Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Hành Hạnh Bố Thí

30 Tháng Mười 201518:07(Xem: 11280)
Thực Hành Hạnh Bố Thí

THỰC HÀNH HẠNH BỐ THÍ

Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

Thực Hành Hạnh Bố Thí

 

Dân gian ta có câu:

“Dầu xây chin bậc Phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.

Câu ca dao trên đủ cho chúng ta thấy việc Bố thí quan trọng như thế nào. Hẳn nhiên ai cũng biết rằng việc cứu giúp cho một người đều phát khởi từ bi tâm, và tâm ấy phải là tâm nguyện của một vị Bồ tát, thực thi hạnh Bố thí, giúp đỡ kẻ khác vì thấy rằng mình và người cùng một bản thể, đau khổ của người khác cũng là đau khổ của chính mình.

Bố thí là một pháp tu nền tảng của Đạo Phật. Danh từ Bố thí có nguồn gốc từ Phạn ngữ là Dàna hay Daksinà (Đàn-na). Khởi đầu do Đức Phật khuyên bảo chư Thiện tín nam nữ cúng dường phẩm vật cho chư Tăng tu học và chia sẻ cho những người nghèo khổ. Về sau, pháp Bố thí trở thành một hạnh nguyện đặc trưng của hàng Xuất giaTại gia, thiếu nó, chúng ta không thể đạt được lý tưởng giải thoát, mục tiêu cao cả đối với người học và hành đạo.

Theo Đại Thừa Nghĩa chương 12: Bố là lấy của mình đem cho người khác, thí là đem tâm của mình lo lắng cho mọi người. Như thế đủ hiểu rằng Bô thí ngoài việc cho tài vật cũng phải cho luôn tấm lòng thương yêu của mình với người mới trọn vẹn sự Bố thí. Luận Câu-xá 18 có 7 thứ bố thí: Thí khách nhân, Thí hành nhân, Thí bệnh nhân. Thí thị bệnh giả. Thí viên lâm, Thí thường thực, Thí tùy thời.

Khi Đại thừa phát triển, Bố thí đưuợc nâng lên hàng đầu, là một trong sáu hạnh đầu tiên của pháp Ba-la-mật (Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật, và Trí tuệ ba-la-mật). Ngoài Tài thí (Bố thí tài vật), được phát triển thêm 2 pháp Bố thíPháp thí (chia sẻ sở học mà mình có được để giúp cho người cùng tu học) và Vô úy thí (giúp người khỏi đau khổ vì những nỗi sợ hãi). Theo Phẩm Thập Vô Tận Tạng của Kinh Hoa Nghiêm thì có 10 Pháp thí: Tu tập thí, tối hậu nan thí, Nội thí, Ngoại thí, Nội ngoại thí, Nhất thiết thí, Quá khứ thí, Hiện tại thí, Vị lai thí, Cứu cánh thí.

Như thế thì Pháp thí vô cùng quan trọng bao gồm cả Nội - Ngoại thí, trong ba thời…và Cứu cánh thí. Vì Pháp bao gồm cả Pháp hữu vivô vi. Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng vương, quyển ba, Phật dạy: “Này Thiện Nam! Giả sử có người đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới cúng dường Như Lai, nếu lại có người khuyến thỉnh Như Lai chuyển Đại Pháp Luân,, thì người này được công đức hơn người kia. Vì sao? – vì người kia dùng tài thí, người này dùng pháp thí. Này Thiện Nam!. Đừng nói chi đem cả bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới bố thí, mà nếu có người đem bảy báu nhiều như hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới cúng dường tất cả chư Phật, thì công đức khuyến thỉnh cũng vẫn hơn cả sự cúng dường ấy, do vì pháp thí có năm điều thù thắng. Những gì là năm? – Một là, pháp thí gồm cả lợi mình, lợi người, còn tài thí không được như thế. Hai là pháp thí hay khiến chúng sanh ra khỏi ba cõi, còn phước tài thí chẳng ra khỏi cõi dục. Ba là pháp thí làm pháp thân thanh tịnh, còn tài thí chỉ tăng trưởng sắc thân. Bốn là, pháp thí thì vô cùng, còn tài thícùng tận. Năm là, pháp thí dứt được vô minh, còn tài thí chỉ khuất phục được tham ái. Thế cho nên, này thiện nam! Công đức khuyến thỉnh vô lượng vô biên, không thể thí dụ”. Giải thích rõ hơn về hành trình của Pháp thí trong kinh Ưu-bà-tắc nói rằng: “Bố thí của hàng Thanh văn, Duyên giác, phàm phu, ngoại đạobố thí của hàng Bồ-tát thực hành trong 2 A-tăng-kỳ-kiếp đều gọi là thí, còn bố thí của hàng Bồ-tát thực hành trong A-tăng-kỳ-kiếp thứ 3 gọi là Thí-ba-la-mật” – Nghĩa là chúng ta phải thực hành hạnh Bố thí trong Đại kiếp thứ ba mới gọi là Thí ba-la-mật, là Bố thí rốt ráo viên mãn. Tại sao phải thực hành tới Đại kiếp thứ 3…? Thực tế thì thực hành Bố thí cũng giống như việc học, không bao giờ bất thối, tâm và hạnh của chúng ta luôn ở trong 3 thời đã-đang-sẽ thì ngay lúc đó chúng ta đã thành tựu hạnh Bố thí. Kinh Tâm Địa Quán nói rằng:

“Năng thí, sở thí cập thí vật
Ư tam giới trung vô sở đắc
Ngã đẳng an trụ tối thắng tâm
Cúng duờng nhất thiết thập phương Phật.”
(Người cho, người nhận và phẩm vật
Ở trong ba cõi không sở đắc
Chúng con an trụ tối thắng tâm
Cúng dường tất cả mười phương Phật).

Câu kệ trên đã hướng hành giả đến điểm rốt ráo, là Bố thí đạt tới trạng thái tâm rỗng rang, không tịch và không có sở đắc sở cầu, đó cũng là ý nghĩa dâng cúng mười phương chư Phật. La Fontaine nói rằng: Con người phải giúp nhau; đó là luật của tự nhiên (People must help one another; it is nature's law). Nhưng đối với công hạnh của Bồ tát thì không những giúp đỡ con người mà còn hoài tưởng đến chúng sanh trong ba cõi. Trong kinh Đại Niết Bàn, phẩm Phạm hạnh thứ 15, Phật dạy: “Này Thiện Nam! Bồ tát lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng thương tưởng như con. Lại nữa, lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng xót xa giống như cha me săn sóc đứa con đang bệnh. Lúc thực hành bố thí, tâm Bồ tát vui mừng như Cha Mẹ thấy con lành bệnh. Sau khi bố thí, tâm Bồ tát buông xả như cha mẹ thấy con đã lớn khôn, có thể sinh sống tự tại.”

Bố thí với tâm thương yêu mọi loài như con mình như thế có cường điệu quá hay không? Khi một hành giả tu tập, có sự quán chiếu sâu sắc sẽ thấy mình và tha nhân và mọi loài cùng là bản thể, nên hàng Bồ tát đau nỗi đau của chúng sinh, vui với niềm vui của chúng sinh như cha mẹ thương con…đó là lẽ tất yếu. Nếu thiếu tâm nguyện này không thể gọi là Bồ tát. Lý tưởng Bố thí cũng đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng một xã hội lành mạnh, chia sẻ với người nghèo khó để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và sự bất công đang tồn tại trong xã hội, bớt đi tình trạng: “người ăn không hết kẻ lần không ra.” Đâu đó ở trên quả địa cầu này, xung quanh ta cũng còn những người bần cùng đói khát, trẻ em thất học, nghèo bệnh bủa vây, tù nhân bị tra tấn hành hạ, súc sanh bị đâm bị chém….chiến tranh bom đạn không ngừng cũng vì lòng tham lamích kỷ của con người. Thực thi hạnh Bố thí là gieo mầm yêu thương và chia sẻ hạnh phúc, là ước vọng nghìn đời của con người và muôn loài trên trái đất này.

Nhưng nếu những ngưuời nghèo khó làm sao có cơ hôi thực hành hạnh Bố thí?

Kinh Nhân Quả nói: “Này, Thiện nam tử! Dầu cho những kẻ bần cùng trong thiên hạ đi nữa, đâu phải họ không có cái thân, nếu họ không có vật chi bố thí, thì mỗi khi thấy người khác tu bố thí, họ đem thân đến mà hiệp lực giúp đỡ.” Kinh Tăng Nhất A Hàm: “Nếu có người bần cùng, không của bố thí, khi thấy kẻ khác bố thí thì nên khởi tâm tuỳ hỷ (vui vì việc lành của người khác), phước báu tuỳ hỷ ngang với phước báu của kẻ bố thí không khác. Ấy là việc rất dễ làm.” Như thế Bố thí là việc khó nhưng lại là dễ, nhưng làm thế nào cho đúng với tinh thần Bố thí thì đòi hỏi hành giả không thể thiếu “trạch pháp”, không phải bạ đâu cho đó thì việc Bố thí mới không thể trở thành tiếp tay với tội lỗi hoặc trở nên vô nghĩa: Theo Chư Kinh Yếu Tập 10, bố thí có 4 phước báu:

Bố thí nhiều mà phước ít: Bố thí cho người uống ruợu hay nghiện ngập, ca múa cho người xem…thì lãng phí mà chẳng có phước báo (Giúp kẻ phạm tội sẽ chia phần tội lỗi. (He who helps the guilty, shares the crime - Publilius Syrus))

Bố thí ít mà phước báo nhiều: Dâng cúng vật dụng cho người có đạo đức, với lòng từ giúp cho họ tinh tấn học đạo .Phẩm vật tuy ít nhưng phước báo nhiều.

Bố thí ít được phước báo ít: Bố thí cho người ngoại đạo, tà kiến có tâm xan tham xấu ác. Vật thí đã ít, phước báu cũng ít.

Bố thí nhiều được phước báo cũng nhiều: Nếu giác ngộ thế gian này vốn vô thường rồi đem của cải xây dựng Già lam, cúng dường Tam bảo thì được phước báo như cát sông Hằng. Vật thí đã nhiều và có phước báu cũng nhiều.

Bố thí để thanh tịnh viên mãn cũng phải có 5 pháp:

Không lựa người có đức hay không đức

Chẳng nói việc tốt xấu
Chẳng kể dòng họ (thân-sơ)
Chẳng xem thường người xin
Không mắng chửi. (Kinh Ưu-bà-tắc Giớị)

Như thế thì Pháp Bố thí của Đạo Phật cũng là một pháp tu bình đẳng, khiêm cung, nhằm giúp người và mình cùng hoan hỷ, an lạc, đồng thời buông xả bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, và thọ giả. Và chỉ cần tu hành rốt ráo pháp Bố thí chúng ta có thể nhiếp phục được các căn và tâm phân biệt, chấp thủ. Đó cũng là lý do tại sao Bố thí cũng đứng đầu trong Tứ nhiếp pháp (bố thí nhiêp, ái ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, và đồng sự nhìếp), bốn hạnh lợi mình lợi người trong việc tu đạohành đạo.

 

Theo Kinh Pali, Tương Ưng Bộ, phẩm Devata-samyutta — Devas, đọan Kinh Aditta Sutta (Ngôi Nhà Bốc Cháy) cũng đã nói sự việc cần thiết của việc Bố thí như sau:

Kinh Ngôi Nhà Bốc Cháy*

Tôi nghe như vầy, một  thời Thế Tôn ở gần thành Xá Vệ trong khu vườn Kỳ Đà, tu viện Cấp Cô Độc. Bấy giờ, vào lúc đêm khuya, một Thiên nữ với ánh sáng rạng rỡ vô cùng, chiếu sáng toàn bộ vườn cây Kỳ Đà. Cô ta đi đến chỗ Thế Tôn, và khi đến nơi, cúi chào Ngài, rồi đứng sang một bên. Khi cô ta đứng ở đây, cô ta đọc những câu thơ với sự hiện diện của Đức Thế Tôn:

Khi  ngôi nhà bốc cháy
Của cải được cứu thoát
Là cái sẽ được dùng,
không phải  bị đốt cháy.

Cũng vậy,

Khi thế giới bốc cháy
với tuổi già và chết,
Người ta ta nên cứu hộ [của cải mà họ có]
Bằng cách hiến tặng chúng:
những gì được đem ra
Thì cũng được bảo hộ.
Những gì đã cho rồi
Sinh trái quả an vui.
Những gì mà không cho
Thì không còn gì cả:
Bị kẻ trộm lấy đi
Hoặc vua quan chiếm giữ
Hoặc bị lửa thiêu, mất
Rồi đến lúc cuối cùng
Người ta rời bỏ thân
Với của cải của mình.
Hiểu được điều này rồi
Người thông minh biết cách
Hưởng thụ và Bố thí.
Người vui hưởng và thí
Phù hợp với phương tiện,
Không bị đời chê trách
Thác sinh đến cõi trời

(TN. Tịnh Quang chuyển ngữ)

Bản kinh này đã nhắn nhủ chúng ta rằng, thế giới đang bốc cháy, tất cả chúng ta đang bốc cháy… chúng ta không níu được gì cả, ngay cả cái thân mà chúng ta quí mến; chỉ có tình thươngchúng ta đã ban tặng cho đời thì còn mãi.

Thích nữ Tịnh Quang

Chú thích

*Aditta Sutta: (The House) On Fire

translated from the Pali by

Thanissaro Bhikkhu

© 1997

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Then a certain devata, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entirety of Jeta's Grove, went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, stood to one side. As she was standing there, she recited these verses in the Blessed One's presence:

When a house is on fire

the vessel salvaged

is the one that will be of use,

            not the one left there to burn.

So when the world is on fire

with aging and death,

one should salvage [one's wealth] by giving:

            what's given is well salvaged.

What's given bears fruit as pleasure.

What isn't given does not:

            thieves take it away, or kings;

            it gets burnt by fire or lost.

Then in the end

one leaves the body

together with one's possessions.

Knowing this, the intelligent man

enjoys possessions & gives.

Having enjoyed & given

in line with his means,

            uncensured he goes

            to the heavenly state.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13267)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12119)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14148)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13751)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13674)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14426)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16350)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 20969)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22146)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12808)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13635)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23035)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13214)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30070)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13413)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13156)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12853)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12818)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12791)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14032)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15098)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 21941)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 14919)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14179)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19398)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14126)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13282)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12675)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12793)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15741)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12180)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13428)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15068)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14756)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12337)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13839)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16346)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14535)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17495)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12914)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14774)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14545)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28456)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14084)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13214)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13841)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10621)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14762)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
(Xem: 20651)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13505)
Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant