Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Dạy 8 Pháp Để Sống An Lạc

22 Tháng Mười Hai 201516:34(Xem: 9110)
Phật Dạy 8 Pháp Để Sống An Lạc
Phật Dạy 8 Pháp Để Sống An Lạc


Trong kinh Pháp Cú Phật dạy rằng tâm làm chủ, tâm dẫn đầu các pháp thiện hay ác. Tâm là người thực hiện mọi hành vi, cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình tạo ra. Tâm là chủ nhân của bao điều họa phúc, là ông chủ ra lệnh cho kẻ đầy tớ trung thành của mình để nói năng và hành động tốt hay xấu.

Đức Phật dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”, chúng ta hãy nương tựa chính mình, bởi vì ta là người tạo ra việc làm tốt xấu, rồi gặt hái kết quả khổ đau hay hạnh phúc.
Cầu nguyện hay mong muốn trước hình ảnh Đức Phật hay thỉnh các vị thầy để cầu xin được an vui hạnh phúc và phát đạt về mọi mặt là không thể được. Bởi vì sao? Nhân quả là nền tảng của đạo Phật cho nên ta phải tránh làm điều ác, mà hãy siêng năng làm việc lành và giữ tâm ý luôn trong sạch.
Làm việc thiện hay công đức cúng dường, giống như chúng ta gửi tiền vào ngân hàng nhân quả. Ngược lại, nếu chúng ta làm việc ác, giống như chúng ta đang vay mượn tiền của ngân hàng, chúng ta phải trả tiền lãi và cả nợ gốc. Khoản vay trên có thể trở thành một gánh nặng cho chúng ta, nếu ta không có khoản thu vào. Những người mắc nợ luôn sống trong lo sợ và đau khổ, bởi vì bị chủ nợ hăm he nói nặng nhẹ và nguy cơ lớn là dẫn đến tù tội.
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau. Phật dạy cho chúng ta tám cách tạo công đức để sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

1-Bố thí
2-Giữ giới trong sạch
3- Thiền tập
4-Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm
5-Khiêm tốn
6-Hồi hướng phước báo mỗi khi làm việc thiện 
7-Thường xuyên đọc kinh nghe pháp
8-Hoằng pháp lợi sinh

Bố thíBố thí tiếng Phạn là Dàna, có nghĩa là sự cho, còn theo từ ngữ Hán Việt bố là cùng khắp, thí là cho, nghĩa là cho cùng khắp không phân biệt người thân hay kẻ thù. Chính vì chúng ta còn phân biệt chấp ngã nên ta chỉ bố thígiới hạn dẫn đến không được nhiều lợi ích.
Từ cúng dường là nói trại của hai chữ cung dưỡng có nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi. Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.
Làm người trong trời đất ai cũng từ cha mẹ sinh ra, cha mẹ làm nên thân người, chính vì vậy ta phải có trách nhiệm, bổn phận hiếu thảo với mẹ cha bằng cách chăm sóc về tình cảm, tinh thầncung cấp dưỡng nuôi lúc cần thiết.
Cung cấp những nhu cầu cần thiết để nuôi dưỡng cha mẹđạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” trong tập quán của người Việt Nam, về việc kính trọng thờ ông bà tổ tiên.
Ngoài việc cúng dường cha mẹ, người Phật tử còn có trách nhiệm và bổn phận cúng dường người tu hành chân chính, suốt đời phục vụTam Bảo, vì lợi ích chúng sinh.
Tại sao ta phải cúng dường người tu hành chân chính?
Cha mẹ làm nên thân ta, Thầy Tổ giúp ta biết được điều hay lẽ phải để vượt qua cạm bẫy cuộc đời, không rơi vào hố sâu tội lỗi. Vì vậy từ cúng dường được dùng đối với các bậc trưởng thượng, tôn kính như cha, mẹ, Thầy, Tổ v.v.. là những người có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, chỉ bày, giúp ta nên người. Ngoài từ ngữ bố thí, cúng dường còn có nhiều từ ngữ khác như kính tặng, kính biếu… để nói lên lòng tôn kính của người cho.
Từ ngữ “bố thí” được người Việt Nam sử dụng với nhiều ý nghĩa như: cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ…Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp của hành động cho.
Con cháu đem vật phẩm nuôi dưỡng ông bà cha mẹ thì gọi là cúng dường phẩm vật, còn ông bà cha mẹ đem của cải vật chất lo cho con cháu thì ta gọi bằng từ cho, giúp đỡ hay chia sẻ. Hoặc người dân bình thường muốn đem phẩm vật cho những người có địa vị trong xã hội thì gọi là kính biếu hay kính tặng…
Cùng một hành động “bố thí” mà tùy theo đối tượng, tùy theo hoàn cảnh, mà ta dùng từ ngữ sao cho phù hợp, để không làm mất đi sự tôn kính, lòng thương cảm của ta.
Là người học Phật, chúng ta phải thấu hiểu rõ ràng chỗ này, để dùng từ ngữ không bị sai lệch mà làm ảnh hưởng không tốt, đến hành động bố thí của mình.
Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đóivượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không bị lầm đường lạc lối.
Người Phật tử chân chính việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo cho ta nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
Trì giới: Bất luận một cơ quan đoàn thể tổ chức nào trong xã hội, muốn được phát triển bền vữnglâu dài đều phải có nguyên tắc của nó. Kỷ luật chặt chẽ và có quy cũ để duy trì giới điều mà họ chế ra, lại càng có giá trị thực tiễn, nhằm giúp ích cho mọi người.
Đạo Phật là đạo của giác ngộgiải thoát, do đức Phật Thích ca Mâu ni sáng lập ra, Ngài một đấng giác ngộ hoàn toàn. Chính vì vậy những giới luật Phật chế ra, nhằm giúp cho chúng ta biết cách ngăn ngừa tội lỗi để ngày càng hoàn thiện chính mình hơn.
Chính vì sự lợi ích lớn lao của giới luật, nên đức Phật đã khuyên các hàng đệ tử của Ngài phải một lòng nghiêm trì giới luật. Kinh Lời dạy cuối cùng Phật bảo rằng: "Gặp thời không có Phật, mọi người hãy lấy giới luật làm thầy".
Tùy theo căn cơ trình độhoàn cảnh sống mà chúng ta có thể phát tâm trì giới, trong phạm vi bài này chúng tôi nói về 5 giới cho người cư sĩ tại gia.
"Trì" là giữ giới chặt chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, nhằm giúp cho chúng ta vượt qua biển khổ sông mê mà không bị sa hầm sụp hố, để hành Bồ tát đạo cho đến khi viên mãn thì thành Phật.
1- Trì giới chấp tướngTrì giới chấp tướngtrì giới mà chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên trong thì tâm ý bị chi phối những dục vọng thấp hèn. Như chúng ta trì giới vì háo thắng để được mọi người khen ngợi, rồi cho mình hơn người nên ta trì giới, và coi thường khinh dễ người phạm giới. Trì giới như thế là giả dối, đánh lừa mình và người khác.
2- Trì giới không chấp tướng: Trì giới không chấp tướng là vâng theo lời Phật dạytùy theo khả năng phát nguyện gìn giữ, không vì háo thắng, không vì danh lợi, không bị các thế lực hoàn cảnh ép buộc mà làm.
Người Phật tử chân chínhtài thí, pháp thí mà không biết gìn giữ giới pháp thì không thể hết phiền não tham sân si nói chi là thành Phật, vì người ấy một mặt làm phước để vui chơi hưởng thụ, nên dễ gây nhiều tội lỗi cho người khác.
Ngược lại, người Phật tử chân chính luôn tâm niệm rằng, mình trì giới để có cơ hội sống tốt hơn, giảm bớt những thói hư tật xấu và sẵn sàng giúp đỡ sẻ chia khi gặp người bất hạnh.
Khi mọi hành giả trì giới được thanh tịnh, thì tâm từ bi hỷ sẽ phát sinh làm cho ta biết bao dungtha thứ, biết đóng góp và sẻ chia, và thương yêu trong hiểu biết, không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với ta mà thôi.
Sự tu sửa chỉ cốt ở thực hành. Dù chúng tathông minh tài trí đến đâu, thâm hiểu giáo lý cao siêu, mà không chịu thực hành, thì giống như người đói mà ăn bánh vẽ vậy, chỉ uổng công vô ích.
Chính vì vậy, chúng tôi xin chân thành khuyên nhủ quý Phật tử, sau khi đã quy hướng Tam bảo làm đệ tử Phật rồi kế đến là chúng ta phát nguyện giữ giới, từ giữ một giới cho đến khi nào giữ trọn vẹn năm giới, coi như ta đã thành tựu ba phần tư con đường. Phần còn lại sẽ kếp hợp với buông xả và dấn thân hành Bồ tát đạo, đến khi thành Phật viên mãn mới thôi.
Trì giới là tránh không làm hại người khác qua lời nói hay hành động như giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối hại người và uống rượu say sưa sử dụng các chất kích thích độc hại như xì ke ma túy, những việc này có thể làm tổn hại mình và người khác. Giữ giới giúp chúng ta loại bỏ sự căng thẳng, bồn chồn, lo lắng phát sinh từ các hành vi sai trái. Khi chúng ta giết hại, nói dối, lừa đảo hoặc trộm cướp của người khác, hiện tại bị tù tội mai sau chịu nhiều quả báo xấu và sẽ bị đọa vào ba đường dữ địa ngục, quỷ đói và súc sinh. Giới có công năng hổ trợ giúp cho thiền địnhtrí tuệ phát sinh, nhờ vậy ta dễ dàng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc.
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Thiền tập giống như tẫy các chất xú uế ra bên ngoài bằng cách tắm rữa, đi tiểu và đi đại. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắngsợ hãi.
Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ đồng thời, ngay khi định là có trí tuệ, nên ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác. Ta sẽ dùng cái thấy nghe hay biết, để biết rõ mọi cử chỉ, hành động trong tỉnh giác. Sự tỉnh giác đó giúp ta làm chủ được những ý nghĩ, lời nói, hành động đang diễn ra trong giờ phút hiện tại.
Khi chúng ta tỉnh giác, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, ta thấy nghe hay biết trong sự định tĩnh sáng suốt, thường biết rõ ràng mà không phân biệt vọng động. Khi ta tỉnh giác là ta đã có mặt trong từng giây phút của sự sống, nhờ vậy mỗi giây phút của sự sống là sự bình yên, hạnh phúc. Cái hạnh phúc này là một tặng phẩm quý giá cho những người biết cách thiền tập trong mọi hoàn cảnh.
Đây là một việc làm rất đỗi bình thường, khi chúng ta biết tỉnh giác trong từng phút giây, chúng ta sẽ nhận diệnan trú những gì đang có trong hiện tại. Ta biết như vậy là ta đang thiền tập trong đi đứng nằm ngồi, nhờ vậy ta sẽ kiểm soát mọi ý nghĩ, lời nói cho đến hành động dễ dàng. Tắm dưới vòi nước tươi mát, ta gội đầu, kỳ cọ, cảm nhận được dòng nước tươi mát trong sạch trong trạng thái an lạc, thoải mái, nhẹ nhàng mà vẫn không đánh mất chính mình.
Khi làm việc gì ta biết việc đó, đừng để mọi suy tư nghĩ tưởng kéo ta về quá khứ hay mơ ước đến tương lai, làm cho ta dính mắc vào những lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, sầu khổ, giận hờn và si mê.
Ai có chiều sâu trong tu tập thì tỉnh giác trong từng phút giây bằng cách nhận diện từng vọng niệm mà không cần phải xua đuổi hay bám víu vào nó, ngay khi đó thì tâm Phật hiện tiền mà vẫn thường biết rõ ràng trong định tĩnh và sáng suốt, như vậy ta đang làm chủ bản thân.
Hành giả đã có chiều sâu thì nhìn vọng niệm giống như gió thoảng mây bay vì lúc nào cũng sống trong tỉnh giác, thường biết rõ ràng. Chúng ta thiền tập trong lúc ngồi, nằm, đứng, đi, làm việc trong vài ba ngày sẽ cảm nhận bình an, hạnh phúc. Đây là một sự thật nhiệm mầu mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần ta kiên trì trong bền bỉ và lâu dài. Chúng ta hãy tập sống sâu sắc và thảnh thơi như vậy trong khi ăn uống, đi tiểu, đi đại và làm việc, thì chỗ nào chẳng phải là thiền.
Chúng ta muốn làm chủ bản thân thì tâm ý không được tiếc nuối quá khứ, không mơ mộng đến tương lai mà chỉ sống ngay trong giờ phút hiện tại, khi tham ta biết ta đang tham, thì ta sẽ hết tham.
Việc làm thức ăn và ăn sáng cũng là một loại thiền tập quan trọng không thể thiếu trong đời sống vì những việc này ta phải tự giải quyết. Khi chúng ta nấu nước sôi, pha trà, pha cà phê, nấu cháo, nấu hủ tiếu, chiên cơm nguội…, chúng ta làm việc gì biết việc đó. Tỉnh giác trong làm việc sẽ giúp cho ta biết cách chuyển hóa, soi sáng lại chính mình với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Tỉnh giác là cốt tủy của thiền tập làm cho trái tim ta hiểu biếtthương yêu hơn. Nhờ tỉnh giác trong từng phút giây giúp ta sống hiểu biết hơn, yêu thương hơn và vui sống bình an, hạnh phúc với tất cả mọi người. Ai cũng có năng lực tỉnh giác, chỉ cần chúng ta kiên trì thực tập trong đều đặn, thì kết quả sẽ đạt được ngay tại đây và bây giờ.
Như vậy, mỗi ngày chúng ta có mặt là một ngày chúng ta có thiền, có tỉnh, có giác, có biết mà vẫn an nhiên, tự tại. Cuộc sống như thế có gì làm cho ta phiền muộn, khổ đau.
Tuy chúng ta đã biết rõ như vậy nhưng vẫn còn tập khí, tức là thói quen đã huân tập nhiều đời. Đây là những thói quen xấu được lặp đi, lặp lại nhiều lần nên nó sai sử ta chạy theo những vọng niệm nhớ nghĩ, tiếc nuối về quá khứ hay mơ tưởng đến tương lai mà đánh mất chính mình trong hiện tại

Khi mới bắt đầu thiền tập và đang đi vào thiền tập, chúng ta sẽ bị những thói quen lo lắng, sợ hãi và dính mắc trong tham ái. Chính những thói quen đó đã làm cho ta không an trú vững chải được trong giờ phút hiện tại. Tuy nhiên, ta phải kiên trì và bền bỉ để đến một lúc nào đó làm chủ được những thói quen ấy, mà không bị cuốn trôi bởi những được mất, ta, người.
Chúng ta biết cách thiền tập trong đi đứng nằm ngồi, trong lúc ăn uống, làm việc hoặc nghỉ ngơi là ta đang làm chủ bản thân mình. Khi chúng ta không tiếc nuối về quá khứ, không bị tương lai làm xáo động là ta đang sống ngay tại đây và bây giờ.
Tóm lại, ta chỉ cần thiền tập trong mọi hoàn cảnh, trong đi đứng nằm ngồi, ta làm chủ trong ý nghĩ, lời nói và hành động. Đó là một thực tế nhiệm mầu mà ít ai ngờ đến. Nhiều người cứ nghĩ rằng tu là phải vô chùa, ở hang sâu rừng thẳm, không ngờ tu chỉ là đơn giản như vậy.
Tùy hỷ công đứchoan hỷ với những ai đã làm những việc thiện lành tốt đẹp bằng cách chia sẻ hay nâng đỡ người khác. Như thấy người làm việc giúp đỡ kẻ khác vượt qua cơn hoạn nạn.
Đa số chúng ta, ai cũng mang sẵn thói quen ganh ghét tật đố, cống cao ngã mạn, tham danh hám lợi... Bởi có những tính xấu ấy, nên khi thấy ai làm điều gì tốt đẹp, chúng ta liền có phản ứng ngay bằng cách chỉ trích phê phán đúng sai về người đó.
Vậy thế nào là tùy hỷ công đức? Tùy hỷ là vui theo, công đức là những điều lành, điều tốt, những điều đem lại lợi ích, hạnh phúc cho người khác. Nghĩa là thấy ai làm việc gì tốt, có công đóng góp lớn cho xã hội thì ta đều hoan hỷ phát tâm vui mừng và còn tán thán người đó. Hoặc thấy họ làm điều phước thiện, chúng ta hoan hỷ vui vẻ với việc làm của người, mừng thế gian có thêm một người tốt và bớt đi một người xấu. Sự hoan hỷ vui vẻ giúp cho con người sống yêu thương gần gũi với nhau nhiều hơn, bằng trái tim hiểu biết.
Người phát tâm làm việc bố thí, chính họ đã khởi lòng từ bi thương xót giúp đỡ người khác. Thấy người bố thí, ta phát tâm tùy hỷ hoặc tìm cách trợ giúp theo, chính ta đã chuyển hóa được tâm ganh ghét tật đố ích kỷ của mình..
Phật ví dụ ngọn lửa của một cây đuốc dù đem trăm ngàn cây đuốc khác đến mồi, ngọn lửa ấy vẫn không bị hao mòn mà còn làm cho chung quanh đó sáng thêm. Tuy cùng làm một việc làm phước thiện, mà người phát tâm nhỏ hẹp thì công đức sẽ có giới hạn, người phát tâm rộng lớn thì công đức vô cùng tận. Trong kinh Phật dạy: “Người phát tâm rộng lớn để bố thí vật chất, của chỉ bằng hạt cải mà quả báo như núi Tu di. Ngược lại, người ôm lòng nhỏ hẹp bố thí, của bằng núi Tu di, công đức chỉ bằng hạt cải”.
Khi thấy người làm việc bố thí, chúng ta phát tâm tùy hỷ việc tốt của người khác, chắc chắn người đó sẽ cảm mến ta. Ta tùy hỷ việc làm tốt của người khác không tốn hao tài sản, hay hao mòn sức lực mà đem lại niềm an vui hạnh phúc cho mình và người.
Thấy người làm điều thiện, ta không phát tâm hoan hỷ, mà còn sanh tâm ganh ghét tật đố, khinh chê coi thường người ấy, làm họ thối Bồ đề tâm, ta và họ sẽ trở thành kẻ thù của nhau. Chính tâm ích kỷ tật đố, cống cao ngã mạn, đã làm cho mọi người càng trở nên xa lánh không thích gần gũi.
Khiêm tốn là một loại đức hạnh làm chỉ cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cống cao ngã mạn, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn.
Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dungđộ lượng trong mọi vấn đề. Chúng ta hãy tâm niệm như sau:“Xin cho tôi được làm đất, để mọi người được dẫm lên”.
Người sống ở đời biết khiêm tốn mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thanh cao, để làm gương sáng cho người học hỏi bắt chước tu tập theo.
Người biết khiêm tốn là đi ngược lại với tâm cống cao ngã mạn, nên được nhiều người mến thương, người trí hoan hỷ chỉ dạy và giúp đỡ trong làm việc và tu sửa đạo đức.
Nếu chúng ta tìm cầu danh vọng, phú quý giàu sang mà không thực hành hạnh khiêm tốn, thì khó mà thành tựu như mong muốn. Người hiểu biết nhiều và có địa vị cao thì càng phải khiêm tốn nhiều hơn nữa, đối với những người thấp kém hơn mình. Nhờ vậy, cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn, bởi ta biết thương yêu mọi người bằng trái tim hiểu biết.
Người Phật tử chân chính phải có lòng yêu thương người vật, biết khiêm tốn nhún nhường trước mọi người, và hằng xét lại lỗi mình để tìm cách sửa đổi cho tốt. Như vậy, người khiêm tốn luôn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng từ bi rộng lớn.
Hồi hướng phước báu mỗi khi làm việc thiện, có nghĩa là ta hoan hỷ muốn cho nhiều người khác cùng làm việc tốt với mình, nhờ vậy nhân loại sẽ bớt khổ đau nhiều hơn.
Chúng ta có thể hồi hướng phước báu cho những người đang sống, vì có nhiều người đang sống trong si mê lầm lạc. Chúng sinhthế gian đâu phải ai cũng có hiểu biết chân chính, nên mỗi khi ta làm việc thiện hay tu tập được an lạc, để hồi hướng công đức cho mọi người cũng được như ta.
Ngoài việc hồi hướng phước đức cho những người cùng sống với ta, chúng ta cũng cần phải hồi hướng cho những chúng sinh sống trong cảnh giới quỷ đói, đang thèm thuồng khao khát miếng ăn vật thực bằng sự tưởng tượng của con người.
Chỉ cần chúng talòng thành, mỗi khi ăn uống hay làm điều gì có ích cho người, ta hãy hồi hướng cho kẻ dương người âm được hưởng phần phước báu, đó là ta đang mở rộng lòng từ bi đến với muôn loài. Chính vì vậy, mỗi khi chúng ta làm điều gì có ích lợi hoặc thiện lành như giúp đỡ người khác, ta điều hồi hướng để mọi người được chung hưởng.
Tóm lại, chúng ta muốn việc hồi hướnglợi ích cho tất cả chúng sinh thì ta phải biết giữ giới, bố thí, thiền tập, tùy hỷ việc làm tốt, khiêm tốn, không cống cao ngã mạn và vận dụng lời Phật dạy để ngày càng được sống tốt hơn bằng trái tim yêu thươnghiểu biết.
Nghe pháp: Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta phải chú ý lắng nghe, nếu nghe xong mà không hiểu gì hết, thật là uổng công, vô ích biết chừng nào! Chúng ta tu học như thế biết đến bao giờ mới được trí tuệ rộng lớn.
Phật pháp tuy khó nghe, nhưng chúng ta đang nghe và đã nghe, chẳng lẽ nghe xong rồi trả lại cho thầy hay sao? Nếu đã như thế, chúng ta phải sanh tâm hổ thẹn, biết đây là nghiệp chướng sâu dày do nhiều đời không gieo trồng hạt giống trí tuệ, nên bây giờ mới bị lú lẫn, ngu ngô như thế. Biết được như vậy, chúng ta hãy nên thành tâm sám hối, cố gắng siêng năng, tinh tấn học hỏi chuyên cần.
Tại sao có người nghe một hiểu mười, nghe mười hiểu trăm, còn ta nghe xong chẳng hiểu gì hết. Bởi ta không gieo nhân thông minh trí tuệ, nên phải chậm lụt hơn người và kém hiểu biết. Biết được vậy rồi, chúng ta phải làm sao cố gắng học hỏi thêm nhiều hơn nữa để thông suốt lời Phật dạy, mà biết cách tu hành nhằm chuyển hóa phiền muộn khổ đau thành an vui, hạnh phúc.
Kinh Phật thường dạy: Văn, tư, tu khi nghe pháp rồi chúng ta phải suy nghĩ, xem xét tìm ra nguyên nhân tốt xấu, đúng sai để ta bắt đầu tu sửa phiền não tham sân si thành vô lượng trí tuệtừ bi. Ta không gieo nhân trí tuệ thì làm sao có quả thông minh sáng suốt. Có người sở dĩ thông minh, sáng suốt là do họ đã học hỏihuân tập nhiều đời, không có gì là do bỗng nhiên khi không mà có được.
Ngài Lục tổ Huệ Năng cũng dốt nát, quê mùa, làm nghề đốn củi nuôi mẹ, chỉ nghe một câu kinh liền ngộ đạo và sau đó phát tâm xuất gia tu hành thành Tổ để lại nhục thân cho đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn. Trong suốt 8 tháng trời, ngài chỉ làm một việc giã gạo, nấu cơm; ấy thế mà Ngài được truyền y bát, làm vị Tổ thứ sáu lịch sử Thiền tông Trung Hoa. Sau này, Ngài đã báo trước ngày giờ ra đi trước 3 tháng và để lại nhục thân không bị hoại cho đến ngày hôm nay.
Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta cố gắng học hiểu rõ ràng nghĩa lý lời Phật dạy, để rồi sau khi ra về nhớ đó mà ứng dụng, thực hành. Nghe học như thế thật sự mới có lợi ích thiết thực và xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Nếu chúng ta đã đến chùa khi nghe thì hiểu, khi về thì quên, nên đụng chuyện phát sinh đủ thứ phiền não, làm cho mọi người mất niềm tin và không còn muốn tu học nữa. Tu học như thế vô tình phỉ báng Phật pháp; cho nên, chúng ta phải cố gắng tu học trí tuệ rộng lớn để chuyển hóa u mê, tối tăm thành trong sáng, thanh tịnh, chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc. Nghe pháptu học như vậy mới xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Hoằng pháp lợi sinh có nghĩa là giúp đỡ người khác biết được Phật pháp như mình, tin sâu nhân quả mà tránh xa điều xấu ác. Giáo pháp của đức Phật rất vô cùng hữu ích, và có thể tạo cho người khác vượt qua cạm bẫy cuộc đời bằng cách làm mới lại chính mình.
Thời Phật còn tại thế, việc chú trọng đến tính giác ngộ và sự bình đẳng giữa con người với nhau, nhằm xóa bỏ mọi giai cấp thống trị. Chính vì thế, sau khi chứng ngộ, Phật thấy được tính bình đẳng trong mỗi chúng sinh, vì mê chấp mà có sai biệt nghiệp lực.
Do phân định giai cấpẤn Độcon người bị đóng khung, an phận trong giai cấp của mình, không có óc cầu tiến, để vượt thoát nỗi khổ niềm đau! Hoằng pháp vào thời Đức Phật đem lại giá trị bình đẳng giũa con người với nhau, không còn lệ thuộc bởi đấng quyền năng.
Phật dạy: Vì lợi ích cho chúng sinh, quý thầy hãy đi khắp nơi, không đi hai người một chỗ để hướng dẫn cho mọi người biết được đạo giác ngộ, giải thoát…Ngài bảo: Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, và nước mắt cùng mặn.
Ngày xưa việc hoằng pháp rộng rãi đến các tầng lớp mọi người, Phật kêu gọi tứ chúng phân bổ khắp nơi để tiện việc truyền bá đạo giác ngộ cho mọi người. Ngày hôm nay việc Phật giáo đi vào xã hội với phương châm “tốt đạo đẹp đời”, đã bắt đầu được hình thành nhưng còn rất ít. Nghĩa là chúng ta ngoài việc giúp đỡ vật chất cho người qua cơn túng thiếu, ta còn phải chỉ cho họ có đủ niềm tin về nhân quảtìm cách dứt ác làm thiện.
Chúng tôi đã làm việc này trong nhiều năm nay, đi vào các vùng sâu vùng xa, đi vào các Trung tâm bảo trợ, đi vào các trường học để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn với tinh thần lá lành đùm lá rách, kêu gọi mọi người cùng, “kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống”.
Việc làm của Phật giáo là giúp cho con người cái cần câu chứ không chỉ cho con cá, nghĩa là chúng ta đem giáo lý bình đẳng nhân quả để họ thức tỉnh mà biết cách gieo trồng phước đức, nhằm vươn lên vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh.
Phật giáo trong thời đại văn minh tiến bộ, cần phải hòa nhập vào cộng xã hội qua nhiều lĩnh vực cụ thể. Giáo dục hạnh phúc hôn nhân gia đình, kiến thức môi trường sống, giáo dục trẻ em, kinh tế tài chánh, quản trị, tổ chức đào tạo gia đình Phật tử…
Chúng ta phân biệt rõ hai lãnh vực, một bộ phận chuyên tu, không bận tâm đến vật chất để tĩnh tâman nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Mặt khác, bộ phần hoằng pháp cần phải giao tiếp với xã hội, để tạo những phương tiện truyền thông “dung hợp đạo đời”.
Xã hội ngày nay là xã hội cạnh tranh, đạo Phật không thể an bần lạc đạo như quan niệm khi xưa. Đức Phật không cấm chúng ta làm giàu, chỉ cấm làm giàu bất chính thiếu đạo đức mà thôi. Nếu chúng ta an phận và nghèo vật chất, thì lấy gì giúp đỡ người bất hạnh? Phật tử ngày hôm nay có quyền làm giàu, để có điều kiện đóng góp giúp đỡ xã hội về mọi mặt mà vẫn giữ được đạo tâm trong sáng.
Phật giáo ngày nay nếu biết kết hợp hoằng pháp với các sinh hoạt từ thiện, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho nhiều người hơn. Dĩ nhiên cái nghèo cái đói là bệnh trầm kha, cứu trợ, giúp đỡ chỉ là giai đoạn nhất thời, công việc như thế chỉ là muối bỏ biển.
Chính vì thế, Phật giáo giúp đỡ vật chất để có cơ hội khuyên nhủ mọi người tin sâu nhân quả, thể hiện lòng biết ơncố gắng tránh ác làm lành, được sự quan tâm của chính quyền các cấp tạo công ăn việc làm và vốn liếng để người bất hạnh, vươn lên làm mới lại chính mình bằng tình người trong cuộc sống.
Như vậy, Hoằng pháp lợi sinh cũng là việc cần xét đến, nhất là tại đất nước Việt Nam chúng ta còn nghèo khó, Phật giáo lợi sinh cả vật chất lẫn tinh thần là một việc làm mang ý nghĩa” tốt đời đẹp đạo”.
Người Phật tử chân chính, khi tu họcan lạc hạnh phúc, trước tiên khuyên nhủ gia đình người thân có niềm tin sâu sắc về nhân quả, nhờ vậy họ sẽ tránh xa điều ác mà hay làm điều lành. Rộng ra hơn nữa, chúng ta sẽ hướng dẫn bạn bè, bạn đồng nghiệp cùng bà con xóm giềng biết quy hướng về Phật pháp để cùng nhau sống tốt hơn.
Một người biết tu thì gia đình an vui hạnh phúc, cả xóm biết tu thì mọi người sẽ thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều người cùng tu thì đất nước sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội và cùng vui sống với nhau bằng tình thương yêu chân thật.
Tóm lại, tám phápđức Phật đã dạy cho chúng ta vừa có cơ hội hoàn thiện chính mình về nhân cách đạo đức mà còn có điều kiện dấn thân phục vụ tha nhân, nhằm làm giảm bớt nỗi khổ niềm đau, để mọi người sống với nhau bằng trái tim thương yêuhiểu biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10748)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15069)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10402)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12536)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9914)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9131)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10091)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9267)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9726)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12306)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9623)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9687)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12891)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9460)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10075)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11347)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10317)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24626)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10667)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11982)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9959)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14356)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13827)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14945)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10200)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10300)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9871)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13241)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8953)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10532)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9422)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9223)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11601)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11389)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10910)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10180)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12572)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9016)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16249)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9790)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9511)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10650)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10771)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9225)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10290)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11635)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 10012)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9487)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13786)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15508)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant