Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khổ Vui Do Mình

21 Tháng Hai 201618:22(Xem: 8751)
Khổ Vui Do Mình

KHỔ VUI DO MÌNH

Quảng Tánh

Khổ Vui Do Mình

 

Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra. Xuất thân trong một gia đình sang hay hèn, giàu hay nghèo, khổ hay vui là do nghiệp duyên của mỗi người. Có điều, sinh ra trong gia đình với nhiều điều kiện thuận lợi là phước duyên nhưng cũng không chắc là về sau người ấy sẽ thành công, hạnh phúc và ngược lại.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, nghiệp cũ quyết định hoàn cảnh xuất thân nhưng nghiệp mới sẽ quyết định tương lai. Nghiệp mới là cái mà chúng ta hoàn toàn tự chủ tạo dựng trong cuộc sống này. Người đệ tử Phật nếu thực sự hiểu đúng và thực hành Chánh pháp luôn chủ động phấn đấu để chuyển hóa chính mình để tạo ra tương lai tốt đẹp. Nói cách khác, khổ vui trong hiện tại và tương lai là do chính chúng ta tạo nên.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay có bốn hạng người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn? Có người trước khổ sau vui, hoặc có người trước vui sau khổ. Có người trước khổ sau cũng khổ, hoặc có người trước vui sau cũng vui.

Thế nào là người trước khổ, sau vui?

Ở đây, có người sanh trong nhà ti tiện, hoặc dòng đồ tể, hoặc dòng thợ thuyền, hoặc sanh trong nhà tà đạo và các nhà bần khó khác, ăn mặc chẳng đủ. Người ấy sanh trong nhà kia nhưng không có tà kiến. Người ấy nhận thấybố thí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, có cha, có mẹ, có A-la-hán v.v... lãnh thọ giáo pháp, cũng có quả báo thiện ác.

Nếu người ấy thấy có nhà rất giàu, đã biết là quả báo do bố thí, quả báo không buông lung ngày xưa. Nếu người ấy thấy người người nhà không cơm áo, biết những người này không bố thí, hằng gặp bần tiện. “Nay tôi lại gặp bần tiện không có cơm áo, đều do ngày trước không tạo phước, hoặc người đời hành pháp buông lung. Do quả báo ác hạnh này, nay gặp bần tiện, ăn mặc chẳng đủ”.

Nếu người ấy lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn, tu pháp lành, liền đến sám hối, sửa đổi việc làm cũ; nếu lại có dư dả, đem chia đều cho người. Người ấy thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi lành. Nếu sanh trong loài Người thì người ấy lắm tiền nhiều của, không thiếu thốn. Đó là người trước khổ, sau vui.

Hạng người nào trước vui, sau khổ?

Ở đây, có một người sanh trong nhà hào tộc, hoặc dòng Sát-lợi, hoặc dòng Trưởng giả, hoặc con nhà dòng dõi, và các nhà phú quý, áo cơm đầy đủ. Nhưng người ấy hằng ôm tà kiến, tương ưng với biểu kiến. Người ấy có cái thấy thế này: không có bố thí, không có người thọ, cũng không quả báo đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, không có A-la-hán, cũng không có người đắc chứng, cũng không có quả báo thiện ác. Người ấy có tà kiến này. Nếu người ấy lại thấy có người phú quý liền nghĩ: “Người này có tiền của từ lâu, đàn ông đã từ lâu làm đàn ông, đàn bà đã từ lâu làm đàn bà, súc sanh từ lâu làm súc sanh”. Người ấy không ưa bố thí, không giữ giới luật.

Nếu người ấy thấy Sa-môn, Bà-la-môn phụng trì giới liền nổi giận: “Người này hư dối, sẽ có phước báo cảm ứng ở đâu?” Người ấy thân hoại mạng chung sẽ sanh trong địa ngục. Nếu được làm người sẽ sanh nhà bần cùng, không đủ áo cơm, thân thể lõa lồ, ăn mặc không đủ. Đó là người trước vui sau khổ.

Hạng người nào trước khổ, sau khổ?

Ở đây, có người sanh nhà bần tiện, hoặc dòng đồ tể, hoặc dòng thợ thuyền, và các nhà hạ liệt, không đủ cơm áo. Người ấy sanh trong nhà kia. Sau người ấy ôm tà kiến, tương ưng với biểu kiến. Người ấy có kiến chấp này: không có bố thí, không có người thọ, cũng không có quả báo thiện ác đời này, đời sau; cũng không có cha mẹ, không có A-la-hán'. Người ấy không ưa bố thí, không giữ giới luật.

Nếu người ấy lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn thì liền nổi giận đối với bậc Hiền Thánh. Người ấy thấy người nghèo cho là đã thế từ lâu, thấy người giàu cho là đã thế từ lâu, thấy cha xưa đã là cha; thấy mẹ xưa đã là mẹ. Khi thân hoại mạng chung, người ấy đọa sanh trong địa ngục. Nếu sanh người ấy làm người thì hết sức bần tiện, áo cơm chẳng đủ. Đó là người trước khổ, sau khổ.

Thế nào là người trước vui, sau vui?

Ở đây, có người sanh nhà phú quý, hoặc dòng Sát-lợi, hoặc dòng Phạm chí, hoặc dòng Quốc vương, hoặc sanh dòng trưởng giả và sanh trong các nhà nhiều tiền lắm của. Chỗ sanh không bị thiếu thốn. Sau, người ấy lại có chánh kiến, không có tà kiến. Người ấy có chánh kiến như thế này: “Có bố thí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, cũng có quả báo thiện ác, có cha, có mẹ, có A-la-hán”.

Người ấy nếu lại thấy người thuộc nhà phú quý, lắm tiền, nhiều của, liền nghĩ: “Người này do ngày xưa bố thí mà được”. Nếu lại thấy nhà bần tiện: “Người này do ngày xưa chẳng bố thí”. Vậy nay ta có thể tùy thời bố thí, chẳng để sau sanh trong nhà bần tiện. Vì thế người ấy thường ưa bố thí cho người.

Người ấy nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn, đạo sĩ liền tùy thời thăm hỏi sức khỏe, cung cấp y phục, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men trị bịnh, đều bố thí cho. Khi mạng chung người ấy sẽ sanh lên trời, chỗ lành. Nếu sanh trong loài người thì người ấy sẽ vào nhà phú quý, lắm tiền nhiều của. Đó là người trước vui, sau vui”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 29. Khổ lạc [trích],  

VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.80)

Pháp thoại này cho thấy chánh kiếnvai trò rất quan trọng. Người có chánh kiến là người “nhận thấy có bố thí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, có cha, có mẹ, có A-la-hán v.v... lãnh thọ giáo pháp, cũng có quả báo thiện ác” và “lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn, tu pháp lành, liền đến sám hối, sửa đổi việc làm cũ; nếu lại có dư dả, đem chia đều cho người”. Thấy biết đúng sẽ hành động đúng, dẫn đến tương lai tươi sáng. Nếu xuất thân nơi nhà nghèo khó, nhờ chánh kiếnxây dựng được ngày sau của mình theo hướng thiện lành (trước khổ, sau vui). Nếu xuất thân nơi nhà giàu sang, cũng nhờ chánh kiếnkiến tạo tương lai tốt đẹp hơn nữa (trước vui, sau vui).

Ngược lại, nếu chấp giữ tà kiến sai lạc “không có bố thí, không có người thọ, cũng không quả báo đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, không có A-la-hán, cũng không có người đắc chứng, cũng không có quả báo thiện ác” và “không ưa bố thí, không giữ giới luật”. Do tà kiến nên khiến người ấy không tạo thêm phước mới thiện lành nào. Nếu xuất thân nơi nhà giàu sang, vì tà kiến mà tiêu xài hết phước cũ, không biết tạo ra phước mới tốt đẹp nên về sau phải chịu khổ (trước vui, sau khổ). Nếu xuất thân nơi nhà nghèo khó, lại còn tin theo tà kiến nên hiện tại và tương lai không được chút phước nào, chịu khổ cả đời (trước khổ, sau khổ).

Rõ ràng, Đức Phật không dạy chúng ta cầu xin Ngài ban cho chúng ta điều này hay việc nọ. Người Phật tử “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, vì “Như Lai là bậc Thầy chỉ đường”. Ngài đã chỉ ra con đường kiến tạo nghiệp mới thiện lành rất rõ ràng. Tin sâu nhân quả thiện ác mà tránh xa việc xấu, thấy rõ phước báo bố thí rồi theo khả năng mà gieo trồng, thực hành đạo đức trong đời sống hàng ngày, hiếu kính cha mẹ, nương tựa các bậc tu hành chân chính để tu tập… Những ai thực hành theo lời dạy của Ngài thì chắc chắn sẽ kiến tạo được một tương lai hạnh phúc, an lành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10027)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8664)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12199)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9443)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16215)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 8031)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10951)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9333)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11063)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16289)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11833)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9663)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9831)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14201)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9825)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11193)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19810)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8796)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8134)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9258)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9204)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9247)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8070)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8532)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10723)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14747)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9234)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12337)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13106)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10111)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9649)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11924)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10749)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8416)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 10015)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 10083)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8713)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10280)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18605)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8642)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13952)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9316)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 10016)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10915)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8344)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 10101)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14345)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8725)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8772)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8502)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant