Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cái Nhìn Phật Giáo Về Sự Phá Thai Và Sự Tha Thứ (song ngữ)

12 Tháng Sáu 201512:33(Xem: 10122)
Cái Nhìn Phật Giáo Về Sự Phá Thai Và Sự Tha Thứ (song ngữ)
Cái Nhìn Phật Giáo Về Sự Phá Thai Và Sự Tha Thứ

Lodro Rinzler - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(A Buddhist View On Abortion And Forgiveness - Lodro Rinzler)

A Buddhist View On Abortion And Forgiveness

Cái Nhìn Phật Giáo Về Sự Phá Thai Và Sự Tha Thứ 

Nhiều người xem Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama) như một thí dụ về một người đã đạt tới Niết bàn, ngài là một vị Phật. Cứ mỗi hai tuần lễ, trên trang mạng nầy, chúng ta giả sử rằng, ngày hôm nay nếu Tất Đạt Đa bước vào cuộc hành trình tâm linh, ngài sẽ làm gì. Ngài sẽ kết hợp Phật giáo và cuộc hẹn hò trai gái, như thế nào? Ngài sẽ giải quyết sự căng thẳng nơi làm việc, như thế nào?  "Ông Sĩ (tên gọi tắt của Sĩ Đạt Ta) sẽ làm gì?" câu hỏi nầy mang đến một cái nhìn trung thực về những vấn đề của chúng ta - là các thiền giả - sẽ phải đối mặt trong thế giới hiện đại.

Cứ mỗi hai tuần lễ, tôi sẽ mang vào một câu hỏi mới và đưa ra một số lời khuyên dựa trên những gì tôi nghĩ rằng ông Sĩ, một Sĩ Đạt Ta tưởng-tượng, sẽ làm gì. Ông Sĩ lúc nầy chưa thành Phật; ông chỉ là một người tranh đấu, để duy trì một trái tim rộng mở trên một con đường tâm linh, trong khi ông phải đối mặt với rất nhiều phiền toái trên đường ông đi. Bởi vì chúng ta sẽ phải đối mặt với trở ngại nầy: Bạn và Tôi, bây giờ chính là ông Sĩ.

Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl):

Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi. Lần có thai thứ nhì, tôi đã sẩy thai. Mỗi ngày tôi tự hỏi tại sao tôi còn sống ở đây, và tại sao tôi có lại hành động ích kỷ vì tôi đã giết con tôi. Tôi thương yêu con trai tôi, nhưng luôn tự hỏi tại sao, tôi lại có được cơ hội có con nầy. Tôi cũng đã tự làm hại, tự gây đau khổ cho chính tôi, trong những lúc tôi cố gắng tìm sự tha thứ cho chính mình. WWSD?

Nói chung trong các truyền thống Phật giáo, người ta tin rằng sự sống bắt đầu từ thời điểm thụ thai. Thần thức sẽ có rất ít thời gian, từ lúc bố mẹ của bạn có quan hệ tình dục, rồi thấy đây là chuyện vui vẻ, rồi đi đến để vào gá thai. Vào thời điểm nầy, thần thức đã đi vào cõi người, và ở trong quá trình sẽ được sinh ra đời. Vì như thế, Đức Phật dạy rằng phá thai chính là lấy đi mạng sống của một con người, đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nhiều vị Thầy Phật giáo đã nói rằng, có những trường hợpphá thaithể không tạo ra nghiệp xấu, thí dụ như bào thai sẽ tạo ra tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ. Với cùng ý tưởng nầy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Báo Nữu Ước Times rằng "... phá thai được chấp nhận, hoặc không được chấp nhận, là còn tùy theo mỗi trường hợp."

Phật giáo truyền thốngthể không khuyến khích phá thai, nhưng cũng không khuyến khích việc áp đặt luân lý cứng chắc một cách tuyệt đối. Trong khi tôi nghĩ rằng, ông Sĩ sẽ không khuyến khích người bạn gái của ông phá thai, và tôi cũng nghĩ rằng, ông sẽ để người đàn bà có quyền tự do chọn lựa, chuyện bà muốn làm gì với thân thể của bà. Tôi phải nói ra rằng, với cá nhân tôi - Lodro Rinzler - không phải là ông Sĩ, tôi có thể muốn và tôi cũng có thể không muốn người bạn gái của tôi phá thai. Đây là những chuyện mà tôi phải học tập để hòa giải với chính bản thân tôi.

Phật giáo gần như là một con đường đi, mà tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Tôi không biết tại sao bạn đã phá thai, và cũng vì thế, tôi cũng không có quyền lên án hay ca ngợi bạn (và cho những người vào bình luận, xin bạn vui lòng viết lời tử tế ở đây: bởi vì, có người thật đằng sau những câu hỏi thật nầy!). Tôi khuyến khích bạn nên suy nghĩ thật kỹ lưỡng, những động cơ đằng sau quyết định của bạn. Tôi không biết một chút gì về bạn, nên tôi chỉ đoán rằng những gì bạn đã làm, là bạn muốn làm giảm bớt đi sự đau khổ, không những cho chính bản thân bạn, mà còn cho đứa con mà bạn sẽ mang vào thế giới nầy. Nếu đúng như thế, thì ý định của bạn không phải là điều xấu xa, và vì hành động nầy của bạn đã xảy ra, bạn nên học tập để tha thứ cho chính mình, đây là điều vô cùng quan trọng.

Rinpoche Dilgo Khyentse đã từng nói, "Trong trường hợp phá thai ... nếu bố mẹ cảm thấy hối hận, họ có thể tự giúp đỡ bằng cách thừa nhận chuyện nầy, cầu mong sự tha thứ, và hãy hăng hái thực hành cách thanh lọc của Bồ Tát Vajrasattva. Họ cũng có thể mang những hiểu biếtkinh nghiệm nầy để khuyên nhủ, ngăn ngừa, hoặc cứu giúp người khác, hoặc tài trợ cho một số dự án nhân đạo, và tinh thần, rồi hồi hướng cho hạnh phúc và tương lai giác ngộ cho thần thức của thai nhi." Những chuyện làm kể trên đều là việc làm tốt đẹp, tuy nhiên, tôi muốn nói thêm cho đầy đủ, là chuyện thực hành cách thanh lọc của Bồ Tát Vajrasattva của Phật giáo Tây Tạng, nên được giảng dạy bởi một vị Thầy đã được chứng nhận. Nói cách khác, đừng thử cách nầy ở nhà, hoặc học qua một cuốn sách.

Chủ đề này làm tôi nhớ đến câu chuyện về Đức Phật và Angulimal. Angulimal là một kẻ giết người. Một kẻ giết người hàng loạt. Người ta nói rằng ông ta đã giết chết 999 người và ông mang chiếc vòng đeo cổ bằng các ngón tay, mỗi một ngón tay là một nạn nhân của ông, nghĩa là ông ta đang đeo 999 ngón tay. Tuy nhiên, Đức Phật vẫn đi xuống đường để gặp ông ta. Angulimal cảnh báo với Đức Phật rằng, nếu ông đến gần ngài hơn, thì ngài sẽ là nạn nhân thứ 1000 của ông ta.

Đức Phật, sẵn sàng hiến tặng cuộc sống của ngài, để Angulimal thực hiện lòng mong muốn của ông, là làm xong chiếc vòng đeo cổ, nhưng ngài yêu cầu ông cho ngài một điều ước cuối cùng. Ngài mong muốn Angulimal cắt một nhánh cây. Angulimal đã làm như thế và dâng lên Đức Phật. Sau đó, Đức Phật nói ông ta gắn nhánh cây nầy ngược trở lại cây, cho nó y hệt như cũ. Khi ngài nhìn thấy kẻ giết người đang bị rối trí, Đức Phật mới giải thích rằng: "Nếu ông không tạo ra cây, thì ông cũng không có quyền cắt bỏ nó. Nếu ông không ban cho sự sống, thì ông cũng không có quyền gây ra cái chết cho bất kỳ sinh vật nào."

Tâm của Angulimal đã được chuyển đổi ngay lập tức, ông đặt thanh kiếm xuống, rồi ông được chấp nhận vào Tăng Đoàn. Ông đã được Đức Phật tha thứ cho những lỗi lầm của ông, và người ta được biết là trước khi ông mất, ông đã là vị A La Hán.

Tôi đề cập đến câu chuyện nầy, không phải để đánh đồng những gì bạn đã làm với kẻ giết người hàng loạt nầy (thật sự không phải như thế), nhưng để nói ra rằng, ngay cả những hành động kinh khủngvô nghĩa lý nhất, cũng có thể và đã được tha thứ. Hơn nữa, những sai lầm to lớn nhất của chúng ta, cũng sẽ là những vật to lớn nhất, lót đường cho chúng ta đến mục đích giác ngộ. Chúng ta cần phải học mọi khía cạnh của cuộc sống, từ khía cạnh cần trau giồi, cho đến những khía cạnh cần loại bỏ. Chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, khi chúng ta vượt qua được những lỗi lầm, và học hỏi từ những lỗi lầm nầy.

Bạn nói rằng bạn đã làm nhiều chuyện tự làm hại, tự gây đau khổ cho chính bạn, trên con đường hướng đến sự tha thứ. Điều quan trọng, là khi bạn đã nhận ra những điều đó là sự tự gây hại, đây là bước quan trọng đầu tiên. Bước thứ nhì là từ bỏ những điều tự gây hại nầy. Bước thứ ba thậm chí còn khó khăn hơn. Bước thứ ba là học tập những thói quen mới, cụ thể là học tập để biết được những cảm xúc của chính mình khi chúng đang có mặt, như là cảm giác tội lỗi, như là sự tức giận, hoặc như là sự buồn bã. Để cảm nhận được những cảm xúc của chúng ta, nguyên vẹn như chúng chính là, theo kinh nghiệm của tôi, là con đường tốt nhất để tha thứ cho những sai lầm của chính bản thân mình. Tôi có thể đã làm cho mọi người khó chịu, vì lập đi lập lại quá nhiều lần trên trang mạng nầy, nhưng thiền định chính là một phương phápgiá trị, vì thiền định cho phép chúng ta có mặt với những loại kinh nghiệm nầy.

Hơn nữa, tôi nghĩ rằng những lời đối thoại của Đức Phật với Angulimal khá thích đáng với trường hợp của bạn. Trong lúc nầy, cuộc đời bạn đã có một người con yêu quý. Bạn có thể thương yêu cháu và nuôi nấng cháu với một trái tim đầy lòng từ bihiểu biết. Cá nhân tôi tin rằng, làm bố mẹ là đi trên con đường mang đến cuộc sống phong phúhạnh phúc, và nếu được thực hiện một cách chính xác, cùng với thực tập thiền định, có thể dẫn chúng ta đến sự giác ngộ.

Chúc bạn thật nhiều may mắn, trên con đường hướng đến sự tha thứ, cũng như trên con đường làm bố mẹ. Chúng ta hãy học hỏi từ sự sai lầm, đây chính là cơ hội thực hành có nhiều giá trị. Chúng ta hãy học cách tha thứ cho chính mình, đây là chuyện làm, còn có giá trị nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta học tập để có mặt trong lúc có nhiều khó khăn, bối rối, hoặc nhiều buồn đau là điều tuyệt vời. Như Acharya Pema Chodron đã nói, "Lúc nầy đây, chính là vị Thầy Giáo tốt nhất."

 

A Buddhist View On Abortion And Forgiveness 

Many people look to Siddhartha Gautama as an example of someone who attained nirvana, a buddha. Every other week in this column we look at what it might be like if Siddhartha were on his spiritual journey today. How would he combine Buddhism and dating? How would he handle stress in the workplace? "What Would Sid Do?" is devoted to taking an honest look at what we as meditators face in the modern world.

Every other week I'll take on a new question and give some advice based on what I think Sid, a fictional Siddhartha, would do. Here Sid is not yet a buddha; he's just someone struggling to maintain an open heart on a spiritual path while facing numerous distractions along the way. Because let's face it: You and I are Sid.

This week's question comes from Pretty Girl:

I am a single mother raising a young man who is four years old. I am 41 and I have been pregnant three times. The first I terminated and can not forgive myself for. The second was a miscarriage. Everyday I wonder why I am here and how I could have been so selfish as to kill my child. I love my son, but wonder why I have been given another chance. I have also been very self destructive in trying to find forgiveness for my actions. WWSD?

Generally speaking in Buddhism it is traditionally believed that life starts at the time of conception. Little in-between-realms you sees your parents having sex, thinks it looks pretty cool, and goes to investigate. At that point your consciousness has entered the realm and goes about the process of being born. As such, the Buddha taught that abortion is indeed taking a being's life which is a grave misdeed.

Still, many Buddhist teachers have said that there are times that it may not be karmically ill-advised to have an abortion, such as if the child poses a significant health risk to the mother. Along those lines, His Holiness the Dalai Lama has stated in an interview with the New York Times that " ... abortion should be approved or disapproved according to each circumstance."

Traditional Buddhism may discourage abortion, but it also discourages imposing rigid moral absolutes. While I suspect Sid would probably not encourage his partner to have an abortion I doubt he would deny a woman her right to chose what she should do with her body. I have to say this is a departure from what I personally would do as Lodro Rinzler, who is not Sid and may or may not encourage my partner to get an abortion. These are issues I have to reconcile for myself.

Buddhism is very much an individualistic path. I have no idea why you had an abortion and as such have no right to condemn or praise you (and commenters, please be kind here: there are real people behind these real questions!). I do encourage you to contemplate the motivation behind your decision. Knowing nothing about you whatsoever I will only guess that what you did was meant to diminish suffering not only for yourself but also for the child that you would be bringing into the world. If that's the case then your intention wasn't bad and, since the act has occurred, learning to forgive yourself is extremely important.

Dilgo Khyentse Rinpoche once said, "In the case of an abortion ... if the parents feel remorse they can help by acknowledging it, asking for forgiveness, and performing ardently the purification practice of Vajrasattva. They can also offer lights, and save lives, or help others, or sponsor some humanitarian or spiritual project, dedicating it to the well-being and future enlightenment of the baby's consciousness." All good options, although I'd like to qualify this statement by noting that Vajrasattva, a Tibetan Buddhist purification practice, should be taught by an authorized teacher. In other words, don't try this at home. Or through a book.

This topic reminds me of the story of the Buddha and Angulimal. Angulimal was a murderer. A mass murderer. It's said that he had killed 999 people and wore a necklace of fingers, one from each of his victims. Still the Buddha went down the road to see him. Angulimal warned him that if he came any closer the Buddha would be his 1000th victim.

The Buddha, willing to offer his life to fulfill Angulimal's desire to complete his necklace, asked only for one last wish. His desire for Angulimal to cut a branch from a tree. Angulimal did so and offered it to the Buddha. Then the Buddha asked him to re-attach it to the tree. When he saw the murderer was confused the Buddha explained, "If you cannot create, you have no right to destroy. If you cannot give life, you don't have the right to give death to any living thing."

Angulimal was instantly transformed, put down his sword and was accepted into the monastic order. He was forgiven by the Buddha himself for his misdeeds and is said to have died a truly awakened man.

I mention this story not to equate what you did with this mass murderer (really and truly) but to point out that even the harshest and most senseless of acts can and have been forgiven. Furthermore, our largest mistakes serve as the largest fodder for our path to enlightenment. We learn what aspects of our life we want to cultivate and which we need to learn to reject. We grow stronger knowing that we have survived our mistakes and learned from them.

You mentioned that you have done many self destructive things on your path towards forgiveness. The fact that you have recognized those things as destructive is step one. Step two is abandoning those things. Step three is even harder. Step three is learning new habits, specifically learning to be with our emotions as they are, be they guilt, anger, or sadness. To feel our emotions fully is, in my experience, the best road to forgiving ourselves for our mistakes. I probably sound like a broken record on this site but meditation is a valuable tool that enables us to be present with just these sorts of experiences.

Furthermore, I think the Buddha's words to Angulimal are quite relevant to your situation. At this point you have given life to a precious being. You can love him and raise him with a heart full of compassion and understanding. I personally believe that parenting is a full and rich path that, if done correctly and if partnered with meditation, can lead to great awakening.

I wish you tremendous luck on this path towards forgiveness as well as on your path of parenthood. Learning from our mistakes is a valuable practice opportunity. Learning to forgive ourselves is even more valuable. However, learning to be present in the midst of great confusion or sadness is the bee's knees. As Acharya Pema Chodron has said, "This moment is the perfect teacher

Ý kiến bạn đọc
21 Tháng Mười 201502:56
Khách
Thật sự đau khổ cho những sinh linh chưa chào đời, là nỗi ám ảnh, day dứt cho người làm cha, làm mẹ khi bỏ đứa con của mình.
Mọi người hãy cố gắng ngăn mọi hành động dẫn đến sự ra đời của một sinh mạng khi mà nó chưa được cha mẹ chấp nhận và có nguy cơ bị giết.
Tình dục trong tình yêu là điều khó nói và khó tránh nhưng hãy là người có trách nhiệm với bản thân và những sinh linh mà mình sắp tạo ra.
Bạn không thể quay ngược thời gian nên hãy cẩn trọng trước khi hành động.
Mong mọi người tu tam dưỡng tính để cùng giải thoát khỏi thế giới ta bà đầy khổ đau nay.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2628)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2513)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2319)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2632)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2415)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3221)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2298)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2392)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2513)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2451)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2521)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2173)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2563)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3031)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2630)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2680)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2949)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2523)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2557)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4052)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2757)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3030)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3283)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2274)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2489)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2783)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2978)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2852)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2597)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2610)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3175)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2585)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2261)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2369)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2466)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2581)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2667)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2720)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3248)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2543)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2119)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2571)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2034)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2801)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2880)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2911)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2688)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2492)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2759)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2334)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant