Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ăn Chay Có Thể Ăn Trứng Được Không?

28 Tháng Mười 201506:48(Xem: 11338)
Ăn Chay Có Thể Ăn Trứng Được Không?

ĂN CHAY CÓ THỂ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG?


Như Nhiên – Quảng Tánh

Ăn chay, ăn trứng


HỎI:
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng. Tôi thảo luận với mẹ chuyện này nhưng mẹ nói người ta tu ở bên Tây nên ăn được, hiện tôi rất thắc mắc nên nhờ quý Báo giải đáp. Tôi ăn chay đã hơn 10 năm, vì một số bệnh duyên nên bác sỹ bảo thỉnh thoảng phải ăn trứng để bổ sung thêm dinh dưỡng. Theo bác sỹ thì ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tôi có tìm hiểu thì một số vị bảo là người ăn chay trường có thể ăn trứng gà công nghiệp. Việc đó không biết đúng sai thế nào, xin quý Báo hoan hỷ giải thích. (DIỆU HẢI, dieuhai12...@yahoo.com.vn; QUẢNG TUỆ, KP.3, P.7, Q.5, TP.HCM)


ĐÁP:
Bạn Diệu Hải và Quảng Tuệ thân mến!

Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích… và họ ăn chay cũng vì nhiều mục đích khác nhau như tôn giáo, đạo đức, khấn nguyện, sức khỏe hay đơn giản chỉ là để thay đổi khẩu vị.

Theo các nhà nghiên cứu ẩm thực, cách thức ăn chay của người phương Tây và trên thế giới nói chung hiện nay gồm ba nhóm chính như sau:

(1) Ăn chay có uống sữa và ăn trứng (Ovo-Lacto Vegetarian) nhưng không ăn thịt cá gà vịt và những loại hải sản khác.

(2) Ăn chay có uống sữa (Lacto Vegetarian) nhưng không ăn trứng, thịt cá gà vịt và những loại hải sản khác.

(3) Ăn chay hoàn toàn (Strict Vegetarian/Vegan), không ăn tất cả thực phẩmđộng vật hoặc các sản phẩm chiết xuất từ động vật.


Trong các sách, tài liệu dạy nấu ăn chay trên thị trường, những nhà ẩm thực thiết kế thành phần các món ăn chay dựa trên ba quan điểm này. Đối với các thực phẩm chay đã được đóng gói thì nhà sản xuất có ghi rõ thành phần để người tiêu dùng tự lựa chọn.

Riêng việc ăn chay trong truyền thống Phật giáo Việt Nam hiện nay, theo thiển ýquan sát của chúng tôi, có sự phối hợp của cả ba cách ăn chay trên. Trước hết, cách ăn chay (2) là phổ biến nhất, chư TăngPhật tử tuy không ăn thịt cá và trứng nhưng uống sữa và ăn các thực phẩm chế biến từ sữa. Trong trường hợp không dùng trứng, sữa, phó-mát chỉ ăn ngũ cốc cùng tương dưa rau củ quả v.v… thì đã ăn chay theo cách (3). Từ khi có trứng gà công nghiệp (theo quy trình sản xuất thì loại trứng này không chứa mầm sống) bán rộng rãi trên thị trường thì một số người và một số nơi ăn chay theo cách (1), ăn chay có sữa và trứng (sản xuất công nghiệp). Có điều, người ăn chay theo cách (1) này không nhiều và không phổ biến, bởi còn một số vấn đề… bất đồng và nhạy cảm, đơn cử như hình thức của hai loại trứng gà công nghiệp và trứng gà ta (có mầm sống) khá giống nhau.

Và hiện Giáo hội cũng chưa ban hành một văn bản mang tính giáo quy hay giới luật nào quy định cụ thể về việc ăn chay ngoài các tiêu chuẩn và nguyên tắc ăn chay truyền thống như không ăn thịt, không sát sanh, nuôi dưỡng lòng từ…, nên người Phật tử Việt Nam ăn chay theo cách nào (3), (2) hay (1) hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định chọn lựa của cá nhân, phù hợp với điều kiện sức khỏe, tu học của mỗi người.

Trong Thực phổ của Làng Mai, thành phần của một số món chay có trứng gà công nghiệp và một số nơi chư Tăng Ni, Phật tử dùng thực phẩm có trứng là chuyện rất bình thường, đều dựa trên nguyên tắc này. Tuy nhiên, việc ăn trứng nhằm bổ sung thêm một số dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sỹ là cần thiết nhưng cũng cần liều lượng phù hợp. Những người có khuynh hướng kiêng ăn trứng vì để giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh dị ứng cùng các bệnh do nhiễm khuẩn salmonella, campylobacter và H5N1 v.v…

Đối với vấn đề suy dinh dưỡng, không chỉ ăn chayăn uống nói chung, nếu không đúng cách đều dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng. Theo bác sỹ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM), “Thực phẩm chay thường có năng lượng thấp và nếu không ăn đa dạng thì rất dễ bị thiếu dinh dưỡng gây ra gầy ốm cùng suy giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh nhiễm trùng. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin B12... với biểu hiện là thiếu máu có thể xảy ra do các chất này có trong thực vật với tỷ lệ thấp và cũng khó hấp thụ hơn.

Nếu bữa ăn chay quá đơn điệu, như chỉ ăn cơm với rau cải luộc chấm tương, chao hoặc cơm với muối tiêu, nước tương thì nguy cơ thiếu chất rất cao. Ngược lại nếu bữa ăn chay có quá nhiều bột đường và dầu thì có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Ăn chay đúng cách là các món ăn trong bữa chính phải đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm (đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, đậu phộng, muối mè, nấm, đậu que, đậu đũa, đậu xanh...), dầu và rau - trái cây. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Bữa ăn luôn có rau trái để vitamin C giúp hấp thụ chất sắt trong thức ăn. Ngoài ra cần bổ sung thêm sắt, vitamin... theo chỉ định của bác sĩ”.

Chúc các bạn tinh tấn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7819)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9458)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8422)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12979)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8948)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9398)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9478)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8637)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8365)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9564)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10301)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9135)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9237)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11304)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10036)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17505)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8136)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8343)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8545)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8203)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10079)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8216)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9675)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8492)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8319)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8609)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9843)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11208)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10240)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9396)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9523)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11822)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8622)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9194)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8897)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9291)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10873)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9970)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8566)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9948)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10052)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8912)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13391)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10107)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9215)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26910)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9957)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12798)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10890)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9983)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant