Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lắng nghe Thu về hát giữa cõi nhân gian

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 13801)
Lắng nghe Thu về hát giữa cõi nhân gian …

 

* Kính dâng những người mang chiếc áo cô đơn đem Tuổi trẻ, Lý tưởng & Tình yêu dấn thân vào đời…

 

Thu mang những lớp phù vân

vương tràn tia nắng, gọi lời trùng khơi

ồ kìa hạt bụi tuôn rơi

hình như đời vội quên chăng lối về

 

đường xa ngàn lối rong chơi

cỏ xanh mờ khuất đỉnh đồi tinh sương

vạn lời gọi gió vàng hương

nhân gian mở ngỏ, đón thu trở về..

Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc, mang âm thanh rì rào giữa đêm khuya, vọng vang đến những tấm lòng muốn vươn cao lên trên cuộc sống, phiêu lãng, vô thường. Anh đó ư? em đó sao? Chúng ta là ai trên cõi đời hay chỉ là những thân phận nhân sinh mỏng manh đi hoang trên hành tinh, vất vưởng tìm lại mảnh tâm, những tiền kiếp gợi hình, đổi dạng. Bản nhạc mưa hoà tấu cùng cơn lạnh, hình như làm thấm thiá đến tận cùng cõi lòng hoang vắng, khiến trời cũng đổi tánh, mang hơi lạnh buông toả ra, làm cho nghĩ đến những phận người bấp bênh trước đời sống, lầm than đi dưới cơn mưa tầm tã vì cuộc mưu sinh, chợt nghe tim mình thót lại, day dứt, xót xa khôn nguôi.

Có mùa mưa hối hả lúc đêm qua

Cùng cơn lạnh, vô tình bày cuộc tiệc

đời chơi vơi, từng chân bước đơn côi

trong hoang vắng, dấu chân vang lời hát

 

kìa em bé, nhìn mưa, lời tha thiết

phận con người, sao ướt lạnh xót xa

trái tim em mong giở cõi ngục buồn

xin rải xuống hoa từ bi ấm đẹp…

Cuộc phù sinh với những cơn huyễn mộng, nhưng là đời người mà, nên tự bản chất là phải có khổ đau, có hạnh phúc, có vui có buồn, có ưu tư, có nông nổi…thể hiện cho kiếp nhân sinh trên bước đường sinh tử. Người từ thưở ra đi, vào cơn gió bụi, bụi của mưa, của gió hay là dòng nước mắt buông rơi. Không phải là chúng ta từng đi đếm những giọt nước mắt khổ đau của đại dương, được nhân lên qua vô lượng kiếp, để tìm lối về trong cơn mộng của thân năm uẩn. Hãy hát vang lên khúc hát ngàn xưa, nối lại tâm tình đứt khoảng khi mộng mị bủa vây, để thắp sáng ngọn đèn của chân tâm, nhìn rõ thực tại, thấy lại nụ cười hiền hoà của đức Phật vẫn hằng có mặt trong tự tâm.

Người con Phật trước bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, vẫn là người biết hát ca, hát rong vang lên trên đường đời, để nghe rõ tiếng của nhẫn nhục, tiếng từ tâm … luôn thôi thúc, sống vững vàng trong tâm, để bước chân đời không vấp ngả. Tiếng hát đó có thể là âm thanh bảng lảng, thể hiện tâm tư, vút cao lên hoặc có thể là tiếng hát toả dịu ra trên đôi mắt, nhìn, quán chiếu vào nội dung của Phật chất hay là sự im lặng tịnh thanh.

Buổi sáng nay, sau thời Thiền toạ, hình như Thu đang có mặt, đâu đây. Tiếng chân Thu long lanh kỳ diệu, có hương thơm của lá vàng, ngọt ngào của sự chuyển mình, biến hoá và lắng nghe lại tâm mình, cảm nhận những bâng khuâng, trăn trở vẫn còn dày đặc. Những bước chân hoang trên cuộc trần thế, mở ra những con đường đi bất động trước những vô tình, hoang vắng. Những ưu tư về cuộc đời là giây phút kéo lại cái tâm muôn trùng nổi sóng. Lặng yên để chuyển động và từng cơn sóng vỗ, để rồi tịnh lặng, sinh diệt, vãng lai. Đi tìm cảm thọ qua những phóng ảnh của mình, tìm hình bóng của những vọng tưởng rã rời, tìm những phù du trong cuộc đời hiu quạnh

Ta về ru lại nhân gian

Nghe thu giũ vỡ, vẫn hoài giấc mơ

Lá vàng vừa chớm nụ thơ

lời thưa sắc giới, còn mang cuộc đời

 

bên kia đỉnh núi trăng lơ

em mang hạt bụi trên tầng mộng say

ngồi ôm viễn mộng mây bay

âm thanh vô tự đón mời chân tâm..

Tiếng khóc chào đời để tỏ lộ một hữu tình có mặt, một mối tình thủy chung, với những nghiệp lực vương mang từ quá khứ đem về hiện tại, để tạo thành nhân dáng, tánh tình, suy tư, cuộc sống. Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy rằng: “Muốn biết kiếp quá khứ ra sao, hãy nhìn đời sống hiện tại. Cũng như muốn biết đời sống tương lai, cũng nhìn vào những gì làm của hiện tại” (Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thọ giả thị. Dục tri lai sinh quả, kim sinh tác giả thị).

Và mỗi người khi lớn lên, có sự suy tư về thân phận con người, đều mong muốn đi tìm đáp án cho cuộc đời, trước biết bao nhiêu là ẩn số, biến dịch…Ai là không mong ước được hạnh phúc, giàu sang phú quí, sức khoẻ sung mãn …nhưng rồi, khi nghiệp lực có mặt như cơn gió- có thể là gió thoảng, có thể là cuồng phong vũ bão, đã làm cho cuộc đời có nhiều biến chuyển, để cho người lãng tử đứng lặng mình trước cuộc phù du và hỏi rằng: cuộc đời là gì?

Vào những năm đó … Đất nước tôi đang có chiến tranh. Không khí chết chóc lẫn thanh bình chen chân có mặt, giành giựt nhau, nhưng mọi người ai nấy đều cần phải sống. Khi trong mùa thi cuối năm, tôi thường đến một ngôi Chùa lớn tại giữa trung tâm Saigon, tìm chỗ thanh vắng để ôn bài thi. Mặc dù là nằm gần nơi đại lộ, thị tứ, xe cộ tấp nập, tiếng xe tiếng còi thường réo vang, nhưng bên trong khuôn viên ngôi Chùa nầy, cảnh trí lại thanh tịnh, im lắng.

Hai bên hông của ngôi Chùa, được tạo cảnh rất là đẹp, theo hình dáng cây cảnh bonsai của Nhật bản. Không gian yên tỉnh, có bụi trúc vàng, có nước chảy róc rách, có hồ nước trong vắt, có những con cá vàng lượn lờ dưới nước. Những cánh chim xoè cánh, bay sát mặt nước, rồi bay lên đậu trên cành trúc, cất tiếng hót, hoà ca, khua động không gian. Ôi, cảnh đẹp và thanh bình quá.

Cành trúc lá vàng

Đong đưa trước gió

Khi tâm bỏ ngỏ

giọt nước nhỏ to

em từ cơn gió

bay ngược dòng đời

hỏi nhau lối nhỏ

đỏ mắt đi tìm

bờ tâm quên ngỏ

bỏ ở chốn nao

dưới chân em, gõ

con nước bóc vỏ

vỡ hạt sen nhỏ

có phải em là

Có những ngày, ngồi ôn bài thi từ sáng đến chiều, để bên cạnh chỗi ngồi là ổ bánh mì, bình nước uống. Tôi đã có những ngày đẹp tại nơi chốn nầy, vì mỗi ngày khi trở về nhà trọ, hình như đều mang theo mình một cái gì đó nên thơ, ấm áp, khó diễn tả. Tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng mộc bảng, tiếng chuông đại hồng, lời kinh sáng chiều … có mặt trong tâm tôi, thật là gần gũi, thân thương.

Cũng ở nơi đây, tôi đã gặp vị Thầy trẻ học cùng trường và đã bị vô thường đem đi khi tuổi còn rất trẻ, với lý tưởng vẫn còn mang nặng trên đôi vai. Trong bài viết « chiếc áo cô đơn » ghi lại năm nào, tôi đã quì xuống trước di ảnh của Người và đã khóc.

Cũng ở nơi đây, sau nhiều ngày đến tìm chỗ yên tịnh để ôn bài, học thi, tôi lại được duyên lớn là quen biết vị Tôn Túc lớn của Phật giáo- Thầy Thích Thanh Kiểm. Có lẽ, vì chỗ tôi hay ngồn ôn bài thi, lại gần Thất và Văn phòng của Thầy và ngày nào cũng thấy người học trò nầy đến, nên chắc có cảm tình. Biết Thầy có dạy « Cắm hoa Nhật bản » tại phòng lớp học được mở sau lưng Vãng Sinh Đường, tôi cũng có tham dự học, biết chút chút, nhưng lại không giỏi gì. Những lúc ngồi chán, đứng dậy, cầm quyển sách trên tay, đi tới lui để giản gân cốt, vừa đi vừa lẩm nhẩm đọc bài…gặp Thầy, tôi chắp tay xá và đón nhận nụ cười Từ bi của Thầy.

- Con ráng học và phải thi đậu nha. Nước mình chưa có thanh bình, chiến tranh vẫn còn. Rớt thì phải đi lính…

Thầy bỏ lửng câu nói, như một lời nhắn nhủ, khuyến khích, chia sẻ và như một cái gì chứa đầy ắp tình thương, nhưng đượm màu chua xót..

- Dạ, con cám ơn Thầy ...

Những lúc thấy tôi không có cắm cúi học, mà đi lòng vòng. Thầy gọi lại và kể vài câu chuyện về Phật Pháp, có ý nghĩa tâm linh rất hay, để chỉ dạy và cũng không hỏi là tôi theo tôn giáo nào.

Một hôm, tôi xin gặp Thầy và trình lên Thầy một bài viết trong quyển tập học sinh. Bài Tiểu luận dài mấy chục trang...nhờ Thầy đọc và cho ý kiến. Thầy ngạc nhiên, nhìn tôi và mở trang đầu ra đọc: “ Mật nghĩa Kinh Di Đà”.

- Mật nghĩa Kinh Di Đà. Ủa, bài nầy ai viết. Con viết à ? Như vậy, gia đình con là Phật tử ? Mà làm sao, con lại viết được một đề tài lớn như vậy, trong lúc mỗi ngày, Thầy đều thấy con đến đây để ôn luyện bài thi mà ?

- Dạ ! Thầy hỏi nhiều làm con hồi hộp và run quá Thầy à. Những trang giấy nầy được con nghiên cứu và viết vào lúc đêm về, khi chỉ còn lại một mình, yên lặng. Cảnh chùa, hình dáng của Thầy, lời Kinh mà con lắng nghe được khi đến đây, như một động lực nào đó, kéo con gần với đạo Phật và con viết…Không biết có đúng với tư tưởng của đạo Phật hay không ?

Hai Thầy trò đều im lặng, nhưng tôi biết chắc là Thầy rất ngạc nhiên về tôi, mà chính tôi, tôi cũng ngạc nhiên về chính mình, là làm sao tôi lại vượt qua đoạn đường dài như vậy ?

Vài ngày sau, Thầy trả lại tôi quyển tập, và đưa ra lời nhận xét rằng :

- Con viết rất hay, đúng lắm khi đưa ra những nhận thức về Phật giáo, nhưng chỉ thiếu dẫn chứng từ Kinh sách. Một bài viết có giá trị nghiên cứu, cần phải có sự dẫn chứng, rõ ràng, tương ứng, để chứng tỏ đó là những luận giãi từ Kinh.. Mà sao con lại thích thú với Mật nghĩa của Kinh Di Đà ? Có thời gian, con cũng nên nghiên cứu thêm với tinh thần của tuổi trẻ. Phật giáo cần được dấn thân, đem vào đời với sự sống, vì đạo Phật là đạo sống, hoàn thiện con người mình và người. Cõi Tịnh độ cũng còn có nghĩa là thiết lập nơi trần gian nầy..

Cõi Tịnh độ còn có nghĩa là được thiết lậpcõi Ta bà. Lời của Thầy như một công án đối với tôi, người mới tập tễnh bước vào đạo. Nhiều khi, trong đời sống có quá nhiều khổ đau, bất hạnh…mà con người phải gánh chịu, khiến dễ nhàm chán đời sống, và mong mỏi được đi về nơi chốn nào đó, nơi không có khổ đau, không có nước mắt buồn rơi, chỉ thuần là an lạc, hạnh phúc.

Người ta chỉ nhìn thấy mùa Thu thật đẹp, có lá vàng, vàng lợt, vàng sậm. Có lá vẫn còn bám trên thân cây, có lá rơi tả tơi nằm trên đất, lay động theo từng cơn gió. Lá của sắc màu, lá của chuyên chở, của tâm tình, của lúc ngồi lặng yên, cất lên lời hát, của lúc thổn thức đau thương, vui buồn, của những trường giang sóng gió, của đất trời chấn động, của cơn giông bão, của hạt mưa rơi, của nóng giận tử sinh, của từng mùa réo rắc v.v.. đã và đang ẩn chứa trong Thu, để Thu thực hiện hạnh kham nhẫn, đem cho đời những hình ảnh thật là đẹp.

Thu đẹp quá, mảnh mai vàng mỏng như người con gái lúc đợi chờ, như cánh chim bay lượn trên chiếc cầu ảo vọng, có mây trời trôi, có bước chân trên cõi đời, thầm khẽ, rung động, nhặt lên những màu mỡ của ước mơ ..

Có phải tà áo em bay trong gió

chở hương thơm ngây ngất buổi trời mây

hay nước mắt ngỡ ngàng trên vai nặng

mỗi lá rơi, vàng sậm cả cõi lòng ..

Và người ta ca tụng, làm thơ văn, chiêm ngưỡng, tán thán. Mùa Thu là mùa đẹp nhất trong các mùa, trong trời đất, nhưng, những ai đang tâng bốc Thu trên cao của cõi đời, có bao giờ biết được nổi lòng hy hiến của Thu, để cho chúng ta được thưởng thức các sắc màu tuyệt diệu. Chúng ta đang là Xuân mà, sao lại bỏ ra đi, để về nơi bão lửa, sa mạc với cơn nóng cháy của mùa Hè, bỏng da cháy thịt, để quay quắt trong mình những rã rời, hoang vắng. Ánh mắt Thu đượm buồn như nổi sầu của thế kỷ, của vô tận, đi vào đời, để rồi chìm mình trong cơn lạnh giá của Động. Thu là đoạn đường đã qua với nhiều bi hài kịch, Thu cũng là bước đi nối tiếp với nhiều hy hiến, dâng tặng. Tại sao không ai nhìn thấy Thu trong giây phút hiện tại, nhìn vào chiều sâu vô tận của đáy tâm, có sự nhẫn nhục, để chia sẻ cùng Thu.

Nhận thức cuộc đời là Khổ, người con Phật vẫn đi vào đời với những tư lương hạn hữu, để đối diện với cuộc đời, mong tìm sự chuyển hoá khổ đau, bất hạnh. Nước mắt có tuôn rơi, khổ đau có mặt, nhìn lại tâm mình, quán chiếu và nhận được chất liệu trưởng thành, lớn mạnh, vững vàng, an tịnh, giải thoát có trong các khổ đau.

Những người mang chiếc áo cô đơn, chiếc áo hoại sắc như tấm lòng của sắc màu của Thu, đối với cuộc đời, với nội tâm là một chiến trường kỳ diệu, vinh hiễn « chiến thắng vạn quân, không bằng tự chiến thắng mình ». Chiếc áo đó là cả một tấm lòng cao rộng, an nhiên, thư thái, chịu đựng, thử thách, bỏ rơi những hạn hẹp thường tình, để mở rộng cõi lòng với Tuổi trẻ trong sáng, với Lý tưởng cao vời vợi và với Tình yêu tràn ngập, bởi Từ biTuệ giác có mặt.

Có lúc nào chúng ta lắng nghe lại tiếng của Lăng Nghiêm trong một buổi khuya lắng đọng, nghe lại lời của Ngài A-nan trước đức Phật sau cuộc bể dâu của tâm…

« Con nguyện chứng thành đạo quả, hoá độ chúng sinh, để báo ân Phật. Xin Ngài chứng minh cho con. Trong đời ác năm trược, con xin nguyện dấn thân vào trước, nếu như còn một chúng sinh nào chưa thành Phật, thì mãi mãi trọn kiếp con cũng không vào cảnh giới Niết Bàn »

( Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương, hoàn độ như thị hằng sa chúng, tương thử thân tâm phụng trần sái, thị tắc danh vi Phật báo ân. Phục thỉnh Thế tôn vị chứng minh, ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, như nhất chúng sinh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ nê hoàn…).

Lời kinh đó như là bài thơ tuyệt đẹp, đánh động và rung chuyển tâm thức của con người, để rồi dám hy sinh tất cả cho lý tưởng, vào đời, tạo thành một đạo Phật dấn thân, thiết lập cõi Tịnh độ trên cõi nhân sinh.

Người mang chiếc áo cô đơn đó, là người nhận thức được Tánh Phật có mặt trong tâm, và thiết lập sự giao thông giữa tâm và tâm, thể nhập để nhập thế, nhập thế để thể nhập, tương tức tương nhập, để làm hiễn lộ Từ biTuệ giác, bộ mặt thật của muôn đời. Người đó trở thành khiêm cung như mùa Thu, nói với tâm mình với Tam đề : « Nguyện không làm điều ác. nguyện làm tất cả việc thiện. Nguyện cứu độ tất cả chúng sinh » ( Nguyện độ nhất thiết ác, nguyện tu nhất thiết thiện, nguyện độ nhất thiết chúng sinh ) và Năm quán với tương quan giữa người và người, vạn vật : « Công ơn Phật, Thầy Tổ, cha mẹ, mọi người trong xã hội … để có vật thực nầy. Xét lại phẩm hạnh để thọ dụng phẩm vật. Tránh không để tâm tham đắm, mà chỉ xem đây là lương dược để có sức khoẻ, thực hiện lý tưởng thành đạo » (Nhất - kể công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ. Nhị tổn kỳ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng. Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tâm. Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô. Ngũ vi thành đạo cố, đương thọ thử thực ).

Thu đã tràn về trên chiếc áo, tung bay trong gió ngược chiều, trước những cơn gió của thành bại, vinh nhục, được thu, hơn kém … để tô đậm thêm màu áo của sở nguyện vì đời, thiết lập tương giao, để thực hiện cõi Tịnh với Phàm Thánh đồng cư, để báo đáp bốn ân.

Trong Kinh có nói : « Đức Phật thường dạy rằng : Tất cả Pháp đều do nhân duyên sinh và cũng do nhân duyên diệt » (Chư pháp tùng duyên sanh, diệc tùng nhân-duyên diệt, Ngã- Phật Ðại Sa-Môn, thường tác như thị thuyết) để nói lên sự tương duyên tương sinh giữa vạn hữu, và cũng nói đến tâm nguyện của người nầy vì người kia và ngược lại, trên bước đường sống của đạo Phật, vì con ngườivũ trụ, đều liên hệ lẫn nhau, trong sự thể nhập vào Phật Tri Kiến.

Trong một bài viết năm 2000, nhân khi đọc Kinh Pháp Hoa, tôi chợt có những cảm xúc và đã ghi lại :

« Trên cao, ánh trăng mười sáu mủm mỉm cười rực rỡ. Mảnh trăng đã chín vàng, trưởng thành sau một đêm rằm ngời sáng, nên tròn trịa như tâm địa giác ngộ.

Gặp tuổi thơ, một thoáng đời của quá khứ vô hình lại là hiện tại. Quá khứhiện tại và tương lai cũng bồng bột trong hiện tại. Phải có tâm “trống không” mới cảm nhận được bước chân tung tăng của trẻ thơ trên cánh đồng cỏ non, mới đủ vững mạnh để đôi tay ôm ấp cả hư không. Phải thực hành miên mật, phải có niềm tin chắc chắn rằng “tất cả mọi người đều có Phật tánh” và mình sẽ là vị Phật tương lai, hằng sống hoài với Tri Kiến Phật thì mới hiểu thấu được thọ lượng hay Pháp thân Thường trụ của Đức Phật theo “Khai tích hiển bổn”, và trực nhận ra sự chuyển mình kỳ diệu của Long nữ trong phẩm thứ 12 , Đề-bà-đạt-đa của kinh Pháp hoa.

LONG NỮ

Hỡi em! khi gió tràn về

con trăng mười sáu rạng ngời trên cao

tuổi thơ nào chỉ hôm nầy

tung tăng chạy nhảy, cánh đồng cỏ non

 

Trăng đùa ngọn lúa nội đồng

gió đưa hương thoảng phương trời đồi xanh

đôi tay ôm ấp hư không

tóc mây tung xõa, nụ cười thiên thu

 

Đôi tay em khéo vun đầy

hiện thân nam tử hiễn bày tánh không

chơn như nào chút vướng trần

chuyển từ Long nữ, Trượng phu tướng đầy

 

Bước chân sen nở nhiệm mầu

mười phương hoa trổ trải dày thảm “ không”

đàn thiên trổ khúc hoan ca

hóa thân lượng kiếp, lúc nầy nào hai. 

 01.05.2000

Cuộc sống hiện nay có muôn vàn sự đau khổ, đổi thay, diễn dịch không ngừng, có mặt khắp mọi nơi nơi. Lò lửa của tham sân si luôn luôn chực cháy bất cứ lúc nào. Lời nguyện xưa của người dấn thân vào đời, mong chuyển hoá, làm đẹp cho cuộc đời, vẫn còn nồng cháy mãi. Hoá thân vô lương kiếp, kiếp nầy nào hai, trên thảm cỏ “không tánh”. Trong mỗi con người chúng ta, dù với bất cứ hình dạng nào, thì Tánh Phật vẫn tròn đầy, chỉ cần “ quay đầu hồi ngạn”, bến bờ có đó.

Mùa Thu đã mang áo nhẫn nhực, điềm nhiên, tự tạithiền định trong sư chuyển hoá để cho đời những hình ảnh sẻ chia thật đẹp. Giá trị đích thực của cuộc chuyển mình, đặt nặng trên mình Thu, như đặt gánh nặng trên vai của Tuổi trẻ, Lý tưởng và Tình yêu, vì cuộc đời. Đau khổ làm chúng ta trưởng thành, có giông bão làm chúng ta gần gủi nhau, để chia sẻ tình thươnghạnh phúc, bất hạnh tạo thành tiếng nói chung để bảo vệ môi trường, môi sinh, sinh mệnh con người. Tất cả mọi triết thuyết đều không có giá trị bằng sinh mệnh con người, và tất cả muôn loài đều có mặt trên vai người mang chiếc áo cô đơn, trong cái tâm mở rộng, trọng bốn ân, tri ân và báo đáp…. và nguyện lớn được nuôi dưỡng, thao thức ..

Bàn tay đó trở thành Thiên thủ

hạnh Viên thông chuyển hoá mê tâm

tai lắng nghe giúp đời qua bể khổ

đôi mắt tỏ đưa người về nẻo sáng..

Chúng ta từng đi đây đó để tham vấn Phật Pháptu học. Chúng ta cũng từng được trao tay cho đèn tuệ đang thắp sáng, có an lạc, có hạnh phúc, có từ bi …nhưng, cõi Tịnh độ được thiết lập, không phải là nơi chốn nào đó, mà trong tâm mỗi người, và cần được đem về nhà để thắp sáng, san sẻ cho những người chung quanh. Không có bất kỳ vị Thầy nào muốn cho người hành giả chỉ thắp sáng ngọn đèn Tuệ chỉ ở nơi chốn tu học, mà cần phải thắp sáng mãi và ở mọi nơi chốn, vì đạo Phật là đạo sống, sống trực tâm, sống thực như lời đức Phật dạy. Nếu quên điều nầy, bám víu vào địa dư, không gian, hoàn cảnh v.v.., mà khi trở về với tâm, về với người thân, gia đình, mà ngọn đèn tuệ bị tắt ngủm trên đường, thì sự đau khổbất hạnh, bất an vẫn luôn còn mãi trong ta và ảnh hưởng đến người chung quanh, dù là chúng ta có mang tâm nguyện chia sẻ. Gia tài không có, ta không thể chia sẻ, đùm bọc được cho bất cứ ai, để cùng chung hưởng.

Chúng ta thường than thân trách phận, nghiệp lực nặng nề, nên đời sống quá nhiều khổ cực, lo toan, nhiều khi mất ăn mất ngủ…như tôi vẫn thường có, để rồi kêu gào lên “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về …”, trong khi thực sự là chúng ta không đi, không về, mà đứng một chỗ, không biến hoá, chuyển tâm, nên ôm trong mình những khổ đau, bất an, không tự tại. Sự trở về là lòng kham nhẫn, xả ly, sống hiện tại trên đôi chân trần, nắm tâm trong chánh niệm và trong từng giây phút hiện tại, thì cõi bất an, vọng niệm sẽ không có mặt, còn chăng là cõi đi về chân thật, ý nghĩa, sống thực, hoàn thiện chính mình và người.

Nằm trong bối cảnh của mùa Lễ Tạ Ơn, sống động bởi sư khuyến khích mua sắm, tiệc tùng v.v…Người con Phật chia sẻ với Mùa Lễ, vì trong mỗi người con Phật đều hàng mang nặng bốn ân với cuộc đời. Nhưng sự tàn sát các sinh vật còn đó, lũ lụt còn đây, thiên tai, nhân tai, động đất, chiến tranh vẫn còn rền vang mãi ở mọi nơi và ngay chính trong tâm mọi người, với bao nhiêu là “điên đảo mộng tưởng” gây thành thảm cảnh bi đát cho nhân loại. Xin thành kính cầu cho:

- Thiên nhiên được bảo vệ, môi trường được xây dựng, rừng xanh được trồng lại, tạo thành không khí trong lành cho vũ trụ.

- Lò lửa chiến tranh được dập tắt, mọi hận thù đều không có mặt để cho nhân loại sống được an lành, hạnh phúc.

- Bửa ăn trên bàn của mọi ngưòi giảm thiểu sinh mạng của các loài sinh vật, để cho trái đất được ấm lại, mọi loài đều thong dong.

- Cầu xin cho giáo Pháp của đức Phật được lan truyền khắp mọi nơi chốn, và cùng chung các tôn giáo khác, đem tình yêu thương thực sự để cứu giúp nhân loại qua cơn bỉ cực, và đem trí tuệ để chỉ rõ đường mê, về nẻo chánh..thoát khỏi khổ đau.

Thưa bạn, là người học hạnh yếu kém, biết được chút ít về Phật Pháp so với rừng giáo Pháp bao la. Tôi cũng đã từng đau khổ, bất hạnh và khóc. Có người hỏi là: Anh mà cũng khóc nữa sao? Thưa vâng, tôi còn khóc nhiều hơn ai tưởng, nếu có hồ chứa, sẽ đong đầy, lai láng như nước của biển hồ. Tôi cũng từng than thân, trách phận, buồn phiền, mất ăn mất ngủ. Xin đừng hỏi tôi là anh mà cũng như vậy ư?- Đúng, may mà không ngăn bờ đấp đê lại, nếu không cũng sẽ gây nên nhưng cơn địa chấn, động đất.

Nhưng, nước mắt đã rửa sạch đôi mắt để nhìn tỏ cuộc đời vô thường và nước mắt cũng tưới tẩm cho mảnh đất tâm được mầu mỡ, tăng trưởng hạnh lành, khơi dậy Phật chất có mặt, dù là còn hạn hẹp, ốm yếu. Những sự bất an làm cho bừng tỉnh qua suy niệm, quán chiếu, thiền định để nhìn rõ mặt mũi khổ đau. Tuy nhiên, vì là ngưòi ít học, xin được ghi lại những lời thô thiển tự đáy lòng, và trong tâm vẫn hoài mang lý tưởng làm được gì đó cho cuộc đời, nhưng do vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nên những dòng chữ ghi lại, dù là có là gì hoặc không trung thực với chính con người mình, nhưng vẫn như là một ước muốn, lòng mong mỏi, hy vọng của một con người muốn thực hiện. Xin được mạn phép, kính chia sẻ cùng tất cả mọi người, nhân ngày Lễ Tạ Ơn ( Happy Thanksgiving )- dù bạn có đồng ý hay không, với tấm lòng quí kính, trân trọng và kính chúc tất cả mọi ngưòi tìm được Tánh Phật trong mình, để sống đời sống An lạc & Hạnh phúc cho mình, cho gia đình và cho thiên nhiên….

Thành kính chia sẻ và ước vọng,

Viết xong ngày 25 tháng 11 năm 2010.

Ngày Lễ Tạ Ơn ( Happy Thanksgiving )

Cư sĩ Liên Hoa


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15608)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17848)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13301)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12156)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14177)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13830)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13695)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14459)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16403)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21010)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22169)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12823)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13657)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23123)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13299)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30168)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13512)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13240)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12922)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12831)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12864)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14056)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15125)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22020)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15000)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14267)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19482)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14165)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13310)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12698)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12811)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15757)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12190)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13441)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15091)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14785)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12375)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13858)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16389)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14568)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17528)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12955)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14815)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14581)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28498)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14117)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13239)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13878)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10651)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14788)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant