Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc sống không chờ đợi

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 15775)
Cuộc sống không chờ đợi
 

blankChúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích. Thỉnh thoảng dừng lại để nhìn lại mình, khi ấy, chúng ta mới thật sự là chủ nhân của chính mình.

Ngồi nói chuyện với một thầy giáo du học ở Đức về cuộc sống du học của thầy, thầy nói: “Ở Đức, vì chương trình học còn có một số vấn đề về thích nghi, nên một số người đến du học phải ở đến mười năm mới lấy được bằng tiến sĩ”.


“Wa! Lâu đến vậy sao”. Với một thanh niên mới 20 tuổi như em mà nói, 10 năm nữa chẳng phải là đã nửa đời người rồi sao?” – Tôi nói.

Thầy cười cười, nói: “Sao em lại cảm thấy như vậy là rất “lâu”?

Tôi đáp: “Đợi lấy được bằng tiến sĩ về nước, rồi đi dạy hay công tác, lúc đó đã ba, bốn mươi tuổi rồi còn gì!”

“Cứ cho là em không đi Đức học, thì rồi một ngày, em cũng sẽ phải đến ba, bốn mươi tuổi phải vậy không?” – Thầy hỏi.

“Dạ đúng rồi!” – Tôi đáp.

“Em đã hiểu ý tôi muốn nói gì chưa?”

Tôi ngơ ngác nhìn thầy không hiểu.

“Cuộc sống là không chờ đợi, không có giai đoạn quá độ, mười năm ở Đức cũng là một phần của cuộc sống kia mà!” – Thầy trầm tư sâu sắc nói.

“A! Em hiểu rồi!”

Lời nói đó của thầy đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi, đã giúp tôi hiểu được một triết lý sống và giá trị rất quan trọng.

Trước đó, công việc rất bận, một cậu em hỏi tôi: “Anh phải bận cho đến lúc nào?”

“Tôi phải bận cho đến lúc nào? Hay nói cách khác, đến lúc nào thì tôi mới hết bận?” – Tôi tự hỏi.

“Bận rộn cũng là một phần của cuộc sống, vấn đề là ở chỗ, mình có thích “bận” như vậy không. Nếu thích thì ta cứ tiếp tục bận, chẳng phải sao?” – Tôi bổ sung.

Với tôi mà nói, bận rộn không phải là “giai đoạn quá độ” của cuộc sống, mà là một phần cuộc sống rất quan trọng. Có rất nhiều người thường than trách: “Công việc bận rộn quá, đợi hết chuyến bận này rồi tôi sẽ thế này, thế kia, v.v…”. Thế là, những thời khắc quý báu vốn thuộc một phần của cuộc sống bị xem là “giai đoạn quá độ” và chờ đợi.

“Ráng đợi đi! Ráng chịu đựng đi! Ta phải ráng cắn răng chịu để cho qua “giai đoạn quá độ này”! Khi suy nghĩ đó khởi lên, cuộc sống của chúng ta đã mất bớt đi một phần.

“Cuộc sống không có giai đoạn quá độ, không thể chờ đợi”. Lúc này, lời của thầy bỗng vang rõ mồn một bên tai tôi. Thế nên, tôi luôn nỗ lực để mình yêu thích mỗi một giai đoạn của cuộc sống, mỗi một quãng đời trong cuộc sống, vì rằng, tự thân mỗi giai đoạn đó chính là cuộc sống, cuộc sống không bao giờ quay trở lại.
● Đạo Luận dịch (theo Nhật thường đích Phật tâm của Lý Vân Phong)

LẠM BÀN

Nhịp sống tất bật với những vất vả lo toan cơm-gạo-áo-tiền, tương lai, sự nghiệp, đã khiến chúng ta quay cuồng trong vòng xoay cuộc đời vô định chỉ. Đôi khi tình cờ gặp nhau, hỏi thăm sức khỏe vài câu, rồi hỏi dạo này thế nào, “bận rộn” là câu trả lời hầu như thường trực khi được người khác hỏi. Nhưng bận việc gì thì nhìn lại dường như chúng ta cũng không biết. Với tâm thức “bận” không định hình đó làm chúng ta mất đi rất nhiều cơ hội để được sống thật sự là mình. Không có thời gian nhàn rỗi cho những ngày cuối tuần gặp mặt bạn bè, dẫn con cái đi dạo chơi hay đọc vài trang sách, nhưng chúng ta đã làm được gì trong những lúc “bận rộn” đó? Thật khó trả lời cho cụ thể rõ ràng.

Bốn mùa xuân-hạ-thu-đông cứ như thế trôi qua trong sự bận rộn. Ngày mai chúng ta về quê chơi nhé? Thôi, để hôm khác nha, mình bận lắm! Bố mẹ ơi, cuối tuần dẫn con tới công viên thả diều chơi nha? Bận lắm con ơi, để khi nào rảnh bố mẹ sẽ dắt con đi! Lâu ngày không gọi điện về thăm cha mẹ, nhấc máy lên định gọi nhưng lại thôi, để khi nào về thăm luôn thể. Có quá nhiều lý do để chúng ta không thực hiện những điều đang đến với mình trong giờ phút hiện tại, để rồi khi trôi qua, chúng ta cảm thấy có gì đó ray rứt hối tiếc. Buông bỏ công việc xuống, thỉnh thoảng về quê, nơi cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, gặp lại những người bạn nối khố xưa kia, hồi cùng tát ao bắt cá hay trộm xoài, thả diều; trút công việc xuống, dẫn con đi chơi, tham quan thắng cảnh, hay tham gia sinh hoạt dã ngoại; dành chút thời gian gọi điện thăm bố mẹ, gặp mặt bạn bè, bảo đảm với bạn rằng bạn sẽ cảm thấy thật sự có nhiều hạnh phúctâm đắc đến bất ngờ mà không phải mất mát một cái gì cả giữa cuộc sống nơi thành phố phồn hoa hối hả như hôm nay. Thời gian đối với bạn, có lẽ, là vàng ngọc, nhưng bạn sẽ cảm thấy hối tiếc khi có của cải giàu sangtâm hồn càng ngày như một cỗ máy; bạn sẽ hối tiếc cho những lần bỏ lỡ cơ hội làm cho tâm hồn nhuận thắm tình thương, gắn kết tình người. “Cuộc sống không chờ đợi” để bạn làm xong một việc gì đó rồi mới sống thật sự, công việc có thể xong nhưng nếu tâm bạn không “xong” thì không bao giờ bạn có thể cảm nhận được cuộc sống mầu nhiệm đang diễn ra hàng ngày hàng giờ quanh bạn được. Chờ đợi, và xem cuộc sống có một “giai đoạn quá độ” bạn sẽ không bao giờ có được một bến đỗ bình yên trong cuộc sống, bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được sự ấm ấp, thân thiện, chia sẻ và quan tâm, những cái được xem là dưỡng chất tâm hồn nuôi lớn trái tim yêu thương. Thử một lần “không chờ đợi cuộc sống” đi, bạn sẽ nhận ra rằng cách sống và cách nhìn đời của bạn thay đổi rất nhiều, tâm hồn của bạn sẽ được một lần gột rửa tinh sạch những bụi trần bận rộn.

Lâu rồi không điện về thăm bố mẹ, hãy điện về thăm, bạn sẽ nghe thấy giọng nói, tiếng cười hay những âu lo phiền muộn của ông bà như một niềm chia sẻ. Ông bà sẽ thật sự hạnh phúc vì sự quan tâm của bạn. Bạn bè, người thân bao năm không gặp, thông qua một cuộc gọi hay một lần về thăm, bạn sẽ thấy tình thân và tình bằng hữu thật quan trọng và cần thiết đến dường nào.

“Cuộc sống không chờ đợi”, chờ đợi, rồi định nghĩa cuộc sống có một giai đoạn quá độ bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được thế nào là hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Ray rứt về quá khứ hay vọng cầu về tương lai sẽ biến chúng ta thành những nô lệ đáng thương và chúng ta sẽ là những kẻ cùng tử khi đang sống trong thực tại nhiệm mầu. Theo đuổi bằng cấp, hay tự lừa dối mình bằng những mỹ từ phương tiện tùy duyên, tự tâm không một lần cứu xét, ngoại vụ thì nghĩ cách tìm cầu, rồi hò hẹn với cuộc tu, từ từ rồi tu, giờ chưa phải lúc, cứ thế mà chúng ta lao đầu vào “lửa” như con thiêu thân. Đến khi nào mới là lúc phải tu? Mười năm hay hai mươi năm sau? Vậy có khác nào chúng ta đi tìm hạnh phúc, mà chắc gì sẽ là hạnh phúc. Chúng ta đang sống trong hạnh phúc sao lại phải đi tìm hạnh phúc?! Hạnh phúc không phải là đối tượng để tìm kiếmhạnh phúc ở ngay trên mỗi bước đường, mỗi giai đoạn của cuộc sống. Buông bỏ những ảo tưởng, những “đợi chờ”, hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn. Hẹn hò với cuộc sống là đồng nghĩa với bạn đang quay lưng chối từ hạnh phúc.

Mỗi chúng ta ai cũng đang sống trong bận rộn, với nhiều khát vọng nơi cuộc sống bề bộn này. Thế nên, đôi khi hãy buông bỏ tất cả những gánh nặng xuống, nhìn lại mình, cho đến khi nào ta cảm nhận được thế nào là “Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúctự tại giữa khổ đau”, lúc đó ta mới thật sự tận hưởng được hương vị của cuộc sống, hương vị mà nếu để mất đi chúng ta thật khó tìm lại được, vì một lẽ rất giản đơn “Cuộc sống không bao giờ chờ đợi”.■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 75


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9634)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9491)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10429)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9888)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9392)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10828)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10303)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9864)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11326)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18927)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9721)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8992)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9560)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9014)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9344)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9023)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9738)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10573)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9470)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10027)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10442)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9630)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10972)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10357)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9525)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10685)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12751)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10406)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10288)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13510)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10853)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10146)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9155)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10339)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10741)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18137)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11048)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10933)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10961)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11915)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12463)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18015)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12041)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10103)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9659)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14830)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9751)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8822)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9099)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8984)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant