Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dạy Con Niệm Phật

28 Tháng Giêng 201504:25(Xem: 11152)
Dạy Con Niệm Phật


DẠY CON NIỆM PHẬT


Diệu Âm Lệ Hiếu



* Con người sống trên đời cần nên tạo phước đức

Là người Phật tử, tôi biết được một sự thật là tiền tài, quyền lực, địa vị, danh vọng không thể che chở cho con mình mỗi khi gặp tai họa mà chỉ có phước đức, công đức mới là chiếc áo giáp vô hình chắc chắn khiến cho con mình có thể vượt qua bao nhiêu khó khăn hiểm trở trong cuộc đời.

Tôi lấy sự kiện sóng thần Nhật Bản năm 2011 làm minh chứng, thiên tai đó đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng nhưng trong đó có một em bé bốn tháng tuổi lại may mắn sống sót. Trải qua ba ngày sau cơn sóng thần động đất, người ta mới tìm ra em và đưa em về đoàn tụ cùng gia đình. Cha mẹ cũng không bảo vệ em được. Bởi vì khi đó, bản thân họ cũng phải chống chọi với tử thần. Vậy lúc đó, ai che chở cho em? Chỉ có phước đức của em mới tự bảo vệ mình.

Bản thân tôi cũng là một ví dụ. Năm lên 12 tuổi, một hôm tôi ngồi chơi, vô tình chạm tay vào sợi dây điện 220V hở múi nên bị giật. Ba tôi ngồi ở cái bàn phía sau lưng tôi mà không biết gì cả, mặc dù lúc đó trong tâm thức tôi gào lên: “Ba ơi cứu con!” Trong lúc tuyệt vọng, tôi buông thả sợi dây điện rớt xuống đất, nhờ vậy mà thoát chết. Sau đó, tôi hỏi lại thì ba tôi bảo không nghe, không biết gì việc tôi bị điện giật, dù rằng ông ở cách tôi chưa đầy bốn mét. Cha mẹ ở bên cạnh đó nhưng cũng không thể bảo vệ được con mình huống gì là ở xa? Sau ấn tượng đó, không bao giờ tôi quên; nếu như thiếu phước có lẽ tôi cũng vĩnh viễn ra đi.
Nhờ vậy mà tôi rút ra được bài học, “con người sống trong đời mà thiếu phước đức thì mọi việc đều hỏng, khổ đau sẽ triền miên.”

* Vì sao tôi dạy con mình niệm Phật?

Người xưa thường nói: “Dạy con từ thuở còn thơ…..”

gia đình Phật tử, hai vợ chồng tôi tu tập tại gia và hướng dẫn các con làm theo những điều tốt, điều thiện. Tôi thường nói với các con mình: “Các con à! Không ai có thể che chở được cho các con ngoại trừ các con. Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất. Các con hãy ghi nhớ kỹ điều này.”

Khi tôi có thai các bé thì tôi không hiểu nhiều về Phật pháp nên tôi không thể giáo dục con lúc còn ở trong thai kỳ như các Quý Thầy đã dạy. Vì vậy, bây giờ tôi dạy các con hướng về thiện. Các cháu còn nhỏ nên tôi nghe lời Pháp sư Tịnh Không giảng, thường cho các cháu xem các phim về Nhị Thập Tứ Hiếu, Câu Chuyện Nhân Quả (Cảm Ứng Thiên), Phép Tắc Người Con. Quan niệm của vợ chồng tôi là phải dạy cho các cháu đạo đức, nhân quả khi các cháu còn nhỏ. Sau này nhất định các cháu sẽ trở thành những người có ích cho gia đìnhxã hội. Các bậc cha mẹ đừng để con mình lớn rồi mới dạy thì sẽ gặp nhiều khó khăn; bởi vì tính cách hình thành từ bé đã ăn sâu nên khó thay đổi. Nếu như con cái lớn rồi mà tính cách đã quá xấu thì cha mẹ phải thành tâm niệm Phật hồi hướng cho con may ra mới có thể thay đổi được.

Khi tôi học Phật, được biết đến uy lực của câu vạn đức hồng danh A Di Đà Phật thì cảm xúc không thể tả. Công đức niệm danh hiệu Ngài quả thật không thể nghĩ bàn. Chính mắt tôi thấy, tai nghe những câu chuyện về bạn đồng tu, những người niệm Phật thật nhiệm mầu rất chân thật, nhiệm mầu nhất vẫn là một đời này có thể giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Trong cuộc sống xung quanh và ngay trong cuộc sống gia đình tôi cũng cảm nhận được có Phật lực gia trì mỗi khi gặp một chuyện gì đó tổn hại.

Con còn nhỏ không thể giải thích tường tận, nên chúng tôi chỉ khuyến khích các cháu hàng ngày lên trên gác thờ Phật, niệm danh hiệu Phật khoảng mười lăm phút, cũng phát nguyện vãng sanhhồi hướng về Tây phương. Tuy là thời khóa ít, nhưng hạt giống Bồ-đề cứ gieo cho các cháu cho đến khi trưởng thành chắc chắn sẽ có được lợi ích.

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn đem lại những gì quý nhất, tốt nhất để lại cho các con. Tôi lại nói với con: “Trong cuộc đời này, mẹ chỉ biết có một thứ mà không của cải quý giá nào sánh bằng mà ba mẹ có được dành cho các con bằng công đức của việc niệm danh hiệu “A Di Đà Phật”. A Di Đà PhậtVÔ LƯỢNG QUANG, VÔ LƯỢNG THỌ, VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC, VÔ LƯỢNG TRÍ TUỆ, cái gì Ngài cũng vô lượng. Các con niệm Phật thì bao nhiêu công đức của Phật, cái quả mà Ngài đã thành tựu được con mang đến làm nhân cho mình rồi. Vậy quả của mình cũng sẽ thành Phật trong tương lai, nhân nào quả nấy. Khi con niệm A Di Đà Phật thì người con sẽ có một ánh sáng phát ra, ánh sáng này khiến cho yêu ma quỷ quái và mọi thứ xấu không thể đến gần con được”.

Tôi dạy thêm cho con: “Trong thế gian này ngoài niệm Phật A Di Đà ra các con nên niệm thêm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đại từ đại bi thường cứu khổ cho nhân gian rất là nhiều. Ngài sẽ che chở cho các con mỗi khi lâm nạn”. Kể cho các cháu nghe một vài chuyện thật về cảm ứng của Ngài cứu khổ trong cuộc sống này và cho các cháu xem thêm đĩa Sự Tích Quán Thế Âm Bồ Tát giúp các cháu tăng thêm niềm tin. Và chính niềm tin này sẽ tạo nên cảm ứng.

Là người học Phật, tất cả chúng ta đều biết mỗi người có một nghiệp riêng. Cha mẹ hay con cái cũng vậy. Cho nên ngoài việc khuyên con niệm Phật, chúng tôi dạy cho con ăn chay, giúp đỡ người khác, biết bố thí, phóng sanhcúng dường Tam bảo….để các con tự tạo phước báo cho riêng mình. Và đó chính là áo giáp vô hình che chở cho các cháu, hơn tất cả tiền bạc và quyền lực cũng không che chở được. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn cho con biết tốt xấu, biết nhân quả, sống biết yêu thương chia sẻ là những bài học giáo dục đầu tiên khi con vừa chuẩn bị vào tiểu học thiết nghĩ rất quan trọng. “Tiên học lễ, hậu học văn” – câu nói này của người xưa không bao giờ thừa. Khi trẻ còn nhỏ mà biết hiếu, nghĩa, yêu thương, nhân quả thì tương lai các bé sẽ là một người có ích cho xã hội và ngược lại nếu như trẻ khi còn nhỏ chỉ biết hưởng thụ, quen được cung phụng và sống ích kỷ, không biết nhân quả thì cho dù tương lai có giàu sang hay quyền lực bao nhiêu thì cũng hỏng, đều là không tốt cho gia đình và cả xã hội. Thời nay chúng ta có thể thấy nhiều, rất nhiều vị đều có tài nhưng thiếu đạo đức – đã làm tổn hại cho xã hội biết bao nhiêu. Từ thực tiễn này nên chúng ta cần chú ý kỹ việc dạy con lúc còn thơ. Hạt giống trồng không tốt nó sẽ cho ra trái đắng, nếu biết cách chăm sóc thì nó sẽ trở thành trái ngọt. Tất cả đều tùy thuộc vào mình – bậc phụ huynh chúng ta. Nhờ Phật pháp tôi hiểu được những điều này, cũng nhờ Phật pháp mà tôi biết đến công đức niệm Phật rất vi diệu, nhiệm mầu không thể nghĩ bàn. Đó cũng chính là lý do mà tôi muốn các con mình niệm Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9156)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10630)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10592)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9680)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9529)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10460)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9947)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9421)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10861)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10341)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9902)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11359)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18974)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9744)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 9027)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9603)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9051)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9423)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9118)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9835)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10608)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9492)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10061)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10473)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9651)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 11007)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10389)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9558)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10728)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12801)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10465)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10326)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13546)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10874)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10178)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9202)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10379)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10775)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18192)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11082)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10973)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 11021)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11960)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12493)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18065)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12067)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10134)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9688)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14869)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9785)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant