Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hương vườn xưa

30 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 15691)
Hương vườn xưa

image

Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”

Đó là một căn nhà nhỏ hai phòng, rất cũ kỹ, ước chừng cũng phải bốn, năm chục tuổi. Nhưng mới xem qua, tôi đã biết mình sẽ mướn nơi này, vì có sân cỏ phía trước và nhất là khu vườn sau, rộng mênh mông.

Căn nhà bỏ trống đã lâu, cỏ sân sau mọc cao tới đầu gối. Khi mới bước ra, tôi phát kinh hãi, nhưng chỉ một thoáng thôi, tôi hình dung ra ngay một vườn rau xanh tươi với những mùi vị thân quen của húng, ngò, của những lá răm thơm cay, của dãy cà pháo đầy hoa tím, giàn bầu bí lủng lẳng trái xanh non hay bụi ớt hiểm chi chit, đỏ tươi, nhìn đã thấy cay sè, mời gọi tô bún Huế …


Và tôi đã mướn căn nhà cũ kỹhình ảnh khu vườn tương lai thân yêu đó.


Việc đầu tiên sau khi dọn vào là tôi gọi người tới phạt cỏ, soi đất. Hai bàn tay tôi trầy sước, tê buốt vì gai nhọn khi thanh toán những bụi hồng dại, mọc men theo hàng rào, không biết đã từ bao năm. Rồi những cây xương rồng, những ụ đất đá mấp mô, lồi lõm phải được san bằng, tưới nước, sau đó là hỳ hục khiêng về hàng chục bao đất tốt để sẵn sàng gieo hạt, lên luống trồng rau.


Hai tuần sau, người chủ nhà ghé tới, lấy vài món còn sót trong nhà xe, đã sửng sốt khi thấy khu vười được khai quang sạch sẽ. Hai tuần sau nữa đến lấy tiền nhà thì ông ta đã phải thốt lên: “Không thể tưởng tượng được tinh thần của người Á Đông!”


Nói thế, hẳn ông ta đã từng chứng kiến người Á Đông chăm sóc nhà cửa, vườn tược thế nào rồi.


Riêng tôi, khu vườn sau của căn nhà cũ, nơi xứ người, đang mỗi ngày mỗi đưa tôi về gần vườn rau quê nội. Khi đi tìm mua hạt giống hoặc cây non, tôi cứ tưởng là tình cờ, sau mới biết rằng những hạt ấy, cây ấy, đã từ trong tiềm thức. Vườn rau xanh non bên kho chứa thóc, ở một căn nhà trong thôn Phương Viên, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, nơi mỗi mùa hè chị em tôi được cha mẹ cho về quê nội vui chơi thỏa thích, đã có những hạt ấy, những cây ấy. Cải bẹ xanh từng luống nõn, cắt vào luộc, chấm với tương, bầu bí nấu canh, chỉ chút bột nêm mà cũng ngọt lịm! Rau dền thì cứ như thi nhau mọc lên như thổi, quơ tay là hái cả rổ. Hôm nào bác Cả nấu bún riêu thì không phải chỉ có kinh giới thêm hương vị mà mọi thứ rau thơm ngoài vườn đều được chiếu cố, thơm lừng tô bún!


Vườn rau quê nội đang thầm lặng thành hình nơi tạm trú, khiến ở sở làm về, cơm nước xong là tôi quanh quẩn ngoài vườn đến xẩm tối. Tôi biết rõ từng lá non mới mọc, từng nụ hoa mới trổ. Tôi nói chuyện với những cây cà khi chúng bắt đầu nhú trái. Tôi kể cho chúng nghe rằng, ở quê hương Việt Nam tôi, người ta thường đo lường sự khéo léo của người nội trợ qua vại dưa, lọ cà. Mẹ tôi là con dâu trưởng trong một gia tộc lớn, càng bị chú ý nghiêm túc hơn. Có lẽ vì vậy mà mẹ chịu khó học hỏi, từ cách nấu ăn, may vá, thu vén trong ngoài, nhất nhất đều một tay mẹ đảm đương.


Tôi cũng tâm sự với giàn bí khi chúng bắt đầu trổ hoa, là ở quê ngoại tôi, canh hoa bí đầu mùa là món chỉ dành để đãi khách. Nghe thế, tôi tưởng như các bông hoa bí dụi đầu vào nhau, khúc khích cười …


Chỉ một loài hoa không thấy trong vườn quê nội mà tôi vừa trồng bên hiên nhà. Đó là hoa cúc vàng, nụ nhỏ, lá biếc xanh. Một lần, tình cờ vào thăm vườn cây của người Nhật, thấy những chậu cúc vàng này, tôi như bị thôi miên, không bước đi nổi, vì đây là loài hoa cha tôi yêu thích nhất. Cha thường nói: “không kiêu sa như lan, không đài các như hồng, không lạnh lùng như vạn thọ, chỉ giản dị sắc tươi, dáng đẹp mà gần gũi, thân thương”


Hôm đó, tôi can đảm trích một phần tiền chợ trong tháng để khiêng về 10 chậu cúc vàng. Tôi làm cỏ thật kỹ nơi sẽ trồng cúc, đào đất xấu đi, bỏ đất tốt xuống, tưới cho đất ẩm rồi mới cẩn thận, nhẹ nhàng an vị từng cây. Mỗi cây trồng xuống, tôi đều thầm thì: “Cha ơi, con trồng cúc chờ cha đó, cha sang mà chăm sóc nhé!”


Có những đêm, trời trở lạnh đột ngột, tôi thao thức, sợ những bụi cúc sẽ tê cóng mà chết trước lúc mặt trời thức dậy. Tôi nghĩ đến cha, đến mẹ, đến những tờ giấy bảo lãnh vô tri, lênh đênh mù mịt đã mấy năm trời vẫn chưa được cứu xét! Cha mẹ thì tuổi già sức yếu, biết có còn kịp thăm con cháu phương xa không! Thư cha viết, thường an ủi tôi rằng; “Con đừng quá bận tâm lo lắng, cha mẹ già rồi, đi hay ở không thành vấn đề. Đi cũng tới bến, mà ở thì bến ngay dưới chân ta. Quê nhà cũng còn các em con, và các cháu, rau cháo đỡ đần chúng cũng là niềm vui tuổi già, mang sức tàn mà giúp suối ra sông …”


Cúc chưa vàng hoa, tin xa đã tới.
Cha đi rồi!
Cha mất rồi!


Cha đi quá nhẹ nhàng vì áp huyết đột ngột tăng nhanh! Ly trà sau bữa cơm tối đang còn cầm trên tay, đã bất ngờ sóng sánh, rơi xuống sàn nhà, vỡ tan tành! Mảnh vụn thủy tinh như ghim vào trái tim mẹ, trái tim con cháu quê nhà, con cháu phương xa!


Cha ơi! Gia đình ta, nhờ tinh thầný chí mạnh mẽ của cha mà vượt qua bao cuộc thăng trầm, dâu bể, từ chiến chinh miền Bắc tới khi xuôi Nam. Nay, cuộc phân ly còn vượt đại dương, trùng trùng cách biệt, cha đã vội ra đi, mẹ và các con, các cháu biết nương tựa vào đâu?


Non cao núi thẳm, mờ mịt trời mây, tôi ra vườn, run rẩy cắt những bông cúc chưa kịp nở tròn sắc vàng, mang vào cúng cha. Qua ánh nến, những bông cúc trên ban thờ cha như long lanh nhỏ lệ. Những bông cúc đang cùng khóc với tôi. Nhạt nhòa nước mắt, tôi bồi hồi như cha phảng phất đâu đây, và nụ cười dịu dàng của cha, thầm lặng nhưng mãnh liệt, đang ân cần chuyển tải năng lượng an lạc cho tôi…


Phút giây, tôi bỗng cảm nhận ngay rằng, cha vẫn còn đây, vì từ cha mẹ, tôi đã chào đời. Tôi luôn mang bố mẹ mà trưởng thành, cũng như bố mẹ luôn ở trong tôi để cùng đi.


Chậm rãi lau nước mắt, tôi khoanh chân, ngồi trong thế kiết già, mời gọi cha, thở cùng tôi, khi những ý tưởng lung linh đan nhau, thành bài thơ tháng bẩy:


Pháp thân như trúc biếc,

Bát Nhã tựa hoa vàng
Tóc rơi từng sợi nhỏ,
Tàn cây nhang.

Người xòe tay,

Tay trắng
Bình bát, củ khoai lang
Cúng dường Xá Lợi Phất
Công đức ba ngàn thế giới
Hồi hướng Vu Lan.

Cha về với Phật,
Mẹ còn đây
Sương sớm có tan,
Trăng có gầy
Mẹ ơi tháng bẩy,
Vu Lan tụng.

Đóa hồng cài áo,

Hồi chuông xa bay …
Cha như núi,
Mẹ như sông,
Núi cao dựng vách,
Xanh phấn thông
Sông chảy mênh mang, dòng sữa ngọt
Một trời hư không.

Con xuống tóc, đi tìm cha

Sợi vương cửa động, san hà lung lay
Rừng chiều, một cánh chim bay
Chợt nghe gió thoảng,
Hương say hoa rừng.

Con về,

Ngủ dưới gốc thông
Trong mơ hé nụ, đóa hồng Vu Lan

Huệ Trân

(Vu Lan, hồi tưởng ngày được tin cha) 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10278)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11183)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9929)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10166)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9629)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10016)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8778)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8508)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10022)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9977)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9426)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10569)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9116)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10498)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11270)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8480)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12606)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10129)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8417)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9642)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9492)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8106)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9959)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9205)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13317)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9530)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8658)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10296)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8625)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8610)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14175)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10173)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8571)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11462)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11811)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8744)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8092)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9336)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10383)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8681)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8781)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16037)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9868)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11374)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10177)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8334)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9248)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9979)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8575)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12104)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant