Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tình Và Lý

21 Tháng Hai 201618:14(Xem: 10378)
Tình Và Lý

TÌNH VÀ LÝ

Thích Giải Hiền

Tình Và Lý


Nếu một người được đánh giá là tâm tư tốt nhưng về mặt giao tế thì không được hay lắm, như vậy người đó có được xem là người tốt không ?

Đứng trên phương diện cá nhân để nhìn thì người đó là người tốt. Trên phương diện xã hội người ấy mới chỉ tốt được 50%. Nhìn bằng quan điểm Phật Giáo thì nếu đối xử không tốt được với người khác thời không phát huy được tác dụng “Tịnh hoá xã hội” nên không được coi là người tốt.

Bàn đến vấn đề “Tình và Lý” là bàn thảo đến mối quan hệ giữa người với người phải được xây dựng như thế nào ? để cho mối quan hệ ấy được hoà hợp hơn.

Định nghĩa về tình và lý:

Thế nào gọi là tình và thế nào gọi là lý? Thái độ chủ quan gọi là tình, thái độ khách quan gọi là lý. Quan điểm tự tư là tình, quan điểm công bình là lý. Mưu cầu chuyện cá nhâncầu lợi trước mắt là tình, cầu lợi lạc cho số đông và tính toán cho lợi ích lâu dài là lý. Làm việc có mưu cầu là tình, làm việc không mưu cầu là lý.

Tình duy trì kích thích sự tồn tạihoạt động của thế giới loài người nó như là chất nhờn làm cho cuộc sống của con ngườiý nghĩa hơn. Nhưng với người học Phật phải biết từng bước hoá giải tình để đi vào lý. Thái độ chủ quan chính là cái nhìn, cái nghĩ chỉ biết đến bản thân mà không hề nghĩ đến người khác hay đặt mình vào địa vị của người ta mà suy nghĩ, đó là biểu hiện của tình. Ngược lại, lúc nào cũng vì người khác, từng bước xoá bỏ những tâm lý và những hành vi tự tư, tự lợi. Đấy chính là lý.

Tuy nghĩ đến bản thân nhưng cũng đồng thời giúp đỡ người khác đạt được lợi ích. Cũng như cùng bạn thuyền “Đồng cam cộng khổ” đưa thuyền cập bến an toàn chính là đưa bản thân mình cùng những người cùng chuyến thuyền cập bến an toàn. Tấm lòng rộng lượng giúp người càng nhiều thì sự tiến bộthành tựu của bản thân càng lớn. Do vậy dù là không màn đến lợi ích của cá nhân nhưng kết quả thì chính mình lại được lợi nhiều nhất. Phương thức này chính là “Không cầu tất cả mà được tất cả” vậy.

Phân loại tình và lý

Hình thái của tình có thể chia làm năm loại

1.    Ai tình (tình yêu) giữa nam và nữ
2.    Tình thân (thân tình) giữa người thân trong gia quyến
3.    Tình bạn với bạn bè
4.    Ân tình giữa người làm ơn và người thọ ơn
5.    Đạo tình giữa những người trong đạo


Bốn loại trước gọi là “tục tình” (tình cảm thế gian), loại thứ năm gọi là “Pháp tình”. Cho nên Đạo Phật gọi chúng sanh là “ Hữu tình chúng sanh’

Nói đến ái tình giữa nam và nữ không chỉ là ái tình đơn giản thôi mà trong đó có tình bạnân tình nữa. Còn với người học Phật trong quan hệ vợ chồng vẫn đầy đủ đạo tình giữa những người đồng tu. Xã hội trước đây giữa cha mẹ và con cái chỉ có thân tình và ân tình mà thôi nhưng ở các nước Phương Tây hiện nay người ta cũng coi cha mẹ như bạn. Đồng thời giữa những người thân với nhau cũng có tình yêu, cha mẹ yêu thương con cái, con cái thì yêu kính cha mẹ. Còn trong tình bạn vẫn chất chứa ân tình và đạo tình. Trong việc thi ân và thọ ân có một số người chỉ đơn thuầnbố thíbố thí không hề nghĩ đến việc thi ân cho người những người này chính là “vô ngã bố thí”. Dùng Phật Pháp, tiền bạc, sức lực để giúp đỡ người làm cho họ có được lợi lạc trong đạo đó chính là “Đạo Tình”.

Trên quan điểm phổ thôngquan điểm Phật Pháp thì lý được chia làm sáu loại.

6.        Định lý về vật chất gọi là vật lý
7.        Cơ cấu của thật thể gọi là sinh lý
8.        Quỹ tích của của tâm niệm gọi là tâm lý
9.        Phạm trù giao tế với người gọi là luân lý
10.      Chân lý của triết họctôn giáo
11.      Trong Phật giáochân như hay lý tánh.


Mọi hiện tượng đều có nhân duyên của nó cũng như nhân duyên quả báo trong Phật giáo vậy đó là định lý về vật chất hay “vật lý”. Nói về sinh lý thân thể của con người chúng ta như  bộ máy, không được dùng qúa sức mau hao mòn, cũng không được không dùng bỏ phế sẽ bị rĩ sét. Sử dụng và duy tu bảo trì kịp thời, luôn cần được chú trọng, có như vậy mới sử dụng được bền bỉ. Trên phương diện tâm lý. Tổ đức dạy tâm lý của chúng ta là “Tâm viên ý mã” nhưng một khi đã tìm thấy con đường chân lý, hiểu rõ được nguyên nhân sanh diệt của tâm niệm thời sẽ không phiền não bởi sự vọng động của tâm lý. Hiện nay có những bác sĩ chuyên gia tâm lý họ có thể giúp người khác  phân tích những nguyên nhân phát sinh  ý niệm của tâm lý và đưa ra phương pháp giải quyết, giúp cho những người có vấn đề về tâm lý có được sự an ổntrị liệu trong nhất thời nhưng đây chỉ là phương thức trị bệnh trên ngọn chứ  chưa diệt trừ tận gốc được vì lý, tuy được giải quyết phần nào nhưng tâm thời vẫn loạn động.

Phật phápnăng lực làm thanh tịnh cả gốc lẫn ngọn. Trước hết là chỉ ra được phiền não của tâm lý phát xuất từ đâu ( có phần giống phương pháp của tâm lý học ). Kế tiếp bất kể là vấn đề gì đều “Gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma”. Ý niệm xấu phải bỏ, ý niệm tốt cũng phải bỏ, buông bỏ hết thảy mọi tư tưởng ở mọi lúc, mọi nơi. Đạt được trình độ này thời mọi dấu vết của tâm niệm đều không tồn tại, thử hỏi lúc này tâm lý còn có vần đề nữa không ? đương nhiên là không đây chính là sự  “khai ngộ”, “trừ phiền não”, “chứng bồ đề”. Bác sĩ tâm lý có thể giúp được nhiều người còn Phật giáo lại có khả năng giúp các Bác sĩ tâm lý. Do vậy Đức Phật còn được gọi là “Đại y vương”.

Người Phương Đông chú trọng đến “luân lý” nhấn mạnh và đề cao “Ngũ luân” tức nghĩa vụ và trách nhiệm  trong “luân lý” cần làm đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người trên cương vị của mình trong mỗi từng công việc. Nếu không làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ trên cương vị của mình thì không thể là người tốt được. Chúng ta thường chỉ biết yêu cầu người khác mà quên đi nhiệm vụ của chính mình.

Chân  lý chính là quan điểm lý luậntư tưởng trên phương diện hình nhi thượng, từ hiện thực của xã hội hình thành nên lý tưởng về chân lý bất biến. Hiện tượng thì biến động, còn chân lý thì bất biến, cho nên các triết gia, các nhà tôn giáo đều cho rằng có chân lý tối sơ và chân lý cuối cùng. Nếu tin tưởngchân lý tâm hồn sẽ được an ổn, tin tưởng sẽ được trở về. Do vậy người có tư tưởng về triết học thường là người tốt, tánh tình không thô tháo, nhân cách tốt đẹp. Bởi vì họ tin rằng dù cuộc sống hiện thực tuy bất công nhưng chân lý mãi mãi công bình.

Chân như còn gọi là Niết Bàn, Phật tánh hay Pháp thân Phật. Nhiều người cứ ngỡ rằng “ Chết ” là Niết Bàn. Thật ra Niết Bàn là “Tự Tại vô Ngại”, sự tự do tự tại không bị ràng buộc bởi hoàn cảnh thuận nghịch, quan niệm thiện ác và những chuyện thị phi  tốt, xấu của đời, tâm như mặt nước phẳng lặng. Gặp việc tâm luôn bình thảng để đối mặt và giải quyết như vậy sẽ có được sự giải thoát trong hiện tại.

Tình lý Viên dung sự sự vô ngại

Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý. Tịnh hoá là không bị sự chi phối ràng buộc của phiền não. Dùng từ bitrí tuệ để giải quyết mọi mối quan hệ giữa người với người, để những mối quan hệ ấy không trở nên phức tạp. Quan tâm đến người khác chính là vun vén  nghĩa tình. Có người rất ương ngạnh không thể dùng lý lẽ để khuyên răn nhưng nếu dùng tình cảm thì họ lại chuyển lòng mà chấp nhận nghe theo. Mặc dù vậy nhưng không thể nghiêng hẳn về tình vì như vậy sẽ xáo trộn mọi lẽ phải, không phân biệt tốt, xấu, trắng, đen. Trong mối quan hệ với gia đình và người thân có thể dùng tình , còn trong  những mối quan hệ xã hội thời phải dùng lý. Hay nói cách khác xử lý vấn đề cá nhân có thể dùng tình nhưng giải quyết  việc công cần phải dùng lý. Dùng tình có thể tạo môi trường hòa giải, nhưng dùng lý lại xây dựng được nền tảng công bình, hai mặt không thể  thiếu một.

Từ bi có phần nào giống với cảm thông nhưng được thăng hoa và thanh tịnh hơn. Tình thương có màu sắc tình cảm cá nhân nhưng từ bi thì không. Trong cuộc sống nhiều chuyện bất bình hay nhiều người làm điều không phải, chiếu theo lý thì họ phải ngồi tù, nhưng nếu nhìn bằng ánh mắt và lòng từ bi thì có thể do hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội hoặc yếu tố tâm lý … khiến họ như vậy. Ta có thể từ gốc độ khác để nhìn, để tha thứ và tìm phương pháp khác để khuyến hoá và dẫn dắt họ. Đó chính là từ bi vậy. Từ bi với người nhưng không có nghĩa là sao cũng được, cái gì cũng tốt. Đối với bản thân phải biết dùng trí tuệ để hoá giải, chỉ đạosửa đổi mọi vấn đề, đây chính là việc tụ tập hằng ngày của tự thân.

Những việc phiền phứcchúng ta thường gặp trong đới sống hằng ngày hoặc do hoàn cảnh đưa đến, hoặc do tự mình tạo ra. Khi gặp phải những hoàn cảnh này nếu chỉ dằn vặt trách cứ mình hay trách móc oán hận người khác đều không có lợi ích gì. Tốt nhất là dùng quan điểm nhân qủa trong Phật Pháp để hoá giải, nếu không sẽ mãi mãi buồn bực, oán hận trong lòng. Theo định luật Nhân qủa mọi phiền não bứt rứt đều do Nhân quá khứ phát sinh thành qủa hiện tại thông suốt được nhân qủa thì phiền não tan biến không còn khả năng chi phối chúng ta nữa. Nhưng nhân qủa không có nghĩa là chúng ta không cần thay đổi, cải tạo hoàn cảnh, không cần giải quyết vấn đề. Ngược lại cần nổ lực bồi đắp thiện duyên để cải tạo hoàn cảnhgiải quyết vần đề, đây chính là thái độ sống bằng trí tuệ.

Phật giáo chú trọng từ bitrí tuệ, truyền bá Phật Pháp cũng chính là cuộc vận động sâu rộng về từ bitrí tuệ. Khi mọi người đều có lòng từ bi và thái độ sống bằng trí tuệ thì xã hội nhất định sẽ được thăng hoa, trong sạch, cuộc sống của chúng ta nhất định sẽ hạnh phúc. Do vậy, chúng ta cần phải hoằng dương, truyền bá sâu rộng Phật Pháp,  khuyến hoá mọi người tin Phật, học Phật và tu Phật. Đó là nền tảng căn bản của hạnh phúc con người và tịnh hoá xã hội.

 

Thích Giải Hiền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3026)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 2370)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 2551)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 2702)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 2630)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 2529)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 2908)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 2714)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 2542)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 2566)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 2570)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 2874)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 3295)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 2792)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 3066)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 2442)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 2356)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 2663)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 2520)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 2608)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 2904)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 2914)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 3230)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 2799)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 3048)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 2648)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 2673)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 3247)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 2931)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 2808)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 2621)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 2399)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 2810)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 2426)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 3016)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 2934)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 2669)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 3075)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 2673)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 2830)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 2770)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 2229)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 3113)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 3939)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 2793)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 2420)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 2423)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 2441)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 3017)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM