Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Do Đâu Sanh Lầm Lỗi?

11 Tháng Ba 201612:27(Xem: 11160)
Do Đâu Sanh Lầm Lỗi?

DO ĐÂU SANH LẦM LỖI?

Thích Đạt Ma Phổ Giác


DO ĐÂU SANH LẦM LỖI

Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng. Chính vì vậy, con người bất chấp mọi hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình, nên động cơ lập nghiệp do lòng tham lam sai sử làm tổn hại nhiều người. Có người đạt được công danh hiển hách, công thành danh toại, có người cũng đuối sức oằn oại, rơi vào hố sâu vực thẳm, rốt cuộc chỉ còn tay trắng. Chỉ vì, động cơ lập nghiệp từ sự ham muốn quá độ, mà lòng tham con người, thì không bến bờ nhất định, như giếng sâu không đáy.

Trong khi đó sức người có hạn, càng tham lam bao nhiêu thì càng mau tan hoại và sụp đổ bấy nhiêu. Vì vậy mà, cơ cầu xây dựng sự nghiệp của mình bằng xương máu thiên hạ, thì sự nghiệp mau chóng điêu tàn. Bởi tại sao? Vì tham cho riêng mình, nên càng vơ vét bóc lột nhiều của thiên hạ, do đó dễ dẫn đến gây thù, chuốc oán. Đã gây thù chuốc oán, thì trước sau gì cũng tàn sát giết hại lẫn nhau. Đó là quy luật vay trả, trả vay theo tiến trình diễn biến của nhân quả. Để biết được lòng tham của con người đến độ nào, nhà vua ra lệnh cho một người: “Kể từ rạng sáng ngày mai, khi mặt trời mới mọc cho đến khi mặt trời lặn, ngươi khoanh vùng chu vi đất được bao nhiêu ta sẽ cho hết.”

Nghe xong, người kia vô cùng mừng rỡ, liền trở về nhà bàn bạc với vợ con, làm cách nào để có thật nhiều đất. Phen này gia đình chúng ta sắp giàu to rồi, người thì bàn thế này, kẻ thì bàn thế kia, cuối cùng anh ta quyết định, sẽ không lãng phí một phút giây nào, khi chưa hết giờ đo đất. Hôm sau, anh ta đã có mặt sẵn từ tờ mờ sáng trước đền vua. Khi mặt trời vừa ló dạng, anh ta cắm đầu chạy, không màng đến cơm nước gì cả, nhìn lại thấy khoảng đất vẫn còn quá nhỏ, mặc dù đã mệt lã người, nhưng anh ta vẫn tranh thủ không bỏ phí chút thời gian nào. Mặt trời đã ngã về chiều, như báo hiệu sắp hết giờ đo đất, anh ta cố ráng thêm chút nữa, nhưng sức người có hạn và cuối cùng anh ngã quỵ bên vệ đường.

Câu chuyện trên mang tính cách biểu trưng, minh họa cho lòng tham không bờ bến của con người, như giếng sâu không đáy. Con người thì không có tội lỗi gì, chỉ có tâm tham lam ích kỷ, điều hành sai sử, thân này chỉ là vật phụ thuộc, muốn làm cái gì thì trước hết phải suy nghĩ, tính toán rồi mới làm. Nhưng con người thường không biết, tưởng thân này là chủ tể cố định nên làm cái gì cũng để phục vụ cho thân này, vì vậy mà sinh ra si mê, tham đắm ích kỷ, cho thân này là thật ta và sẽ trường tồn mãi mãi. Nếu nó là ta thì trước sau như một không thể thay đổi chuyển biến, nhưng từ khi mở mắt chào đời cho đến khi khôn lớn, thân này luôn thay hình đổi dạng tùy theo thời gian của mỗi người, mà có hình dángtính cách khác nhau. Con người sống ở đời luôn phải chạy đua với thời gian để tranh thủ sở hữu được nhiều thứ về mình. Chúng ta nếu không nhận thức đúng về giá trị cuộc sống, thì cũng giống như chàng trai tham đất trong câu chuyện.

Do lầm chấp thân này thật là ta, nên làm cái gì cũng vơ vét về cho mình, do đó tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sinh ra thù hằn, giận dữ. Đã hận thù thì trước sau gì, cũng gây khổ đau cho nhau, do đó sống trong bất an, lo âusợ hãi. Chúng ta lúc nào cũng lo sợ đủ thứ, sợ thiếu ăn, sợ thiếu mặc, sợ mất mát, sợ thiệt thòi nên cố giữ gìn, giữ không được thì sinh ra đau lòng tiếc nuối, cho nên khổ đau bắt đầu có mặt. Ở đời ít ai bằng lòng với hiện tại lúc nào cũng ham muốn khổ cầu lao tâm nhọc trí để được tiền tài, danh vọng, quyền lợi, địa vị, sắc đẹp, ăn sung mặc sướng…

Nhưng mấy ai được thỏa mãn nhu cầu tham muốn của mình. Bởi lòng tham con người không đáyđời sống con người thì quá ngắn ngủi, mong manh tạm bợ, có người sự nghiệp chưa thành đã ra người thiên cổ. Vì lòng tham vốn vô hạn mà sức con người thì có hạn, nên người con Phật ngoài việc làm ăn để sinh sống, cũng cần dành chút thời gian nghiên cứu học hỏi, tu hành. Thế gian này là một chuổi dài nhân duyên, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, tất cả đều nằm trong lý tương đối, chúng ta không gieo nhân tốt mà đòi gặt quả lành làm sao được.

Nhiều người không hiểu, chỉ biết làm sao để giành lấy về cho mình, lấy không được thì sinh ra tức giận thù hằn ghét bỏ, rồi tìm cách trả thù khi có cơ hội, cho nên càng thêm gây thù, chuốc oán. Chúng ta có quyền tham muốn nhưng phải lấy nhân quả làm nền tảng, gieo nhân lành thì được quả tốt, gieo nhân ác thì phải chịu khổ đau, quả trổ sớm hay muộn là do các duyên phụ thuộc, dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, chúng theo ta như bóng với hình. Khi chúng ta có mặt trong cuộc đời với hai bàn tay trắng và khi ra đi cũng với chừng ấy, mà chỉ mang theo nghiệp tốt xấu, lành dữ. Người con Phật hãy nên sáng suốt chọn lựa cho mình một con đường hướng thượng, chớ đừng vì tham cầu cho cá nhân của mình quá mức như chàng trai trên mà mang họa vào thân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2523)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2088)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2494)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2478)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3066)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2098)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1982)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2297)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2119)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2104)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2414)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2281)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2350)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2410)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2106)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2245)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2369)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2293)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1918)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2377)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2271)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2453)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2445)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2590)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2306)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2087)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2149)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2294)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2129)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2213)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3720)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2174)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2276)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2747)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2372)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2171)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2320)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2639)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2279)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3159)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2359)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2120)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2314)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2614)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2408)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2227)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 2045)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1773)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2705)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2306)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant