Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngủ Dưới Gốc Cây

03 Tháng Giêng 201515:10(Xem: 10329)
Ngủ Dưới Gốc Cây


NGỦ DƯỚI GỐC CÂY


Huệ Trân

bodhi-treeXưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử“Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”.

Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.

Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ. Nếu ít lâu sau, tình cờ lại đi ngang khu rừng ấy mà khởi tâm nhớ gốc cây đã ngủ đêm nào, là vô tình vướng mắc ái nhiễm!

Một gốc cây ngủ qua đêm còn luyến nhớ, thì lưới tình chằng chịt nhân gian làm sao ra khỏi!

Lời cảnh giác thật đơn giản, mà mãnh liệt.

Nhưng, phàm được làm người, ai chẳng từ tình mà sanh!

Khởi từ tình cha, tình mẹ, rồi tình anh chị em, tình con cháu, tình thân bằng quyến thuộc. Nợ nần nhau thì lại kết thành tình bạn bè, tình chồng vợ, để vay trả, để buộc ràng.

Cái lưới ái vô hình mà lồng lộng, bền bỉ, hết kiếp này sang kiếp khác. Đức Thế Tôn cũng thị hiện ta-bà trong lưới ái này. Chỉ khác, Ngài sớm nhìn ra những mắt lưới, những tên cai ngục do chính chúng ta tạo ra để tự nhốt mình trong luân hồi lục đạo. Có nhìn ra, mới dũng mãnh buông xả, để thăng hoa.

Bỏ hoàng gia, rời cung vàng điện ngọc có phải cũng là khắc phục sự đắm nhiễm một gốc cây êm mát quen thuộc không? Bước chân dừng dưới cây nào, ta sẽ ngủ dưới gốc cây ấy. Nếu nơi nào cũng chỉ là giấc ngủ qua đêm, giấc ngủ đó sẽ không mộng mị, nơi dừng đó sẽ không bận lòng.

Nhưng xả bỏ như thế có phụ tình những ngnời thân liên hệ với ta, và làm họ đau khổ hay không?

Nhìn chặng đường Phật đi thì chúng ta thấy phần nào, có và không.         Hoàng gia rất đau khổ vì sự ra đi của Thái tử Tất Đạt Đa, nhưng sự đau khổ đó chỉ ngắn hạn. Sự đau khổ đó đã chấm dứt, để tiếp nối bằng hạnh phúc vô bờ khi toàn thể dân chúng thành Ca Tỳ La Vệ cùng hoàng gia, nao nức đón tăng đoàn, mà người ôm bình bát đi đầu chính là vị Thái Tử năm xưa. Ngài đã tìm ra Đạo Cả, đã ban vui cứu khổ bao người, nay trở về chốn cũ bằng bước chân của Bậc Giác Ngộ, độ cho thân thuộc và dân chúng.

Sự trở về quê hương của Đức Phật cũng chỉ là bước dừng trên đường hoằng hóa, và đêm ngủ trong cung vàng cũng chỉ là ngủ dưới một gốc cây.          Bởi tâm không hề vướng mắc nên sau chặng dừng đó, Ngài lại thanh thản hướng dẫn tăng đoàn lên đường, lại đi như dòng sông, để mỗi bước chân qua, đều để lại phù sa mầu mỡ, làm vạn hữu đơm hoa kết trái.

Ngẫm mà sợ thay!

Phàm phu chúng ta chẳng phải chỉ đắm nhiễm một nơi chốn mà còn dễ  vương vấn từ lời nói đến nụ cười, từ đóa hoa vườn nào, đến chiếc lá mùa rơi … Tâm đối cảnh, lập tức sanh tình, bao chủng tử chất chứa trong tàng thức Alaya lập tức trỗi dậy, và hỷ nộ ái ố tạo ra từ những chủng tử ấy cũng lập tức sinh khởi vui buồn, ân oán. Đó chính là những mắt lưới vô hình nhưng chằng chịt, trùm phủ cả đại-dương-tâm, đàn cá vụng về làm sao thoát khỏi!

Nghe lời Phật dạy, dẫu kính tin nhưng mơ màng, lý sự chẳng đi đôi thì thực tế không giúp hành giả bao nhiêu, vì cứ Giác một phút lại Mê mười phút thì chặng đường từ bờ mê tới bến giác còn thăm thẳm; trong khi, kiếp người trăm năm có chờ ai, đợi ai! Thời gian lạnh lùng trôi nhanh như bóng câu qua cửa, biết kiếp sau còn đủ phước báu được làm người để mượn thân tứ đại như phương tiệntu tập hay không?

Có vị Thầy, một lần vào đạo tràng, nhìn được tâm đại chúng, dù đã đủ duyên tới được nơi chờ nghe pháp, mà vui buồn bên ngoài còn quá xôn xao, vướng bận. Thầy bèn khoanh chân kiết già, nhắm mắt, lặng thinh.

Năm phút, rồi mười phút .…  lúc đó đại chúng mới nhận thấy sự  bất thường. Tiếng nói chuyện nhỏ dần, bớt dần, tâm người cũng theo đó mà lắng đọng theo. Khi ấy, Thầy mới chậm rãi, nhẹ nhàng thỉnh chuông rồi nhìn khắp đại chúng, mỉm cười và bắt đầu bài pháp bằng câu chuyện về Tỳ-kheo-ni Ưu Ba Tiên Na.

Một lần, Ưu Ba Tiên Na đang tọa thiền trong rừng cây ngoài thành Vương Xá, bỗng cất tiếng hốt hoảng cầu cứu. Khi đó, tôn giả Xá Lợi Phất cũng đang tọa thiền ở khu rừng kế bên, nghe tiếng kêu, bèn vội chạy sang. Đến nơi, thấy Ưu Ba Tiên Na sắc mặt bình thường, vẫn trong tư thế kiết già.  Tôn giả bèn hỏi:

- Cớ sao kêu cứu?

Ưu Ba Tiên Na thưa:

- Ít phút trước đây, con đang nhắm mắt tĩnh tọa, bỗng cảm thấy như có vật gì trơn láng, trườn tới. Con vừa nghĩ “Trời ơi, cái gì vậy? Lẽ nào là rắn độc!” thì liền bị vật đó cắn mạnh vào cườm tay. Con nhận biết nọc độc đang chạy khắp thân thể, và con sắp lìa đời. Xin Tôn Giả từ bi báo cho ni chúng biết, hãy về đây gấp cho con kịp có lời từ biệt.

Khi nói những lời này, Ưu Ba Tiên Na vẫn bình thản, sắc mặt vẫn hồng hào. Tôn giả bèn trấn an:

- Có lẽ không nghiêm trọng đâu, dẫu có bị rắn cắn, chắc cũng không phải rắn độc vì sắc diện cô vẫn bình thường.

Ưu Ba Tiên Na bèn chắp tay thưa:

- Bạch tôn giả, quả thật, con đã bị rắn độc cắn, nhưng khi bất ngờ trực diện ranh giới của sống chết, con mới may mắn liễu ngộ sâu sa lời Phật dạy về tấm thân vô thường này. Thân chỉ do tứ đại, ngũ uẩn duyên hợp mà thành, bản chất thân này chẳng gì là thực, chỉ là Không. Đã là Không thì dẫu chẳng phải rắn độc, mà bất cứ thứ chi, vật chi, cũng chẳng còn là đối tác có thể xâm phạm được. Vừa hiểu như thế, con liền dứt cả đau đớn lẫn sợ hãi. Bạch Tôn giả, phải chăng nhờ hốt nhiên trong phút giây thực sự buông bỏ mọi ràng buộc, mọi cảm thọ, con đã chạm tới được bản-lai-diện-mục, là cái nhận biết tỉnh sáng thường hằng vô sanh bất diệtkhiến thân tâm con bình an?

Khi các Tỳ-kheo-ni vân tập về khu rừng, là lúc Ưu Ba Tiên Na mỉm cười, nhìn tất cả, rồi chắp hai tay, bình thản đi vào cõi tịch diệt Niết Bàn.

Kể câu chuyện đến đây, giảng sư lại nhắm mắt, khoanh chân kiết già.

Cả đạo tràng bỗng hiển lộ sự an nhiên tĩnh mặc, cực kỳ mầu nhiệm, như que diêm nào vừa bật lên giữa căn phòng đang chìm trong bóng tối.

 

Thời gian như đọng lại. Chợt, ở một khoảnh khắc nào, từ cuối đạo tràng, ai đó bỗng bật khẽ một tiếng: “Buông!”

Âm thanh chỉ đủ cho hạt bụi tình cờ bay ngang, nghe được.

Hạt bụi đậu lại trên trang kinh đang mở, lẩm nhẩm đánh vần, rồi chậm rãi đọc:

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách …”     

 

Huệ Trân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2777)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2361)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3303)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2539)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2483)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2410)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3189)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3947)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2964)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3035)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2588)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2637)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2641)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2309)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2627)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2986)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3930)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2945)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3618)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2808)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2430)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3309)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2863)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2565)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2850)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3509)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3829)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3943)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2526)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2521)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2244)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3817)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2873)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4090)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3269)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3736)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2926)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3802)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3285)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3347)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2929)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2766)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3692)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2651)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3170)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3559)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3741)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2871)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2643)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant