Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 và Tây Tạng

10 Tháng Tư 201521:11(Xem: 9877)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 và Tây Tạng

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 VÀ TÂY TẠNG 



Tuệ Uyển 

 

Dalai Lama va tay tang (1)Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại của thế giới hiện tại, và có thể là nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật Giáo với tầm ảnh hưởng khắp địa cầu của các ngài.  Thiền sư Nhất Hạnh đã được Mục sư Luther King đề cử giải Nobel Hòa Bình vào năm 1964, còn Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đoạt giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma tên thật là Lhamo Dhondup như chính ngài nói: “Tôi đã sinh ra trong một ngôi làng nhỏ gọi là Taktser, ở miền Đông Bắc[1] của Tây Tạng, vào ngày năm tháng năm, năm Lợn Gỗ của lịch Tây Tạng – thế đấy, dương lịch là [ngày 6 tháng Bảy] năm 1935.” [2]  Vào khoảng ba tuổi ngài được công nhậnhậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, hóa thân của Quán Thế Âm, Đức Phật từ bi; và sau đấy được đặt tên là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso. Tháng Hai năm 1940, ngài chính thức đăng quang tại Điện Potala trước sự tham dự của đông đảo Tăng chúng và các sứ thần của các quốc gia lân cận kể cả Ấn Độ và Trung Hoa Dân Quốc bình đẳng cùng với những quốc gia khác trong hàng khách danh dự, như  một bằng chứng cho việc chọn lựa và đăng quang của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 do chính phủ Tây Tạng độc lập hoàn toàn đảm nhiệm[3].

 

Vào năm 1949, sau khi lật đổ chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch và hoàn toàn làm chủ Hoa Lục, lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 mới mười lăm tuổi, đến lượt Tây Tạng bị Hồng Quân Trung Cộng tấn công, trước tình hình nguy ngập ấy, dù ở tuổi vị thành niên nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được giao toàn quyền chấp chánh mà thông thường phải đến tuổi thành niên mới nhận lãnh trách vụ này.

 

Các Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư không tham gia trong sinh hoạt chính trị.   Chỉ bắt đầu từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm ngài mới bắt đầu đảm trách ngôi vị Nguyên thủ quốc gia Tây Tạng.  Tuy vậy, mới năm trước (2011)  Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã ký một văn kiện bổ sung trong hiến pháp Tây Tạng quy định rằng từ nay trở đi các vị Đạt Lai Lạt Ma không đảm nhiệm vị trí lãnh đạo thế quyền của Tây Tạng nữa và cũng từ đấy ngài từ chối những nghi thức của lãnh tụ quốc gia.

Tây Tạng ngày xưa thường được biết với tên Thổ Phồn, ở Tây Nam Trung Hoa hay Đông Bắc Ấn Độ.  Đất nước này nằm trên một vùng đất được gọi là "nóc nhà thế giới", từng lan rộng đến các vùng ngày này còn nhiều người Tây Tạng cư trú là Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam.  Thổ Phồn có lúc rất hùng mạnh từng đánh và chiếm kinh đô Trường An của Đại Đường Trung Hoa.   Sau đấy hai bên đã ký một hòa ước hiện còn ghi lại trên cột đá chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự):  “người dân Tây Tạng sẽ sống một cách hạnh phúc trong lãnh thổ vĩ đại Tây Tạng, và người dân Trung Hoa sẽ sống một cách hạnh phúc trong vùng đất rộng lớn của Trung Hoa.[4]” Kể từ đấy về sau trong quan hệ Hoa - Tạng hầu như không có cuộc xung đột lẫn nhau nào đáng kể.

 

Dalai Lama va tay tang (2)Nhưng khi quân Mông Cổ xâm lăng và đánh bại Đại Tống Trung Hoa, đội quân này đem quân chinh phục Đại Lý (Nam Chiếu tức là Vân Nam ngày nay) và từ đấy đổ quân vào tấn công và đánh bại quân đội Tây Tạng.  Phải nói đây là lần đầu tiên Tây Tạng và Trung Hoa cùng nằm trong một quốc giới của Đại Nguyên và họ cùng xem là như là bị thống trị bởi ngoại nhân (Việt Nam may mắn dưới sự lãnh đạo của các vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, và danh tướng Trần Hưng Đạo đã ba lần đánh thắng quân Mông Cổ, [1257-58, 1284-85, 1287-88,]  nên không rơi vào tình trạng mất nước như Đại Lý sau này).  Tuy nhiên những người thống trị Mông Cổ được các Đạo sư Tây Tạng chinh phụctrở thành những Phật tử theo truyền thống Tây Tạng cho đến ngày nay.  Khi Chu Nguyên Chương khởi binh chống lại sự thống trị của người Mông Cổ với khẩu hiệu "Phản Mông Phục Hán" và sau đó đã lật đổ được triều đình Đại Nguyên và thành lập triều Đại Minh (1368), người Mông Cổ lui về vùng sa mạc, nhưng vẫn giữ quốc hiệu là Đại Nguyên.  Đến lúc này cả Mông CổTây Tạng không nằm trong quốc giới của Đại Minh.  Đến khi người Mãn Châu xâm lấn Trung Hoa và lật đổ triều đình Đại Minhthành lập triều Đại Thanh, một lần nữa Trung Hoa của người Hán và Tây Tạng lại cùng rơi vào ách thống trị của ngoại nhân là người Mãn Châu và cả người Mông Cổ cũng nằm trong quốc giới Đại Thanh thật sự chấm dứt quốc hiệu Đại Nguyên (Việt Nam may mắn có vua Quang Trung nên không rơi vào ách thống trị của người Mãn Thanh).  Tuy nhiên triều đình Đại Thanh cũng lại là những người theo Đạo Phật Tây Tạng.  Đến khi Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng nổi dậy lật đổ sự thống trị của người Mãn Châu với khẩu hiệu "Đánh Đổ Mãn Thanh Khôi Phục Trung Hoa" và thành công với Cách Mạng Tân Hợi năm 1911.  Cùng năm ấy Mông Cổ tuyên bố độc lập tuy sau đấy bị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chiếm đóng trở lại năm 1919, nhưng đến năm 1921 dưới sự hổ trợ của Liên Sô, người Mông Cổ làm cách mạng Cộng Sản và tuyên bố độc lập một lần nữa dưới sự hổ trợ của Liên Bang Sô Viết và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổtồn tại như một nước độc lập cho đến ngày nay.

 

Dalai Lama va tay tang (1)Về phần Tây Tạng, ""Theo sau cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, quân du kích địa phương người Tibet mở một cuộc tập kích bất ngờ vào đồn lính Trung Quốc đóng tại Tibet. Sau đó quan chức Trung Quốc ở Lhasa buộc phải kí kết "Hiệp định 3 điểm" chấp nhận đầu hàng và rút đi lực lượng đóng tại miền trung Tibet. Đầu năm 1913, vị Dalai Lama quay trở lại Lhasa và ra một bản tuyên cáo phát tán đi toàn cõi Tibet lên án "Ý định xâm chiếm Tibet làm thuộc địa dưới quan hệ nhà bảo trợ - thầy tu", và tuyên bố rằng, "Chúng ta là một nước nhỏ, độc lập, phụng sự tôn giáo."  Tibet và Mông Cổ ký kết một hiệp định vào năm 1913 công nhận độc lập lẫn nhau.[5]"  Như vậy cho đến cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911, người Tây Tạng tuy có lần bị sáp nhập và đế quốc Đại Nguyên và Đại Thanh chịu sự cai trị người Mông Cổ và người Mãn Châu nhưng chưa bao giờ bị sự thống trị của người Hán (cũng là một điều may mắn hơn người Việt Nam chúng ta với hơn ngàn năm Bắc Thuộc).

 

"Tibet thiết lập Văn phòng Ngoại giao năm 1942 và năm 1946 họ gửi những phái đoàn chúc mừng đến Trung QuốcẤn Độ (nhân dịp Thế chiến thứ 2 kết thúc). Phái đoàn đến Trung Quốc mang theo một lá thư gửi đến Tổng thống Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-sek) nói rằng, "Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì nền độc lập của Tibet như là một quốc gia cai quản bởi các vị Dalai Lama nối tiếp nhau thông qua một hệ thống chính trị-tôn giáo thực sự." Phái đoàn đồng ý tham dự một phiên họp Quốc hội Trung Quốc ở Nanjing như là quan sát viên."[6]

 

Tuy nhiên sau khi lật đổ chính quyền Quốc Dân Đảng thì hàng trăm ngàn Hồng Quân Trung Cộng rầm rộ tiến vào Tây Tạng, trong khi quân đội Tây Tạng chỉ có mười mấy ngàn người với vũ khí thô sơ nên nhanh chóng bị đè bẹp.  Sau đó hai bên đã ký kết Thỏa Ước 17 điểm thừa nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Nhưng khi đào thoát khỏi Tây Tạng thì Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong sau khi tham khảo với những luật gia quốc tế đã tuyên bố rằng thỏa ước 17 điểm không còn giá trị vì chính quyền Bắc Kinh đã không thi hành nghiêm chỉnh.  Hơn nữa Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng phái đoàn đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị thúc ép để ký thỏa ước ấy, nhưng vị trưởng đoàn đã không dùng con dấu ông đem theo từ Tây Tạng để đóng vào văn kiện mà dùng con dấu do chính quyền Bắc Kinh làm ra. Phải nói rằng so với Mông Cổ thì Tây Tạng kém may mắn hơn vì không có một cường quốc nào hổ trợ cho nền độc lập của mình như Liên Sô đã hổ trợ cho Mông Cổ.

 

Đức Đat Lai Lạt Ma thứ 14 đã đến Bắc Kinh vào năm 1954 và ở đấy khoảng nửa năm và tỏ ra rất lạc quan với hoàn cảnh ở đấy. Từ những năm 1952, ngài nói rằng chính phủ Tây Tạng đã thành lập một Hội Đồng Cải Cách hệ thống thuế vụ và cho vay.  Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong khoảng thời gian này tuy ở trong nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhưng chính quyền tự trị Tây Tạng vẫn có một số quyền hành trong khu tự trị. Nhưng theo ngài, thì từ những năm 1956-57 trở đi tình hình trở nên khắc nghiệt hơn, những cuộc cải cách dân chủ kiểu Mao mà theo như ngài không thích hợp với hoàn cảnhTây Tạng.  Và nó đã đi đến mức độ người Tây Tạng không thể chịu đựng được nữa và tổ chức phản kháng đòi Quân Đội Trung Quốc rút đi.  Tư lệnh quân Trung Cộng ở thủ đô Lhasa mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến doanh trại của họ nhưng người Tây Tạng tuần hành chung quanh Cung điện Mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma là Norburlingka kêu gọi ngài không nên đi đến doanh trại quân chiếm đóngCuối cùng ngài đã quyết định bí mật rời khỏi Norburlingka và xin tị nạn ở Ấn Độ, và chỉ không lâu ngay sau đó, Norburlingka đã bị đạn pháo quân chiếm đóng san thành bình địa vì tưởng chủ nhân của tòa điện vẫn còn bên trong.

 

Những năm đầu, ngài và chính phủ Tây Tạng chủ trương độc lập, nhưng sau này ngài chủ trương con đường trung đạo, vận động đòi hỏi cho Tây Tạng được tự trị đầy đủ ý nghĩa, những điều đã được quy định trong hiến pháp nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa  nhưng không được thi hành.  Song song với việc đòi hỏi một nền tự trị đầy đủ ý nghĩa cho Tây Tạng là một cuộc đấu tranh bất bạo động, một chủ trương mà cả những người thân cận nhất như anh em của ngài không tin sẽ thành công, tuy thế ngài đã tuyên bố rằng ngài sẽ duy trì chủ trương đấu tranh bất bạo động vì một nền tự trị đầy đủ ý nghĩa của Tây Tạng cho đến hết cuộc đời của ngài.  Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã thăm những vùng tự trị ở Bắc Ý Đại Lợi[7] và những lãnh đạo nơi này cũng ra lời kêu gọi chính phủ Bắc Kinh hãy đáp ứng đề nghị và đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Những đề nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma về khu tự trị Tây Tạng đã được nêu lên trong lời phát biểudiễn thuyết khi nhận giải Nobel hòa bình là " Năm Điểm cho việc khôi phục hòa bình và nhân quyềnTây Tạng.  Điều này bao gồm việc biến toàn bộ cao nguyên Tây Tạng thành một Khu vực Ahimsa, bất bạo động, một nơi tôn nghiêm của hòa bình và bất bạo động nơi con ngườithiên nhiên có thể sống trong sự an bình và hòa hiệp". 5 điểm đó là:

 

1-   Biến toàn thể Tây Tạng, kể cả những tỉnh miền đông, Kham và Amdo, thành một vùng bất bạo động (Ahimsa).

2-   Từ bỏ chính sách di chuyển dân cư của Trung Hoa.

3-   Tôn trọng những quyền căn bản và sự tự do dân chủ của người Tây Tạng.

4-   Tái lậpbảo vệ môi trường thiên nhiên của Tây Tạng.

5-   Khởi động thương thảo nghiêm chỉnh về vị thế tương lai của Tây Tạng và về quan hệ giữa người Tây Tạng và người Hán.

 

Ngay cả ở Trung Hoa hình ảnh kiểu mẫu của những khu tự trị như Hồng Công và Macau mà chính quyền Bắc Kinh rất muốn chính phủ Đài Loan chấp nhận, một quốc gia hai chế độ, nhưng chính phủ Đài Bắc đã kiên quyết cự tuyệt.

 

Ngoài việc là một nhà lãnh đạo chính phủ Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma còn là một Đạo sư Phật Giáo, mà tuệ trílòng từ bi của ngài đã lan tỏa vô cùng sâu rộng trong các tầng lớp Phật tử.  Không những  vậy, thế giới khoa học cũng vô cùng khâm phục và hợp tác nghiên cứu cùng ngài trong những lĩnh vực tâm thức.

 

Sự thành công của Đức Đạt Lai Lạt Ma như một bậc Đạo sư là sự thành công của Đạo Phật.  Nhà văn Nguyễn Tường Bách khi thăm Tây Tạng về đã nói rằng sự suy vong của Phật Giáo Tây Tạng sẽ là sự suy vong của Đạo Phật trên thế giới nói chung. Và là sự thất bại của Đại Thừa Phật Giáo Bồ tát đạo nói riêng. Việc này có đúng hay không thì chưa biết, nhưng hiện nay các trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng đã có những cơ sở vững vàng tại Ấn Độ cũng như các vị lãnh đạo của các tông phái này cũng đều ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sự thất bại về công cuộc đấu tranh bất bạo động cho một nền tự trị đầy đủ ý nghĩa của Tây Tạng sẽ là một nguy cơ cho những quốc gia bé nhỏ chung quanh một nước khổng lồ mà sức  mạnh ngày càng gia tăng như một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ là Leon Penatta đã từng nói (Power raised in Asia).  Và giáo sư Colin Blakemore nói đến hội nghị Copenhagen về môi trườngthế giới: "đấy là một sức mạnh mới đang hành động trong chính trường quốc tế." Từ năm 1949, không một biên giới của một nước nào với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lại không bị  phiền toái.  Cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, suy cho cùng không gì khác hơn là để vẽ lại biên giới Hoa -  Việt, mà người ta nói hoa mỹ là "để dạy cho Việt Nam một bài học". Bây giờ thì những kẻ cầm quyền của chế độ Khơ me đỏ đã ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng, thì bài học cho những kẻ tay sai ấy cũng đã rõ.  Hơn thế nữa trong mấy năm gần đây không một nước nào có vùng biển chung với Trung Hoa từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đến Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước Đông Nam Á đều có rắc rối với chính phủ Bắc Kinh.  Từ những hoàn cảnh như vậy, sự đấu tranh bất bạo động là có liên quan mật thiết với các nước đang gặp rắc rối với thái độ của Bắc Kinh.

 

"Khi được hỏi về vai trò của ngài trong đời sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường liên hệ chính ngài như một "thầy tu giản dị".  Nhiều người khác xem ngài là một trong những lãnh tụ tâm linh nổi tiếng nhất của thời đại chúng ta và một trong những học giảđạo sư Phật Giáo hàng đầu của thế giới.  Trong phạm vi những cuộc du hành rộng rãi,  ngài cũng nói cũng biện hộ cho chí nguyện của ngài trong đời sống.  Thứ nhất, ngài nguyện cố gắng để thúc đẩy cho những giá trị căn bản của con người, hay những gì ngài thường liên hệ như những "đạo đức thế tục".  Thứ hai, ngài nguyện thúc đẩy hòa hiệp và thông hiểu trong những truyền thống tôn giáo quan trọng của thế giới.  Và thứ ba, ngài nguyện đối với "vấn đề Tây Tạng", dâng  hiến đến những lợi ích của đồng bào Tây Tạng, hành động như một phát ngôn viên trong sự đấu tranh của họ vì nhân quyền, sự tự trị, và tự do rộng rãi hơn.  Bất cứ nơi nào ngài đến, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã biểu hiện một sự cởi mở chân thành đến thính chúng cho lòng ân cần từ tế, từ bi, bao dungtrách nhiệm phổ quát."[8]

 

Chúng ta cầu mong sự đấu tranh bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sự tự trị đầy đủ ý nghĩa của Tây Tạng được thành công, và đấy sẽ là góp phần vĩ đại cho một thế giới hòa binh, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói vì tôi đã lãnh giải Nobel hòa bình nên tôi có bổn phận phải hành động vì hòa bình của thế giới.

 

Đời sống của ngài như một minh chứng về những đặc trưng mà mọi người đã nghĩ về ngài và dâng tặng đến ngài, cũng như những chủ trương mà ngài đang theo đuổi, qua các phần thưởng:

 

- Đức Đạt Lai Lạt Ma với giải Nobel Hòa Bình.

- Đức Đạt Lai Lạt Ma và Huân Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thường trích dẫn Đại sư Tịch Thiên câu: "Nếu có giải pháp thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu khônggiải pháp thì lo lắng cũng không ích gì". Nói thế chứ là người bình thường không có công phu tu tập, không có trình độ thực chứng nào đó về tâm linh thì cũng không dễ mà không lo lắng. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng khi nghe kể về những nổi khổ của người Tây Tạng ở quê hương Tuyết Sơn thì ngài đôi khi rơi lệ và rất đau buồn, nhưng ngay lúc ấy ngài liền lạc quan trở lại và như ngài nói trong lời kết luận giảng luận về Thái Độ Rèn Luyện Như Tia Sáng rằng: " Chúng ta bây giờ kết luận sự truyền trao giáo huấn Thái Độ Rèn Luyện Như Tia Sáng. Đây là điều gì đấy rất lợi lạc cho tâm thức, một luận điển về những phương pháp mà nó sẽ dẫn chúng ta trở thành cực kỳ hạnh phúc. Tôi thường cảm nhận và nói với mọi người rằng tôi phải là người hạnh phúc nhất trên thế giới. Phân nửa qua vị trí của Đạt Lai Lạt Ma mà tôi có và chắc chắn rằng phân nửa khác qua thái độ rèn luyện mà tôi đã tu tập, là điều cho tôi niềm hạnh phúcnghị lực để đối diện với tất cả những hoàn cảnh khó khăn mà tôi đã gánh nặng trên đôi vai tôi. Những lượng định ngăn ngừa về giáo Pháp là những tiêu chuẩnchúng ta thật sự tiếp nhận, mà chúng ta thực tập. Tất cả chúng ta làm tốt để dâng hiến mọi nổ  lực của chúng ta cho điều  này."

 

Xin cầu nguyện cho nền hòa bình của thế giới và sự trường thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Nam mô A Di Đà Phật

 

Tuệ Uyển     

 

Ẩn Tâm Lộ Thursday, April 02, 2015

 

Dalai Lama va tay tang (3)

Sư cô Diệu Trương, Sư cô Anila, Đức Đạt lai Lạt Ma, Tuệ Uyển, Sư cô Diệu Hương




[1] Tỉnh Amdo nay là tỉnh Thanh Hải của Trung Hoa.

[2] Theo bài "Tay Trong Tay Với Đức Đạt Lai Lạt Ma" của Perry Garfinkel.

[3] Xem "Trả lời những câu hỏi từ Hoa Lục" câu số 1.

[4] Xem Phát biểu nhận giải Nobel

[5] Lịch sử Tây Tạng

[6] giống như phần phụ giải 4

[7] Xem bài "Thăm các vùng tự trị ở Bắc Ý Đại Lợi"

[8] Trích từ lời giới thiệu về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quyển "Nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới phiền não" mà Tuệ Uyển đã  và do nhà xuất bản Hông Đức ấn hành.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15615)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17864)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13307)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12161)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14191)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13835)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13703)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14463)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16411)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21020)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22173)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12826)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13659)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23137)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13315)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30184)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13517)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13246)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12937)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12842)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12870)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14069)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15128)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22026)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15009)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14273)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19487)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14174)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13313)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12708)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12815)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15759)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12215)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13457)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15096)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14800)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12389)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13865)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16395)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14572)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17534)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12960)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14825)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14589)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28519)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14119)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13245)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13883)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10658)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14795)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant