Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khó Thay Được Làm Người

26 Tháng Chín 201508:30(Xem: 9740)
Khó Thay Được Làm Người
KHÓ THAY ĐƯỢC LÀM NGƯỜI

Huệ Hạnh


Khó Thay Được Làm NgườiĐức Phật có lòng thương tưởng chúng sinh bị chìm đắm trong biển sinh tử khổ đau nên nói rõ “thân người khó được” nhằm nhắc nhỡ mọi người chúng ta phải biết quý trọng thân mạng của mình và phải biết vận dụng sự kiện may mắn được làm thân người ấy để làm thăng hoa cuộc sống của chính mình, và góp phần làm lợi ích cho cuộc đời1. Lời Phật là chân thực, xuất phát từ trí tuệ giác ngộ và tâm từ bi của bậc đại giác mong muốn cho hết thảy chúng sinh đều được an vui hạnh phúc, rời xa khổ đau, nên bất cứ người nào chịu khó lắng nghe và nỗ lực sống theo lời khuyên của Ngài thì đều nhận được lợi ích an lạc lâu dài.

Trong thế giới sinh tử luân hồi của muôn loài chúng sinh, con người là sinh vật biết phân biệt về thiện, ác. Đây là đặc điểm to lớn và may mắn nhất của thế giới loài người, một đặc điểm khiến con người được biết như một sinh vật cao cấp, và hoàn toàn khác với các loài sinh vật khác trong vấn đề mưu cầu hạnh phúc, diệt trừ khổ đau. Hết thảy loài hữu tình, hết thảy mọi sinh vật đều có tâm lý mong sống, sợ chết, muốn an lạc, ghét khổ đau. Nhưng không phải sinh linh nào cũng nhận thức được ý nghĩa và cách thức để thỏa mãn mong ước chính đáng của mình. Chỉ có con người hay loài người mới có đủ phúc duyên và điều kiện để thực hiện ước mơ và hoài bão tốt đẹp ấy. Nói rõ hơn, chỉ có con người mới có đủ phúc duyên và điều kiện để thực hiện ước mơ vì hoài bão tốt đẹp ấy. Nói rõ hơn, chỉ có con người mới có khả năng (trí tuệ) và điều kiện (môi trường thuận lợi) để chuyển đổi vận mệnh của mình từ khổ đau sang hạnh phúc, từ ngục tù đến tự do. Phần lớn những sinh vật khác chỉ thuần sống theo bản năng hay bị trói chặt trong vòng sinh tử bất tận bởi nghiệp lực nặng nề, rất hiếm có cơ may để chuyển hóa số phận khổ đau. Đó là lý do vì sao Đức Phật dạy “khó thay được làm người”.

Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập, làm thăng tiến bản thân, đừng để đời mình (duyên may ấy)trôi đi một cách uổng phí. Nghĩa là phải biết vận động vận may làm người để thực hiện ước mơ hạnh phúc, mà nói theo ngôn ngữ Phật thì phải sống thế nào để các “bất thiện pháp ngày càng giảm thiểu, các thiện pháp ngày càng tăng trưởng” khiến cho “các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý (nghĩa là phiền não khổ đau) bị tiêu diệt; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý (tức hạnh phúc, an lạc) được tăng trưởng”. Nói cách khác, Phật khuyến dạy mọi người cần phải sống từ bỏ điều ác, làm các hạnh lành để giàm trừ khổ đau và tăng trưởng hạnh phúc cho tự thân và làm lợi lạc cho cuộc đời, vì chỉ có con người mới có khả năng và điều kiện thuận lợi để làm điều đó. Được làm thân người mà không biết làm điều lành điều thiện thì thật là uổng phí, càng uổng phí và tệ hại hơn là rơi vào đường ác. Vì vậy, Phật lưu ý mọi người về lợi thế của sự kiện được làm thân người và khuyên nhắc như vầy:

Như từ một đống hoa
Nhiều tràng hoa được làm
Cũng vậy thân sanh tử
Làm được nhiều thiện sự”2

Lời Phật nhẹ nhàng mà thiết thực sâu lắng làm sao! Phật cho rằng được làm thân người là một lợi thế lớn vì con người có khả năng làm nhiều về việc tốt, việc thiện để tự mình sống an lạc và mang an lạc đến cho cuộc đời. Thân mạng con ngườisinh diệt vô thường, nhưng nếu biết vận dụng cho đúng thì cái thân sanh tử ô thường ấy cũng làm được nhiều việc hữu ích. Tựa như loài hoa sớm nở tối tàn, nhưng nếu người ta khéo vận dụng thì có thể kết thành những tràng hoa đẹp dâng hiến cho đời. Rõ là một gợi ý khuyên nhắc hết sức ý nhị cho cuộc hiện hữu mong manh nhưng đáng quý của mỗi người chúng ta trong thế giới loài người. Ở đây lắng nghe lời Phật dạy cũng chính là lắng nghe lòng mình. Trong sâu thẳm của tâm hồn, ai cũng biết rõ ràng đời mình rồi phải có lúc kết thúc và sự chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mặc khác, ai cũng đồng ý rằng giá trị đời người không phải là sự hiện hữu dài hay ngắn mà nằm ở chỗ con người có làm được điều gì tốt cho bản thân và cho cuộc đời. Đời người mong manh nhưng cũng là cơ hội đáng quý như vậy thì sao ta không dốc tâm làm ngay điều gì đó tốt đẹp hơn, dù nhỏ nhiệm? Phật thấy rõ giá trị hiện hữu hết sức mong manh của kiếp người nên khuyên nhắc chúng ta cần phải gấp rút làm nhiều việc tốt việc thiện để hướng thiện cho bản thân và làm cho sự sống tăng thêm giá trị an lạc. Ngài khuyên nhắc chúng ta phải biết trân trọngtích lũy điều lành điều thiện, không nên xem nhẹ mà bỏ qua việc thiện dù nhỏ nhiệm, vì theo tuệ giác của Ngài thì sở dĩ người hiền trí sống an lạc và có khả năng giúp cho mọi người khác được an lạc chính là do người ấy biết trân trọngtích lũy dần các điều lành điều thiện cho đến lúc tràn đầy:

Như nước nhỏ từng giọt,
rồi bình cũng đầy tràn
người trí chứa đầy thiện
do chất chứa dần dần”3

Tích lũy điều lành điều thiện là điều mà mỗi người có thể làm thông qua lối sốngsinh hoạt hàng ngày của mình. Trong đời sống thường nhật, mỗi người chúng ta đều có khả năng làm điều tốt điều thiện đúng như lời Phật khuyên dạy.Chẳng hạn, chọn một suất ăn chay thay vì ăn mặn tức là chúng ta đang tích lũy một việc thiện, vì điều đó giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm từ bi và góp phần hạn chế việc sát hại sinh linh. Cư xử đúng đắntừ tâm đối với mọi người cũng là một việc thiện, vì điều đó là biểu lộ thiện tâm, góp phần làm cho đời sống con ngườixã hội trở nên hiền hòa tốt đẹp. Mỗi ngày dành 15 phút để tụng kinh hay ngồi thiền thay vì xem ca nhạc hay ngồi tán gẫu với bạn bè tức là chúng ta đang tập cho mình một lối sống lành mạnh sáng suốt, vừa có lợi cho sức khỏe cơ thể vừa thư thái cho đầu óc tinh tấn. Cứ thử làm mỗi ít công việc đơn giản như thế thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩagiá trị của sự sống nằm ngay trong mỗi việc làm là hiền thiện giản dị mà chúng ta thực hiện mỗi ngày. Điều đó cũng nói lên rằng lời Phật dạyhết sức thiết thực giản dị nhưng tuyệt đối lợi lạc bổ ích cho cuộc sống hàng ngày chúng ta, nếu chúng ta biết lắng nghe và sống theo lời khuyên của Ngài.

Chú thích:

  1. Kinh Pháp Cú kệ số 182
  2. Kinh Pháp Cú, kệ số 53
  3. Kinh Pháp Cú, kệ số 122
HUỆ HẠNH| Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 114
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9341)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 10027)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8664)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12199)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9443)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16215)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 8031)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10951)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9333)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11063)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16289)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11833)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9663)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9831)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14201)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9825)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11194)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19810)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8796)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8134)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9258)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9204)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9247)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8070)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8532)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10723)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14747)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9234)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12337)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13106)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10111)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9649)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11924)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10749)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8416)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 10015)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 10083)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8713)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10280)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18605)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8642)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13952)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9316)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 10016)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10915)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8344)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 10102)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14345)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8725)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8772)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant