Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Định Tâm

15 Tháng Chín 201512:00(Xem: 10138)
Định Tâm
ĐỊNH TÂM

Minh Niệm


Dinh TamNhìn rõ thực tại

Tâm ta cũng giống như con khỉ, hết chuyền cành này đến cành khác mà không bao giờ chịu đứng yên. Dù biết rằng tâm là để nhận biết, cảm nhận, suy tưởng, thể hiện tình cảm hay quyết định nhưng nó không phải là một cỗ máy để cho ra số lượng sản phẩm càng nhiều càng tốt. Sự hạn chế tất yếu của con người là thường không biết nên để tâm lên đối tượng hay vấn đề kia ở mức độ nào là vừa đủ. Đủ không hẳn là phải giải quyết được vấn đề, mà nó hợp lý với nguồn năng lượng dự trữ đang có trong ta bởi vì ta còn phải chi tiêu cho những vấn đề quan trọng khác nữa. Không suy nghĩ là một trạng thái rất quan trọng để giúp cho tâm quân bình và sâu sắc, nhiều khi suy nghĩ chỉ đốt cháy năng lượng và làm cho ta thêm căng thẳng hay nhận thức lệch lạc chứ không giải quyết được vấn đề gì cả.

Triết gia Descartes đã có lần phát biểuTôi suy nghĩ, vì thế tôi đang tồn tại” (I think, therefore I am). Nhiều người cũng đồng quan điểm này, họ căn cứ vào dòng suy nghĩ để thấy được sự tồn tại của mình, nghĩa là con người phải luôn suy nghĩnếu không suy nghĩ thì đó không còn là một thực tại sống động nữa. Cũng như những người già hay kiếm việc gì đó làm để thấy mình đang tồn tại, mình không phải là thứ bất tài vô dụng trong mắt con cháu. Thực ra họ chỉ cần ngồi yên đó, cứ mỉm cười vui vẻ với con cháu, hoặc luôn thể hiện năng lượng bình yên thì đủ chứng tỏ họ đang tồn tại rồi, và đó mới chính là sự tồn tại đích thực. Cũng vậy, khi nhìn một đóa hoa ta đâu cần suy tư thì ta mới cảm nhận được sự có mặt mầu nhiệm của nó. Đôi khi chính những dòng suy tưởng mông lung đã kéo ta ra khỏi thực tại, làm cho ta biến mất và thực tại cũng biến mất. Ta chỉ có xác mà không có hồn thì đâu thể nào gọi đó là sự tồn tại.

Khi nhìn đóa hoa mà không suy tưởng, không bị tương lai hay quá khứ kéo đi, chỉ thấy rõ đây là một đóa hoa đang nở trong buổi sớm thì đó là trạng thái định tâm(concentration). Định tâm tức là tâm đang đứng yên trong thực tại để nhận biết rất rõ những gì đang xảy ta trong ta và chung quanh ta. Nếu ta duy trì khả năng chuyên chú trên một đối tượng đã chọn lựa trong thực tại với một thời gian đủ lâu mà không có bất cứ ý niệm nào kéo đi thì ta sẽ có được định lực, tức là sức mạnh của tâm chuyên chú. Lỗi thường mắc của hầu hết chúng ta là có thói quen hay nhìn mọi thứ chỉ thoáng qua mà lại tưởng là mình đã thấy hay đã biết hết rồi, trong khi mỗi đối tượng đều luôn không ngừng vận động. Tâm chuyên chú mạnh mẽ sẽ có khả năng phát ra năng lượng chiếu sáng lên đối tượng, nên càng nhìn ta sẽ càng nhận rõ được bản chất thật hay cấu trúc hoạt động của nó.

Đời sống luôn có hấp dẫn lực nên rất dễ kéo tâm ta chạy lang thang suốt ngày ở bên ngoài, đến khi lên bàn ăn hay giường ngủ ta vẫn tiếp tục để nó chìm nổi trong những dự án kế hoạch. Theo thời gian ta dần đánh mất thói quen nghỉ ngơi hay để tâm chuyên chú vào một đối tượng, trái lại ta còn cho rằng càng nghĩ ra được nhiều ý tưởng mang lại lợi nhuận thì càng tốt. Làm như thể con người sinh ra chỉ để làm việc và kiếm tiền. Thế nên chậu kiểng trước nhà khô héo đã lâu ta cũng không thấy, chiếc áo đã sứt nút mà ta cũng không hay, trong nhà có bao nhiêu người đang có mặt chung ta cũng không biết, ta đã ăn cơm chưa hay có hẹn với ai hôm nay ta cũng không nhớ. Thật tệ! Ta cũng hay tự trách mỗi khi phát hiện ra mình bị đãng trí, nhưng rồi ta cũng tự bào chữa bằng lý do bận rộn rồi dễ dàng cho qua để tiếp tục thả tâm rong ruỗi đi tìm nơi trú ẩn hấp dẫn.

Nhưng nếu nhìn chăm chú vào ánh nắng thì nắng ấm hơn, ta lắng lòng nghe tiếng chim hót thì tiếng chim sẽ hay hơn, ta hết lòng bưng tách trà uống thì trà sẽ thơm nồng hơn. Sự có mặt đích thực của thân lẫn tâm sẽ giúp cho chính đối tượng kia có giá trị hơn và chính ta cũng sẽ được thừa hưởng nhiều hơn. Một sự thật rất sâu sắc đó là khi tâm an định, chấp nhận có mặt 100% trong giây phút hiện tại thì nó sẽ kết nối được với những năng lượng an lành có sẵn trong vũ trụ, sẽ giúp những năng lượng độc hại trong ta lắng dịu xuống, đồng thời sẽ mời lên những phẩm chất quý giá trong chiều sâu tâm hồn. Đó là lý do khi tâm an định ta thường dễ tháo gỡ những vấn đề tưởng chừng rất khó khăn. Cho nên định tâm chính là thách đố lớn nhất cho những ai muốn tiến xa trên con đường đạo đức, vì chỉ có định tâm mới cho ta sức mạnh để kiên trì chiến đấu với phiền não.

Nghệ thuật định tâm

Để rèn luyện cho mình thói quen định tâm, điều kiện đầu tiên là ta phải bớt bận rộn, phải cho mình một cơ hội lớn tìm về chính mình. Ta không thể ra lệnh cho tâm mình dừng lại và ép nó không được suy nghĩ trong khi ta vẫn còn muốn nắm bắt cái này cái nọ. Một không gian nhẹ nhàng và tĩnh lặng sẽ rất giúp ta dễ dàng thu tâm mình trở về kết thành một mối với thân. Thân ở đâu thì tâm ở đó. Cũng như khi dùng chiếc kính lúp đón nhận những tia nắng song song thì nó sẽ hội tụ lại thành một điểm, sau đó ta lấy miếng rơm khô để phía dưới kính lúp thì chùm ánh sáng hội tụ ấy sẽ đốt cháy miếng rơm khô ngay tức khắc. Khả năng tập trung của tâm ý cũng có khả năng đốt cháy phần nào phiền não thô lậu trong ta, làm cho ta trở nên nhẹ nhàng, trầm tĩnhsáng suốt hơn.

Ta cần cố gắng tập luyện sống chậm hơn bình thường càng nhiều càng tốt, nhưng cũng đừng quá chậm để mất đi vẻ tự nhiên. Mỗi khi mở vòi nước, đóng cánh cửa hay đặt tách trà xuống ta đều quan sát kỹ những đối tượng đó và ghi nhận rõ ràng ta đang làm gì. Ta có thể cắt từng hành động của mình ra thành từng mẫu nhỏ để thực nghiệm việc định tâm cho dễ dàng. Thí dụ khi bưng tách trà lên ta có thể chia làm 3 giai đoạn để chú tâm: bưng lên, đưa tới và uống. Trong khi uống ta cũng chia làm 3 giai đoạn để chú tâm: vừa uống, đang uống và uống xong. Mục đích cho sự thực tập chậm rãi giúp tâm ta không dễ dàng bay nhảy nơi khác vì nó phải tinh tế mới chuyên chú được trên những đối tượng nhỏ nhặt.

Bất kỳ cứ việc gì hay nơi đâu ta cũng có thể áp dụng bài thực tập chia nhỏ từng thao tác hành động để quan sát, trừ khi đó là những việc có tính chất nguy hiểm hay quá khẩn thiết. Tập quan sát bước chân của mình trong khi đi trong phòng thì sự định tâm cũng dễ dàng xảy ra. Chỉ cần thả lỏng hai tay theo chiều cơ thể và bắt đầu chú ý vào bước chân đi trong 3 giai đoạn: dở lên, đưa tới, đặt xuống. Ta cũng có thể chia mỗi động tác như vậy thành 3 lần nhỏ hơn nữa để sự chú ý của ta càng thêm mạnh mẽ: phần đầu - phần giữa và phần cuối của sự dở lên, phần đầu - phần giữa và phần cuối của sự đưa tới, phần - phần giữa và phần cuối của sự đặt xuống. Nên nhớ ta chỉ dùng tâm để cảm nhận chứ không cần phải nhìn xuống bước chân mình. Bài tập này tuy hơi khô khan, nhưng nếu kiên trì trong nửa giờ ta sẽ gặt hái kết quả rất bất ngờ. Và đây chính là bài tập căn bản của thiền.

Hơi thở mầu nhiệm

Những bậc tu thiền thành công từ nhiều thế hệ qua luôn xem hơi thở là sự lựa chọn hàng đầu để định tâm, vì hơi thở không chỉ là một tiến trình vật lý mà nó còn là nhịp cầu nối với các tiến trình tâm lý nữa, nghĩa là thông qua hơi thở mà ta có thể biết được những trạng thái biến đổi của tâm lý. Điều thú vị là ta có thể cảm nhận hơi thở một cách trực tiếp mà không cần đến sự can thiệp của tư tưởng hay kinh nghiệm có sẵn. Nên nhớ hơi thở là một tiến trình tự nhiên, ta không dùng ý chí can thiệp thì hơi thở vẫn vào và ra theo nhịp độ riêng của nó. Do vậy khi chọn hơi thở làm đối tượng chú tâm thì ta vẫn tôn trọng tính tự nhiên của nó, chỉ cần nhận biếthiểu biết nó chứ không ép buộc nó phải như thế này hay như thế kia. Trên thực tế ta cũng hay vấp váp trong khi thở, vẫn muốn áp đặt hơi thở theo ý mình, muốn nó dài hơn hoặc ngắn hơn, muốn nó êm dịu hay nhẹ nhàng. Đó là một thái độ sai lầm cần phải tránh. Ranh giới giữa hơi thở tự nhiênhơi thở có nhồi nặn rất mong manh, ta phải cẩn thận. Ta chỉ đơn thuần quan sát nó, đừng đọc lầm bầm trong tâm bằng một câu kệ nào đó hay tưởng tượng thêm cái gì hết.

Nhưng muốn quan sát được ta phải nhận diện ra hơi thở của mình như thế nào trước đã. Ta có thể chú tâm vào sự phình xẹp của bụng, khi hơi thở đi vào thì bụng sẽ tự động phình lên và khi hơi thở đi ra thì bụng sẽ tự động xẹp xuống. Song cách thở này chỉ phù hợp với một số ít người thôi, bởi nó sẽ làm cho ta dễ hồi hộp vì phải rượt đuổi theo hơi thở, vả lại, cách theo dõi này sẽ không làm cho ta cảm nhận hơi thở một cách trực tiếp. Cách mà nhiều vị hành thiền thường sử dụng đó là chú tâm vào chỗ phần chóp mũi, có thể là ngay vành trong của mũi hay ngay phía môi trên, điều này còn tùy thuộc vào chiếc mũi của mỗi người. Đầu tiên, ta hãy hít vào một hơi cho thật dài và sâu rồi ghi nhận không khí bên ngoài đi vào, nó sẽ chạm vào phần nào đó của chiếc mũi rõ ràng nhất, và đó chính là điểm mà ta cần ghi nhớ để quan sát hơi thở trong những lần thực tập sau này mà không nên để tâm chạy kiếm hơi thở lung tung. Đuổi theo hơi thở sẽ rất mệt mỏi nhưng không bao giờ đuổi kịp vì hơi thở nó cứ trôi chảy mãi.

Hãy tập quan sát mối liên hệ rất tinh tế giữa hơi thởý muốn điều khiển hơi thở và cả thái độ muốn ngưng sự điều khiển nữa. Ban đầu sẽ hơi khó chịu, nhưng dần dần ta sẽ cảm nhận được giá trị của hơi thở tự nhiên hoàn toàn khác biệt với hơi thở bị điều khiển, và ta sẽ học hỏi được rất nhiều về thái độ hay mong muốn của mình. Với thái độ quan sát hơi thở tinh vi như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn ta sẽ không còn muốn điều khiển nó nữa. Thời gian đầu việc quan sát hơi thở sẽ làm cho ta rất dễ chán nản vì cảm thấy nó thật là vô vị, nhưng nếu kiên trì một thời gian ngắn và thở đúng cách ta sẽ thấy nó rất đa dạng và kỳ diệu vô cùng. Thực ta, không có hơi thở nào giống với hơi thở nào, chúng biến hóa rất tinh xảo mà với tâm hời hợt hay có thành kiến rằng nó vốn là như vậy thì ta không thể nào khám phá và thấu hiểu được. Cho nên quan sát hơi thở không chỉ là quan sát đường nét của nó, mà ta còn quan sát đến cả nội dung của nó, nó là một bản nhạc hòa tấu giữa những trạng thái hổn hển rồi lắng dịu, sâu rồi cạn, gấp gáp rồi nhẹ nhàng.

Nhiều lúc ta có cảm giác như không nhận ra được hơi thở của mình. Đừng quá lo lắng. Hãy chú tâm trở lại ngay điểm mà ta đã chọn chỗ phần đầu chóp mũi hay sự phồng xẹp của bụng bằng một hơi thở mạnh thì ta sẽ nắm bắt được ngay. Nên nhớ, ta đừng bao giờ tự trách móc tâm mình trong khi thiền tập, điều đó chẳng lợi ích gì vì nó chỉ là kết quả của quá trình sống trong lãng quên của ta. Chỉ cần nhắc nhở nó thường xuyên là được. Trong khi quan sát hơi thở thì trong tâm ta cũng sẽ hiện lên hình ảnh, âm thanh, tình cảm, nhận xét, hay những tâm lý lo lắng, tiếc nuối, buồn tủi, hoang man…Khi ấy, ta tạm thời rời hơi thở để chú tâm lên những đối tượng mới. Nếu thấy mình không có chút định lực nào thì không nên, hãy tạm thời ngó lơ những biến động bất chợt của tâm lý mà giành hết ưu tiên cho mỗi hơi thở thôi. Nhưng nếu ta đã sẵn sàng quan sát thì chỉ nên quan sát từng hiện tượng tâm lý một, chứ đừng gom hết chúng lại.

Khi những đối tượng ấy phai mờ đi thì ta lại đem tâm trở về với hơi thở, hơi thở bấy giờ là đối tượng chính, là điểm tựa an toàn nhất của ta sau mỗi chuyến đi thăm những lĩnh vực khác dù đó là những phản ứng trên thân hay là những phản ứng trên tâm. Ta đừng nóng vội trong khi thực hành, đừng quá nôn nóng giải quyết những phiền não. Nhưng với chút định lực tích góp từ hơi thở, trong mỗi chuyến đi quan sát những biến động mạnh nơi thân hay nơi tâm như vậy thì tâm ta lại mang thêm một kinh nghiệm mới về bản chất vô thườngvô ngã của mọi sự vật và hiện tượng mà không chỉ riêng gì hơi thở. Thái độ quan sát bằng tâm không mong cầu hay chống đối, thuần túy bằng cái tâm tìm hiểukhám phá thì sẽ cho ta nhiều cái thấy rất tuyệt vời mà từ trước giờ với cái tâm đầy xáo động và đặt sệt phiền não ta không tài nào biết nổi.

Một điều cần lưu ý là những lúc ta kinh nghiệm được hơi thở của mình một cách sâu sắc, thì ta bỗng nghe trong tâm hình như có rất nhiều gào thét hay những mớ âm thanh hỗn loạn, ta thấy mình như đang chới với như chiếc xe đang đầu xuống vực thẳm mà ta không thể điều khiển được. Không có gì lạ cả, thực ra lúc nào trong tâm ta cũng hỗn loạn như vậy, cũng đầy dẫy những cuộc xung đột hay những khoảng trống chơi vơi như vậy, chỉ vì trước giờ ta chưa bao giờ nhìn kỹ vào thôi. Tâm thức ta rối rắm và đầy phiền toái như vậy đó mà ta còn chưa chịu thu dọn hay giải quyết chúng, vẫn cứ lo đi tìm những thứ hấp dẫn bên ngoài thì đừng có trách tại sao ta vẫn thường hay bất lực với chính mình.

Chung quanh ta còn biết bao người vẫn đang sống bằng sự may rủi của hoàn cảnh, vẫn không biết cái gì đang tàn phá bên trong họ, nhìn họ có vẻ như khôngvấn đề gì nhưng thực chất là họ đang bị trói buộc và điều khiển. Còn ta, tuy phải đối diện với những phiền toái bên trong nhưng ta đang trên con đường tháo gỡ nó. Nếu ta vẫn còn nhiều lý do để không chịu giành thời giannăng lực tinh tiến luyện tập quan sát hơi thở và những biến động tâm lý của mình; hoặc ta không biết cách quan sát hơi thở, chỉ sử dụng nó một cách thô kệch hay áp đặt nó như những phương pháp luyện tập yoga thì ta sẽ tạo nên sự chay cứng trong công phu thiền tập của mình, ta sẽ có thành kiến với vấn đề quan sát hơi thở và chẳng bao giờ thu hoạch thêm sự khám phá mới lạ nào. Cho nên chấp nhận quay về chính mình đã hay lắm rồi, nhưng chính thái độ thực tập đúng đắn mới quyết định sự thành công. Và chỉ khi nào tâm ta yên định thật sự thì hạt giống trí tuệ mới bắt đầu hé nở.


Khi tâm tư lạc lõng
Hãy quay lại chính mình
Nương tựa vào hơi thở
Chốn nghỉ ngơi an bình

Minh Niệm
(Giác Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7820)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9462)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8424)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12980)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8949)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9400)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9480)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8644)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8365)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9566)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10304)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9139)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9240)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11305)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10037)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17509)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8142)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8346)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8551)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8205)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10080)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8217)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9680)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8495)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8327)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8615)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9843)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11209)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10247)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9396)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9532)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11824)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8623)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9196)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8900)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9297)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10874)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9970)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8566)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9948)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10053)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8914)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13391)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10110)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9222)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26913)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9958)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12799)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10890)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9986)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant