Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Tham Lam Như Giếng Sâu Không Đáy

03 Tháng Tám 201515:47(Xem: 9715)
Tâm Tham Lam Như Giếng Sâu Không Đáy

TÂM THAM LAM NHƯ GIẾNG SÂU KHÔNG ĐÁY

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Tâm Tham Lam Như Giếng Sâu Không Đáy
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới. Người không được thì tìm cách trộm cướp, lường gạt của người khác. Kẻ bần cùng thì oán trời trách đất, oán ghét xã hội, bạn bè, người thân.

Có nhiều gia đình cha mẹ vừa nằm xuống thì trong nhà anh em ruột thịt đã tranh nhau đòi chia gia tài, so bì với nhau từ lằn ranh bờ đất, chửi bới thưa kiện nhau ra tòa để giành của về mình. Anh em ruột thịt còn như thế thì huống chi là người dưng nước lã, làm sao có thể thương yêu giúp đỡ nhau bằng tình người trong cuộc sống.

Người có tiền của còn tham như vậy thì nói gì đến người nghèo khổ, thiếu trước hụt sau. Trong cảnh túng quẫn có khi họ phải ăn trộm, cướp giật, lường gạt của người khác. Người Phật tử chân chính phải biết tạo dựng cho mình một đời sống trong sạch, miễn sao có miếng ăn thức uống vừa đủ mà trau dồi đạo đức tâm linh; biết nhường cơm xẻ áo, nhín ăn bớt mặc để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trên tinh thần của ít lòng nhiều.

Người thế gian trước tiên muốn thỏa mãn tiền bạc của cải rồi mới đến sự quyến rũ của sắc đẹp. Sắc đẹp cũng là vị ngọt mà cũng là vị đắng. Nó là một thứ men say tình ái khiến con người phải đam mê, thích thú, đắm say. Sự mến luyến khoái lạc cảm giác rồi mơn trớn, vuốt ve đã làm đại đa số anh hùng hào kiệt đều chết dưới lỗ chân trâu.

Tai hại của lòng đam mê sắc dục làm biết bao người phải hao tài tốn của, tán gia bại sản. Hạnh phúc gia đình đổ vỡ cũng vì sự tham muốn quá đáng mà vợ chồng gây gỗ, đánh đập nhau vì ghen tuông, hờn mát.

Tình chồng nghĩa vợ bấy lâu bị mất mát, đổ vỡ có thể làm con người ta đau khổ đến tột cùng. Lòng khát ái của con người không bao giờ biết đủ vì họ không bao giờ thấy thỏa mãn trong cuộc tìm kiếm, săn đuổi tình yêu; cũng giống như người khát nước mà uống nước muối nên càng uống lại càng khát. Họ cứ đi tìm những thụ hưởng cảm giác mới lạ có tính cách dị hợm, thậm chí có một số nước họ chơi trò đổi vợ qua lại để tạo thú vui thấp hèn, trụy lạc.

Tâm tham tức là tham lam mong muốn quá đáng. Chúng ta hãy nghĩ rằng có được đầy đủ tiện nghi vật chấthạnh phúc lâu dài, nên ta luôn tìm cách chiếm đoạt. Như chúng ta đã biết, dù biết rằng những ước muốn quá xa rời, không thực tế, nhưng chúng ta vẫn cố tìm mọi cách trong vô vọng. Người tham lam, tánh hay để ý dòm ngó, rình rập những gì họ ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở và làm sao có đầy đủ phương tiện về mọi mặt…

Từ tham lam dẫn đến tham vọng rồi từ đó họ bày mưu lập kế, để tìm kiếm cho được những gì họ ưa thích chẳng cần biết là thiệt hại cho ai, nên tục ngữ có câu: "Bể kia dễ lắp, túi tham khó đầy". Tham cho mình, rồi tham cho gia đình người thân và tham cho cả quốc gia, xã hội của mình. Tham vọng bắt nguồn từ sự tâm tham cầu quá đáng, nên nó khiến cho ta đau khổ, vì được thì phải gìn giữ sợ mất mát, không được thì phiền muộn khổ đau.

Khi chúng ta thấy cái gì vừa ý như sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, lợi dưỡng thì ưa thích, luyến ái, muốn chiếm hữu, đó gọi là "tham", tham lam, tham vọng hay tham cầu. Lòng tham không có đáy, cho nên ta tham cho mình chưa đủ, tham luôn cho gia đình người thân của ta, rộng đến là tham cho đất nước của ta. Cũng vì tham lam mà làm cho ta ăn không ngon, ngủ không yên, đầu óc lúc nào cũng phải lo nghĩ, tính toán làm sao vơ vét về cho mình thật nhiều.

Nhiều người đi tu rồi để tìm sự giác ngộ, giải thoát mà vẫn để lòng tham ngự trị dưới hình thức vi tế hơn, như thích có chùa to Phật lớn, thích nhiều người tôn kính cúng dường, thích có nhiều đệ tử, thích được nhiều người biết đến, ham thích các địa vị chức sắc trong giáo hội.

 Tham có nhiều trạng thái được biểu hiện qua sự: ưa, thích, yêu, thương, ham, muốn, thèm, khát. Khởi đầu là ưa, rồi từ từ tới thích. Nếu đối tượng là người thì dẫn tới yêu thương rồi luyến ái chấp giữ.  Nếu đối tượng là đồ vật thì tham lam muốn chiếm đoạt. Khi tham muốn nhiều thì trở thành thói quen mà sinh ra thèm. Thèm quá thì thành ra có khát khao, tức là không có thì không thể chịu đựng được hay còn gọi là nghiện. 

 Cũng vì tham vọng, tham cầu quá đángcon người tranh giành xâu xé cướp bóc giết hại lẫn nhau, gây đau thương tang tóc cho nhiều người. Tham là một loại phiền não, không những có hại cho mình trong hiện tại mà còn có hại cho mình trong tương lai và còn liên lụy đến nhiều người khác nữa.

Những người có quyền cao chức trọng, thường có tham vọng rất lớn và họ là những người có ý chí, nên dễ dàng làm nên việc lớn. Chính chỗ tham vọng đó mà xã hội mới tiến bộ và phát triển, những kẻ an phận thủ thường không bao giờ có địa vị cao trong xã hội.

Có hai loại muốn mà ai cũng có thể bị nó chi phốitham muốn và mong muốn. Tham muốn là sao? Là nhất quyết muốn cho bằng được, nếu không được thì bất mãn, tức tối khó chịu, phiền muộn giận dỗi phát sinh tìm cách chiếm đoạt. Do đó tham muốn càng nhiều thì càng phát sinh các thứ phiền não, vì tham muốn mà không được như ý, nếu được thì tham càng thêm tham, nếu tham không được thì sinh ra giận hờn khó chịu, tìm cách trả thù.

Mong muốn có nghĩa là mong cầu, ước mơ, nếu có cũng được, không có cũng không sao. Tham muốn và mong muốn khác nhau ở chỗ đó, một đàng muốn cho bằng được, nếu không được thì nỗi giận oán hờn tìm cách trả đủa và quyết tâm chiếm đoạt về cho mình, nên bất chấp luân thường đạo lý có khi cũng phải giết người để thỏa mãn lòng tham muốn của mình. Trong cuộc sống này chúng ta có quyền ước mơ mong muốn, chớ đừng nên tham muốn quá đáng mà làm khổ đau cho nhau.

Như chúng ta đã biết, ít ai trong cuộc đời này mà không tham muốn. Có sự sống là có tham muốn, nhưng tham muốn nhiều hay ít là tùy theo sở thích của mỗi người mà thôi. Tham có nghĩa là tham lam ích kỷ, nhỏ mọn, làm cái gì cũng muốn đem về cho riêng mình, dù có của dư thà để đó mục nát, chứ không dám đem ra giúp đỡ cho ai hết.
Khi tham lam khiến con người ta suy nghĩ, nói năng, hành động một cách độc tài để làm thế nào vơ vét về cho mình hay đất nước mình thật nhiều. Hiện tượng này ngày nay đã tràn lan khắp các nước cường quốc, do đó mà chiến tranh cứ tiếp tục tái diễn hoài không bao giờ có hồi kết thúc. Cá lớn nuốt cá bé đó là chuyện đương nhiên, con người cũng lại như thế khó bao giờ bằng lòng với những gì đã có trong hiện tại.

Có nhiều người làm lụng, vất vả để có thật nhều tiền mà không dám tiêu xài hay giúp một ai khi cần thiết, họ chỉ chủ yếu mong mọi người biết đến mình là người giàu có! Họ sắm xe hơi đắt tiền mà không dám chạy, chỉ trưng bày cho nhiều người xem để chứng tỏ đẳng cấp giàu sang của mình.

 Chúng ta chỉ muốn thu về cho riêng mình, những gì thuộc quyền sở hữu của kẻ khác, đó là ta đánh mất đi tình thương yêu nhân loại, kẻ mê mới hành xử như thế, chúng ta hãy cho đi đến tận cùng để được sống chan hòa với trái tim hiểu biết, bằng tình người trong cuộc sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10621)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10582)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9668)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9512)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10452)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9927)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9416)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10858)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10338)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9899)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11352)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18968)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9740)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 9025)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9591)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9046)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9360)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9053)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9769)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10599)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9488)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10054)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10470)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9650)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10997)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10381)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9555)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10723)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12798)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10453)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10313)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13541)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10870)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10174)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9191)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10371)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10769)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18184)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11077)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10964)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 11005)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11956)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12483)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18053)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12059)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10130)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9681)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14863)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9784)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8851)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant