ nơi phố thị xô bồ lao xao với hạnh nguyện nào đó, chứ không phải để hóa duyên.

Đã hơn hai nghìn năm trăm năm trôi qua, có một phần nhân loại tự nguyện chọn lựa đi theo con đường giải thoát giác ngộ của đức Phật. Trong số những người đi theo, cũng có rất nhiều người chỉ nối tiếp con đườngtổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ đã đi; nhưng họ luôn luôn có được sự tự do để quyết định tiếp tục hoặc từ bỏ con đường ấy. Ngược lại, cũng có vô số người, nhất là những người phương tây, đa phần là những người trí thức, có danh vọng hoặc địa vị trong xã hội, đã từ bỏ tôn giáo truyền thống của họ để đi theo con đường của Phật. Sở dĩ phải nêu những cụm từ “trí thức, danh vọng, địa vị” ở đây là để muốn nhấn mạnh rằng, không phải họ đi theo Phật giáo để tìm kiếm những thứ ấy. Chính đức Phật là người từ bỏ vương quyền, sống hạnh khất sĩ, thành lập một cộng đồng tăng-già và môn đồ không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, cho nên con đường của Phật là con đường vượt trên tất cả những gì mà người thế tục trọng vọng, sùng bái. Trong một lúc khốn cùng nào đó, người ta có thể đi theo những tôn giáo khác vì bản thângia đình nghèo đói, cần được sự trợ giúp về vật chất, hoặc bị bắt buộc phải theo để bảo vệ mạng sống, bảo vệ tình yêu; nhưng để chọn lựa con đường giải thoát giác ngộ, rất nhiều người đã phủi sạch những gì họ có, để đi theo đức Phật. Từ nội dung giáo lý đến hình thức truyền bá, đạo Phật đã đến với con người ở mọi xứ sở, mọi thời đại, bằng những bước chân trần trụi, nhẹ nhàng, khiêm cung. Đạo Phật chưa hề cưỡng bức, tổn hại ai để phát huy tổ chức hoặc nâng cao nhân số tín đồ; trái lại, chính những người con Phật, trong nhiều thời đại và xứ sở, đã từng là nạn nhân bi thảm của những cuộc xâm lăng tôn giáo, hoặc những cuộc chiến nhân danh thượng đế toàn năng. Đọc lại lịch sử Phật giáo tại Ấn-độ, không ai có thể quên rằng nhiều chùa chiền bị đốt phá, nhiều tăng sĩ và tín đồ bị sát hại. Một số phải cải đạo để sống còn; một số phải sống đời lưu vong. Ấn-độ chỉ là một thí dụ điển hình của lịch sử. Còn nhiều trường hợp ở những quốc gia khác, có ghi hay chưa hề ghi vào sử sách: hoặc bằng hình thức này, hoặc bằng hình thức kia, những người con Phật luôn chịu thiệt thòi về đức tin, mạng sống, tài sản, cơ sở, và ngay cả tình yêu hôn nhân, để cải đạo hay giữ đạo.

Trên bề mặt đời sống và trên mặt phẳng lịch sử ghi bằng giấy mực, người ta sẽ hời hợt không nhìn thấy những cố gắng phi thường của người con Phật để sống còn và phát huy đạo vàng cho đến ngày hôm nay. Nhưng thế giới ngày nay, với kỹ thuật truyền thông rộng mở, và trong nhu cầu bức thiết tìm kiếm một giải pháp hòa bình và ổn định toàn cầu, nhân loại không thể không nhìn ra đâu là sức mạnh dị thường của Phật giáo để tồn tại đến thiên kỷ này mà không cần phải dùng đến bạo lực hoặc sự mua chuộc bằng vật chất trong việc truyền bá.

Sức mạnh ấy, chính là lòng từ bi và đức khiêm nhẫn. Phật giáo tồn tại qua bao biến thiên lịch sử, đổi thay chính trị, là nhờ ở những đức tính ấy.

Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào. Nhưng tự thâm sâu mà xét, một kẻ có đại bi thì không thể thiếu trí và dũng, một kẻ đại trí thì không thể thiếu dũng và bi, và một kẻ đại hùng thì không thể thiếu bi và trí. Cho nên, khi hành giả vận dụng lòng từ bi đến mức tuyệt đỉnh thì cũng đồng thời thể hiện cả trí tuệ siêu việtdũng lực vô biên. Đây là điểm mà người con Phật trao đổi với nhau trong sở hạnh tu tập; còn người bên ngoài, khi nhìn vào Phật giáo, họ chỉ thấy lòng từ bi, đức khiêm nhẫn, và con đường hòa bình bất bạo động.

Điều mà người khác có thể thấy được, cảm được từ những gì người con Phật thực hành, chính là chỗ sở trường của người con Phật. Nhưng vận dụng và phát triển lòng từ bi ấy như thế nào là điều khó nhọc, lắm công phu, chứ không đơn giản là một thứ tình cảm được dạy dỗ, truyền trao hoặc được phát khởi từ sự kêu gọi tương thân tương ái đối với hiện tượng bất toàn của nhân quầnxã hội.

Người ta không thể thấy được là để thể hiện lòng từ bi—hay nói cho đủ là ba đức tính bi, trí, dũng—của người con Phật đối với tha nhân, với muôn loài, trước hết người con Phật phải tự thắng mình, vượt qua bản ngã của mình. Đây là điều đức Phật từng nói “Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.” Một lời dạy ấy thôi, có thể phải thực hành nhiều đời kiếp để thành tựu. Nhưng ít ra trong đời sống thường nhật, người con Phật có thể ứng dụng và biểu hiện ít nhiều về khả năng tự thắng mình, cũng đủ mang lại niềm an lạc hạnh phúc chân thật cho mình, cho người; hay ít ra, về mặt xã hội, cũng chuyển hóa phần nào để dân tộc và nhân loại bớt cuồng si, bạo động.

Dùng từ nhãn (đôi mắt từ bi) để nhìn con ngườicuộc đời, người con Phật không sinh niềm oán hận, thù ghét, khinh rẻ đối với kẻ khác, cũng không hành động hoặc buông lời mạ lỵ làm tổn thương kẻ khác (bất kể họ là người ác hay người hiền). Kẻ ác không bao giờ sợ hãi sự thù hận và bạo lực. Nếu người con Phật dùng hận thù và bạo lực để đối đầu với kẻ ác, trước hết sẽ không còn là người con Phật; thứ nữa, sẽ hoàn toàn thất bại, bởi vì niềm thù hận và bạo lực mà họ dùng đến chính là sở trường của kẻ ác. Dùng sở trường của kẻ ác để đối đầu kẻ ác chẳng khác gì tiểu yêu dùng xảo thuật để chống chọi với quyền phép vô song của ma vương.

Kẻ ác chỉ sợ và kính những người có lòng từ bi. Ma vương kính quí và cuối cùng quy y đức Phật là vì lòng từ bi của ngài chứ không phải vì ngài có thần thôngnăng lực. Kẻ ác chỉ thắng được người hiền trong nhất thời, bằng bạo lực và niềm thù hận; nhưng không thể thắng được mãi mãi. Bởi vậy, khi vận dụng lòng từ bi để cảm hóa kẻ ác, hành giả đạo Phật đồng thời vận dụng đức khiêm nhẫn (dũng) để chịu đựng, đón nhận và chờ đợi, dù trải trăm kiếp ngàn đời, cũng phải giữ tâm bình lặng như thế, tuyệt đối không khởi niệm ác, nhất nhất phải giữ trọn niềm thương yêu không bờ bến của mình đối với tha nhân, dù là những tha nhân đã giết hại thầy-bạn, thân bằng quyến thuộc của mình, dù là những tha nhân đày đọa, bức hại, vu khống, xuyên tạc, giam cầm mình và đồng loại… Khi lòng từ bi được vận dụng đúng mức, nó sinh ra vô số thuộc tính của thiện tâm như sự khoan dung, khiêm nhường, tha thứ, nhẫn nại, hòa hợp, từ tốn, bất bạo động, vô chấp… và ngay cả: có thể cùng lúc tỏa sáng trí tuệ và hùng lực.

Để làm được điều trên là cả một nỗ lực phi thường. Đó là cuộc chiến nội tâm thầm lặng nhưng cam go nhất mà mỗi người con Phật chúng ta phải vượt qua, phải thành tựu, phải tự thắng, trước khi trải lòng mình đến với muôn loài.
Trong cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay với viễn ảnh không mấy lạc quan về chiến tranh tôn giáo (ẩn nấp dưới danh nghĩa chủng tộc hoặc chống khủng bố), về sự hâm nóng trái đất (global warming) như là mối đe dọa hủy diệt cả hành tinh, nhân loại đang cần một tiếng nói, một triết thuyết, hay cụ thể là một phong trào có tầm ảnh hưởng quốc tế, có thể làm trung gian cho những đối thoại cảm thônghợp tác hòa bình giữa các thế lực đang đối đầu nhau bằng bạo lực và thù hận, chặn đứng hoặc làm giảm thiểu những sinh hoạt và hành động gián tiếp hay trực tiếp tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tác động đến sự tồn tại của địa cầu. Phật giáo qua lịch sử truyền bá một cách hòa bình và thầm lặng hơn hai nghìn năm trăm năm, có thể đóng góp rất nhiều cho sứ mệnh thời đại của thiên niên kỷ này đối với các nan đề nói trên. Lòng từ bi khoan dung, chủ trương hòa bình, bất hạibất bạo động là chất liệu không cùng tận mà người con Phật có thể vừa ứng dụng vừa trang trải đến với người khác.

Người con Phật không tự hào với tài sản vật chất, điện đài nguy nga; không tự hào với quyền lực chính trị quốc gia hay quốc tế và nhân số tín đồ đông đảo năm châu. Nhưng có thể hãnh diện về kho tàng từ bi khoan dung vô cùng vô tận của mình. Với vốn liếng vô cùng tận ấy, người con Phật phải là đội ngũ tiên phong cho sứ mệnh hòa bình và bảo vệ thiên nhiên của nhân loại. Sứ mệnh ấy, thực ra không cần phải kêu gọi, vì đó chính là một phần nhỏ trong bi nguyện vô biên của người con Phật từ hơn hai thiên kỷ trước rồi.

Với bi nguyện độ sanh, người con Phật tiếp tục những bước đi thầm lặng mà cao cả của mình để cảm hóa, cứu độ bao kẻ ác, thế lực ác. Cuộc chiến thầm lặng của họ, thực ra không thể gọi là “cuộc chiến” như là một trận thư hùng giữa hai đối lực thù nghịch. Đó là nỗ lực để tự thắng mình—một nỗ lực phi thường một cách thầm lặng, kiên cường, với sự ngời sáng của trí tuệ.

Đối với họ, không có kẻ thù: chỉ có kẻ ác, như là những nạn nhân của tham, sân, si, cần được cảm hóa.
Đối với họ, không cần chiến công hay chiến lợi phẩm nào. Nếu miễn cưỡng mà dùng những từ ngữ này, có thể nói rằng chiến công của họ là sự tự thắng và chiến lợi phẩm của họ là niềm an lạc hạnh phúc thật sự cho mình, cho tha nhân.

Để nuôi dưỡng, bảo vệ lòng từ bi của mình, họ có thể trả giá bằng sự hy sinh cả thân mệnh; mà sự hy sinh vô giá ấy, không có giải thưởng hay lời khen tặng nào của thế gian có thể vói tới được.
Mỗi người chúng ta, khơi dậy ánh lửa của từ bi kham nhẫn, dù công khai hay thầm lặng, cũng sẽ thắp sáng được cho vòm trời u tối mê vọng của trần gian.

Bạn tôi, một người năng động, xông xáo, thỉnh thoảng đi ngang thương xá Phước Lộc Thọ và trông thấy vị sư đứng bất động dưới nắng, kể rằng “tôi có đến gần ông ấy để cúng dường ít tịnh tài, nhưng không có cách nào vì bình bát che kín, không mở nắp. Ông ấy đứng im, mắt nhắm, không hay biết những gì xảy ra chung quanh. Có vẻ như đang thiền định. Mồ hôi chảy ướt cả lưng và vai áo. Hai bàn chân ông sưng vù, có lẽ bị bỏng vì đứng chân trần trên tảng đá nóng... Tôi không bằng lòng với hình thức khổ hạnh này. Thấy tội nghiệp quá mà không biết phải làm gì!... Dù sao, hình ảnh ông ấy đứng im như thế cũng làm cho những lăng xăng rộn ràng ở chốn này lắng dịu xuống, phải không?” Tôi gật đầu tán đồng.

Khi chia tay ra về, đi ngang khu thương xá Phước Lộc Thọ, thấy vị sư đứng im nơi ấy, tôi nghĩ thêm: “Lòng từ bi kham nhẫn đã được đúc thành một pho tượng sống để an trí nơi phố thị phù hoa này.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2516)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2786)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2385)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3331)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2552)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2489)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2424)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3201)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3970)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2973)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3051)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2595)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2650)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2655)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2319)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2639)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3007)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3935)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2954)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3643)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2822)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2455)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3327)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2874)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2573)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2867)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3518)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3844)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3960)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2553)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2529)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2270)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3829)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2887)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4102)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3294)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3748)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2949)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3818)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3303)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3360)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2953)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2781)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3704)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2662)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3180)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3573)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3750)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2880)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant