Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vận Nước Một Thời Qua Văn Học Sử Phật Giáo

21 Tháng Sáu 201408:35(Xem: 12924)
Vận Nước Một Thời Qua Văn Học Sử Phật Giáo

Vận Nước Một Thời Qua Văn Học Sử Phật Giáo
Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Năm 971, Đinh Tiên Hoàng nghe tiếng nhà sư Ngô Chân Lưu làu thông kinh giáo, học rộng biết nhiều nên vời về triều. Sau cuộc đàm đạo, vua thích ý, phong nhà sư làm Tăng Thống rồi ban hiệu là Khuông Việt. Do hiệu là Khuông Việt, có nghĩa là “khuông phò nước Việt”, và chức Tăng Thống thì giống như “thầy vua”, còn lớn hơn các vị khai quốc công thần như Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn - nhiều người nghĩ thầm, chắc nhà vua có ý hàm ân nhà Ngô đã đuổi giặc Nam Hán, lập nên một trang sử mới. Điều ấy chỉ đúng một nửa, nửa kia là chuyện “Khuông phò nước Đại Cồ Việt” vậy.

Nhà Đinh tồn tại được 12 năm thì sinh biến loạn (Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại). Trong lúc triều đình đang rối ren thì đầu xuân năm 981, Hầu Nhân Bảo nhà Tống mang quân sang xâm lược. Do thái tử còn nhỏ nên bá quan tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua, hiệu là Đại Hành hoàng đế, cùng triều đình bàn kế chống giặc.

Theo “Thiền Uyển tập anh”, ta biết thêm, đại ý: Tháng 4 năm 981, khi nghe quân Bảo đóng tại Cương Giáp, Lạng Sơn, vua rất lo lắng. Nghe danh thiền sư Vạn Hạnh biết việc quá khứ, vị lai, nói câu nào ra đều là sấm ngôn, sấm ngữ nên vua thỉnh mời sư đến triều, cốt ý đem chuyện chiến tranh, thắng hay bại ra hỏi. Sư không vào chầu, chỉ gởi đến vua lời tiên tri quyết chắc: “Trong 3, 7 ngày tất giặc phải lui”. Sau, quả nhiên như thế! Quân của Hầu Nhân Bảo bị đánh tan, chết hơn nửa khi vừa kéo quân đến cửa sông Cà Lồ; y thì chết trong đám loạn quân, số tàn quân còn lại trốn chạy về phương Bắc.

Đầu năm 982, Lê Đại Hành thiết lập kỷ cương, ổn định triều chính; một niềm kính trọng thiền sư Khuông Việt nên phàm việc quân, việc nước, vua đều nhờ sư cố vấn. Không những thế, khi nghe danh thiền sư Pháp Thuận học rộng, thơ hay, rõ việc đương thời nên vua cung thỉnh vào triều để giúp ông trù định sách lược. Mọi văn thư ngoại giao, chiếu chỉ, sắc phong... đều nhờ cậy tài bác học của sư đảm nhiệm. Vua tôn kính vô cùng, tránh tên Pháp Thuận, chỉ gọi ngài là Đỗ Pháp Sư!

Thắng Tống mà triều đình Đại Cồ Việt không kiêu! Khi triều chính tạm thời yên ổn, Lê Đại Hành cho sứ giả sang Tống cống nạp lễ phẩm xin được bang giao hòa hiếu. Tống thuận. Tuy nhiên, khi sứ Tống đến Hoa Lư, yêu cầu vua quỳ để tiếp nhận sắc chỉ của vua Tống phong cho làm Giao Chỉ quận vương - Đại Hành viện cớ đau chân, không quỳ, sứ Tống chẳng bắt bẻ được. Để tránh việc tiếp sứ giả phiền hàtốn kém, Đại Hành còn đề nghị nước Tống, lần sau, chỉ cần sứ thần đến đầu địa giới, báo tin thì Hoa Lư sẽ cử người đi đón tiếp. Tống cũng phải khứng chịu.

Vậy là sau năm 983, sứ giả Tống qua lại nhiều lần, lúc thì trấn an, xoa dịu, lúc thì hăm dọa làm khó dễ đủ điều mà chưa lần nào khuất phục hoặc qua mặt được nhà vua – vì triều đình có sẵn ba bậc đại trí thức thiền sư tham mưu, cố vấn.

Năm 987, người Tống là Lý Giác sang sứ, vua nhờ Đỗ Pháp Sư cải trang làm quan coi bến (cái bến có chiếc đò ngang được sắp xếp mà sứ giả phải đi qua) để theo dõi hành động của y, đồng thời, biết ngài là người có khả năng trí thức, văn hóa, thừa ngôn ngữ giao tiếp, ứng đối, khỏi sợ bị bẻ mặt trước sứ giả nhà Tống.

Sư làm người chèo đò chở Lý Giác.

Thấy chú chèo đò tuy ăn mặc lam lũ nhưng dáng dấp và phong thái rất nho nhã, không phải là kẻ tầm thường, Giác biết ngay đây là sự sắp đặt tinh tế của triều đình Đại Cồ Việt!

Đò ngang qua nửa sông, gặp khi có hai con ngỗng trắng nhẹ nhàng bơi trên mặt nước, đẹp quá, hữu tình quá, Giác muốn thử trình độ văn học của chú chèo đò, miệng tủm tỉm cười, sau đó ngâm chơi rằng:

- Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

(Song song ngỗng một đôi

Ngước mặt ngó chân trời)

Nghe câu thơ, do học rộng biết nhiều, thiền sư thấy Lý Giác đã “bẻ đôi” , lấy nửa đầu trong bài thơ “vịnh nga” của thần đồng Lạc Tân Vương sống trước đó 300 năm, làm lúc 10 tuổi mà ngày nay chúng ta còn tìm thấy trong “Toàn Đường thi tập” (1); và nguyên văn của nó như sau:

- Nga nga nga

Khúc hạng hướng thiên ca

Bạch mao phù lục thủy

Hồng chưởng bát thanh ba”.

(Nga nga nga

Ngưỡng cổ kêu ngó trời

Lông trắng trôi nước biếc

Sóng xanh chân hồng bơi).

suy nghĩ thật nhanh: Chà, chà, “nga nga nga”biến thành “nga nga lưỡng nga nga” bằng hình ảnh hai con ngỗng song song bơi trên mặt nước, trước mắt, quả là tài tình. Còn “khúc hạng hướng thiên ca” được “thôi, xao” thành ngưỡng diện hướng thiên nha” lại càng chuẩn và hay hơn nhiều! Tên sứ này giỏi! Vậy thì ta cũng cải biên mấy chữ của Lạc Tân Vương để chắp nối thành một bài ngũ ngôn tứ tuyệt cho y biết tay trình độ học thức của dân đen xứ “Nam man”!

Rồi vừa chèo đò, vừa cười thầm trong bụng, sư ung dung ngâm tiếp:

- Bạch mao phô lục thủy

 Hồng trạo bãi thanh ba.

Vậy là ai cũng tự ý thay đổi chữ này, chữ kia bài thơ cũ của Lạc Tân Vương, cuối cùng thành:

“Nga nga lưỡng nga nga,

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

Bạch mao phô lục thủy,

Hồng trạo bãi thanh ba”.

(Song song ngỗng một đôi,

Ngửa mặt ngó lên trời.

Lông trắng phơi dòng biếc,

Sóng xanh chân hồng bơi). (2)

(T.T Mật Thể dịch)

Cuộc ứng đối thú vị này, có người đã bình như sau: “Thâm ý của Lý sứ thần điễn nhã và thâm trầm đến vậy mà vẫn bị chú chèo đò ‘bắt bài’ bằng tinh thần chẳng thua kém trí thứcvăn hóa vậy”.

Có lẽ nghe xong, Lý Giác rất kinh dị cái tài thơ cùng kiến thức bác lãm cổ văn của chú chèo đò – nên sau này, Lê Quý Đôn (3) đã tán dương thiền sư Pháp Thuận bằng 8 chữ: “Thuận sư thi cú, Tống sứ kinh dị” (Thi cú của thiền sư Pháp Thuận làm cho sứ Tống kinh dị).

Còn theo “Đại việt sử ký toàn thư” thì sau khi Đỗ Pháp Sư tiếp vần nối hai câu để thành bài thơ tứ tuyệt như trên, Giác rất khâm phục, về tới sứ quán, y làm một bài thơ tặng sư Pháp Thuận - tức là chú chèo đò - với ý nghĩa rất trân trọng tình hữu nghị giữa hai nước:

- Hạnh ngộ minh thời tán thịnh du

Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu

Đông đô lưỡng biệt tâm vưu luyến

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch

Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu

Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.

(May gặp thời minh giúp việc vua

Một mình hai đợt sứ Giao Châu

Đông Đô đôi biệt dòng lưu luyến

Nam Việt muôn trùng ngóng chửa bưa

Ngựa đạp mây mù qua sóng đá

Xe rời núi biếc thả buồm đưa

Ngoài trời còn có trời soi rạng

Sóng lặng khe đầm ngắm nguyệt thu).

(Lê Mạnh Thát dịch)

Thiền sư Pháp Thuận mang bài thơ của Lý Giác cho nhà vua xem; nhà vua lại hỏi thiền sư Khuông Việt là Lý Giác có ý gì trong bài thơ ấy. Thiền sư Khuông Việt nói:

“Thơ này nó tôn bệ hạ không khác gì vua Tống". Thật ra, còn hơn cả vua Tống, vì “ngoài trời còn có trời soi rạng” kia mà! Vua khen ý thơ, tặng cho sứ giả rất hậu. Khi Giác từ biệt ra về, vua ngõ ý nhờ Khuông Việt làm bài hát (từ khúc) để tiễn đưa nữa:

- Tường quang phong hảo cẩm phàm trương

Thần tiên phục đế hương

Thiên trùng vạn lý thiệp thương lương

Cửu thiên quy lộ trường

Nhân tình thắm thiết đối ly trường

Phan luyến sứ tinh lang

Nguyện tương thâm ý vị Nam cương

Phân minh báo ngã hoàng.

(Gió hòa phấp phới cánh buồm hoa

Thần tiên trở lại nhà

Đường muôn nghìn dặm trải phong ba

Cửa trời nhắm đường xa

Một chén quan hà dạ thiết tha

Thương nhớ biết bao là

Nỗi niềm xin nhớ cõi Nam hà

Bày tỏ với vua ta).

(T.T Mật Thể dịch)

Người ta nói rằng đây là bài từ khúc có tên là “Vương lang quy” hay “Ngọc lang quy” – nhưng theo GS. Lê Mạnh Thát thì đây là bài ca từ được hát theo điệu nhạc có tên là "Nguyễn lang quy", chỉ sự từ biệt Đào Nguyên để trở về trần của Lưu Thần và Nguyễn Triệu. Xét theo thể tài, âm luật và nhạc điệu thì nó hoàn toàn giống với “Nguyễn lang quy” rất thịnh hành vào thời Đường-Tống.

Và đấy cũng là “thâm ý” mà một nhà sư Đại Cồ Việt ở nơi miền Nam bang biên địa xa xôi làm tặng sứ giả nhà Tống. Sự ứng xử với tác phong văn hóa ấy chắc hẳn phải làm cho "chính quốc" nể phục, không dám coi thường.

Âm luật của loại từ khúc “Nguyễn lang quy” này có 8 câu, 4 vế, mỗi vế 2 câu, câu trước 7 chữ, câu sau 5 chữ; và cuối luật bằng là vần bằng, nếu khôngkiến văn và không nghiên cứu sâu rộng thì không thể biết được, làm được. Đây là bài từ xưa nhất hiện còn, không những của nước Nam ta mà là của Trung Quốc nữa. Nó là bài ca từ quí nhất, cổ xưa nhất trong lịch sử ngoại giao và lịch sử văn học dân tộc.

Nhà bác học Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” khi đọc được bài từ khúc này trong “Thiền Uyển Tập Anh” đã không hết lời khen ngợi lời lẽ của nó: "Nõn nà tưởng có thể vốc được”.đánh giá nó bằng hai câu thơ:

“Chân Lưu tài từ

Trứ xưng nhất thời”.

(Từ điệu tài hoa của (Ngô) Chân Lưu quả thậttrứ danh một thời).

Còn Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương” thì đánh giá với đại ý: “Khúc hát hay cũng đủ chứng tỏ là nước ta có nhân tài, quốc thể được tôn trọng, làm cho Bắc phương phải thán phục”.

Một thiền sư đoán việc như thần dù được mời nhưng không đến triều vì biết là chưa đúng thời (4). Một thiền sư giả trang làm lái đò, chỉ qua vài câu thơ đã làm cho sứ Tống phải thán phục, không dám coi thường con dân Đại Cồ Việt. Một vị thiền sư khác, làm khúc ca từ - chỉ thịnh hành ở thời Đường-Tống bên Tàu, để tiễn đưa sứ giả “bổn quốc” với tình cảm vừa thắm thiết vừa cao nhã. Thật ra, vua tôi Nam bang, chỉ mong sứ giả về tâu lại cho vua Tống rõ tình cảm trân trọng ấy và chỉ mong sự hòa hiếu cho muôn dân hai nước đỡ khổ vì chiến tranh. Đây là thái độ nhu thuận khôn ngoan của vua tôi Nam bang – vốn biết mình nước nhỏ, sức yếu - mặc dầu vừa đánh thắng quân Tống.

Tuy nhiên, sau khi sứ giả về rồi, có lẽ thấy rõ dã tâm phản trắc khó lường bao đời của giặc Băc; biết rõ sự khôn khéo và ẩn nhẫn ngoại giao của mình chỉ là kế nhất thời, kế dài lâu là phải có nội lực tự cường để an dân, giữ nước. Vì nghĩ vậy nên nhà vua hỏi thiền sư Pháp Thuận về “vận nước” – vì nhà sư là bậc “bác học công thi, phụ vương tá chi tài, minh đương thế chi vụ” (Một nhà bác học, giỏi về nghệ thuật thi ca, có tài năng phụ tá nhà vua trong việc chính trị và thông hiểu về tình hình thực tại của đất nước).

Với cái nhìn sắc bén của một vị thiền sư lỗi lạc, lại“minh đương thế chi vụ”, Pháp Thuận đã khai sáng cho nhà vua một “nguyên lý chính trị” : Lấy đạo đức bản thân làm nền tảng, đại đoàn kết dân tộc là “nội lực” quyết định đem đến sự thái bình cho muôn dân Đại Cồ Việt. Nên khi được hỏi, như đang có sẵn trong đầu, sư đọc ngay bài thơ tứ tuyệt:

Nguyên bản Hán Văn:

國祚

國祚如藤絡,

南天裏太平。

無為居殿閣,

處處息刀兵。

Quốc tộ

- Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiênthái bình.

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

(Vận nước

Vận nước như dây quấn

Trời Nam mở thái bình

Vô vi ở điện các

Chốn chốn dứt đao binh).

“Vận nước như dây mây quấn” nói đến tình hình rối ren muôn đời của việc nước, việc nhà, việc trị, việc an... như dây leo quấn chằng chịt không tìm ra đầu mối – nhưng cũng vừa gợi ý sự đoàn kết của vua quan và muôn dân trăm họ bởi hình ảnh một bó dây mây bền chắc kết lại trước hiểm họa bao đời từ phương Bắc.

"Vô vi ở điện các". Chữ "vô vi" này rõ ràng không còn mang ngữ nghĩa "vô vi" của Lão Tử mà cũng không hoàn toànthuật ngữ Phật học với ý nghĩa rỗng rang, giải thoát. "Vô vi" ở đây đã trở thành nội hàm của một khái niệm tổng hợp cả ba nền tư tưởng Nho-Phật-Lão. Nhà sư khuyên vua và triều đình phải sống đời trung chính, đạo đức hiền thiện, thuận theo lẽ tự nhiên, đừng nhũng nhiễu mọi người, hao phí tài lực của lê dân để làm gương soi cho bá tánh. Khi triều đình sống được như vậy và nhân dân một lòng đoàn kết thì xứ xứ sẽ hết đao binh và trời Nam sẽ thái bình thịnh trị.

Chỉ với mấy câu kệ thơ mà Pháp Thuận đã để lại cho nền văn học nước nhà một tác phẩm mang nhiều giá trị tư tưởng học thuật, tư tưởng chính trị minh triết cùng thái độ hành xử của tu sĩ: Vừa không đánh mất phẩm cách của sa-môn, vừa giúp được vua, giúp được nước.

Nói tóm lại, do sử liệu ít ỏi, tuy văn học sử chỉ còn để lại mấy bài thơ của các vị thiền sư, nhưng ta cũng có thể hình dung được diện mạo văn học một thời. Đinh, Lê mới chỉ vừa lập quốc, nhưng đâu phải vì vậyvăn hóa, văn phong, tư tưởng không nội hàm một sinh lực với giá trị tâm linh lâu đời.

Để kết luận.

“Thiền uyển tập anh” còn cho biết đại lược rằng: “Thời Lê Đại Hành chống Tống, vua thường mời đại sư Khuông ViệtPháp Thuận cùng dự bàn chính sự, đến khi thái bình, vua ban khen, các sư không nhận, lui về núi ở ẩn”.

Ôi, đẹp thay! Hùng tráng thay! Mà cũng thơ mộng thay là bài học về “vận nước một thời” cùng phong cách sống tao nhã và cao vời của các vị thiền sư - đáng cho thời đại và người học Phật ngày nay phải đăm chiêu và suy gẫm!

Riêng tôi, không biết tại sao, lại rưng rưng nước mắt!


MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

Ghi chú:

(1) 2, quyển 79, tờ 864 trong “Nghiên cứu Thiền uyển tập anh”, trang 516 - của GS. Lê Mạnh Thát.

(2) “Việt Nam Phật giáo sử lược” – Thích Mật Thể.

(3) Trong “Kiến văn tiểu lục” , trang 493.

(4) Vạn Hạnh chỉ đến triều cuối Lê, đầu Lý và phò nhà Lý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8864)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9120)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 9032)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8194)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 12039)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10412)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8877)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10360)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10943)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 12063)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8717)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9315)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10060)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11336)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9871)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9395)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10114)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10146)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9305)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13340)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10210)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10517)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10963)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9146)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10327)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10271)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9375)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11068)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15099)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11834)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10154)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12693)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10974)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10457)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10852)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10725)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10587)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 10020)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9400)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9372)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11383)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9719)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13101)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12645)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9200)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9599)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9639)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9666)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9223)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 9033)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant