Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cõi Phật Đâu Xa !

04 Tháng Ba 201612:41(Xem: 10154)
Cõi Phật Đâu Xa !
CÕI PHẬT ĐÂU XA ! 

(thấp thoáng lời Kinh Duy-ma-cật) 

Bs. Đỗ Hồng Ngọc


Cõi Phật Đâu Xa !

Đôi dòng ghi lại…
Nói ra là bị kẹt
Không nói cũng không xong…
(Thiền sư Chân Nguyên, TK XVII)

Có người hỏi tôi rằng học được gì từ “Duy-ma-cật sở thuyết”?

Học được nhiều lắm chứ!

Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh. Tâm ta chưa thanh tịnh thì thấy đâu cũng là gò nỗng, hầm hố, gai góc, thanh tịnh rồi thì cõi đất bỗng nhiên trở nên rộng lớn, nghiêm đẹp, ánh vàng ròng khắp nơi nơi…

Học rằng trước hết phải tùy lòng ngay thẳng (trực tâm) mà khởi. Có trực tâm thì mới có chánh đẳng. Có « Chánh đẳng » rồi mới có « Chánh giác ». Chia chẽ thì so sánh, hơn thiệt, ganh đua, đấu đá. Bình đẳng, không phải là kéo chân rùa dài ra, thúc giò hạc ngắn lại.

Thấy cái Một thì thấy tất cả. Tất cả là Một. Một là tất cả.

Học rằng phương tiện mà không trí huệ không xong. Khoa học mà không có lương tâm là sự tàn lụi của tâm hồn.

Trí độ là mẹ Bồ Tát,
Tùy nghi phương tiện là cha.

Phải có Trí độ (Bát Nhã) trước đã. Rồi, phương tiện mới tùy nghi. Pháp sư phải « vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai » (Pháp Hoa). Vào tòa Như Laitừ bi, mặc áo Như Lai là nhu hòa, nhẫn nhục, ngồi tòa Như Lai là thấy biết « chư pháp không tướng». Phương tiện tùy nghi mà chưa có Trí độ thì nguy.

Học rằng “Tại các cảnh thiền định, tưởng đó như các tầng địa ngục”. Không đắm  mê các tầng thiền để bỏ quên đời, mà tưởng cảnh thiền như các tầng địa ngục, thấu cảm cùng nỗi khổ đau vô tận của chúng sanh. Đối với cuộc sinh tử luân hồi, tưởng đó như vườn cảnh điện đài để thênh thang “một cõi đi về”.

Học rằng bệnh thường gặp là “chấp Không”! Thấy không rồi mê không, gì cũng không, chẳng thấy được chân khôngdiệu hữu, diệu hữu mà chân không! Cho nên “tu học lẽ không mà chẳng lấy lẽ không làm chứng đắc. Tu học vô tướng, vô tác, mà chẳng lấy vô tướng, vô tác làm chứng đắc”.

Học rằng tâm khó mà nhận thấy! Tìm hoài tâm không ra. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai không thấy đâu cả. Làm sao để tâm an ? Còn lâu! Chỉ có cách tiếp cận qua thân. Thân tâm nhất như.  Cho nên « giả bệnh » là cách tốt nhất. Mà bệnh thì rất bình đẳng. Mọi người đều bình đẳng trước… bệnh ! Thân này không thể tin cậy được. Nó không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta. Phải thấy thân Phật, tức thấy pháp thân. Muốn thấy pháp thân thì phải “quán”. Phải nhìn sâu vào bên trong, nhìn xuyên qua cái giả tướng bên ngoài, phải “kiến tướng phi tướng” . Khi ấy nhận ra:

Vô lượng ức đấng Như Lai,
Chư Phật với thân mình đây, 
Không khác chi đừng phân biệt

Học rằng hé cửa vào Bất Nhị thì thấy Như Lai ngồi cười tủm tỉm, mở toang bảo tháp, tay bắt mặt mừng chào đón Phật, chào đón chúng sanh… Thấy biết Như Lai rồi thì chỉ còn ú ớ, há hốc hoặc lặng thinh. Ủa, vậy đó hả ? Bởi với Như Lai thì “chẳng thể dùng trí mà hiểu, chẳng thể dùng thức mà biết, không thể dùng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt, tất cả ngôn ngữ đàm luận đều dứt tuyệt ».

Học rằng chúng sanh là những ảo vật do nhà ảo thuật là chính ta tạo ra. Mà nhà ảo thuật cũng là một chúng sanh. Tạo ra rồi hồng hộc chạy theo, bám lấy, giành giật, khổ đau, hạnh phúc… Rồi ráng giải thích những hình bóng ảo, rời rạc, lắp ráp tạm bợ đó mà tưởng thiệt ; rồi ráng gân cổ cãi nhau chí chóe với bao nhiêu khái niệm danh từ… mà tưởng hay! Chẳng qua là những bóng hình trong gương, mặt trăng đáy nước, dấu chân chim giữa hư không…

Học rằng “ Tất cả phiền não đều là hạt giống Như Lai” ! Rằng Thân này là hạt giống Như Lai. Vô minh với ái là hạt giống Như Lai. Tham, sân, si là hạt giống Như Lai…”

Thì ra vậy ! Thì ra tứ đại ngũ uẩn, vô minh, ái thủ hữu, tham sân si… đều là hạt giống của Như Lai. Cho nên không lạ, từ những hạt giống đó mà sinh sôi nẩy nở đủ thứ chuyện trên đời, rồi quấn quít nhau mà trùng trùng duyên khởi… Nhưng Như Lai chẳng xấu ác, chẳng thánh thiện. Như LaiNhư Lai. Tathagata. Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ. Chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu. Nó vậy là nó vậy.

Cho nên phiền não cũng chính là Bồ-đề, khổ đau là hạt giống của an lạc !
Trong lửa sinh hoa sen, 
Tại năm dục hành thiền…

Học rằng sân hận đưa ta vào địa ngục không lối thoát nên cần biết sống trong cõi Diệu Hỷ của Phật Asuc (Aksobhya), vị Phật có tên là Vô Sân, Vô Nộ, Bất Động. Ngoài không dính mắc là thiền, trong không lay động là định (Huệ Năng). Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Trần Nhân Tông).
Duy-ma-cật bảo: Pháp hỷ là vợ nhà/ Từ bi là con gái/ Tâm thiện là con trai/ Không tịch là nhà/ Trần lao là đệ tử/ Tùy ý mình mà chuyển biến…
Tùy ý mình mà chuyển biến. Muốn thấy « con là nợ/ vợ là oan gia/ cửa nhà là nghiệp báo… » cũng tùy hỷ!

Học rằng thực tướngvô tướng, nên hòa nhập nhau có chi ngăn ngại vì cùng bản chất, pháp tánh. Núi Tu di to lớn kia mà đem đặt vừa vào đầu hạt cải, nước bốn biển mênh mông nọ mà rót đầy lỗ chân lông có chi là lạ ? Núi Tu di cũng không mà đầu hạt cải cũng không. Nước bốn biển cũng… không mà lỗ chân lông cũng không. Nhưng chân khôngdiệu hữu, diệu hữuchân không. Lý mà vô ngại thì Sự Sự vô ngại vậy!
Học rằng có thứ hương thơm nuôi cả thân và tâm bất tận đó chính là Giới đức. Thứ hương thơm đó mới có thể bay cao, bay xa, bay ngược chiều gió… Tiếng lành đồn xa. Nhưng giới không chỉ là giới. Giới còn là Định là Huệ. Giới định huệ không chia cắt.

Học rằng không có gì để « đắc » vì « vô sở đắc » : Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Anậuđala Tam-miệu Tam-Bồ-dề) sẵn có đó rồi trong mỗi chúng sanh. Chỉ cần thắp sáng lên. Con đường đó là con đường quay lại chính mình.
Rồi một hôm, chỉ còn biết tủm tỉm cười một mình. Nụ cười đến từ bên trong, từ những tế bào, từ đất nước gió lửa. Con đường đã vạch ra, đã bày sẵn : Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ…Thất giác chi, Bát chánh đạo… vốn là 37 món trợ đạo không quên.
Đạo phẩm là bạn hiền 
Nhất tâmđiều ngự, 
Bát chánh đạo dạo chơi.

Học rằng bốn Ma là « thị giả », luôn ở cạnh ta, giúp ta từng li từng tí. Ma phiền não bủa vây và nhắc nhở sẵn có bốn vạn tám ngàn cách thoát ra sao chẳng thử một vài; Ma ngũ uẩn thì càng thân thiết, nhắc rằng mấy thứ lăng nhăng nó quấy ta chỉ là những kết hợp tạm bợ, lắp ghép lai rai; Ma trời (thiên ma) là lời cảnh giác, đừng tưởng bỡ, tưởng làm trời thì muốn gì cũng được. Còn lâu ! Rớt vào địa ngục như chơi. Lên voi xuống chó mấy hồi. Còn Ma chết (tử ma) lại là bạn thiết gắn bó từ thuở còn bụng mẹ trong từng tế bào. « Bốn thứ ma, tám muôn bốn ngàn thứ phiền não làm cho chúng sinh phải nhọc nhằn mệt mỏi đều có thể làm Phật sự »…

Học rằng « Phật sự » là món cơm Hương Tích, là món trà Tào Khê, là tiếng gió thổi, là tiếng lá rơi, là dáng đi dáng đứng dáng ngồi… Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp. Tất cả pháp đều là pháp Phật. Không phải do Phật làm ra đâu. Chỉ vì tất cả đều vô thường, khổ, không, vô ngã, duyên sinh, thực tướng vô tướng… Phật sớm thấy biết và từ bi « khai thị » cho chúng sanh « ngộ nhập », để cùng mà giải thoát!
“Pháp thuận với không, tùy theo vô tướng, ứng với vô tác. Pháp lìa khỏi tốt và xấu. Pháp không có thêm và bớt. Pháp không có sinh và diệt…Tướng pháp là như vậy, há thuyết diễn được sao?”.

Học rằng « Cư trần mà lạc đạo » : “… ở tại nơi sanh tử mà chẳng làm việc ô trược, trụ nơi Niết-bàn mà chẳng diệt độ mãi… ; kính giữ luật hạnh thanh tịnh của bậc sa-môn, tuy ở tại nhà, mà chẳng vướng vào ba cõi, thị hiệnvợ con, mà tu hạnh thanh tịnh… »;
Từ đó mà « thõng tay vào chợ »: Hoặc làm chúa thành ấp/ Hoặc làm chủ đoàn buôn/ Làm quốc sư, đại thần, Để lợi ích chúng sanh…
Trong kiếp có bệnh dịch/ Hiện làm các dược thảo/ Trong kiếp có đói kém, Hiện thân làm món ăn/ Trong kiếp có đao binh/ Khiến trụ cảnh không tranh/ Những nơi có địa ngục/ Cứu khỏi mọi khổ não/…

* * *

“…Thưa, Thánh trí vốn vô tri, mà muôn vàn phẩm loại đều được soi tỏ. Pháp thân vốn vô tướng, nhưng lại ứng hiện theo từng hình tướng đặc thù. Vần điệu chí cao thì vẫn không lời, mà thư tịch huyền vi khắp nơi quảng bá. 
… Vả, chúng sinh mãi ngủ vùi, phi ngôn thì lấy gì để đánh thức? Đạo không vận chuyển đơn côi. Đạo hoằng do người. 
Cho nên, Như Lai sai Văn Thù nơi phương khác; triệu Duy-ma từ quốc độ kia; cùng tụ hội Tỳ-da-ly để chung truyền đạo ấy”.
(Tăng Triệu, tựa Duy-ma-cật sở thuyết, thế kỷ thứ V.
Tuệ Sỹ dịch Việt, mùa Thu, PL. 2548)
Lúc ấy, Phật bảo Di-lặc: “Nay ta đem pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề này mà phó chúc cho ông…”
Rồi quay sang A-nan ân cần dặn : “Hãy thọ trì kinh này và lưu hành giảng thuyết rộng rãi nhé !”.
Đâu có chi phân biệt!
Đỗ Hồng Ngọc (dohongngoc.com)
(Saigon, 12.2015)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6920)
Tỳ-kheo là người xuất gia, đã phấn đấu cầu thọ giới pháp (cụ túc giới) để tu học, đáng ra nơi họ không có gì ác vì được an trú trong giới.
(Xem: 7955)
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng chúng sinh thật sự là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về niềm vui, hạnh phúc và...
(Xem: 7415)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này.
(Xem: 7453)
Con người cần làm việc để phục vụ an sinh đời sống hằng ngày, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần ...
(Xem: 8561)
Niệm chết hay tưởng chết là một trong những đề mục tu tập quan trọng trong giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 9638)
Khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan.
(Xem: 7544)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7792)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8708)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8295)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8328)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7705)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7617)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9133)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13456)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11070)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6630)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9048)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7641)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 9005)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11423)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9343)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8482)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7236)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7686)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8550)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 8025)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8170)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6274)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8052)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8173)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12972)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10203)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9731)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8826)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10177)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9072)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11202)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8943)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8907)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8382)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7868)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7810)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10310)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8783)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8905)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 9009)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7515)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7490)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8453)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant