Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lòng Vị Tha Của Một Vị Thầy

16 Tháng Mười Một 201511:38(Xem: 8031)
Lòng Vị Tha Của Một Vị Thầy
Lòng Vị Tha Của Một Vị Thầy

Thích Đạt Ma Phổ Giác
Long Vi Tha



Hai người đã gặp nhau khi cùng đi chung một con đường, vị tu sĩ già trong dáng vẻ gầy guộc, ốm yếu nhưng đôi mắt sáng tròn luôn nở trên môi nụ cười.

    Còn chàng kiếm sĩ nghèo, tạng người khô đét, nét mặt khắc khổ, nước da sạm nắng và dóc dáng bơ phờ.

    Hai người đồng vào một quán dọc theo lề đường và vô tình cùng ngồi chung một bàn. Thức ăn được dọn ra rất đạm bạcđơn sơ, chỉ với rau muống luộc và tàu hủ kho. Trong lúc ăn cơm hai người cùng trò chuyện thăm hỏi nhau, mới biết cùng đi chung một đường. Sau đó hai người kết bạn đường với nhau, họ vừa đi vừa trò chuyện rất là tâm đắc, tưởng chừng như đôi bạn đã thân quen nhau từ lâu rồi.

  Chàng kiếm sĩ nghèo vừa đi vừa than phân trách phận, đổ thừa cho trời đất chẳng linh hiển và công bằng, vì đã tạo ra sự sai biệt trong cuộc đời. Kẻ sang người hèn, kẻ giàu người nghèo, kẻ tốt người xấu, có kẻ ăn trên ngồi trước muốn gì được nấy, có kẻ khốn cùng thiếu thốn khó khăn. Chàng kiếm sĩ ấy luôn than phiền trách móc đủ điều, rồi uyên thuyên kể về cuộc đời kiếm sĩ của mình, phải đụng độ biết bao nhiêu trận và giết được bao nhiêu người với vị sư già, suốt trên đường đi. Là một kiếm sĩ muốn có tiền để sống bắt buộc phải thi đấu để tranh tài hơn thua, cao thấp, vì vậy mà phải đánh, phải giết. Kẻ thắng thì được danh tiếng lẫy lừng, tiền bạc dồi dào, nhưng mấy khi cuộc đời kiếm sĩ hoàn toàn được thắng có những lúc cũng bại trận nơi đấu trường. Cuộc đời kiếm sĩ hết sức thăng trầm, thắng thì sống trên xương máu và sự đau khổ của kẻ bại trận. Còn thua thì phải chịu thân tàn ma dại, vậy có gì là hay ho mà nhiều người vẫn ngưỡng mộ.

     Ngược lại, vị sư già là người tu hành hành chân chánh, chỉ biết làm sao điều phục thân mình để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc. Suốt đời không hề gây tổn thương cho ai và không làm đau khổ cho người và vật. Hai người sau mấy ngày làm bạn đồng hành, họ trở nên thân thiết hơn nhưng cuộc sống của họ khác biệt nhau. Nhà sư với dáng vẻ trang nghiêm điềm đạm, chỉ lo tu hành trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh giúp mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau. Còn chàng kiếm sĩ suốt đời chỉ biết thách đấu và sống nhờ vào sự chết chóc và thất bại của kẻ khác. Mỗi người có một tâm tư sở nguyện khác nhau, nếu ai biết nhận thức đúng đắn tin sâu nhân quả, thì sẽ chọn  việc làm thánh thiện không làm tổn hại cho người và vật.

   Hành lý của hai người rất đơn giản và gọn gàng, nhà sư mang trên vai chiếc bị vải trong thật cũ kỷ và nghèo nàn. Còn chàng kiếm sĩ ngoài túi hành lý mang theo cùng với hai thanh kiếm. Nhà sư vừa đi vừa kể lại cuộc đời hành đạo của mình, có những bước thăng trầm lên xuống phải trải qua nhiều gian nan thử thách, mới giữ vững được chí xuất trần thượng sĩ. Còn chàng kiếm sĩ lúc nào cũng khoe khoang về sự chiến thắng và luôn hãnh diện, vì đã từng hạ gục nhiều đối thủ tiếng tăm, trên bước đường phiêu bạc giang hồ của mình.

   Hai người tuy đi chung đường cùng một chỗ đến, nhưng mỗi người có một chí hướngquan niệm sống khác nhau. Vị sư già suốt cả cuộc đời chẳng màng đến danh lợi, chỉ biết ngày ngày rày đây mai đó sống cuộc đời tha phương cầu thực, luôn khuyên nhũ mọi người biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, không hại người, hại vật. Sau mấy ngày làm bạn đồng hành với nhau họ trở nên thân thiết hơn, vị sư già có điều gì tâm đắc điều nói hết cho gã kiếm sĩ nghe. Một hôm, hai người đang ngồi nghỉ bên vệ đường, nhà sư mới thật thà nói với chàng kiếm sĩ, nhà ngươi có biết cái gì trong túi vải của ta không?


Gã kiếm sĩ nói: Có lẽ là một pho tượng Phật?
Không phải đâu!

Hay là một bộ kinh quý giá, mang lời dạy vàng ngọc của Như lai thế tôn?

Ngươi đã đoán sai hết rồi
À! Tôi đã biết rồi, chắc chắn là đôi hàm răng xá lợi của đức Phật.
Thú thật với ngươi, trong bị vải này đựng hơn 200 nén bạc.

Chàng kiếm sĩ nghèo nghe nói vậy quá đổi ngạc nhiên, chẳng lẽ nhà sư nói đùa với tôi sao?

Nhà sư nói, bần đạo là người tu hành đâu biết nói dối. Nếu ngươi không tin thì hãy xem nè, vị sư già mở banh túi ra quả thật không sai.

Chàng kiếm sĩ chắc lưỡi ra chiều thèm thuồng, không ngờ nhà sư già có số bạc quá lớn như vậy.

Nhà ngươi biết không, bao nhiêu năm xuất gia học đạo ta chỉ ước mơ một điều duy nhất là làm sao đúc được một tượng Phật bằng đồng để mọi người được chiêm ngưỡngtu tập.

     Từ nhiều năm nay ta rày đây mai đó, để xin mọi người hãy mở rộng tấm lòng bố thí và hỷ cúng, đến bây giờ đã được trên hai trăm nén bạc đựng cả trong túi vải này. Giấc mơ của ta sắp biến thành sự thật, ngươi là kẻ đầu tiên được ta tin tưởng nói cho biết đó.

     Chàng kiếm sĩ nghèo bị hoa mắt lên, bởi một sự thật không thể ngờ. Cuộc đời kiếm sĩ của mình tung hoành ngang dọc vào sống ra chết, vậy mà chưa khi nào có được một số tiền chỉ bằng một phần mười thôi. Ta hiện giờ đang thiếu thốn khó khăn, trong khi vị sư già đầy ấp bạc trong túi chỉ để đúc tượng Phật. Chàng kiếm sĩ tự than phân trách phận, sao cuộc sống mình quá hẩm hiu tuổi đời bắt đầu vào hàng bốn mươi rồi mà chưa có sự nghiệp trong tay. Nhà sư già kia chẳng cần phải nhọc nhằn gì cả, mà lại có hơn hai trăm nén bạc, thật ra ông trời sao quá bất công chẳng ưu đãi cho ta chút nào. Chàng kiếm sĩ tự nghĩ thầm, giá mà ta có trong tay số bạc đó thì … ?

    Từ khi chàng kiếm sĩ biết được vị sư già mang túi bạc trong mình, làm gã toan tính đủ thứ. Chàng kiếm sĩ cố suy nghĩ để tìm cách nào lấy được túi bạc mà không bị ai nghi ngờ, phát giác. Cứ thế trong suốt đoạn đường trở về quê hương anh ta bị túi bạc làm mờ mắt và trong tâm anh ta chỉ có bạc và tiền.

    Rồi cái gì đến sẽ đến, hai người phải đi bằng thuyền để qua một eo biển, thế là anh ta dìu nhà sư ra ngồi phía sau thuyền chỗ vắng người nhất, anh ta tự cười thầm vì đã có cách để chiếm đoạt túi bạc. Trong lúc thuyền đang chạy nhân dịp sóng đánh lắc lư anh ta vờ ngã người vào nhà sư và sau đó đẩy luôn vị sư già xuống biển. Một hồi sau khi con thuyền đi quá xa, anh ta mới la toán lên rằng nhà sư vừa bị rớt xuống biển. Chủ thuyền cũng tìm cách để cứu nhà sư nhưng mọi người đều thất vọng, vì không tìm ra tung tích. Nhiều người trên thuyền, đồng chia buồn cho nhà sư xấu số kia không được may mắn. Khi tàu vừa cặp bến, chàng kiếm sĩ vội vàng ôm túi bạc chuồn một cách lẹ làng, không ai còn thấy bóng dáng của anh ta đâu nữa.

    Đêm hôm đó, trong phòng riêng tại một nhà trọ chàng kiếm sĩ ung dung mở túi bạc ra xem, một sự thật không thể ngờ số bạc làm anh ta hoa mắt lên. Anh ta tự nhủ thầm, từ nay ta sẽ thoát kiếp nghèo khó. Bắt đầu anh ta đến một thành phố lớn thay tên đổi họ, rồi kinh doanh nghề bất động sản. Anh ta tự nhiên phất lên như diều gặp gió, rồi anh ta cưới vợ, có con. Việc làm ăn của anh ta ngày càng phát đạt tiến triển một cách nhanh chóng. Giờ đây, anh ta có trong tay tất cả quyền lực, tiền bạc, sống hạnh phúc bên vợ con, nhưng một nỗi ám ảnh lớn luôn dằn dặt anh ta, cái mà anh ta có được ngày hôm nay là do tội lỗi quá khứ của mình làm nên.

     Anh ta cứ ray rức, ân hận mãi không thôi. Chính sự thiếu thốn nghèo khổ khiến anh ta tạo nên tội ác tày trời, anh ta chợt nghĩ đến nhà sưrùng mình kinh sợ. Nhà sư từ bi nhân từ đạo đức bao nhiêu, thì anh ta xấu xa độc ác bẩn thỉu bấy nhiêu. Nỗi ám ảnh cứ dày dò làm anh ta đột nhiên phát bệnh, bao nhiêu thầy thuốc đến đều bó tay xin chào thua, bệnh tình của anh ta ngày càng thêm trầm trọng.

    Một hôm có vị sư già trên đường đi hóa duyên, vô tình đi ngang chỗ anh ta đang ở, thấy nhiều người dụm năm dụm bảy, bàn tán xôn xao, rằng anh ta bị quỷ ám ma nhập, nên suốt ngày cứ chùm chăn nói nhảm chẳng còn thiết ăn uống gì cả. Vợ anh ta, trong cơn túng quẩn gặp được nhà sư liền thỉnh ngài quang lâm chửa trị dùm. Động lòng thương xót nhà sư hứa khả. Vừa gặp nhà sư anh ta hoảng loạn la toán lên, đó, đó, ma quỷ kìa! Ma sư trở về trả thù ta kìa. Lúc này nhà sư mới từ tốn nói, phải tôi là bạn đồng hành của ông mấy năm về trước. Tôi hiện giờ vẫn còn sống, nhờ một tàu đánh cá vớt lên. 

    Hơn bốn năm nay, tôi phải tiếp tục cuộc hành trình quyên góp và tôi cũng đã mãn nguyện khi hoàn thành sứ mệnh đúc tượng Phật. Ngày nay tôi đã biết vì sao ông mất chứng bệnh kỳ lạ kia, tôi lúc nào cũng thương tưởng nhớ nghĩ tới ông, vì quá tham lam mê muội mà ông đã gây ra lỗi lầm năm xưa. Nhưng tôi là người tu hành, nên sẵn sàng độ lượng, bao dungtha thứ cho ông. Tôi chỉ khuyên một điều duy nhất ông hãy nên chính chắn suy nghĩ, khi muốn làm việc gì phải nên xét kỹ đến hậu quả của nó. Ngày xưa ông nghèo khổ nên bất đắc dĩ phải làm như thế, tôi rất cảm thông cho ông. Giờ này, ông đã có sự nghiệp trong tay rồi, vậy từ nay trở đi hãy nên ăn năn sám hối và luôn làm những điều thiện ích, để chuộc lại lỗi lầm xưa.

    Dạ thưa thầy, con ăn năn hối hận vô cùng, xin thầy mở rộng lòng từ độ con và gia đình quy y cửa Phật để con có cơ hội làm mới lại chính mình, làm mới lại cuộc đời dấn thân phục vụcộng đồng xã hội. Xin thầy hoan hỷ cho con được trả lại hơn bốn trăm nén bạc, tức gấp đôi số bạc con đã cướp của thầy.

    Thầy nói, bây giờ thì ta không cần số bạc đó nữa, vì ta đã đúc xong tượng Phật. Dạ thưa thầy bây giờ con đã thật sự ăn năn hối lỗi, kính mong thầy hãy vì đệ tử, mà lấy số bạc đó để giúp cho những người nghèo khổ, thiếu thốn.

    Nhà sư nói, nếu vậy thì được! Ta suốt đời tu hành rày đây mai đó trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sanh, không bám víu vào tài sản sở hữu chỉ tùy theo nhân duyên mà đàm đạo. Ngươi cùng ta có duyên nên mới gặp nhau như thế này. Ta luôn từ, bi, hỷ, xả, lấy ân nghĩa làm đầu mà sẵn sàng tha thứ cho ông không một lời oán trách. Chỉ mong từ nay về sau ngươi phải thật sự là một con người sống có nhân cách đạo đức, luôn cố gắng dọn mình cho trong sạch sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau, đừng để làm tổn hại cho ai cả. Nói xong nhà sư liền ra đi, từ đó chàng thương gia bệnh tình ngày càng thêm giảm.

    Con người do lòng tham lam sai khiến, nên sẵn sàng làm những điều xằng bậy dù biết đó là bất nhân, bất nghĩa. May mà chàng kiếm sĩ đó, gặp phải nhà sư tu hành chân chánh, nên chỉ đem tình thương để chuyển hóa hận thù và còn hướng dẫn chỉ dạy tận tình, để anh ta có cơ hội tốt làm lại cuộc đời hoàn thiện chính mình. Trong kinh Phật dạy:

           Ai lấy hận thù diệt hận thù

           Thì hận thù càng thêm chồng chất

           Lấy tình thương xóa hận thù

           Bao nhiêu oan nghiệt nhiều đời tiêu tan.

    Tấm lòng từ bi cao cả của nhà sư đã chuyển hóa được một con người lầm lỗi, giúp cho vị thương gia thay đổi nhận thứccách sống như thế nào để trở thành một con người có ích cho mình và có lợi cho người. Từ đó vị thương gia này hết lòng tôn kính Tam bảo, luôn thành tâm hộ trì cúng dường những vị tu hành chân chánh và hết lòng giúp đỡ người bất hạnh, người già cả, người tàn tật, người cô độc, người nghèo khổ. Thế gian là một trường đời phức tạp lúc nào cũng song hành hai mặt, thiện ác, tốt xấu, đúng sai, phải quấy, hơn thua, được mất, nhưng người hướng thiện thì quá ít chỉ điếm trên đầu ngón tay, người làm ác thì quá nhiều không sao kể siết. Nhà sư luôn sống nhân từđạo đức, tâm hồn lúc nào cũng rộng mở, sẵn sàng tha thứkhoan dung cho những ai còn đang lầm đường lạc lối vì bị bóng tối vô minh che phủ.

      Hình ảnh hai nhân vật nhà sư và chàng kiếm sĩ, nói lên tấm lòng vị tha của người tu hành chân chánh, đã vượt qua rào cản của luân hồi sinh tử nên không buồn phiền trách móc người cố ý hại mình. Ngược lại còn tìm cách giúp đỡ để người đó biết ăn năn sám hối lỗi lầm, vươn lên làm mới lại cuộc đời, nhờ vậy chàng thương gia sau này trở thành một Phật tử thuần thành luôn sống vì lợi ích tha nhân.

    Cũng như trường hợp của lục tổ Huệ Năng một kẻ giết người mướn tên là Hành Xương tìm đến ngài để thủ tiêu. Tổ biết trước sự việc nên chuẩn bị sẵn mười lượng vàng, sau khi tên thích khách hành hung không được và quá hoảng sợ nên té xỉu tại chỗ. Tổ cứu tỉnh dậy và đưa vàng, rồi nói rằng ta chỉ nợ vàng chớ không nợ mạng, nhà ngươi hãy mau rời khỏi nơi đây kẻo tăng chúng hay thì nguy đến tính mạng. Khi nào ông trở lại ta sẽ độ cho ngươi làm đệ tử. Thật là Tổ hết sức từ bi rộng lượng, kẻ đến giết mình mà Ngài vẫn không hề trách móc oán giận, lại còn tạo điều kiện để độ người đó nữa. Đến đây chúng ta mới thấy khi người đạt đạo, không còn thấy kẻ thân hay người thù đều đối xử bình đẳng như nhau.

      Nhưng trong cuộc đời này mấy người được như vậy, nhiều chuyện xảy ra làm đau lòng thiên hạ cảnh người thân giết hại lẫn nhau chỉ vì chút vật chất cỏn con. Con giết cha vì chia gia tài không đồng đều, mẹ giết con vì tình nhân trẻ, chồng giết vợ vì ghen tuông vô cớ. Muốn chuyển hóa được lòng tham lam ích kỷ, mở rộng lòng nhân ái đối với tha nhân, chúng ta phải biết nhận diện được lỗi lầm. Thấy rõ được bản chất tạm bợ hư dối của nó, do đó người con Phật hãy nên thường xuyên tinh cần quán chiếu một cách sâu sắc, nhờ vậy tâm tham lam ích kỷ hẹp hòi, hại người, hại vật, từ từ thuyên giảm, thay vào đó là tâm từ bi ngày càng rộng mở. Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì dễ trở thành những con người thù địch với nhau. Nhờ tu tâm từ con người dễ dàng cảm thông, bao dungtha thứ, thích sống gần gũi với nhau hơn trong tình thương yêu và hiểu biết, dấn thân và phục vụ, trên tinh thần vô ngã vị tha, tốt đạo đẹp đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13267)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12119)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14149)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13752)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13679)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14427)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16352)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 20972)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22148)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12812)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13637)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23039)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13215)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30070)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13417)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13156)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12854)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12820)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12793)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14033)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15101)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 21941)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 14921)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14181)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19398)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14128)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13286)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12676)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12793)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15742)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12181)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13430)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15068)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14757)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12338)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13840)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16347)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14537)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17497)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12916)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14777)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14545)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28457)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14085)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13215)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13845)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10622)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14765)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
(Xem: 20654)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13505)
Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant