Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Hồi Ức Về Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5

15 Tháng Chín 201519:02(Xem: 13513)
Vài Hồi Ức Về Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5

Vài Hồi Ức Về Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5

 

Huỳnh Kim Quang

 

Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng trong khuôn viên rộng mênh mông của khách sạn Town Country Resort Hotel thuộc thành phố San Diego, miền Nam California, Hoa Kỳ, vào đêm thắp nến cầu nguyện của Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 5 được tổ chức từ ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015.
Cong phu Thien Hanh (25)

Đó là một trong nhiều hình ảnh tuyệt đẹp còn đọng lại trong ký ức của tôi về Khóa Tu Học mà tôi lại có dịp tham dự thêm lần nữa, lần thứ 5.

Nhìn ngọn nến trong tay dù được che bởi chiếc ly nhựa trong suốt, tôi vẫn thấy nó thật yếu đuối, mong manh dễ tắt, chỉ cần một cơn gió nhẹ, một hơi thở mạnh cũng đủ làm ngọn nến tắt liền. Có lẽ vì vậy, mọi người đều cẩn thận từng hơi thở, từng bước đi để giữ cho ngọn nến trên tay còn sáng mãi cho hết thời kinh hành cầu nguyện.

Đối với tôi, đêm kinh hành thấp nến không chỉ là đêm cầu nguyện cho thế giới hòa bình và chúng sinh an lạc, mà còn là thời khóa thực nghiệm những gì được học hỏi từ khóa tu rất hữu hiệu. Suốt thời gian hơn nửa giờ kinh hành quanh khách sạn với ngọn nến trên tay là thời gian tốt nhất để thực hành việc điều phục thân, điều phục hơi thởđiều phục tâm, hay nói cách khác là làm điều phục ba nghiệp. Để ý từng bước chân, bước đi nhẹ nhàng khoan thai, từng cử động của mình và người chung quanh, để ý từng hơi thở ra vào, với tâm bình lặng giữa khung trời đêm nơi thành phố biển với khí hậu mát mẻ dù đang giữa mùa hè nắng nóng của tiểu bang hạn hán California, đó chẳng phải là nhiếp tâm chánh niệm, là tu hay sao! Khi nhìn vào ngọn nến lung linh, tôi nhận thức rằng giữa đêm đen cuộc đờivô minh che phủ, ánh sáng trí tuệ là điều cần thiết hơn bất cứ gì để giúp mình tự soi đường giải thoát khổ đau. Nghĩ tới đó tôi thấy lòng mình ấm cúng, cảm nhận ân đức của Phật Pháp đang nuôi dưỡng cuộc sống của mình để có thể có được sự bình an giữa cuộc đời khổ não.

Không phải chỉ có mình tôi mà tất cả mọi người tham dự khóa tu đều thụ hưởng được sự an lạc không chỉ một thời kinh hành thắp nến cầu nguyện mà nhiều thời khóa tu và học của khóa tu kéo dài 4 ngày với sự tham dự của Tăng, Ni và Phật tử gồm khoảng trên 500 vị.

Vì bận việc làm, nên mãi tới tối Thứ Sáu tôi mới đến được khóa tu, vốn đã bắt đầu từ tối Thứ Năm. Thời khóa tham dự đầu tiên của tôi tại khóa tu học là thời ngồi thiềncông phu vào 5 giờ rưỡi sáng Thứ Bảy. Mọi người từ các phòng khách sạn lần lược vào chánh điện trong im lặng. Đèn tắt. Cả không gian rộng lớn của chánh điện với mấy trăm người đang có mặt như chìm vào một vũ trụ mênh mông thinh lặng nào đó. Tiếng bảng mộc ngân lên. Giọng hô canh buổi sáng của Thầy Nhật Trí trầm ấm, thiền vị cất lên:

 

“Ngũ canh dĩ đáo pháp môn khai,

 Phổ nguyện đồng đăng Bát nhã đài,

Liễu triệt tam thừa dung nhị đế,

Cao huyền tuệ nhật bạch vân mai.”

 

(Canh năm đã đến mở cửa thiền,

Hết thảy chúng sinh ngộ bản tâm,

Ba thừa thấu suốt lòng tự tại,

 Mặt trời trí tuệ xóa mây giăng.)

 

Rồi tất cả các pháp đều lắng xuống. Lặng yên. Không một lời. Không một tiếng động. Thỉnh thoảng thật hiếm đâu đó có tiếng ho khan vọng lên, rồi mất hút. Cả pháp giới chừng như cõi thinh lặng tuyệt cùng. Bao nhiêu phiền não, đau khổ, bất an bên ngoài cuộc đời giờ đây tan biến theo cõi thời không tịch lặng. Khi tiếng chuông báo dứt thời tọa thiền ngân lên và đèn trong chánh điện bật sáng, tôi có cảm nhận dường như đây là một thế giới khác. Lòng bình an. Thế giới bình an. Với tôi, những giờ phút bình an như thế này chính là phần thưởng vô giá trong cuộc đời mà tôi nhận được từ khóa tu. Nó luôn luôn là chất liệu an lạc nuôi dưỡng tâm thức chảy mãi trong dòng sống thường nghiệm hàng ngày của một người bình phàm như tôi.

Cả ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, diễn ra nhiều thời khóa mà tôi không thể nào tham dự hết dù rất muốn, vì nhiều thời khóa trùng giờ. Nhiều lớp học Phật Pháp với nhiều đề tài cho nhiều căn cơtrình độ khác nhau. Có các lớp dạy về những giáo lý cơ bản của Phật Pháp. Có lớp dạy về những chủ đề cao hơn, chuyên môn hơn của giáo lý nhà Phật. Khách sạn rộng mênh mông và phòng ốc thật là đầy đủ để Ban Giám Học chia thành nhiều lớp học cùng một giờ. Có những lớp hội thảo về các chủ đề đặc biệt dành cho chư Tăng, Ni. Cũng có những lớp học được giảng dạy bằng tiếng Anh thuần túy dành cho những vị lớn tuổi và trẻ em không rành tiếng Việt. Ngoài ra còn có những thời giảng chung cho tất cả đại chúng. Sau những thời công phu sáng, có chư tôn đức Trưởng Lão Hòa Thượng khai thị để giúp người tham dự đi sâu thêm vào việc thực hành và tiếp thụ Chánh Pháp hữu hiệu hơn.

Buổi sáng Chủ Nhật, ngày cuối cùng của khóa tu tất cả đại chúng đều có thể nêu câu hỏi về những điều chưa hiểu rõ đối với Phật Pháp để chư Tăng, Ni giải thích cặn kẽ hơn trong thời Phật Pháp Vấn Đáp kéo dài hai tiếng đồng hồ. Vậy mà vẫn còn nhiều câu hỏi được viết trên giấy đưa lên làm quý Thầy phải lấy thêm giờ vào buổi chiều trong thời hội thảo. Thời Phật Pháp Vấn

Đáp luôn luôn là những giây phút sinh động, hào hứng nhất của khóa tu, vì mọi tham dự viên đều có nhiều vấn đề từ giáo lý đến việc áp dụng Phật Pháp vào đời sống hàng ngày muốn được đem ra hỏi để chư tôn đức giải đáp cho. Có nhiều câu hỏi rất sâu sắc, rất thực tế mà một khi nêu ra làm cho mọi người có mặt trong hội trường đều cảm nhận lợi lạc để hiểu biết thêm.  

Thời hội thảo về “Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật” là một đề tài không những mang tính hiện thực mà còn là vấn nạn đối với Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đề tài đã được Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và Huynh Trưởng GĐPT Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ phân tích nguyên nhân, thực trạng và đề ra các giải pháp khả thi. Chư tôn đức Tăng, Ni và tất cả người tham dự khóa tu đều có mặt trong thời hội thảo này. Thuyết trình đoàn đề cập đến thực trạng chung của giới trẻ thuộc mọi tôn giáo nói chung và Phật tử nói riêng đều ngày càng ít đến chùa. Theo thuyết trình đoàn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, mà trong số đó là tuổi trẻ ngày càng chạy theo những thú vui ngoài đời như âm nhạc, chơi game, các dụng cụ điện tử hiện đại, đặc biệt là sự già cỗi, khô khan, thiếu thích nghi của các sinh hoạt tôn giáo. Đối với giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại thực trạng đó xảy ra khá phổ biến vì ngoài những nguyên do trên còn có sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóatôn giáo của thế hệ cha mẹ đi trướcthế hệ con cái mới sinh trưởng ở nước ngoài. Thuyết trình đã đề ra một số giải pháp, gồm việc cha mẹ nên cố gắng lắng nghe con cái, chịu khó học tiếng Anh để có thể tiếp cận trao đổi, lắng nghe và hướng dẫn con cái; cha mẹ cần quan tâm đặc biệt đến việc nuôi dạy con cái từ lúc còn ở trong bụng mẹ đến khi trưởng thành, chịu khó đưa con đi chùa làm quen với sinh hoạt chùa chiền và gieo vào tâm thức các em hình ảnh của đức Phật từ bitrí tuệ; cha mẹ cũng cần noi gương cho con cái trong việc ứng dụng niềm tin tôn giáoứng dụng giáo pháp vào cuộc sống hàng ngày, v.v…

Khóa tu năm nay đã có sự quang lâm chứng minh và hướng dẫn, giảng dạy của chư tôn đức Giáo Phẩm trong GHPGVNTN Hoa Kỳ và Canada, như Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, HT Thích Tín Nghĩa, HT Thích Phước Thuận, HT Thích Nguyên An, HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Thái Siêu, HT Thích Nguyên Hạnh, HT Thích Bổn Đạt, HT Thich Minh Mẫn, HT Thích Thông Hải, HT Thích Nguyên Siêu, HT Thích Minh Dung, HT Thích Nhựt Huệ. Đặc biệt năm nay có sự quang lâm của HT Thích Quảng Ba và HT Thích Minh Hiếu từ Úc Châu qua. Ngoài ra, Ban Giám Học đã thỉnh mời được nhiều vị giáo thọ uy tín đến giảng dạy, như Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh, Hòa Thượng Thích Thái Siêu, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Thượng Tọa Thích Thông Triết, TT Thích Tâm Hòa (từ Canada), TT Thích Minh Hạnh, TT Thích Đức Trí, TT Thích Hải Chánh, TT  Thích Nguyên Thông, TT Thích Nhuận Dung, Đại Đức Thích Tín Mãn, ĐĐ Thích Nhật Châu, ĐĐ Thích Tâm Thành, Ni Sư Thích Giới Hương, Sư Cô Thích Thiện Ngọc, với hai vị MC quen thuộc là TT Thích Nhật Trí và ĐĐ Thích Hạnh Tuệ.

Lễ Bế Giảng Khóa Tu diễn ra trang nghiêm vào chiều Chủ Nhật với sự quang lâm chứng minh của chư tôn đức Tăng, Ni và sự hiện diện của toàn thể tham dự viên khóa tu. Trong Lễ Bế Giảng đã giới thiệu thành phần nhân sự sơ khởi của Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 6, gồm Ni Sư Thích Nữ Giới Châu, Ni Sư Thích Nữ Nguyên Thiện, v.v… Địa điểm và thời gian sẽ được Ban Tổ Chức thông báo sau.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8881)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra,
(Xem: 7543)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 8496)
đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực,
(Xem: 9137)
Trong kinh Phật dạy: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” hay “một niệm sân nỗi lên, cháy tiêu cả rừng công đức”
(Xem: 8194)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng...
(Xem: 7967)
Đức Phật đã dạy: “Gieo nhân nào gặt quả đó”. Ngày hôm nay quý vị được làm thân người, sáu căn đầy đủ thì phải biết rằng...
(Xem: 7272)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở ...
(Xem: 8976)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời...
(Xem: 8144)
Thiền quán ví như người cha. Tình yêu ví như bà mẹ. Trong mỗi người chúng ta đều có hai giòng máu của mẹ và của cha. Chúng ta có...
(Xem: 8709)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và...
(Xem: 12025)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang ...
(Xem: 12116)
Phóng dật là tâm buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 13513)
Phật dạy: “Cũng vậy, hàng ngày ông thường tạo nghiệp lành, khi chết thì ông sẽ theo nghiệp lànhtái sinh vào cõi lành. Ngược lại, nếu ...
(Xem: 8974)
Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới ...
(Xem: 8918)
Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đảm nhiệm”, hoặc...
(Xem: 11308)
Khóa An Cư Kiết Hạ do GHPGVNTNHK tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont San Jose, miền Bắc California
(Xem: 7164)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và...
(Xem: 7761)
Chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì...
(Xem: 7879)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm.
(Xem: 8119)
Tsuglagkhang, chính điện với hơn 10 ngàn thính chúng tham dự buổi giảng pháp trong ba ngày của đức Đạt lai Lạt ma.
(Xem: 10711)
Riêng trong tận đáy lòng những Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại chúng ta, ông Tiến sĩ Neudeck có một chỗ đứng rất đặc biệt...
(Xem: 9732)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách...
(Xem: 9153)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ...
(Xem: 7896)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath...
(Xem: 9544)
Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được...
(Xem: 9379)
Nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn.. ở trong tù. Tha thứ cho người khác, nhưng thực ragiải thoát chính mình.
(Xem: 8194)
Cầu nguyện với khát vọng. Chúng ta cầu nguyện với khát vọng cho tất cả chúng sinh. Điều này cũng nên bao gồm cả trái đất, nơi...
(Xem: 8275)
Luân hồi (Samsàra : Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến ...
(Xem: 10876)
Muộn phiền từ tâm mà sinh ra. Nếu muốn một cuộc đời không phiền muộn, hãy học theo 7 bài học của ông bà xưa.
(Xem: 9426)
Thành kính dâng Giác Linh Bổn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát
(Xem: 7574)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala...
(Xem: 8162)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác,,,
(Xem: 8300)
yêu thươnghết lòng bảo vệ con cái, cha mẹ đã dốc hết tất cả sức lực của mình, chăm chút từng li từng tí, thậm chí là sắp đặt an bài sẵn cho cuộc đời của con cái.
(Xem: 8147)
Thanh tịnh tâm ý hay làm trong sạch tâm ý là một điều hết sức căn bản trong việc tu tập cho nên
(Xem: 8887)
“Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi. Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.”
(Xem: 9866)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không .
(Xem: 18601)
Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon.
(Xem: 9769)
Hai vị cao tăng người Thái được mời đến nhà một vị cư sĩ để dùng điểm tâm sáng. Trong căn phòng khách nơi...
(Xem: 11227)
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống như vậy sẽ là một bài học bổ ích cho mọi người thực hành theo.
(Xem: 8910)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là...
(Xem: 7678)
Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của...
(Xem: 8794)
Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?
(Xem: 8381)
Nếu một vị khất sĩ tu Từ Quán, dầu chỉ thực tập trong một chốc lát, thời gian bằng một cái búng tay thôi, thì vị khất sĩ đó đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi.
(Xem: 8103)
Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau.
(Xem: 9128)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững...
(Xem: 8582)
Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con ngườiđộng vật.
(Xem: 8962)
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay
(Xem: 9304)
Tất cả các Pháp Hữu Vi là vô thường! Đó là một sự thật! Cũng là lời di huấn cuối cùng của Đức Bổn Sư dành cho chúng ta trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh.
(Xem: 9897)
Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng, Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh, Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi, Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
(Xem: 9266)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant