Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Học Và Nghệ Thuật: Từ Thiền Tông Tới Tịnh Độ

03 Tháng Tám 201515:35(Xem: 13062)
Phật Học Và Nghệ Thuật: Từ Thiền Tông Tới Tịnh Độ

PHẬT HỌC và NGHỆ THUẬT:
TỪ THIỀN TÔNG TỚI TỊNH ĐỘ

Nguyên Giác

 
Phật Học Và Nghệ Thuật Từ Thiền Tông Tới Tịnh Độ

Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …

Một số bạn thắc mắc rằng tại sao Đức Phật bảo phải tránh xa âm nhạc, trong khi nhiều Thầy hiện nay vẫn sử dụng âm nhạc, hay soạn kịch, hay làm phim…

HT Thích Trí Thủ viết trong Bát Quan Trai Giới, rằng trong những ngày thọ Bát Quan Trai Giới, giới tử phải đọc và thọ trì câu: “Như chư Phật suốt đời không ca múa xướng hát và không đi xem nghe, chúng con... xin một ngày một đêm không ca múa xướng hát và không đi xem nghe.” (1)

Đúng là có như thế. Nơi đây, tôi chỉ có thể nói ý riêng, không có thẩm quyền gì hết: Đức Phật chỉ muốn chúng ta xa lìa tham sân si. Nếu có bất kỳ pháp nào trong trần gian, không riêng âm nhạc, có thể làm tâm chúng ta khởi lên tham sân si, Đức Phật đều dặn phải tránh xa. Nhưng nếu tất cả các hình thức nghệ thuật nào có thể làm chúng ta tránh bớt, hay dứt bỏ được tham sân si, hẳn là Đức Phật sẽ cho sử dụng.

Như mới vài tháng trước, có một cuộc tranh luận về vấn đề âm nhạc, khi một trưởng lão hòa thượng nghe một ca khúc được Phật tử hát cúng dường. Trong phần góp ý, tôi đã bênh vực vị hòa thượng và người hát cúng dường, trích như sau:

“…Tôi xin góp ý tự tâm mình, một người hoạt động trong giới văn nghệ sĩ nhiều thập niên. Tôi nghĩ rằng, Đức Phật chế giới là giúp chúng ta phòng hộ 6 căn. Đức Phật không dị ứng gì với đàn guitar hay đàn piano, không dị ứng với nhạc quan họ hay nhạc rock, và ngài cốt tủy là khuyên chúng ta nên nghe nhạc như một pháp bình thường trong thế gian. Thậm chí, khi chư Thiên hát bản tình ca, ngài cũng hoan hỷ vì ngài luôn luôn ở trong đại định (và ngài muốn chúng ta như thế, bước đầu là khuyên chớ nghe hay bớt nghe nhạc). Và toàn bộ giới luật là phòng hộ 6 căn, chứ không riêng phòng hộ lỗ tai. Bởi vì:

Tai: ưa nhạc du dương, ưa ca ngâm, ưa nịnh hót, ghét lời nói thẳng...

Mắt: ưa màu sắc rực rõ, áo đẹp, nhan sắc, tranh đẹp, thư pháp đẹp... (Nếu tôi điêu khắc tượng Phật gỗ xù xì thô nhám là bị quý Thầy rầy liền, vì chúng sinh ưa nhìn tượng đẹp).

Mũi: ưa mùi thơm, hương trầm... (Bởi vậy, cúng nhang trầm không thơm là sẽ có quý Thầy buồn, nói là tâm không nghiêm trang, thiếu cẩn trọng).

Lưỡi: ưa ăn ngon... (Hãy hình dung, bà bếp trong chùa mà nấu ăn dở là được mời về nhà liền).

Thân: ưa nằm giường đệm... (Bây giờ không thấy giường tre, giường gỗ tạp).

Ý: ưa bài thơ hay, ưa bài luận thuyết giỏi, ưa lý luận phức tạp... (Làm thơ dở, bảo đảm là bị chúng sinh quở liền).

Nếu cấm âm nhạc, xin hãy yêu cầu các chùa phải nấu ăn dở, hãy yêu cầu tượng Phật phải xù xì gỗ tạp, hãy yêu cầu tranh và thư pháp phải xấu, hãy yêu cầu thơ phải dở, và vân vân...

Như vậy, cốt tủy chỉ có nghĩa là như Kinh Kim Cang nói: không trụ tâm vào đâu hết, dù là có âm nhạc hay không (vô sở trụ).

Bởi vì, tâm dính (trụ) vào tịch lặng cũng nguy hiểm nhiều y hệt như mê vào âm nhạc.

Tại sao mắt chỉ ưa nhìn tượng Phật đẹp, mà tai dị ứng với ca khúc cúng dường Tam Bảo...” (2)

Xin ghi thêm, bài viết "Âm Nhạc Trong Kinh Phật" đã đề nghị một giải thích như sau:

"...chúng ta có thể tin rằng, với tâm hồn nhạy cảmtrí tuệ vi diệu, Đức Phật không thực sự cứng nhắc xem âm nhạc như một trở ngại, mà có khi còn là một phương tiện hoẳng pháp. Vì nói cho cùng, khi đọc Kinh Phật, chúng ta nhiều chỗ thấy nhạc trời được trình tấu để cúng dường, để tán thán công đức... Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, chư Thiên đã tới tụ hội, tấu nhạc, hương hoa cúng dường. Nếu Đức Phật xem âm nhạctrở lực, tất nhiên các kinh sẽ không muốn ghi lại các chi tiết đó." (3)

Nhiều thập niên trước, tôi đã hỏi thầy bổn sư về những khó khăn giữ giới trong đời, Thầy Tịch Chiếu nói, và tôi tin chắc thật vào lời Thầy dạy: “Thấy Tánh rồi làm gì cũng đúng, chưa Thấy Tánh làm gì cũng sai.” (4)

*

Có những cơ duyên hình thành có vẻ như tiền định, thí dụ như một tác phẩm nghệ thuật – như nhạc, thơ, truyện, kịch, phim… Nhà Phật cũng nói, các pháp do duyên mà thành, không tự nhiên được. Suy diễn rộng ra, một bài thơ, một ca khúc, một tiểu thuyết, một cuốn phim…   khi được hình thành để cúng dường Tam Bảo, cũng là từ vô lượng phước đức hộ trì chánh pháp.

Hãy nhìn quanh chúng ta sẽ thấy, có rất nhiều người trong thời Internet vẫn chưa tin Phật, chưa đọc Kinh Phật, chưa thọ ngũ giới… huống gì là có lòng tin thâm sâu, muốn sáng tác một tác phẩm nghệ thuật để cúng dường chư Phật. Do vậy, làm Phật tử là cơ duyên nghìn kiếp, huống gì được làm thơ, viết nhạc cúng Phật.  Tại sao chư Thiên trong Kinh đã hát cúng Phật, chúng ta thời này lại không có quyền soạn nhạc cúng Phật? Phải chăng vì tâm của chư Thiên lúc đó khác với tâm chúng ta hiện nay? Có lẽ.

Nhưng, nếu khôngphương tiện nghệ thuật, hẳn là Phật pháp khó phổ biến hơn.

Hãy hình dung, truyện Quan Âm Thị Kính… từ truyện thơ chữ Nôm đầu thế kỷ 19, trở thành chèo cổ, cải lương, kịch… và tư tưởng Phật giáo được chở vào lòng người một cách tự nhiên.

Cần ghi nhận rằng khi các cựu tướng lãnh nhà Tây Sơn thất trận, nhiều người đã vào chùa ẩn thântu học. Trong đó nổi tiếng nhất là Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm), người được Vua Quang Trung gọi là, “Thật là trời để giành ông cho ta vậy.” Khi giữ chức Thượng thư bộ Lại đã hiến kế giúp Vua Quang Trung lui quân về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) trước khi đại binh Tây Sơn chia làm 5 đạo binh Bắc tiến, xuất trận Tết Kỷ Dậu (1789) đánh tan 30 vạn quân nhà Thanh đang giúp Lê Chiêu Thống. Vài năm sau khi Vua Quang Trung băng hà, Ngô Thì Nhậm không được triều đình Quang Toản tin dùng nữa, nên lui về  tu học, soạn bộ Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, được tôn là đệ tứ tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm bị bạn cũ là Đặng Trần Thường đang làm quan cho Gia Long đưa ra Văn Miếu đánh roi, khi về nhà, Nhậm chết vì roi tẩm thuốc độc. Ngô Thì Nhậm, trước khi chết, viết 4 câu thơ để gửi Đặng Trần Thường, tiên tri rằng Thường sẽ bị chết thảm. Quả nhiên, Thường bị Vua Gia Long trở mặt, giết năm 1813.

Hay như trường hợp Hứa Sử Truyện. Truyện thơ chữ Nôm này xuất hiện đầu thế kỷ 18, cũng cho chúng ta nhìn về một hình ảnh thời khai hoang Miền Nam: khi các cựu tướng lãnh Tây Sơn bị Gia Long truy nã, đã trốn về phương Nam. Trong đó, có Hòa thượng Toàn Nhật, một trong những thiền sư góp sức soạn ra cuốn tiểu thuyết chữ Nôm có tên là Hứa Sử Truyện.

Tác phẩm này hé lộ cho thấy phương pháp dạy Phật pháp của các nhà sư thế kỷ 18, khi đi từ Miền Bắc và Trung về phía Nam đã dạy Thiền Tông qua cách niệm Phật hay không…

Nếu chúng ta nhìn về tác phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh và nhiều thi tập của Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm, sẽ thấy những tác phẩm này không viết cho quần chúng đọc, thậm chí, ngay trong giới trí thức cũng thấy khó nắm tông chỉ Thiền, tuy là cuốn này cũng dựa vào Kinh Viên Giác để nêu tông chỉ Thấy Tánh.

Câu hỏi là, các nhà sư Nam Bộ thời đầu thế kỷ 18 đã truyền dạy Phật pháp thế nào, đối với những người dân quê không biết chữ, hay chỉ biết chữ tương đối để đọc qua loa? Cách đơn giản: gói Phật học vào tiểu thuyết, nơi đây là truyện thơ Hứa Sử Truyện, kể chuyện một nhà sư bị bắt nhầm xuống địa ngục, rồi Diêm Vương khi biết bắt nhầm đã dạy Phật pháp cho sư này, và rồi truyện càng lúc càng gay cấn,vân vân.

Một bản diễn Nôm và chú giải Hứa Sử Truyện do Giáo sư Nguyễn Văn Sâm -- thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, và là Trưởng ban Văn chương tại Viện Việt Học -- thực hiện rất mực công phu và Lời Tựa Đề cực kỳ tuyệt vời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-Học (3/2003-2/2008)… dự kiến sẽ được Viện Việt Học xuất bản trong một hay hai tháng tới. Tác phẩm này hé lộ cho thấy cách dạy Phật pháp tại Nam Bộ thế kỷ 18 qua văn chương, qua nghệ thuật thơ, nghệ thuật kể truyện.

Như thế, chúng ta thấy: qua nhiều thời kỳ, trong rất nhiều trình độ khác nhau, Phật học được gói vào tác phẩm nghệ thuật – nghĩa là, nhạc, thơ, truyện, kịch, và bây giờ là phim.

*

Tới đây, chúng ta thử nhìn về quan hệ thơ và nhạc.

Có nhiều nhà thơ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta đôi khi không nhớ nổi vài câu thơ của một số nhà thơ xuất sắc đó. Và rất thường, khi được phổ nhạc, nhiều câu thơ mới được nhắc tới.

Thí dụ, khi tôi (một người có trí nhớ trung bình) thử nhớ xem thi sĩ Phạm Thiên Thư có những câu thơ tiêu biểu nào, tôi không thể nhớ ngay nổi. Nghĩ một chặp, thì nhớ ra, "Em tan trường về – Đường mưa nho nhỏ…" Như thế, lại là nhờ tới nhạc Phạm Duy. Đó là trường hợp của một thi sĩ đã tới một đỉnh cao riêng như Phạm Thiên Thư, huống gì là các nhà thơ trung bình như tôi.

Do vậy, cơ duyên được nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ thơ, tôi tự xem là do hộ pháp hướng dẫn, muốn mình đem Phật pháp ra gói vào một hình  thức dễ nhớ. Tôi quen với Phúc từ 22 năm nay. Phúc ở San Jose, chỉ mới về Quận Cam một năm nay. Thường ngày niệm Đức Quan Âm, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã hỗ trợ nhiều cho quý Thầy và các  chùa Bắc California, và bây giờ là Nam California. Dự kiến sẽ mở lớp dạy đàn guitar và dạy sáng tác nhạc, đời sống gian nan nhưng tấm lòng cực kỳ thơ mộng, Trần Chí Phúc hễ nghe chuyện nhà chùa cần là không từ nan.

Một điểm tôi quý trọng nhạc sĩ Trần Chí Phúc là khi đi lại trên chốn giang hồ, gặp nhiều nghịch cảnh, kể cả những hoàn cảnh trên nguyên tắc là dẫn tới bút chiến -- trong đó, có một chuyện xảy ra trong giới nghệ sĩ, tôi lại bị đẩy vào cuộc và rồi chứng kiến phản ứng đơn giản của Phúc: niệm Phật, rồi im lặng bỏ qua.

Tôi đã vẽ một tấm tranh nhỏ, mực và màu nước trên giấy watercolor, khổ 9X12 inches để bày tỏ lòng khâm phục nhạc sĩ Trần Chí Phúc: khi những mũi tên tham sân si bắn tới, hãy ném lên những nốt nhạc của chánh niệm, của từ bi hỷ xả.

Tấm tranh như bên trên:

*

Nơi phần trên, chúng ta có nêu câu hỏi rằng khi các nhà sư vào Nam thời thế kỷ 18, đã dạy pháp thế nào? Đó là chuyện thời xưa: có thầy dạy Thiền, có thầy dạy Tịnh Độ. Và rồi, thời nay cũng thế.

Để cúng dường Tam Bảo, và để tiện dụng cho quý thầy và Phật tử, tôi đã làm hai bài thơ -- một về Thiền Tập, và một về Niệm Phật. Cả hai bài đều được nhạc sĩ Trần Chí Phúc (trancungson@yahoo.com) phổ thành nhạc. Các Gia Đình Phật Tử cần bản ký âm (music sheet), tôi tin là nhạc sĩ họ Trần sẽ không từ chối, khi hoàn tất.

Cũng cần ghi nhận rằng: khi ngồi Thiền hay khi Niệm Phật, nếu tâm lạc sang chỗ quyến luyến tiếng nhạc hay ý thơ, như thế cũng không nên. Vì sẽ vướng vào chỗ Đức Phật đã cấm, nghĩa là, dính mãi vào cõi này.

Nếu để ý, sau khi dự một buổi hòa nhạc xuất sắc, thí dụ, một đêm nhạc Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy, một số điệu nhạc vẫn vướng vất trong tâm chúng ta, cả khi về nhà, cả khi bắt đầu ngủ, và có khi tiếng nhạc theo trong tâm lâu tới vài ngày. Không chỉ thế, nhan sắc các cô ca sĩ cũng đôi khi thoảng qua trong tâm chúng ta nhiều giờ.  Có cách nào để khi bảo thôi, thế là tâm dứt bặt mọi âm vang, hình bóng?

Có thể, mỗi người có phản ứng khác. Riêng tôi, có cách này hiệu nghiệm, có thể một số đạo hữu cũng sẽ thấy hữu dụng: nghiến răng thật nhẹ, nhẹ tới mức ra tiếng nhỏ hay không cần ra tiếng, và chú tâm nghe cái nghe đó, trong khi quan sát cử động nghiến răng đó, tự nhiên các điện nhạc lảng vảng trong đầu biến mất. Tương tự cũng mất cả các hình bóng lảng vảng. Nghĩa là, dùng tới pháp nghe của Kinh Lăng Nghiêm, niệm cái tánh nghe, lập tức các câu nhạc họ Trịnh, họ Phạm đều biến mất tiêu.

*

Sau đây là bài thơ về Thiền Tập.

Lắng Nghe Hơi Thở

Ngồi xuống dịu dàng
ngồi xuống dịu dàng
ngồi xuống dịu dàng
thư giãn toàn thân

nguyện xin an bình
nguyện xin giải thoát
cho con, cho ba
cho mẹ, cho anh
cho chị, cho em
cho khắp mọi người

Toàn thân dịu dàng
mắt khép nhẹ nhàng
lắng nghe thở vào thật nhẹ
lắng nghe thở ra thật nhẹ

Toàn thân dịu dàng
lặng lẽ phập phồng
cảm nhận thở vào thật nhẹ
cảm nhận thở ra thật nhẹ

Ngày qua, không nghĩ tới
ngày sau, chẳng bận tâm
lắng nghe và cảm nhận
hơi thởtoàn thân

Ngày qua, không nghĩ tới
ngày sau, chẳng bận tâm
lắng nghe và cảm nhận
hơi thởtoàn thân

Toàn thân dịu dàng
lặng lẽ lắng nghe
cảm nhận hơi thở
ngấm vào toàn thân
từ đầu tới chân

Toàn thân dịu dàng
buông xả tất cả
hiện tâm gương sáng
hơi thở lặng lẽ
niềm vui không lời.


Sau đây là bài thơ về pháp Niệm Phật.

Niệm Phật Trọn Thân Tâm

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Quy y trọn thân tâm
ba đời Phật Pháp Tăng
tội cũ con sám hối
thiện mới con tinh cần
thân tâm một niệm
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật nguyện vãng sanh
thành chữ viết trang kinh
thành mưa cho lúa mọc
thành thuyền pháp qua sông
cứu người thoát khổ
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật là tay niệm Phật, nâng người té ngã, dìu người qua sông
Niệm Phật là chân niệm Phật, đi muôn ngàn dặm, đưa người tới nhà
Niệm Phật là lời niệm Phật, hóa chữ thành thơ, gọi người tỉnh giác
Niệm Phật là thân niệm Phật, toàn thân từ bi, độ vô lượng người

Niệm Phật niệm toàn thân
Phật hiện sáng ngời tâm
nhìn tâm là thấy Phật
nhìn Phật là thấy tâm
quay đầu là bờ
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật nghe dịu dàng
từng chữ hiện rồi tan
thấy từng niệm ngời sáng
Tịnh độ hóa toàn thân
hiện tâm vô lượng
Nam Mô A Di Đà Phật.

 

*

Đó là hai trong những ca khúc hẳn là cần thiết cho rất nhiều Phật Tử. Một ca khúc cho Thiền, và một ca khúc cho Tịnh Độ. Xin mời cùng nhau tu học.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9491)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10424)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9885)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9382)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10811)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10301)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9855)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11325)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18920)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9707)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8988)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9553)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9013)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9334)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9013)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9738)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10503)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9401)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9955)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10380)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9557)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10906)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10352)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9523)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10675)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12749)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10394)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10278)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13499)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10850)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10136)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9130)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10278)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10682)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18063)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10982)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10870)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10949)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11884)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12402)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17948)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11967)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10033)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9592)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14769)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9690)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8817)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9089)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8976)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8095)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant