Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tăng Ly Chúng Tăng Tàn

06 Tháng Tư 201507:35(Xem: 11508)
Tăng Ly Chúng Tăng Tàn

TĂNG LY CHÚNG TĂNG TÀN

Khải Tuệ


Tăng Ly Chúng Tăng TànMột bậc đế vương xuất hiện, muôn nghìn quân sĩ rạp mình tung hô vạn tuế, một thế chuyển mình của sư tử chúa sơn lâm, muôn loài cầm thú kinh sợ thu mình thần phục. Bậc đế vương uy danh lừng lẫy khi quanh vị ấy có đầy đủ cung vàng điện ngọc, ấn triện, thế lựcvăn võ bá quan, khi tất cả lìa xa vị ấy thì vị ấy chỉ còn là một người bình thường, bình thường như bao người dân thường khác.

Chúa tể sơn lâm chỉ là chúa tể khi nó ngự trị trong núi rừng, trong thâm sơn cùng cốc của muôn ngàn dã thú, khi đã bị đưa đến chốn thị thành thì cọp chỉ còn biết quẩn quanh cùng một khối căm hờn trong củi sắt của thảo cầm viên và ăn những thức ăn do con người mang đến như bao loài thú hèn mọn khác.

Sự vật trên thế gian này vốn là như vậy, một thực thể chỉ là một thực thể mang tên này khi nó được kiện toàn bởi những nhân duyên, những chánh báoy báo tạo nên nó, mỗi khi đã thoát ra khỏi những điều kiện này thì ắt hẳn không còn mang tên đó nữa, bởi thiếu điều kiện, thiếu nhân duyên, nói đúng hơn là thiếu hay lãng quên khả năng phòng hộ và thiếu sự phòng hộ từ cộng đồng. Xuất phát từ ý nghĩa đó, cổ đức trong nhà Phật đã có một câu nói mà trong giới xuất gia ai cũng biết đó là “hổ ly sơn hổ bại, tăng ly chúng tăng tàn”.

Tăng, nói đầy đủ là tăng-già xuất phát từ chữ sangha của tiếng Phạn, thường được xuất hiện để chỉ cho đoàn thể xuất gia đệ tử đức Phật từ bốn người trở lên, sống hòa hợpthanh tịnh đúng như giới luậtđức Phật đã chế định để hướng mục tiêu của mình đến đời sống giác ngộgiải thoát phiền não khổ đau. Một vị tỳ-kheo chỉ được xem là thành viên của Tăng già khi hội đủ các điều kiện của một thành viên xuất gia đệ tử của đức Phật, chấp nhận đời sống không gia đình và hướng đời mình đến sự nghiệp giải thoát, dẹp trừ cái “tôi” và “của tôi” để khép mình vào tăng đoàn, xây dựng nên bản thể thanh tịnhhòa hợp của tăng già.

Xuất phát từ những ý nghĩađiều kiện đó nên, cổ đức trong nhà thiền đã ví von bằng hình ảnh con hổ lìa rừng, cho thấy sự thất bại của một tỳ-kheo khi chấm dứt mối liên hệ với tập thể tăng già, quay lưng lại với bản thể hòa hợpthanh tịnh như pháp như luật của tăng. “Tăng li chúng tăng tàn” ắt hẳn ở đây chỉ cho thành viên tăng rời khỏi khối hòa hợpthanh tịnh của đại chúng, ắt hẳn sẽ thất bại, sẽ biến đổi, sẽ tàn lụi bởi mất đi khả năng phòng hộ của một thành viên tăng và mất đi sự phòng hộ từ chúng tăng.

Vào thời đức Thế Tôn còn tại thế, khi hệ thống tu viện chưa được áp dụng rộng rãi như bây giờ, các tỳ-kheo sống theo phương thức khất thực và ngủ dưới gốc cây độc cư nhàn tịnh, nhưng không phải vì thế mà độc lập tách biệt khỏi chúng tăng, trái lại, tinh thần chúng tăng, tức tinh thần thanh tịnhhòa hợp vẫn luôn được các tỳ-kheo tôn trọngtuân thủ một cách nghiêm túc, dù đi đâu, ở đâu, hành đạo như thế nào cũng luôn giữ một mối liên hệ mật thiết với Tăng ít nhất là qua hình thức bố-tát mỗi nửa tháng một lần. Vào những ngày 15 sáng trăng, các tỳ-kheo nhóm họp theo tinh thần thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng để đọc tụng giới luật và nhắc lại những lời Phật dạy, sám hối sửa sai cho nhau, mối liên hệ đó là sợi dây vô hình nhưng vững chắc, gắn kết tất cả thành viên xuất gia đệ tử Phật trở thành một khối thống nhất đi đúng đường, đúng mục đích xuất giađức Phật đã dạy.

Hình thức bố-tát đó cộng với pháp an cư là hai phương thức duy trì mối liên hệ của tăng. Mặc dù có duyên khởi là các tỳ-kheo dừng lại một trú xứ tránh du hành trong nhân gian để khỏi giẫm đạp côn trùng, pháp an cư đã trở thành một hình thức rất hữu ích trong việc duy trì mối liên hệ với tăng. Suốt mấy tháng mùa mưa, chúng tăng tập trung lại một chỗ, hạn chế sự đi lại đến tối thiểu và dành toàn bộ thời gian cho việc tu tập, ôn lại những lời dạy của đức Thế Tônthực hành pháp ấy dưới sự hộ trì của chúng tăng. Hình thức sinh hoạt tu học cùng đại chúng như vậy là hình thức tối ưu trong việc học tập kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, một pháp hành cần phải thực tập để rút ra kinh nghiệm thì thay vào đó sự lịch nghiệm của nhiều người trong tăng chúng đưa đến lời khuyên đúng đắn thay vì tự thân phải dọ dẫm từng bước một.

Quan trọng hơn, hình thức tu học cùng đại chúng là cơ hội tốt nhất để một cá nhân tăng sĩ bào mòn dần đi bản ngã của mình, sống trong một môi trường của đại chúng, các thành viên đều tự gọt giũa mình để hòa vào cái chung của đại chúng, mà cái gì thuộc đại chúng là của tất cả mà cũng không của riêng ai. Như vậy, pháp bố tátan cư là hai hình thức điển hình biểu hiện bên ngoài của đoàn thể tăng, tuy nhiên, bản thể tăng chỉ được thành tựu khi và chỉ khi nó có ý nghĩa đoàn thể ấy sống hòa hợpthanh tịnh đúng với mục đíchlý tưởng của một đoàn thể tỳ-kheo đệ tử Phật xuất gia sống đời phạm hạnh để thành tựu quả vị giải thoát cuối cùng và rao giảng pháp ấy làm lợi lạc cho tha nhân.

Tăng li chúng tăng tàn ắt hẳn không thể là sự quy kết một thành viên tăng chỉ xa lìa đại chúng là bị tàn lụi bị hủy diệt, mà đúng hơn là thành viên đó rời khỏi sự thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng, thành viên đó không tôn trọng sự thanh tịnhhòa hợp, nói cách khác là không giữ mình trong bản thể của tăng, không góp mình xây dựng nên bản thể thanh tịnh hòa hợp của tăng, không sống đúng như giới như luật, như chánh phápThế Tôn dạy bảo cho đời sống của tỳ kheo, thì vị ấy dù có sống trong tăng già cũng không thể nào hòa hợp, không thể nào thanh tịnh hợp với bản thể của tăng và dĩ nhiên không thể tạo nên thể thanh tịnhhòa hợp với chúng tăng đúng pháp. Kẻ ấy tự mình quay lưng lại với bản thể của tăng, quay lưng lại với thể thanh tịnhhòa hợp, mất đi khả năng phòng hộ bởi thiếu giới luật và mất đi sự phòng hộ của chúng tăng bởi đã mất sự liên hệ với bản thể của tăng già.

Chính vì ý nghĩa của tăng và thành viên tăng như vậy nên giáo pháp đức Phật không hề mâu thuẫn khi ngài khuyến khích hạnh độc cư nhàn tịnh của các tỳ-kheo và xem đó là hạnh lành tối thắng để một tỳ-kheo đạt đến mục đích tối thượng của mình, bởi sự độc cư đó không độc lập khỏi chúng tăng, không quay lưng với bản thể thanh tịnhhòa hợp của chúng tăngtrái lại nó góp phần cho khối thanh tịnh của tăng già thêm càng thanh tịnh, kết quả tu tập ấy là mục đích chung của tất cả tăng già. Một đoàn thể được gọi là tăng khi đoàn thể ấy sống đúng với bản chất thanh tịnhhòa hợp của tăng, đúng với mục đích chung của chúng tăng, chứ không chỉ là hình thức của một đoàn thể nhóm họp lại trong cùng một trú xứ nhưng không cùng nhau xây dựng nên được một bản thể thanh tịnh. Và lời khuyến khích sau đây của đức Phật kêu gọi các tỳ-kheo lên đường lưu truyền chánh pháp vì vậy cũng nằm trong sự nối kết của tăng, trong mục đích chung của tăng giàđời sống như vậy là đời sống hòa hợp với bản thể của tăng. “Này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy đi, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của nhiều người; vì lòng thương tưởng thế gian; vì sự ích lợi, sự an lạc của chư thiênnhân loại. Chớ đi với hai người cùng một đường.” (P. Caratha, bhikkhave, cārikaṃ bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussanāṃ. Mā ekena dve agamittha).

Xuất phát từ bản thể thanh tịnhhòa hợp, mối liên hệ giữa cá nhântăng đoàn nới rộng phạm vi không gian, dù có đi đâu ở đâu, là thành viên của trú xứ nào đi nữa thì cũng đều được nhiếp thủ thành thành viên của chúng tăng, của một thể thống nhất cùng một mục đích chung của đạo pháp.

Tăng tàn trong ý nghĩa thiếu đi khả năng phòng hộ và mất lực phòng hộ từ tăng già khi một tỳ-kheo xa rời đại chúng với một mục đích không cùng mục đích của tăng, vì một lợi ích không nằm trong lợi íchtăng già hướng đến, không vì sự an lạc của nhiều người, không vì lòng thương tưởng đến thế gian và cũng không vì con đường độc cư nhàn tịnh để cần cầu quả bồ-đề vô thượng. Vị tỳ-kheo ấy sống buông lòng theo dục lạc hay theo những mục đích đem đến lợi lạc cho cái tôi và cái của tôi. Vị ấy ắt hẳn mất đi sự phòng hộ bởi không khép mình trong pháp và luật của Phật chế định, mất lực phòng hộ của tăng già bởi chấm dứt sự liên hệ với tăng già, bởi không thể nhiếp mình trong bản thể thanh tịnh hòa hợp của tăng.

Với ý nghĩa của bản thể tăng như vậy, một cá nhân không khép mình bằng một cái tâm mềm mại nhu nhuyến nhờ công phu tu tập bào mòn bản ngã và từ chối sự cộng tác tạo thành thể hòa hợp với chúng tăng đúng pháp đúng luật đúng lời Phật dạy, sự tách biệt đó dù với một lý do gì đi nữa cũng đã chứng minh sự thất bại của một thành viên tăng. Bởi một cá nhân chỉ được xem là thành viên của tăng già khi sống cùng một hướng và tạo thành một thể với tăng. Trên cùng bản thể đó và duy nhất nhờ vào bản thể đó tăng già đã trở thành Tăng Bảo trong ba ngôi tam bảo Phật Pháp Tăng mà trời người quy y tôn ngưỡng. Một bản thể quý báutrang nghiêm như vậy, ắt hẳn một kẻ có trí không vì sự bất mãn riêng tư mà quay lưng tự mình lìa bỏ, và ắt hẳn một người con Phật chơn chánh mang trong mình hoài bảo trùng hưng tam bảo tại thế gian lại từ chối xây dựng trang nghiêm thể hòa hợp thanh tịnh của hàng Tăng Bảo.

(Tạp chí Chuyển Luân – 2/2009)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11065)
Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất.
(Xem: 10100)
... người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó.
(Xem: 11873)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11657)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11718)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10199)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9489)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10343)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9824)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11849)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11528)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10544)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11878)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10312)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10498)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10753)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11564)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12306)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10171)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9816)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10438)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9688)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11304)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9926)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 12010)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9709)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 22036)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10254)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9514)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10264)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16734)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14351)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10314)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9294)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9371)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13111)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10929)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12465)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10928)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13087)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11584)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9900)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12951)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11434)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13176)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12702)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13497)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25283)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12527)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 13019)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant