Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hương Giải Thoát

20 Tháng Hai 201508:20(Xem: 10114)
Hương Giải Thoát
HƯƠNG GIẢI THOÁT

TT. Thích Chân Tính
(Chùa Hoằng Pháp)


Huong Giai ThoatNắng hạn đã lâu, mặt đất khô cằn, cỏ cây xơ xác, cảnh vật điêu tàn. Bỗng một ngày có cơn mưa lớn trút xuống, vạn vật như được tắm mát, đất đai thấm nhuần, nhẫn cho đến loài đá sỏi cũng được tẩy rửa.

Cũng thế, giữa nhân gian ngập tràn đau khổ, vạn loại đang còn chìm đắm trong đêm dài của sanh tử trầm luân, còn nổi chìm trong biển khổ tưởng chừng như bất tận, bỗng đức từ phụ Thích-ca Mâu-ni vì lòng đại bi xuất thế, Phật nhật huy hoàng, xua tan màn đêm của vô minh, làm thuyền cứu vớt chúng sanh thoát khỏi ái hà.

Pháp của Phật như mưa, tùy mỗi loài đều nhận được lợi ích”. Chúng sinh căn tánh bất đồng song nếu đã lãnh thọ pháp của Phật thì không luận là nhiều hay ít, hoặc mau hoặc chậm, thảy đều được lợi lạcgiải thoátlý do đơn giản chính là tuân theo luật nhân quả. “Ví như người ăn chút kim cương không thể tiêu, hạt giống Phật đã gieo vào tạng thức sẽ mãi còn nguyên không sót mất”.

Đến với đạo Phật là đến với sự giải thoát, tu theo pháp Phật tức đã đi trên con đường giải thoát. Phật pháp không xa rời thế gian nên rất thực tế. Ngay trong hoàn cảnh này mà khởi lòng từ bi, ngay trong cuộc sống này mà bao dung, ở nơi các chướng duyên mà nhẫn nhục, vì tâm từ ái mà có thể hy sinh, rõ lẽ vô thường nên sống an bần trong “thiểu dục tri túc”, lìa các ngã chấp nên vô ngã vị tha v.v... Không biết bao nhiêu những phẩm đức cao đẹp và trong sáng được phát huy từ chỗ chân tu thật đạo và những hạnh lành ấy sẽ đưa người học đạo tiến dần lên quả Thánh.

Hôm nay, trong niềm hân hoanan lạc khi được tắm trong dòng nước từ bipha lẫn hương giải thoát, con cùng tất cả chúng sinh vui sướng khôn cùng, thiết tha phát lên lời nguyện. Nguyện đời đời kiếp kiếp, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, trái tim con vẫn luôn có Phật, cuộc đời con luôn luôn có chính pháp sáng soi, đến nơi nào cũng được bậc đại thiện tri thức, những thượng thiện nhân dẫn đường... Tuy con không được giàu sang như người nhưng những lúc con bước từng bước chậm rãi trong đạo tràng, thân mặc chiếc áo lam, hoặc khi kinh hành, hoặc khi lễ Phật trong buổi sớm mai, trong cảnh chiều tà... những giờ phút hiện tiền ấy con cảm thấy đời mình thật đầy đủ, thật bình yên, một ý niệm buông xả bừng lên, bao tham ái tựa hồ như cháy rụi. Con cảm giác tâm hồn mình ngập đầy sự an lạc thảnh thơi, dẫu biết rằng ngày mai lại rơi vào vòng quay cơm, áo, gạo, tiền.

Khi cuộc sống đời thường gặp lúc chật vật, khó khăn, chợt nhớ đến lời Phật dạy: “Ít muốn, biết đủ”. Soi lại đời mình, con là người quá ư đầy đủ vì cha mẹ còn hiện diện, anh em thuận hòa, mỗi ngày đều có cơm ăn hai bữa, áo vải quần thô cũng đủ ấm thân, còn sức khỏe để làm việc mưu sinh, có thân thể bình thường để dễ dàng đi đây đi đó... Con còn được trông thấy dung nhan của đức Từ phụ Thế Tôn, có thể lễ bái trước tôn tượng của đức Quán Thế Âm, mỗi ngày có thể sống bình an, mỗi ngày có thể nhớ tưởng đến Tam Bảo... Con đã có rất nhiều thứ quý giá và sự thật con là một trong số những người may mắn, một trong số những người đầy đủ và là người thật hạnh phúc giữa cuộc đời có nhiều bất hạnh, khổ đau. Mỗi khi gặp điều khổ não, phiền lụy trong cuộc đời, nếu không nhờ Phật pháp soi đường, nếu không tin sợ nhân quả, nếu không dùng ngũ giới nhắc nhở, có lẽ con đã đào thêm hố sâu tội lỗi, tạo thêm vô lượng vô biên nghiệp thay vì phải quán chiếuăn năn sám hối.

Trong kinh Kim Cang, con tâm đắc nhất bài kệ:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn bọt bóng

Như sương như chớp lóe

Nên quán tưởng như thế”.

Để rồi, trong đời sống gặp lúc trái ý nghịch lòng, con đem bài kệ này ra để đối trị, chẳng thế, trong lúc vui sướng ngập tràn con cũng dùng bài kệ này.

“Vạn pháp do duyên sanh

Lại cũng do duyên diệt”

Ôi! Lời Phật thật hoàn mĩ, hàm súcthiết thực, nên khi nghĩ đến hai bài kệ này, các ý tưởng tham đắm, cố chấp trong con nhẹ dần. Thế mới biết “Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu”, chỉ cần thật tâm ứng dụng thì chẳng cần phải dùng nhiều phương pháp, mà ở nơi một bài kệ, một câu kinh do Phật thuyết đều sẵn đủ diệu dụng, có thể tiêu trừ các phiền não, khổ đau. Con chợt nhận ra rằng, tu là phải biết xem xétsửa đổi nơi bản thân thì mới có được lợi íchan lạc, chữ “tu” đó dễ hiểu là “sửa”, sửa ác ra thiện, bỏ xấu làm tốt, diệt si mêkhai đường trí tuệ.

Nhiều lúc lặng lẽ một mình, con nghĩ nếu như đời sống này không nhờ pháp Phật dẫn đường, bản thân mình sẽ ra sao khi đứng trước cuộc đời có nhiều cạm bẫy, mê hoặc. Phải chăng lửa Tam độc càng thêm lẫy lừng, hằng vui thú với sát sinh, trộm cắp?

Có lắm lúc những người thân yêu đã nói những lời, đã làm những việc khiến cho con đau khổ, và rồi trong cơn đau khổ ấy con chỉ có thể khóc và gọi “Phật ơi!”. Vì khi đó chỉ có Phật mới hiểu và thương con thôi. Lại có khi gặp phải hoàn cảnh sợ hãi chúng con thầm niệm hồng danh và nhớ tưởng đến hình tượng của Bồ-tát Quán Thế Âm thì nỗi lo sợ cũng bớt đi. Đủ biết Tam Bảo là chỗ tốt để con nương tựa, là nơi an ổn cho chúng sinh nương về. Đối với pháp môn Tịnh Độ, dầu con cũng đã có tín tâm, nhưng vì nghiệp chướng sâu nặng nên con chưa được “nhất tâm bất loạn” vẫn thường hay thất niệm nhưng hễ con nhớ là lại niệm ngay. Con biết sự tu tập của con còn kém tệ vô cùng, sự hiểu biết lại càng hạn chế, con chưa xứng đáng là một Ưu-bà-di chân chính, nhưng con chỉ mong sao lòng niệm đạo chẳng nhạt phai. Con có thể cố gắngcố gắng mãi...

Nhìn lại những gì đã qua, con biết mình vừa thay đổi từ xấu thành tốt, tuy cũng không phải tốt gì cho lắm, song cũng đã hơn trước kia rồi. Con đã có thể vui vẻbố thí, có thể bỏ qua lỗi lầm cho người khác để sống an lạchỷ xả với cuộc đời.

Ngày nay, được mưa pháp tắm gội thân tâm, con nghĩ mình đã may mắn và có phước báu lắm đây! Trong niềm hân hoan ấy, con và tất cả mọi hữu tình sẽ chẳng thể nào quên đại ân, đại đức của đấng đại giác Thế Tôn cách nay hơn hai ngàn năm về trước đã thị hiệnchúng sinh dày công tầm đạo. Lại nhờ ơn chư vị Bồ-tát, lịch đại tổ sư, những bậc đại nhân đã hộ trì chính pháp, thay Phật chuyển pháp luân chỉ vì muốn làm lợi lạc cho trời, người và hết thảy. Các vị cao tăng, thạc đức đã chuyển ngữ giáo điển của Phật thành Việt ngữ, các ngài thể vì lòng từ bi mà hoằng dương thánh đạo. Để đến hôm nay chúng con được gặp chánh pháp và có chỗ nương tựa tu hành. Con xin thành kính tri ân trước là thầy bổn sư của con – vị thầy Trụ trì chùa Hoằng Pháp cùng toàn thể chư Tăng đã hết lòng chăm lo cho chúng sinh. Bản thân con nhờ ở gần chùa, nhờ đọc sách do chùa phát hành mà con đã dễ dàng đến với đạo Phật.

Mong sao quý thầy luôn được an lạc, lòng độ sinh không mệt mỏi, để đưa lớp lớp chúng sinh vượt qua biển khổ.

Cao quý thay:

Tam Bảo chính là ba ngôi báu

Lại là nơi nương náu cho ta

Dẫu qua sốkiếp hà sa

Ngợi khen khôn xiết, ngợi ca không cùng”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9159)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10633)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10594)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9682)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9529)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10464)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9947)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9421)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10863)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10341)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9902)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11360)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18975)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9744)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 9027)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9603)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9052)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9423)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9118)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9835)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10608)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9492)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10061)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10473)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9651)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 11007)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10390)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9560)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10730)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12802)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10466)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10328)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13547)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10875)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10178)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9202)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10383)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10777)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18192)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11082)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10973)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 11021)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11960)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12494)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18065)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12068)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10136)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9689)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14870)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9785)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant