Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ai Cũng Cần Có Khổ Đau

25 Tháng Mười Một 201506:51(Xem: 9353)
Ai Cũng Cần Có Khổ Đau

AI CŨNG CẦN CÓ KHỔ ĐAU

Thiện Ý

 
Ai Cũng Cần Có Khổ Đau

Chỉ có ai đã trải qua nỗi đau khổ tột cùng mới có khả năng cảm nhận được hạnh phúc tột cùng.
Only a man who has felt ultimate despair is capable of feeling ultimate bliss.
Alexandre Dumas

         
          Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.  Tất nhiên, không ai muốn mình bị đau khổ và luôn tìm mọi cách để tránh né chúng.  Nhưng, đôi lúc, chúng ta cần có đau khổ để cảnh báo mình phải dừng lại để đánh giá cuộc sống của mình.  Những người đạt đến đỉnh cao hạnh phúc trong đời sống là những người biết hướng tâm nhiều về tâm linh và thường không quan tâm nhiều đến vật dục.  Mỗi ngày, chúng ta phải trải qua một cuộc đấu tranh lớn bên trong nội tâm.  Đó là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm linh.  Thể xác là nơi phát sinh những đam mê vật dục mà mình sinh ra đã có sẵn từ giòng họ, hay mình đã tạo tác trong trong quá khứ.  Đau khổ thường xảy ra khi vật dục không được đáp ứng thỏa đáng, và tâm linh thì cứ tiếp tục đòi hỏi thêm mãi.  Nghĩa là thân và tâm không được hòa hợp, bình an

          Một người kia vừa mới chết và được sinh vào một nơi thật là xinh đẹp, bao quanh với mọi thứ lạc thú không thể nào tưởng tượng được.  Một người bận áo choàng trắng đến đón chào anh ta và nói, “Ngài có thể có mọi thứ ngài muốn - thức ăn, khoái lạc, mọi thứ giải trí.”

          Anh ta thật là sung sướng, và cả ngày anh ta thử hết tất cả những món mà anh ta đã mơ ước khi ở trần gian.  Nhưng một ngày kia, anh ta đâm chán với tất cả mọi thứ, và cho gọi người hầu đến, và nói, “Tôi chán hết mọi thứ ở đây rồi, tôi cần một việc gì đó để làm. Ông có việc gì cho tôi làm hay không?”
.

          Người hầu buồn bả lắc đầu, rồi đáp, “Xin lỗi ngài. Đó là điều duy nhất chúng tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của ngài. Không có việc làm gì ở đây cho ngài cả!”

          Nghe người hầu trả lời xong, anh ta bèn quát lớn, “Thật là hay chưa! Tôi chẳng thà sinh vào địa ngục.”

          Người hầu đáp nhẹ nhàng, “Vậy ngài nghĩ ngài đang ở đâu đây?”

         Theo như câu chuyện cho thấy, nếu sống ở đời mà không có khổ đau thì đời người thật là trống vắng và buồn chán!  Điều đáng nói ở đây là: Tại sao đau khổ lại cần thiết trong đời sống?  Đau khổ sẽ mang lại lợi ích gì mà mình cần đến nó?  Nếu chúng ta tư duy cho kỹ mình sẽ thấy tại sao Phật lại nói về khổ đế (sự thật về khổ), là một trong bốn sự thật (Tứ đế), trong bài giảng đầu tiên, chuyển pháp luân.  Tại sao đức Phật không khởi đầu bằng đạo đế (sự thật về đạo)?  Nhớ lại lịch sử khi đức Phật còn là thái tử, trong lúc dạo chơi ngoài thành, Ngài đã trực tiếp nhìn thấy khổ đau.  Ngài kinh ngạc phát hiện ra rằng những khổ đau này không chừa ai cả! Như lời ông Xa nặc đã trả lời: ‘Hễ làm con người tức là phải có bệnh, có lão, và có tử.  Không ai có thể tránh khỏi.’ Ngài lại càng ngạc nhiên thêm khi thấy hầu như ai cũng mặc nhiên chấp nhận sự thật này mà không hề làm một cái gì đó để tránh né.  Khổ đau là đầu mối khiến thái tử Sĩ Đạt Ta ưu tư không dứt và là một trong những nguyên nhân khiến Ngài quyết tâm cầu đạo giải thoát.

          Nếu tôi nhớ không lầm thì trong một đoạn kinh văn có mô tả: Sau khi đức Phật giác ngộ, Ngài bèn lên đường trở lại núi Tuyết để giáo hóa cho 5 anh em Kiều Trần Như, như Ngài đã hứa trước khi xuống núi.  Trên đường, Ngài có gặp một hành giả du già khổ hạnh vị hành giả này thấy Phật tướng hảo, nhưng lại quá sạch sẽ, gọn gàng, trông không giống một vị du già sư, bèn hỏi: “ Ngài là ai? Tu hạnh gì? Sao trông nhẹ nhàng, tự tại vậy?”  Đức Phật trả lời: “Ta là Phật, là bậc giác ngộ, đã thấu rõ mọi lẽ sanh diệt của tất cả các pháp thế gian nên không còn luân hồi sanh tử nữa!.”  Vị du già sư nghe xong, quay lưng bỏ đi.  Ông vừa đi, vừa lắc đầu không tin, và trong đôi mắt có vẻ thương hại Phật vì nghĩ rằng Phật đã mất trí nên mới dám xưng tụng mình như vậy!

           Câu chuyện cho chúng ta thấy nếu Phật chỉ nói về sự giác ngộ của Ngài thì có lẽ không ai có thể hiểu nổi được Ngài nói cái gì! Cái mà chúng ta kinh nghiệm nhiều nhất đó là đau khổ.  Và chính vì vậy, đức Phật đã dạy chúng ta cách nhìn thấy sự thật về đau khổ để tìm con đường diệt khổ (đạo đế).  Sự thật mà nói, dù chúng ta đã trải nghiệm nhiều về đau khổ, nhưng phần nhiều chúng ta chỉ biết sợ khổ; và hầu như, ít khi nào học được gì nhiều từ đau khổ.  Bằng chứng là chúng ta luôn chạy theo vật dục để kiếm tìm hạnh phúccố tránh né, càng nhiều càng tốt, tất cả những gì mang lại khổ đau.  Thậm chí mình phát tâm tu là cũng vì ‘sợ khổ’. Thế mà oái oăm thay, mình lại cứ đụng phải khổ đau hoài!

         Thực ra, khổ đau không phải lúc nào cũng là điều tiêu cực đáng chán, đáng sợ; ngược lại, có nhiều lúc chúng ta cần có đau khổ để thức tỉnh bản thân.  Như vậy, đau khổ là một vị thầy, nhắc nhở chúng ta phải biết ‘hồi đầu hướng thiện’.  Cho nên trong 2 câu đầu của 10 Điều Tâm Niệm, Phật dạy:

1.  Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.

2.  Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy…

Cái bệnh khổhoạn nạn ở đây đóng một vai trò cần thiết trong đời sống tu tập.  Đó là chúng giúp diệt trừ dục vọng và kiêu sa.  Như vậy, có tuệ giác nằm bên trong bệnh khổhoạn nạn.  Chỉ có điều là chúng ta có nhìn thấy cái tuệ giác bên trong đó hay không? Vì phần nhiều chúng ta chỉ biết than oán và lo sợ.  Chính tâm phiền nãosợ hãi này đã che lấp tuệ giác của mình.  Cho nên, khiến mình không vận dụng được cặp mắt chánh tri kiến để thấy rõ giá trị của bệnh khổhoạn nạn.

Phật dạy rằng khi mình thật sự cảm nhận được nỗi đau khổ trực tiếp, chúng ta ngay lập tức buông bỏ, cũng giống như khi mình cầm lên cái chảo sắt đang nóng bỏng sẽ khiến mình rút tay lại (trích đoạn từ bài dịch ‘5 Bước Hóa Giải Tính Ghen Tức’).  Khi chúng ta cảm thấy cái đau khổ cùng cực, mình sẽ muốn được giải thoát khỏi chúng ngay vì mình học được từ tuệ giác nằm bên trong mỗi kinh nghiệm, đặc biệt là càng thống khổ thì tuệ giác càng sâu. 

            Như câu chuyện về nàng Liên Hoa Sắc, con một trưởng giả vô cùng sang giàu.  Lúc lên 16 tuổi Liên Hoa Sắc lấy chồng. Sau thời gian chung sống với chồng, Liên Hoa Sắc sinh một bé gái. Nhưng cảnh đời trớ trêu cha chồng chết sớm, mẹ chồng dụ dỗ chồng của Liên Hoa Sắc vào con đường mất hết đạo lý, và bà còn đối xử tệ bạc với Liên Hoa Sắc. Cuộc sống của Liên Hoa sắc không khác một tớ gái trong gia đình.  Quá buồn tình uất ức, Liên Hoa Sắc trốn nhà ra đi, bỏ con lại cho chồng, và cũng không dám trở về với gia đình cha mẹ nên lang thang đó đây, kiếm kế sinh nhai. Sau mấy năm ổn định lại tinh thần, hương sắc phục hồi, Liên Hoa Sắc tái giá với một thương gia giàu có. Vì sự nghiệp buôn bán ngược xuôi, chồng Liên Hoa Sắc ít có ở nhà.

            Nhờ có tay buôn bán, chồng của Liên Hoa Sắc làm ăn ngày một phát đạt. Một hôm chồng bà lén dẫn về một nàng hầu trẻ đẹp. Để tránh xáo trộn trong gia đình, chồng bà tậu một biệt thự riêng để nàng hầu cư ngụ. Nhiều đêm, thương gia lấy lý do giao tế, thăm viếng bạn bè, để đến nhà riêng ăn ở với nàng hầu. Nghe bà con làng xóm xì xầm, Liên Hoa Sắc để tâm theo dỏi. Vào một đêm, Liên Hoa Sắc đi bắt ghen kẻ cướp chồng mình. Khi đột nhập vào ngôi nhà riêng của chồng bắt gặp hai người đang tâm tình.  Nhưng than ôi! Nàng hầu của chồng chính là con gái mình của đời chồng trước. Tâm thần bấn loạn, Liên Hoa Sắc ngã ra bất tỉnh.  Chán nản thế thái nhân tình, Liên Hoa Sắc quyết đi làm gái điếm để phá hoại gia thất của các chàng sở khanh.

          Một hôm, Liên Hoa Sắc đến ẩn nấp trong một hoa viên nằm trên con đường ngài Mục Kiền Liên thường đi qua vào sáng sớm.  Liên Hoa Sắc đón đường ra chọc ghẹo. Nhờ có đạo lực, ngài Mục Kiền Liên dừng lại từ tốn hỏi thămquyết tâm thuyết phục người dâm nữ trở về nẻo thiện.  Ngài dạy Liên Hoa Sắc: Tâm hồn bất tịnh thì hãy đem Phật pháp mà tẩy. Đức Phật của tôi có hàng vạn pháp môn rất khế lý khế cơ, con người có thể tùy theo hoàn cảnh, khả năng, để chọn pháp môn tu tập.  ‘Mê nhất kiếp, ngộ nhất thời’, qua lời giải thích an ủi đạo lý, Liên Hoa Sắc tỉnh ngộ, nét mặt trở lại tươi tỉnh, xin đi theo ngài Mục Kiền Liên để bái yết Phật.  Liên Hoa Sắc được Phật cho phép xuất gia, trở thành tỳ kheo ni gương mẫu, và về sau Liên Hoa Sắc chứng quả A La Hán, trở thành vị tỳ kheo nithần thông số 1.

          Tỳ kheo Ni Liên Hoa Sắc đã thấu rõ tuệ giác bên trong hoàn cảnh đầy bất hạnh của mình.  Khi quản chiếu sâu xa cuộc đời của Tỳ Kheo Ni Liên Hoa Sắc, chúng ta thấy sự nổi bật của đau khổ, luôn biến hoá, thay đổi tiến trình đời sống của bà. Chúng ta thấy bà sinh ra trong cảnh giàu sang, rồi sau khi lấy chồng, có con.  Đây có thể là giai đoạn hạnh phúc nhất của cuộc đời bà.  Nhưng sau đó, bất hạnh bủa vây sau khi cha chồng qua đời.  Khi lập gia đình lần thứ hai, bà lại có những ngày an vui, hạnh phúc cho đến khi chồng bà lén lút có nàng hầu.  Khổ đau xen kẽ hạnh phúc.  Nhưng chính nhờ những kinh nghiệm đau khổ mà ngài Liên Hoa Sắc đã dễ dàng thấu hiểu và thực hành đúng những pháp môn Phật đã chỉ bày, và nhanh chóng chứng thành quả thánh A La Hán.

          Đúng là: ‘khổ đau là bạn, hoạn nạn là thầy.’ Khổ đau là người bạn chân thật, không dấu diếm, khoe khoan, không màu mè, kiểu cách.  Nó trực tiếp thức tỉnh chúng ta phải nhìn lại đời mình, xem những giá trị mình đang theo đuổi có thực sự quan trọng như mình nghĩ hay không?!  Hoạn nạn cũng vậy, nó đã dạy chúng ta biết dừng lại để nhìn thấy rõ đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là chân giá trị của đời sống
 

          Nhờ có chánh tri kiến, chúng ta thấy rằng ai cũng cần có khổ đau vì khổ đau là một liều thuốc đắng giúp trị lành những căn bệnh bất trị. Chúng ta cảm thấy khổ đau không phải là một cái gì thật đặc biệt, chỉ có mình phải chịu như trong câu chuyện Phật dạy bà Kisa Gotami về cái chết của đứa con 7 tuổi của bà. Ai cũng đã từng trải nghiệm khổ đau, bất kể kẻ sang, người hèn. Cứ mỗi lần kinh nghiệm với khổ đau chúng ta lại thấy được nhiều điều giá trị.  Và nếu chúng ta biết dừng lại, quán chiếu những kinh nghiệm đó, mình sẽ tìm thấy cái tuệ giác ngay chính trong kinh nghiệm khổ đau đó. Do đó, khổ đau không còn là kẻ thù mà có thể là một người bạn tuy khó tính, nhưng rất chân thật mà ai cũng cần phải có để giúp mình tu tập, chuyển hóa.

                                                                              Thiện Ý
                                                                         (tháng 11, 2015) 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13269)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13896)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10682)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14811)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
(Xem: 20746)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13565)
Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan...
(Xem: 14272)
Những buổi chiều tàn, khi khách hành hương đã vãn, thì thằng Hoàng thường thơ thẩn một mình quanh các con đường mòn ngoằn ngoèo bên sườn núi đá lởm chởm với đầy hang hốc.
(Xem: 12302)
Đã lâu rồi, gặp lại nhau, chúng mình đều già hết. Người bạn thân ở lúc nào đó, nay nhìn lại, cũng khó nhận ra. Mái tóc đã bạc, vầng trán có nhiêu gạch dài...
(Xem: 12817)
Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập. Hai cha con đến một nhà giàu có...
(Xem: 14390)
Chuông, tiếng Phạn gọi là ghanta, ở Trung Quốc dịch là chung, khánh, là pháp khí dùng để gõ thông báo giờ giấc làm Phật sự và để tập hợp mọi người trong chùa.
(Xem: 14375)
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.
(Xem: 15691)
Mùa đông ở đây không có tuyết, nhưng cũng đủ lạnh cho những chiếc lá ngả màu và em tôi quấn thêm chiếc khăn quàng cổ. Tôi thích mùa đông...
(Xem: 13019)
Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa có ba tháng. Thời gian được chia ra như thế thật rõ ràng ở các châu Úc, châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 17424)
Má không biết đường sá thành phố, cũng chẳng mấy khi lên Sài Gòn, họa hoằn là đi khám bệnh hoặc lên thăm bà con. Mỗi khi lên thành phố, má thường rất lo lắng.
(Xem: 15738)
Trong cuộc sống trầm luân khổ hải này, chúng ta không chịu buông xảtham luyến tất cả những gì ‘của mình’; ai cũng đầu tắt mặt tối, bận rộn suốt cuộc đời...
(Xem: 12499)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái.
(Xem: 12481)
Mới vừa đây, trên cành cây, có nhiều cánh hoa mai vàng nở, mắt mơ màng sau bao năm tháng ẩn nhẫn chờ đợi ngày khoe áo mới. Có những cành đào sum sê là hoa...
(Xem: 14044)
Cứ mỗi lần nhớ thầy, giấy mực là người bạn duy nhất để con trút ra vô vàn tiếng nói tự cõi lòng của một người đệ tử tận chốn phương xa. Mỗi tuần một lá...
(Xem: 16006)
Danh từ Generation Gap nghĩa là Khoảng Cách Thế Hệ (mỗi thế hệ cách nhau từ 20-40 năm để người trẻ tuổi lớn lên trở thành người lớn tuổi)...
(Xem: 13630)
Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm.
(Xem: 14974)
Sau những cái nóng nực gay gắt của mùa hạ đã đi qua, trời bắt đầu sang thu, thoáng đâu đây cơn gió đầu thu nhè nhẹ thổi sang như báo hiệu trong thiên hạ một điều gì đó.
(Xem: 14509)
Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...
(Xem: 13604)
Một thời Thế Tôn trú ở Kapilavatthu, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe...
(Xem: 13460)
Khi tôi viết những dòng chữ này thì tôi vẫn còn cách người mẹ già của tôi đến gần một ngàn cây số. Và những dòng chữ rất riêng tư này, tôi tin rằng...
(Xem: 11718)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa.
(Xem: 13849)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời,...
(Xem: 12982)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy,...
(Xem: 14941)
Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp...
(Xem: 12600)
Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ...
(Xem: 17432)
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo...
(Xem: 16440)
Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ...
(Xem: 14591)
Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là “biệt khu”. Những “biệt khu” này tạo thành những góc...
(Xem: 14844)
Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi.
(Xem: 26813)
Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài...
(Xem: 14716)
Sau hai năm học con vẫn học giỏi với số phẩy trên 8,0, con cố gắng từng ngày vì niềm hy vọng của ba má, niềm tin của các em và của nhiều người gửi gắm.
(Xem: 13614)
Thượng Tọa Thích Quang Lạc ấn nút cho chiếc ghế bành Lazy boy giữ độ nghiêng vừa ý, đoạn ngã người lún sâu vô lớp nệm mousse dầy cộm,...
(Xem: 13830)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá cây.
(Xem: 13728)
Đức Phật ra đời - như trong kinh Pháp Hoa nói - chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn. Đó là: "Mở bày cho chúng sanh hiểu để vào tri kiến Phật".
(Xem: 15017)
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
(Xem: 15349)
Đi theo ông bà, cha mẹ, trí nhớ của con nít - ở những lứa tuổi từ 6 - 7 tuổi đến 11-12 tuổi, vẫn gắn bó với Chào con rắn, Ma gia đuổi bắt, Đánh nẻ, Đập chuồn chuồn...
(Xem: 14053)
Biển sâu thẳm, biển mênh môngdiễm tuyệt, biển bao dung vô lượngbiến ảo vô biên... Vì thế biển cũng là Tâm.
(Xem: 14976)
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.
(Xem: 13800)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng...
(Xem: 14709)
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó...
(Xem: 14691)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận...
(Xem: 16673)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 18250)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông, bầu trời trong xanh văng vắt...
(Xem: 27184)
Trần Nhân Tông (1258-1308) là con đầu của Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên Mông...
(Xem: 23742)
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt...
(Xem: 26481)
Nó đưa tay quệt đôi mắt mọng nước giọng đầy kiên quyết nói với cậu Út: - Nếu con thấy người đàn bà ấy xuất hiện ở nhà này lần nữa, con sẽ không tha đâu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant