Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khi Thần Tượng Sụp Đổ

16 Tháng Chín 201510:58(Xem: 12803)
Khi Thần Tượng Sụp Đổ

KHI THẦN TƯỢNG SỤP ĐỔ

Thiên Hạnh

Khi Thần Tượng Sụp Đổ

 

HỎI:      


Mô Phật.

Con kính bạch thầy ạ!

Con còn đang là sinh viên đại học, chưa quy y Tam Bảo. Trong nhà con chỉ có một mình má con (năm nay đã ngoài năm mươi) là đã quy y, thường xuyên đi chùatham gia các hoạt động của chùa. Trong những bữa cơm hay các dịp gia đình đông đủ, má con thường tỏ vẻ rất tự hào về Đạo Phật, về ngôi chùa nơi bà sinh hoạtđặc biệtca tụng hết lời vị thầy bổn sư bà đã quy y. Thấy tuổi già về hưu mà má con tìm được nơi an vui hoan hỷ như vậy cả gia đình con rất mừng, anh chị em chúng con còn có ý định thời gian nữa xin phép má cho được cùng quy y làm Phật tử. Đùng một cái, một hôm má từ chùa về mặt buồn thiu không nói năng gì, đi thẳng vào phòng nằm rầu rĩ bỏ cả cơm nước. Chúng con phải tìm cách nhẹ nhàng khéo léo gạn hỏi mãi má mới nói giọng như nghẹn ngào: thầy đổ nghiệp rồi!. Chỉ bấy nhiêu thôi, rồi bà không nói thêm gì nữa, nhưng con biết là vị thầy bổn sư của má đã phạm một điều hệ trọng gì đó để đến nỗi má phải thất vọng ê chề như thế.

       Sau đó chúng con tìm hiểu số các vị Phật tử cùng tu với má mới biết là ông thầy của các vị đó có phạm một số điều giới gì đó của người xuất gia khiến cho các Phật tử mới lâm vào cảnh “thần tượng sụp đổ” dở khóc dở cười như thế.

       Kính bạch thầy.

       Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.

       Con kính tri ân thầy, và xin thầy hỷ xả nếu con có nói gì chưa phải.

             (Một tín nữ ở phường 12, q. Gò Vấp, tp HCM)

 

ĐÁP:  

Phật tử thân mến.

       Trước hết cho phép thầy gọi con bằng danh xưng là Phật tử, vì qua câu hỏi thầy biết con đã rất tin kính Tam Bảo. Đây quả là nhân duyên tốt lành mà không phải bất cứ ai trong cõi đời này cũng có được.

       Mẫu thân con như con đã miêu tả là một Phật tử thuần thành đã lớn tuổi, có quá trình gắn bó phụng sự quý thầy và hộ trì Tam Bảo, đó là phước duyên của bà và của gia đình mình, con nên tự hào về điều đó.

       Trường hợp của mẹ con cũng không phải ít xảy ra đối với những Phật tửtín tâm với Chư Tăng, dường như rất phổ biến là đằng khác. Theo logic thông thường của thế gian, người ta vẫn truyền tụng câu: càng hy vọng lớn thì thất vọng càng nhiều_ có thể tinh thần câu nói đó rất trùng hợp trong tình huống này vậy.

       Sự thất vọng và khủng hoảng tâm lý của mẹ con bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

      

    Thứ nhấttôn sùng và đề cao thái quá một nhân vật nào đó đến nỗi thần tượng hóa nhân vật ấy. Nên nhớ điều gì thái quá thường được gọi là cực đoan, mà đã cực đoan thì không còn tỉnh táo sáng suốt, đến nỗi gán ghép cho nhân vật đó những đức tính khả năng mà thực sự họ không hề có hoặc chưa đạt tới, ví dụ trong tâm mình cứ nghĩ họ thanh tịnh siêu quần như Phật như Thánh. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, đến khi thực tế phơi bày ra những mặt hạn chế của họ khiến mình bị bất ngờ, thậm chí khi họ mắc những sai lầm có vẻ hơi trầm trọng thì mình càng bị sốc vì “thần tượng sụp đổ”. Đối trước tình huống này, không ít Phật Tử phản ứng một cách tiêu cực là quay lưng với chùa( nơi vị ấy trú xứ), thậm chí xa rời Tam Bảo, bỏ ngang việc tu học mình đã bao lâu dày công nổ lực, cá biệt có vị niềm tin không vững quay lại phỉ báng Phật Pháp và bỏ theo tôn giáo khác.

     Thứ hai, Chưa xác định một cách chánh kiến về mục đích tu học và đâu là cái tổng thể nên nương theo và đâu là nhân duyên nhất thời mang tính tương tác cục bộ, thêm nữa là do các Phật tử chưa tự đào luyện cho chính mình sự bản lĩnh thích nghi bất cứ hoàn cảnh bất lợi nào trên đường tu tập nên gặp chuyện ngoài dự tưởng thì khủng hoảng, suy sụp, dẫn đến những hình thức đối phó thiếu đứng đắn.

       Vậy nên thầy có lời khuyên chung cho các Phật tử như sau:

       ● Để tránh những việc không hay về sau, trước khi đến và thỉnh cầu một vị Tăng(Ni) là thầy Bổn sư cầu Pháp tu học lâu dài( xin quy y), các tín chủ nên có quá trình tiếp cận tham học, là giai đoạn sơ ngộ, dần dần nếu thấy với vị thầy này, việc tu học mình có tiến bộ, tâm thức mình ngày càng an lạc, hoan hỷ, thì đây là bậc tôn túc hữu duyên với bản thân mình, lúc đó nên thỉnh cầu phát nguyện được quy yđệ tử (bởi vì Phật Phápnhân duyên, không quy định rạch ròi như một số tôn giáo khác: tín đồ khu vực nào phải sinh hoạt khu vực đó). Các Phật tử không nên vì hình thức bề ngoài, hay thoạt diện kiến vị nào thấy trang tướng dung nghi dễ coi liền tức khắc xin quy y để gắn bó thầy trò, đó là những lối hành xử hời hợt, cảm tính, bột phát… rất dễ tạo ra sự giao động tâm lý về sau.

      ● Vì sao có tâm lý “ thần tượng sụp đổ”? Xin trả lời một cách nôm na là : vì có xây nên mới có đổ! Nếu không xây thì chẳng có gì là đổ và không đổ! Thế nào gọi là xây, nghĩa là ngày mỗi ngày, Phật tử cứ vun quén tạo dựng ảo tưởng thầy mình là nhất không thầy nào bằng, thầy mình tu hành giới đức thanh tịnh, thầy mình giỏi dang, thầy mình toàn bích, không chút tỳ vết lỗi lầm,… quả là một bức tượng hoàn hảo! Nhưng mình quên rằng, thầy mình cũng là con người, là người xuất gia đang tu học Phật, thầy mình chưa là Phật làm sao toàn bích đây? Vậy nên lời khuyên là hãy đừng xây nên một thần tượng nào cả, hãy tinh cần tu và học là điều thiết thực nhất.

       ● Tại sao phải buồn rầu khi một ai đó phạm sai lầm, mình vẫn còn một Đức Phật, Bậc Giác Ngộ tối thượng, là thầy của trời và người( Thiên nhơn chi Đạo Sư) đang được cả nhân loại ngưỡng mộ đó cơ mà! Sao không lấy Ngài làm thần tượng noi gương mà tu tập lại thần tượng một vị nào đó, rồi thấy họ là tất cả?

       Thêm nữa, cả nền giáo lý nhiệm mầu Đức Phật để lại còn đây, Phật tử nên theo đó hành trì tu tập, nên nhớ: “ Y Pháp bất y nhơn”. Với người tu học Phật chân chính thì lúc nào cũng lấy Gíao Pháp làm thầy như lời Đức Phật đã dạy, các thầy chỉ là người trợ duyên dẫn đường.

       ● Sai lầm của một vị thầy nào đó là chuyện cá nhân, một hiện tượng cá biệt, nó không phản ánh toàn bộ Phật Giáo, nếu đánh đồng rồi quy kết là Phật Giáo không tốt rồi quay sang chê bai Đạo Phật, bỏ theo tôn giáo khác là cách hành xử thiếu trí tuệ, rồi sẽ mất cơ hội tu tập (tự mình thiệt mình).

        ● Cũng có thể đó là biệt nghiệp rơi rớt của riêng thầy ấy, xử lý theo Luật theo Pháp là việc của cộng đồng Tăng đoàn, nằm ngoài trách nhiệm của cư sĩ Phật tử, nên các Đạo hữu chỉ nên chú tâm tu học đừng quá bận tâm.Vả lại nhân quả ai gây ra người ấy gánh chịu, không phải Phật tử chịu thay, nên hiểu rõ điều này.

  Theo thầy, mẹ con cứ nên đi chùa tu học tụng kinh bình thường, vẫn cung kính thầy mình như chưa từng xảy ra việc gì. Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.

       Riêng phần của con, thầy khuyên con không việc gì phải thối thất tín tâm với Tam Bảo, việc mẹ con bị chao đảo tâm lý cũng là chuyện bình thường, nếu tín tâm Phật Pháp đủ mạnh, thầy tin tưởng bà sẽ vượt qua nhanh thôi và sẽ tinh tấn tu học như xưa. Con đừng lấy chuyện riêng của một vị thầy nào đó mà ảnh hưởng sự quy hướng về Phật Pháp của mình( bởi chuyện chẳng đáng chút nào cả_chẳng khác nào tự mình thiệt mình, uổng lắm!).

        Thầy cầu nguyện Chư Phật gia hộ mẹ của con sớm nhận rõ đường lành, bản thân con sẽ sớm là Phật tử ngày ngày tinh tấn tu tập theo lời Phật dạy.

        Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8658)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8328)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15621)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10842)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10843)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8995)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 9033)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8686)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12207)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10962)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10665)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13540)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8425)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10336)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8826)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9881)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10413)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10257)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 9068)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22658)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10334)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12108)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14305)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11246)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9971)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 19030)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10599)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10779)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11888)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10317)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11472)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 9031)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12940)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10605)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11225)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17427)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10827)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10315)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11515)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16598)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12744)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16710)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 25100)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9276)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11793)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9936)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11554)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9609)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15607)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10799)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant