Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trong bức thư pháp hiện rõ bóng Thầy

30 Tháng Mười Một 201418:08(Xem: 10499)
Trong bức thư pháp hiện rõ bóng Thầy


Trong bức thư pháp hiện rõ bóng Thầy

Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.

Hàng chữ thư pháp trên liên quan đến một chặng đường tu học của tôi, vốn là một câu thơ của Sư Ông mà từ lâu tôi sử dụng như một quán ngữ cho sự thực tập của mình: hồ tâm lặng chiếu nguyệt thanh bình. Thuở ấy, tự biết tâm mình còn dễ dao động nên từ khi đọc sách Sư Ông vào khoảng năm 76, 77, tôi đã thực tập cố gắng nhìn lại tâm mình cho bớt xôn xao, “nổi sóng” nhất là khi bắt đầu tập hạnh xuất gia. Câu thơ trên khi chưa được treo lên vách đã ở bên cạnh tôi như một tâm niệm khó quên, một nhắc nhở không thôi.

blank
Người Mỹ tạc tượng Sư ông Làng Mai
Nhưng việc được gặp gỡ người đã chỉ ra một quán ngữ cho cuộc đời tu học của mình thì phải nhiều năm sau cơ duyên mới đến. Khoảng năm 1986, Sư Ông qua Bắc Mỹ giảng thiền khi làn sóng người tỵ nạn Việt Nam đến định cư ngày một đông. Sau khóa tu ở một trại hè gần San Diego, tôi quen biết anh Mộc, một họa sĩ và nhờ anh phỏng theo kiểu chữ Sư Ông, cắt giấy dán câu thơ làm thành một tiêu ngữ rất dễ nhìn, ai thấy cũng không rời mắt. Cho đến một hôm, trong một khóa tu ở tu viện Lộc Uyển, thì cơ duyên mới đến! Sau khóa tu, Sư Ông ngỏ ý cho các Huynh Đệ về thăm nhà, hay quý Thầy, Sư Cô nào đã làm Trụ trì mà dám “bỏ chùa đi tu học”, thì dành cho mỗi người một món quà. Hôm đó, tôi thấy mình qualified nên theo chúng đi xuống cốc của Sư Ông. Có thực tập chút chút, nên tôi cũng biết nhường nhịn các huynh đệ, để cho mọi người chọn quà trước. Ai ngờ, đến phiên mình thì quà … sạch trơn! Thật tình, tôi cũng chưa biết nghĩ sao, đúng là “tiến thóai lưỡng nan”, chẵng lẽ “đòi ” thì không nên mà bỏ đi thì hóa ra “cô phụ” lòng thương của Sư Ông. Ngay lúc đó, Sư Ông từ trong phòng ngủ bước ra, thấy tôi đứng đó (không biết thị giảbáo cáo hay không) thì Sư Ông nói ngay: Thầy muốn chữ gì, tôi viết cho thầy. Đợi thị giả trải giấy, bày xong bút mực, tôi mới ghé ngồi cạnh, miệng thưa với Sư Ông: Bạch Sư Ông, cho con xin câu: “hồ tâm lặng chiếu nguyệt thanh bình” rồi ngồi yên.

Ngồi bên Sư Ông, một bậc Thầy tôn kính của mình, tôi bỗng thấy mình, vốn đã vóc dáng khiêm nhường, nay lại như nhỏ bé thêm! Trong lòng còn chút ngại ngùng chứ không sợ sệt, tôi bình tâm theo dõi hơi thở, giữ chánh niệm, rồi “enjoy” giây phút hiện tại. Sư Ông điềm tĩnh khác thường, nhẹ nhàng vuốt tờ giấy, khoan thai cầm bút và như thể trút hết thái độ an nhiên tự tại kia xuống mặt giấy. Sư Ông viết thư pháp kể đã hàng trăm lần, thậm chí cả ngàn bức rồi mà dường như cung cách khi đặt bút vẫn chỉ là một, không thay đổi. Đến lúc Sư Ông ấn dấu triện son thay cho chữ ký của tác giả lên bức thư pháp, tôi không còn giữ được bình tâm mà cảm thấy lòng mình rộng mở đón nhận cảm xúc mạnh mẽ, thiết tha từ một lời răn hiển hiện lên thành chữ từ tay một bậc Thầy. Lời dạy được thể hiện trong từ tốn, chân thành, thiết tha như kèm theo ánh mắt bao dung, từ ái. Ôi! chữ nghĩa bình thường không diễn tả nổi, bạn ơi! Khi ấy, tôi chỉ biết mỉm cười, thọ nhận ân đức của Thầy vừa ban cho mình một món quà vô giá.

Tôi đem bức thư pháp về chùa, làm khung, trân trọng treo lên tường chánh điện. Bên kia, là tấm hình ôn Hội chủ chụp chung với Thầy tôi, sư ông Kim Sơn, và đại chúngtịnh thất Phật giáo San Jose thuở nào. Một tấm hình, một bức thư pháp đã ở bên tôi, an ủy, trợ lực tôi trong cuộc đời người tu hành.

Không chỉ nhận được lời dạy như thêm đậm nét trong bức thư pháp, tôi còn sớm lãnh hội nơi Sư Ông những ý tứ thâm sâu được thể hiện bằng một văn tài hiếm có. Từ nhiều thập niên trước, tôi đã cảm mến cuộc sống và tâm tình người xuất gia thiếu niên và nghĩ rằng tác phẩm “Tình người” của Sư Ông đã góp phần không ít vào việc hun đúc, tô bồi hạnh nguyện thí phát của chính mình. Bộ “Đường Xưa Mây Trắng” Sư Ông viết, Lá Bối in lần đầu gồm 3 tập, tôi say sưa đọc một mạch mới buông sách ! Thơ của Sư Ông, gồm nhiều thể lọai, có bài được phổ nhạc, vẫn còn lưu lại trong ký ức nhiều người chúng ta như bằng chứng của một tấm lòng luôn ưu tư, xót xa về nỗi đau chung mà mọi người phải cam nhận. Người ta còn nói nhiều đến những thành tựu đáng kể về nhiều mặt mà Sư Ông đạt được không chỉ trong lãnh vực văn chương, văn hóa. Riêng với người hậu sinh như tôi, tôi chú ý nhiều hơn đến sự nghiệp giáo dục, truyền bá về mặt tâm linh, vận dụng Phât pháp trong đời sống mà tôi được may mắn theo đuổi việc học hỏi, thực tập, hành trì một cách gần gũi với Sư Ông trong thời gian lâu dài. Tôi đi theo làm phụ tá cho Sư Ông khoảng 10 năm trong các khóa tu học, nhiều nhất là ở tu viện Kim Sơn. Ngòai ân đức của một nghiệp sư khi tôi thọ Sa di thập giới ở chùa Việt Nam, Los Angeles, năm 1983, Sư Ông còn dành cho tình thương mến khi tôi bắt đầu thành lập đạo tràng tu học ở Hayward. Sư Ông cho một “bì thư” làm quà khai trương! Sau đó, vào năm 1994, sau khi tôi trình lên Sư Ông bài kệ kiến giải của mình:

Một chút nắng nhạt
Rơi trên y vàng
Nguyện khắp nhân gian
Bình an, chánh niệm.

Sư Ông truyền đăng, ban kệ truyền thừa cho tôi, mà qua đó, lời dạy của Sư Ông thật rõ ràng, thực tế:

Từ vân đương hiện thọai
Lực đại bản do căn
Đối cảnh tâm bất động
Chân giác bất ly trần.

Lời dạy đó đã giúp tôi bao nhiêu lần giữ cho được “tâm bất động” trước nhiều tình huống khác nhau. Tôi rất biết ơn Sư Ông với những lời giáo dưỡng, khuyên bảo ân cần giữa đại chúng cũng như khi ăn sáng riêng với Sư Ông ở cốc ngồi yên tại làng Mai.

Nhưng đặc biệt hơn cả là lời dạy bảo của Sư Ông giúp tôi qua khỏi một “đại nạn” trong cuộc đời tu hành của mình. Nếu như bạn có gia đình thì việc bạn làm những điều cần thiết để gìn giữ gia đình của mình là điều đương nhiên hợp lý. Tôi có chúng xuất gia, tức là gia đình tâm linh, thì tôi cũng cố gắng nuôi dưỡng, bảo vệ cho được an lành, vui vẻ. Nhưng, mấy khi học được chữ ngờ vì có những sự việc xảy ra ngoài tầm dự tính, hiểu biết. Năm đó, tôi phát giác ra có chuyện “bất thường” ở trong chúng tuy không rõ lắm là chuyện gì. Nhưng vì có khóa tu riêng biệt cho người xuất gia, tôi vẫn sắp xếp để tất cả chúng lên Kim Sơn tu học, một mình tôi lo sinh họat ở chùa với Phật tử. Sau khóa tu, tôi trở lên đón mọi người về, thì mới biết, trong buổi pháp đàm, một vài thành phần trong chúng đã “bày tỏ” với mọi người về tình hình sinh họat trong chúng. Những ý kiến đó có chiều bất lợi và có thể làm thương tổn dẫn đến tan rã một chúng xuất gia như chơi! Nghe tôi trình việc, Sư Ông chỉ nhỏ nhẹ nói: “án binh bất động” và tôi hiểu ý người. Tôi áp dụng đúng lời dạy, nhẹ nhàng lắng nghe, tuyệt đối không nổi nóng, buồn giận. Sau đó, tình hình trở nên sáng sủa khi những thành phần đó bày tỏ sự hối tiếc hành động vụng về . Bây giờ, hơn 15 năm trôi qua, nhìn lại, mới thấy lời dạy của Sư Ông là hợp lý, khôn ngoan và sáng suốt. Nếu mình có phản ứng, thái độ, hành động cứng rắn hay giận dữ thì chắc chắn sự việc đã buồn càng thêm buồn, đã tan rã thì sẽ không có cơ hội hàn gắn, xây dựng trở lại được nữa.

Thầy và trẻ em thiền hành - mùa hè làng mai


Vừa mới đây thôi, năm 2013, khi gặp Sư Ông ở đại học Stanford, Sư Ông cũng ân cần dặn dò: phải có chúng xuất gia thì việc tu tập mới tốt được. Có thể cũng vì lý do đó mà khi ở Lộc Uyển, Sư Ông đã dành hơn 15 phút để giải thích cặn kẽ điều tôi thỉnh thị: Bạch Sư Ông, làm thế nào để xây dựng,nuôi dưỡng chúng xuất gia ở Mỹ? Trong câu trả lời, dù Sư Ông cũng dựa vào kinh điển, với ba phần ân đức, đọan đức và trí đức nhưng cách trình bày của người thể hiện tấm lòng cùng ánh mắt ân cần, khích lệ chân tình của một bậc trưởng thượng luôn quan tâm đến những ưu tư của lớp hậu tấn. Chỉ xin kể thêm một chuyện nữa thôi, chứ còn kỷ niệm với Sư Ông dài lắm, nhiều lắm. Sư Ông thích tôi ngâm thơ. Tôi cũng biết ý, cho nên, lúc nào tôi cũng sẵn sàng. Hôm đó, có giới đàn ở Làng, sau khi dùng cơm chung xong, đến phần sinh họat, Sư Ông nói: yêu cầu thầy Từ Lực đọc cho nghe vài bài thơ. Tôi bắt đầu bằng vài bài ngắn, xong chuyển qua truyện Kiều. Bỗng dưng trong lòng nghĩ đến hình ảnh một khía cạnh nào đó của con người Từ Hải, rồi liên tưởng đến cuộc đời hành thế của Sư Ông, gần như đơn độc xướng xuất, nhẫn nại từng bước, qua bao nhiêu năm vẫn trung thành với đường hướng đạo Phật nhập thế, chăm sóc việc đào tạo thế hệ kế thừa. Chợt nghĩ thế, tôi thưa với Sư Ông: Bạch Sư Ông, con thích mấy câu thơ “trơ như đá, vững như đồng…" Sư Ông trả lời ngay, do it again, trên môi vẫn là nụ cười bao dung, hoan hỷ. Tôi vững dạ, ngâm hai câu thơ mà theo tôi, ký thác được ý chí bền chặttâm nguyện vững vàng, không chuyển của người. Sư Ông rất vui và tôi cũng rất vui, còn gì bằng!

Sớm nay, tịnh tâm xong, ngồi nhìn bức thư pháp trên tường, tôi thấy Sư Ông như bước ra từ nét chữ, nhẹ nhàng, ung dung, khoan thai từng bước dưới ánh trăng thanh. Nét mặt người an lạc biết bao, và tôi cũng thấy lòng bình an không kém.


Thích Từ-Lực
Chùa Phổ-Từ, Hayward

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9689)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7840)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9485)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8435)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12986)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8954)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9408)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9488)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8651)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8369)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9576)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10325)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9151)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9246)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11331)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10049)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17528)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8148)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8358)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8561)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8214)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10095)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8226)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9687)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8507)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8339)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8617)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9857)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11229)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10263)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9410)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9537)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11837)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8640)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9208)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8913)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9301)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10895)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9980)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8579)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9958)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10060)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8933)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13402)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10118)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9230)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26920)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9970)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12820)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10902)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant