Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc sống của chúng ta thật quý giá

21 Tháng Tám 201519:20(Xem: 10106)
Cuộc sống của chúng ta thật quý giá

CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA THẬT QUÝ GIÁ

Kyabjé Thuksey Rinpoché
Hoang Phong chuyển ngữ



Cuộc sống của chúng ta thật quý giáLời giới thiệu của người dịch     

Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với các vấn đề bệnh tật và ốm đau.

Kyabjé Thuksey Rinpoché sinh năm 1986 ở Ladakh (Kashmir), là người được xem là biểu tượng của dòng truyền thừa Drukpa của Phật Giáo Tây Tạng. Tuy còn trẻ nhưng ông là một vị Thầy uyên báctinh thông về thiền định, trụ trì một ngôi chùa của dòng truyền thừa Drukpa ở Darjeeling (miền bắc Ấn), và đồng thời cũng là chủ tịch học viện Phật học Hoa Sen Trắng (Druk White Lotus) ở Ladakh, cũng như nhiều trung tâm thiền địnhnghiên cứu Phật học khác ở Âu Châu.

*****

Báo Hướng nhìn Phật Giáo (HnPG): Phải làm thế nào để chăm sóc cho mình và kẻ khác?

Kyabjé Thuksey Rinpoché : Đức Phật có nói một câu thật quan trọng, dịch sang tiếng Tây Tạng là: "Rang Gi Lula Pè Long La, Shenla Neupa Ma Tchè Tchik" (Không nên làm điều gì cho kẻ khác mà mình không muốn kẻ khác làm cho mình). Ý nghĩa của câu này là phải phân tích từng cảnh huống hầu một giúp mình hành động một cách thích nghi. Mỗi khi giao tiếp với kẻ khác thì trước hết phải tự đặt mình vào vị trí của kẻ ấy.

            Chẳng hạn như mỗi khi [giận lên] muốn tát tai một người nào đó, thì trước hết phải tự hỏi: "Nếu ngườì ấy là người sắp tát tai mình, thì việc gì sẽ xảy ra? Phản ứng của mình sẽ ra sao và mình sẽ cảm thấy như thế nào?".

            Đấy là cách hành xử giúp mình biết kính trọng sự hiện hữu của một con người. Bạn không sao biết được là mình sẽ sống đến già hay sẽ chết ngày mai, thế nhưng sự hiện hữu của bạn dù trong trường hợp nào, cũng đều quan trọng cả. Bạn không nên xúc phạm đến kẻ khác, lý do là vì bạn cũng không muốn kẻ khác xúc phạm đến mình. Tất cả mọi sự hiện hữu đều quý giá như nhau, dù sự hiện hữu ấy là một con người, một con chó hay một con cá. Tuy nhiên sự hiện hữu của con người có thể là quý giá hơn đôi chút, bởi vì chỉ có sự hiện hữu ấy mới có thể mang lại được sự Giác Ngộ. Chúng ta được thừa hưởng sự hiện hữu ấy và nhờ đó chúng ta có thể làm được rất nhiều việc [hữu ích].

            Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế. Nên hiểu rằng sự chi phối của quy luật nhân quả (karma) đưa đến vô số các thể dạng tái sinh (thú vật, con người, v.v.) thì sự tái sinh dưới thể dạng con người - mà mình hiện đang có - là cả một điều hết sức hiếm hoi. Nếu so sánh con số dân chúng sinh sống trong các thành phố đông đảo nhất với con số sinh vật trong một khu rừng (côn trùng, sâu bọ và vô số các sinh vật khác trong lòng đất mà chúng ta không trông thấy được) hoặc với hàng tỷ sinh vật trong đại dương, thì tỷ lệ con người quả chẳng có nghĩa lý gì. Được làm người là cả một sự quý hiếm vô ngần!

HnPG: Tại sao người ta lại thường so sánh Đức Phật với một vị Đại Lương Y?

K.T.P.: Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2.500 năm, [thế nhưng] những lời thuyết pháp ấy của Ngài ngày nay vẫn còn được mang ra giảng dạy và ứng dụng. Những lời thuyết giảng ấy vẫn đáp ứng dược những đòi hỏi trong thâm tâm của những con người ngày nay, và hơn nữa còn chinh phục được thế giới Tây Phương ngày càng rộng rãi hơn. Tôi nghĩ rằng những lời thuyết giảng ấy của Đức Phật thật vô cùng thích đáng. Ngài đưa ra hàng ngàn bài giảng thích nghi với các trình độ [hiểu biết] khác nhau, phù hợp với từng người qua các lối sống khác nhau. Đức Phật là một vị Đại Lương Y, Ngài không phải chỉ có một phương thuốc duy nhất mà có cả hàng ngàn phương thuốc khác nhau! Phương pháp y khoa của Ngài có thể chữa trị mọi trường hợp ốm đau.

HnPG:  Việc chữa trị đó mang tính cách lâu dài hay ngắn hạn?

K.T.P: Lâu dài hay ngắn hạn là tùy vào cách áp dụng những lời giao huấn ấy của bạn. 100% là do bạn cả. Một cách vắn tắt, việc chữa trị ấy quả vô cùng kỳ diệu: thí dụ bạn tìm tôi vì đang bị nhức đầu, thế nhưng khi ra về thì bạn lại mang theo cả một phương thuốc giúp mình ứng phó với tất cả mọi cảnh huống xảy ra trong suốt cuộc đời mình! 

HnPG: Giáo Huấn của Đức Phật là nhằm vào việc chữa trị tâm thần với nhiều phép luyện tập thật kỷ cương, thế nhưng dường như không thấy đề cập gì đến việc chữa trị bệnh tật trên thân xác. Tại sao?

K.T.P.: Đối với nền văn hóa Tây Phương, người ta cho rằng tâm thức và thân xác vận hành tách biệt nhau. [Thế nhưng] theo Giáo Huấn Phật giáo, thân xác không thật sự quan trọng. Cá thể con người là một sự kết hợp giữa "thân xác - ngôn từ - tâm thức", trong sự kết hợp đó thân xác và ngôn từ chỉ giữ chức năng phục vụ cho tâm thức. Tâm thức được xem là quan trọng hơn cả. Tất cả những gì hiện ra chung quanh bạn chỉ là các sáng tạo của tâm thức bạn mà thôi. Không có một ngoại lệ nào cả (xin liên tưởng đến học thuyết Duy Thức của Vô Trước). Vậy tầm quan trọng (vai trò) của thân xác là gì? 

            Bạn hãy tưởng tượng mình đang gặp phải tiết trời quá nóng bức không sao chịu đựng nổi, bạn luôn miệng than vãn là trời quá sức oi bức, mồ hôi nhễ nhại, phải mở máy điều hòa không khí thì mới mong chịu nổi. Thế nhưng máy thì hỏng, bạn vô cùng bực tức, tuyệt vọng và phát cáu vì nhiệt độ quá cao.

            Đến đây, bạn lại tưởng tượng là mình đang bệnh và bác sĩ thì lại khuyên mình phải tắm hơi (sauna) và xông hơi nóng. Bạn làm theo lời bác sĩ bảo, mồ hôi tuôn ra đầm đìa, nhưng bạn lại cảm thấy sảng khoái. Chẳng qua là vì bạn nghĩ rằng điều ấy tốt cho sức khỏe của mình! Tất cả đều là do tâm thức mình tạo ra cả. Một khi bạn đã tin vào sự lợi ích của hơi nóng, thì bạn sẽ chấp nhận sự nóng bức và việc vã mồ hôi dễ dàng hơn. Thân xác chạy theo tâm thức là như thế.

HnPG: Thế thì trong khi thân xác ốm đau thì tâm thức có thể mang lại hạnh phúc cho mình hay không?   

            K.T.P.: Hầu hết bệnh tật đều do tâm thức mà ra. Tâm thức tạo ra chứng căng thẳng thần kinh và các bệnh tim mạch, v.v. Tôi nhận thấy sự kiện này thật rõ ràng khi so sánh giữa lối sống của người phương Tây và các dân tộc trên dãy Hy-mã-lạp-sơn. Những người chung quanh chúng ta (tức trong các xã hội Tây Phương), thường lâm vào tình trạng tinh thần căng thẳng, họ sống trong một thế giới lúc nào cũng phải tận lực và ganh đua, do đó đã khiến họ cảm thấy kém hạnh phúc, căng thảng và thường … đau ốm hơn. Họ thường xuyên phải khám bác sĩ và dùng nhiều thuốc hơn. Những người sống trong các vùng núi cao của dãy Hy-mã-lạp-sơn tỏ ra thư giãn hơn, họ nào có lắm công việc đến thế đâu. Buổi sáng thì lo chăm sóc cho vài con bò và trừu, vắt sữa, lấy bơ. Chẳng cần ganh đua gì cả, cũng chẳng có gì để mà lo âu. Sức khỏe của họ rất tốt, dù những gì họ ăn không được ngon như ở đây, và nước sạch trong một vài nơi đôi khi cũng khó tìm. Thuốc chích ngừa cũng không có, thế nhưng họ rất khỏe mạnh. Tất nhiên cũng có những người đau ốm nặng, thế nhưng dù phải nằm nhà hay được chăm sóc ở bệnh viện, thì lúc nào họ cũng mượn các bài kinh để hát hay tụng niệm. Nếu có một vị lạt-ma hay một vị thầy đến thăm thì họ hết sức vui mừng và hớn hở, khiến họ tạm quên đi những sự đau đớn trên thân xác. Tôi đoan chắc rằng ít ra một nửa những thứ đớn đau trên thân xác là do tâm thức mà ra. Những kẻ luôn cảm thấy mình hạnh phúc mà tôi được gặp, đều là những người thật bình dị. Trái lại những người giàu có mà tôi biết lại là những người lúc nào cũng lo lắng. Họ thường không sống lâu, dù thức ăn của họ bổ dưỡng, nước uống tinh khiết, sức khỏe được các bác sĩ giỏi chăm lo, cuộc sống được tổ chức quy củ. Chỉ tội cho tâm thức của họ... (nhà sư Kyabjé Thuksey thở ra). Chẳng có gì có thể giúp họ được.

HnPG: Phải chăng đấy là những kẻ bị chi phối bởi những thứ độc tố tâm thần là sự bám víu, tham lam và ghét bỏ?

K.T.P.: Đúng thế, khi nào còn bám víu quá mạnh vào của cải hay vào kẻ khác thì sẽ không sao tránh khỏi ốm đau.

HnPG: Đối với đám con cháu của mình thì sao, cứ mỗi khi nghĩ đến những điều bất hạnh có thể xảy đến với chúng thì cũng đủ khiến mình ốm đau?

K.T.P.: Phải tạo ra cho mình một tình trạng [tâm thần] thăng bằng (tức là một thể dạng tâm thức thanh thản, an bình hay "buông xả" (upeksa/equanimity). Thuật ngữ "buông xả" thường bị hiểu lầm là một sự buông bỏ hay xả bỏ, nhưng thật ra ý nghĩa của chữ này nói lên một thể dạng tâm thần an bình, thăng bằng, không phân biệt - trong trường hợp này là không phân biệt giữa con cháu mình và những đứa trẻ khác). Nhằm giúp mình tránh khỏi tình trạng bám víu quá mạnh, chúng ta phải nghĩ đến quy luật vô thường (dù là con cháu mình hay những đứa trẻ khác thì tất cả không sao tránh khỏi bệnh tật, già nua và cái chết). Hơn nữa chúng ta cũng phải phát huy lòng từ bi và tình thương yêu thật đồng đều đối với tất cả chúng sinh. Tôi không có con, thế nhưng tôi lại có đến hàng trăm đứa trẻ trong ngôi trường của tôi mà tôi xem chúng như con tôi (một người tu hành chân chính khi nhìn vào một đứa trẻ thì phải thương yêu nó như con mình, phát lộ lòng từ bi của mình trước vô thường và những thứ khổ đau đang chờ đợi nó, không nên nhìn vào một đứa bé để khơi động những xung năng phát sinh từ bản năng dục tính bệnh hoạn của mình). Tôi cảm thấy thương yêu chúng vô ngần! Cứ mỗi khi phải rời chúng để đi xa, thì tôi đều cảm thấy thật buồn, cứ muốn sớm được quay về với chúng. Quả thật khó tạo ra sự thăng bằng (buông xả) khi mình đang bám víu. Điều này không thể thực hiện được trong giây lát, thế nhưng nếu cố gắng từng chút một thì chúng ta cũng sẽ thành công.

HnPG: Cuộc sống ngày nay thật bấp bênh và căng thẳng, người ta có quá ít thì giờ, có thể nói là không còn một chút thì giờ nào cả, hầu giúp mình tu tập hay bước theo một con đường tâm linh. Vậy phải làm thế nào?

K.T.P.: Bước theo một con đường tâm linh không có nghĩa là bắt buộc phải thiền định, thường xuyên tụng niệm và xướng lên những câu man-tra (những câu chú mang tính cách thiêng liêng). Theo tôi con đường tâm linh vượt lên trên các nghi thức tôn giáo. Con đường tâm linh bên trong nội tâm mình quan trọng hơn, và mình phải phát huy nó trong tâm thức mình. "Biến cải mình hầu giúp mình trở thành một con người tốt, với một con tim biết thương yêu và nhiệt tình" mới đúng là con đường tâm linh sâu kín nơi mỗi con người. Nếu muốn biến mình trở thành một con người tốt, một vị thầy, bậc cha mẹ hay một người lãnh đạo, thì phải đủ khả năng mang lại cho kẻ khác những lời khuyên bảo tốt lành. Đấy là cách giúp chúng ta trở  những con người nhu hòa, rộng lượngtừ bi. Khi nào bạn phát huy được lòng thương yêu và nhiệt tình, không tị hiềm và giận dữ, thì khi đó bạn sẽ tạo ra được nhiều hạnh phúc hơn cho cuộc sống của mình.

HnPG: Phải chăng ngày nay sự nóng giận và ganh tị mang lại cho mình mọi thứ khó khăn trong cuộc sống…

K.T.P.: Có quá nhiều người nổi nóng với nhau, nhất là đối với cuộc sống lứa đôi. Tất cả cũng chỉ vì thiếu hiểu biếtbám víu [vào nhau] quá đáng. Sự hiểu biết giữa hai người thật hết sức cần thiết. Nếu người chồng thích uống cà phê và người vợ thì chỉ thích uống trà, thì thỉnh thoảng cũng nên uống một tách trà [với vợ] dù là mình không thích tí nào. Đó là một cách cố gắng giúp mình hiểu người khác hơn. Dầu sao phép luyện tập hiệu quả nhất vẫn là cách nghĩ đến hiện tượng vô thường (bất cứ một sự kết hợp nào rồi cũng sẽ chấm dứt), Chúng ta cứ nghĩ rằng cuộc sống lứa đôi sẽ kéo dài tám thế hệ [con cháu]. Thế nhưng, dù có kéo dài 100 năm thì cũng phải chấm dứt [một lúc nào đó]. Kiếp người bao giờ cũng ngắn ngủi, vì thế nên tận dụng nó để thực hiện một điều gì đó thật tốt đẹp, và tận hưởng những gì mà mình gặt hái được. Biết lắng nghe, thấu hiểu được bản chất vô thường là gì và đánh giá cao kẻ khác là chiếc chìa khóa chủ yếu nhất trong cuộc sống giúp mình trợ giúp [hữu hiệu] những người thân thuộc chung quanh.

Saint Géniès de Malgoirès, 13.08.15

Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17172)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16255)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12789)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14886)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17300)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56370)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15348)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
(Xem: 14363)
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo.
(Xem: 15663)
Một sớm đầu năm, bật cửa sổ, làn sương mù ùa vào cùng tia nắng đầu tiên, ta sẽ reo lên ngỡ ngàng. Một loài hoa trắng tinh khiết đang phô diễn hết vẻ đẹp trần gian.
(Xem: 14125)
Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích.
(Xem: 16668)
Quán, có nghĩa là nghĩ đến sâu sắc một cái đó… Ngồi thật im, thật vững chải, chú ý từng hơi thở vào-ra và tôi quán mình là em bé 5-6 tuổi.
(Xem: 14206)
Tàng cây có hình dáng lạ kỳ, từng nhánh đơm thêm từng nhánh mới, dường như chỉ cần có một chỗ nhỏ nhoi nào đó ở thân cây thì mầm cây tức thì nẩy nhánh, đơm cành.
(Xem: 16214)
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
(Xem: 17440)
Henry Miller là một trong vài ba thiên tài nhân loại đã đánh thức dậy thế lực mãnh liệt nhất của Lòng Đại Bi trong ý thứcvô thức của con người trên mặt đất.
(Xem: 13390)
Sự im lặng rùng rợn của Thi CaVăn Chương là cái “bất khả tư nghị” của tất cả những đỉnh cao nhất của Thi CaVăn Nghệ Nhân Loại.
(Xem: 12886)
Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng.
(Xem: 15055)
Thôi, đừng than van nữa, bạn hãy nhìn lại mình đi, bạn còn có đủ đôi bàn tay, bạn còn rất trẻ, và bạn hoàn toàn có khả năng lao động để thay đổi cuộc sống của mình.
(Xem: 14558)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13729)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 14055)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13763)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13316)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13374)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13737)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 14179)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 15005)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16222)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 14009)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15721)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14901)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12502)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13617)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 17074)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14280)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14160)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19624)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19794)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17990)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21629)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20430)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23298)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22592)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17196)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16920)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 19002)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 24077)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21410)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22427)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24724)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 22121)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant