Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Làm Chủ Tâm Để Sống Đời An Lạc

13 Tháng Mười Một 201511:46(Xem: 10088)
Làm Chủ Tâm Để Sống Đời An Lạc
Làm Chủ Tâm Để Sống Đời An Lạc
      
Làm Chủ Tâm Để Sống Đời An Lạc

 


Một thế giới được phát triển và hình thành theo nhiều cấp độ tùy theo phước duyên của nước đó, chính vì thế chúng ta cũng phải biết ứng phó với nó theo nhiều cách thức khác nhau. Nhưng, điều kiện trước tiênnội tâm ta phải thanh tịnh trong sáng và bên ngoài phải an ổn để hòa cùng nhịp sống của nhân loại.

Đời người luôn có nhiều ý tưỡng và hoài bão trong cuộc sống, nhưng chỉ có một mục đích duy nhất trong cuộc đời, đó là sự mưu cầu hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần của con người.Và những ý tưởng, ước mơ đó chính là sự cố gắng học tập thật giỏi, rồi sau đó chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính để phục vụ và đóng góp cho xã hội.

 

Thông qua những việc làm đó, bù lại chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ tiện nghi về vật chất, và tự do về tinh thần. Đây chính là sự tham cầu về danh lợi chính đáng của con người, như nước cần lửa mới có cơm ăn vậy.

 

Tuy nhiên có nhiều người rất thành công trên đường đời nhưng lại khiếm khuyết về mặt tinh thần, bởi cái gì cũng có cái giá của nó hết, nếu chúng ta tham vọng đi tới mãi, mà không biết dừng lại, thì sẽ trả một giá đắt. Vì những thành công về đời sống vật chất đủ đầy đó làm cho ta suy kém về đạo đức, nội tâm luôn bất an lo sợ.

 

Như chúng ta đã biết, có những người khi tuổi trẻ thì thành công rất lớn.Nhưng vì tham vọng quá lớn và thiếu đạo đức, cho nên về già phải sống trong cô độc hay trong nhà dưỡng lão. Và đó chính là những nỗi khổ niềm đau lớn nhất của con người, khi ta nhớ về những gì tốt đẹp trong quá khứ hào hùng của mình nay còn đâu. Hoặc bị ám ảnhsợ hãi bởi những việc làm xấu ngày xưa.Tuy nhiên có những người sự thành công đến rất chậm vì nhân duyên chưa đầy đủ, đến tuổi già họ lưu lại dấu ấn lịch sử, làm cho nhiều người thương tiếc khi họ ra đi.

 

Do đó chính nhân cách đạo đức, mới là nền tảng cho thành công bền vững và dài lâu của con người. Ngược lại sự thành công bằng cách lừa đảo, dối trá, để chiếm đoạt của người khác dưới nhiều hình thức, thì đến một lúc nào đó sự thật sẽ phô bày, chừng ấy biết ăn năn cũng đã muộn màng.

 

Vậy chúng ta muốn thành công, là phải biết chuyển hóa những dây mơ rễ má bên trong của mình đi. Cái đó gọi là: “Trong không loạn là thiền, ngoài không tranh là tịnh”. Bởi vì chúng ta hằng tỉnh giác trong mỗi phút giây nên niệm niệm nhất như, ngoài ra chúng ta cũng không tranh hơn thua, đúng sai với đời.Thế gian vốn lấy danh lợi làm sự nghiệp, cái hạnh phúc của họ là được hơn người khác và nhìn thấy kẻ thù đau khổ hoặc chết chóc.Người tu hành chân chính, “lấy trí tuệ làm sự nghiệp”.Và lấy sự giúp đỡ, sẻ chia cho người khác làm mục đích sống của đời mình.Người tu muốn giúp được nhiều người cần phải có đầy đủ phước báo vật chấtnội tâm thanh tịnh.Khi có phước đức đầy đủ rồi, thì người tu phải biết làm chủ trước sự cám dỗ vật chất, cùng với thị phi của người đời, mà dấn than đóng góp tốt đời đẹp đạo.

 

NGƯỜI KHÔNG TIN NHÂN QUẢ SẼ ĂN MÀY CỬA PHẬT

Có một ông già kéo một xe gạo nặng nề, bỗng vấp một cục đá bên đường, làm đổ hết mấy bao gạo xuống đất...Ông lão cố hết sức để chuyển những bao gạo lên, nhưng mà vẫn không được, thế là ông bất lực ngồi bệch xuống đất luôn, trông vẻ mặt hốc hác, khổ não…

Ông nhìn dáo dác xung quanh thì thấy một ngôi chùa, bên ngoài ngôi chùa là những chiếc xe ô tô đang đậu san sát nhau, nhìn thấy cảnh tượng đó ông già cảm thấy buồn phiền mà tự trách móc mình. Thân già này làm lụng vất vả suốt cả đời mà vẫn nghèo khó, mấy người kia thì lại giàu có!

Một người Phật tử nghe thấy và nói: "Ông đã đến nhà chùa, sao không vào thành tâm cầu nguyện, lại ngồi đây mà than thân trách phận có lợi ích gì? 

Ông già nói: tôi nghe thiên hạ đồn rằng chùa này rất thiêng, chả thế mà khách thập phương lúc nào đến cũng đông ...Ông xem kìa, ô tô đậu chật ních sân chùa! Ông già nhờ cô gái đỡ phụ gạo lên dùm rồi nhờ cô ta trông giúp mình xe gạo và bước vào bên trong chùa. Trước mắt ông là nhiều người đủ loại thành phần, cùng chấp tay miệng đang lãm nhãm cái gì đó mà ông nghe không rõ, còn khói nhang thì nghi ngút…

Một vị Tăng bước tới và nói: Dạ thưa thí chủ lần đầu tiên đến chùa phải không? Dạ vâng ạ! Vậy thí chủ muốn cầu việc gì? Con cầu xin đức Phật đem lại sự công bằng cho tất cả mọi người. Vị Tăng nói làm sao có sự công bằng được. Ông già nói: Con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ thiếu khốn khó khăn đủ thứ, cơm chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ mặc, cuộc đời khốn khổ cứ bám theo con dai dẵng..Trong khi có biết bao nhiêu người khác sinh ra trong một gia đình giàu sang phú quý, chẳng cần cố gắng nhiều mà vẫn nhà cao cửa rộng, vậy là không công bằng tí nào cả! Vị Tăng nói: Ông muốn như những người này ư? Ông già nói: Vâng ạ!

Vị Tăng: Tất cả những người này đều ăn mày cửa Phật cả! Ông già: Nhìn họ giàu sang quý phái có thiếu gì mà phải đi ăn mày? Vị Tăng mới nói: Sống trên đời này mấy ai thỏa mãn với những gì mình đang có và đã có. Không tin ông cứ lại gần họ xem! Ông già tò mò đi tới gần mọi người, ép sát và lắng tai nghe coi họ đang nói gi?

Một anh chàng trung niên lớn tuổi mặc áo vest, thắt cà vạt trong rất chỉnh tềlịch sự nói: "Con cầu xin đức Phật cứu giúp cho công ty con khỏi bị phá sản, hàng ngàn công nhân đang sống nhờ vào công ty. Đang trông chờ vào sự ban phước của Phật-đà.

Một người phụ nữ bên lớn tuổi đứng bên cạnh vừa khóc vừa nói :" Xin người rũ lòng từ bi cho con sức mạnh để chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác này, đã bao năm con phải chịu đau đớn khổ sở vì nó. Con van xin người hãy cứu lấy con, con đội ơn vô cùng…

Một cô gái trẻ tuổi đứng gần đó khuôn mặt có vẻ buồn rầu ủ rủ cũng nói lên những lời đau xót não nề: "Năm nay con đã gần 30 tuổi mà vẫn chưa có mãnh tình vắt vai. Con khổ quá Phật ơi, hãy giúp cho con tìm được người yêu lý tưởng để con có chỗ nơi nương tựa. Ngài hãy ban phước cho con…

Ông già nghe đến đây mới cảm thấy thương xót những người này vô cùng và không còn tủi phận cho thân mình nữa rồi thốt lên, tội nghiệp họ quá chừng.Và đứng dậy bỏ đi tới chổ vị Tăng ngồi.

Thưa thầy họ cầu xin quá nhiều điều thật ra họ toàn là ăn mày cửa Phật cả…Già này cứ nghĩ trên đời này ai cũng hạnh phúc hơn mình, chứ ai biết được họ cũng có nhiều nỗi khổ niềm đau đến thế ư! Ngẫm lại con còn có nhiều điều sung sướng hơn họ như: sức khỏe, chẳng nghĩ ngợi lo lắng chi cả..,!

Vị Tăng bấy giờ mới từ tốn nói: Thật đúng như vậy! Cuộc đời công bằng với tất cả mọi người... chỉ khuyên chúng ta hãy bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại mà sống đời an ổn, vui tươi, lành mạnh…Ông già nghe xong liền tỉnh ngộ… mới biết được nhân quả rất công bằng.

PHẬT GIÁOCHÁNH TÍN NHÂN QUẢ

Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không? Chắc chắn là không, vì đạo Phậtchánh tín nhân quả lấy con người làm trọng tâm theo nguyên lý mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau không ai có quyền ban phước giáng họa?

Chúng tôi xin nhắc lại một câu kinh được đức Phật dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, trang 540: “Này các đệ tử, nếu một người mỗi buổi sáng, mỗi buổi chiều và mỗi buổi tối ý nghĩ tư duy về những điều lành, miệng nói điều lành, thân thể làm việc lành, thì buổi sáng hôm đó, trưa hôm đó, chiều hôm đó người đó có được sự an lành ngay trong giờ phút hiện tại”.

Lời dạy chân chính của đức Phật nhờ khai thông trí tuệ, nên Ngài đã thấy biết đúng như thật. Những người Phật tử mới đến với đạo Phật, chưa tìm hiểu cặn kẽ về giáo lý Phật dạy vẫn còn ít nhiều suy nghĩ rằng vận mệnh của mình được quy định bởi năm, tháng, ngày, giờ, giây, phút tốt hoặc xấu. Điều này trái hoàn toàn với lời Phật dạy, đặc biệt là không đúng với tinh thần của câu kinh vừa nêu trên.

Theo đức Phật khái niệm tốt và xấu gắn với năm tháng ngày giờ là không thể chứng minh một cách rõ ràng chính xác được, nó có thể thay đổi theo nhiều nhân duyên khác tác động đến.

Văn hóa cúng sao giải hạn coi ngày giờ tốt xấu là của Trung Quốc, văn hóa các nước Phương tây đâu có coi ngày giờ tốt xấu mà họ vẫn giàu có, văn minh. Như vậy, thay vì lo lắng, sợ hãi chuyện ngày giờ tốt xấu do bị ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc, người tu học Phật cần phải kiểm soát chặt chẽ ý nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Vào ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch hằng năm, người Việt nam, Trung quốc, Nhật bản, Triều tiên, Hàn quốc có thói quen đến chùa cúng sao giải hạn. Thật ra, ở chùa vốn không có nghi lễ cúng sao mà chỉ có lễ cầu an đầu năm để nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, chiến tranh kết thúc, con người không giết hại và sống yêu thươnghiểu biết.

Người tu học Phật đừng nên tin rằng năm nay là năm kỵ của mình, tháng này là tháng rủi, ngày kia là ngày không được tốt đẹp. Trên thực tế, niềm tin đó không có cơ sở và không dựa vào nền tảng của nhân duyên quả hay chân lý nào.

Người Phật tử không nên cúng kính vì nỗi sợ hãi các vì sao xấu.Trên thực tế, sao là các hành tinh.Hành tinh là vật chất, chúng không thể thay đổi vận mệnh của con người. Mọi hành động chúng ta do tâm điều khiển, nghiệp tốt hay nghiệp xấu đều do tâm chi phối.

Cho nên, người tu học Phật phát tâm lành làm phúc, cúng dường, xây chùa, ấn tống kinh sách, hỗ trợ các tăng sĩ.Tất cả những việc đó đều là những nghĩa cử cao thượng và có khả năng chuyển nghiệp trực tiếp.

Vì thế vào tháng giêng các quý Phật tử hãy siêng năng đi chùa. Dân gian Việt nam có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Quan trọng nhất là lễ đầu năm, ngày rằm đầu năm. Người Việt Nam quan niệm tháng giêng là tháng ăn chơi. Còn người tu học Phật thay thế thói quen ăn chơi thành thói quen làm phúc.

Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Rất mong mọi người cùng tham khảosuy xét để có hiểu biết chân chính mà ngày càng sống an vui hạnh phúc hơn.           

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8981)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15893)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9524)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8996)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9119)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9491)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9270)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8911)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10119)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10037)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9155)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10914)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9625)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9315)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10050)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11806)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12191)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9406)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11919)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9760)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9717)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11682)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17934)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8728)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9318)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 8992)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9446)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9937)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9246)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9082)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9017)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10933)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7925)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10248)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8812)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8896)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17873)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8152)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8641)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10802)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10130)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8490)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10645)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9015)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8200)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9271)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9148)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9394)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9659)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7819)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant