Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Không Thù Ghét Người Trung Hoa

23 Tháng Ba 201612:15(Xem: 9235)
Không Thù Ghét Người Trung Hoa

KHÔNG THÙ GHÉT NGƯỜI TRUNG HOA

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Victor Chan
Tuệ Uyển

Không Thù Ghét Người Trung Hoa

 

Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.                    

Tôi mặc quần áo vội vã, với lấy những dụng cụ chụp hình, và đi ra cửa sau một khách sạn. Tôi có thể thấy bóng đen của rặng Dhauladhar, vòng ngoài của dãy Hy Mã Lạp Sơn, vươn lên phía trên ngọn đồi nhỏ Dharamsala. Thật là yên tĩnh, có lẻ còn vài giờ nữa thì thị trấn mới thức dậy, không thấy ai cả. Tôi bước đi nhanh qua bến xe buýt nhỏ trống trãi, sau đó vụt chạy dọc theo con đường quanh co hướng đến nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tenzin Taklha, phó thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang đợi tôi tại cổng của biệt điện. Mặc áo sơ mi ngắn tay và quần dài màu xám, ông trông thư thả và thoãi mái vào lúc sáng sớm này. Tôi bối rối với cái áo sơ mi mắc dịch vương vướng khó chịu phía sau lưng mặc dù trời mát.

"Tôi rất tiếc ông phải dậy sớm thế này," tôi xin lỗi.

"Không có gì. Tôi hiếm khi bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc ngài hành thiền vào sáng sớm. Đó là một đặc ân hiếm hoi cho tôi." Tenzin là một người đẹp trai vào độ tuổi ba mươi của ông, trả lời với một nụ cười  mĩm nhẹ nhàng.

Tôi đã bắt đầu phỏng vấn vị lãnh tụ của người Tây Tạng cho chương trình của quyển sách của chúng tôi  vào năm trước, 1999. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được phép bên cạnh ngài vào buổi sáng sớm thế này.

Ngay cả lúc này, vài người lính Ấn Độ và đôi ba người bảo vệ an ninh Tây Tạng đang đi quanh cửa ra vào. Tenzin đưa tôi thẳng qua những cánh cửa kim loại lớn. Tôi ngạc nhiên. Mặc dù bây giờ tôi đã là một nhân vật quá quen thuộc - trong năm qua, tôi đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma hàng năm sáu lần - nhưng tôi luôn luôn vẫn phải đi qua một loạt hệ thống kiểm soát kim loại và sau đó bị vỗ nhẹ khắp thân thể bởi một người bảo vệ an ninh Tây Tạng. Mỗi khách viếng thăm đều phải đi qua giai đoạn này, không có ngoại lệ.

Tôi dường như đã đi qua một đường dây vô hình sáng nay. Tối thiểu là đến bây giờ,  tôi thuộc vào một nhóm người không phải Tây Tạng được tin tưởng như những người bạn tâm tình của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi được cho phép đi vào những khu vực riêng tư của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà không bị kiểm soát vũ khí giấu diếm.

Tâm tư tôi quay ngược lại một trường hợp khác khi tôi đi qua cùng những chiếc cổng này vào tháng Ba năm 1972. Vào lúc ấy, chỉ có những người lính canh Ấn Độ giữ vị trí ở cổng ra vào. Tôi sẽ luôn luôn trân trọng ký ức ngày mùa xuân ấy khi tôi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên. Lúc đó tôi hai mươi bảy tuổi.

Ăn mặc cẩn thận cho cuộc diện kiến ấy hơn ba mươi năm trước. Tôi mặc chiếc quần nhung đen hơi chật. Bàn tọa đáng ngờ, nó đã quá mòn bạn có thể thấy bên trong xuyên qua vải. Chiếc áo sơ mi, mua từ Kabul mềm và sáng, cổ tay áo được cắt tỉa với một dải hẹp thêu tay. Tuy nhiên, kiệt tác là một áo choàng đen trùm đầu tôi đã mua ở Marrakech. Tôi rất thích nó, và ngoại trừ trời rất nóng, không thì tôi luôn luôn quấn nó quanh mình tôi. Kiểu Zorro[1].

Tôi nghĩ chưng diện toàn đen như vậy tương hợp với bộ ria Mãn Châu của tôi, tôi đã kiên nhẫn nuôi dưỡng nó vài năm rồi khi tôi du lịch xuyên qua Âu châu và Á châu. Nhưng tôi bắt đầu thất vọng với nó. Nó thưa và ngắn, không mọc rậm rạp và kiêu hảnh như tôi tưởng. Và một điều khác nữa, nó có xu hướng mọc cong vào trái cổ của tôi. Mặc cho sự chăm sóc hàng ngày của tôi - ve vuốt nó thường xuyên để động viên nó để nó thích ứng với sự nghiêm trang - nhưng tất cả nó muốn làm là lẫn tránh.

Tóc tôi bóng và dài, gần phía lưng dưới tôi. Tôi chải chuốt nó và thắt bím nó lại thành cái đuôi ngựa. Với bộ đồ tuyệt vời nhất của tôi, chiếc áo choàng phất phới che đáy quần quá mòn của tôi, tôi đã sẳn sàng cho buổi yết kiến với người được gọi là Thánh Vương[2] của Tây Tạng.

Tôi biết rất ít về Đức Đạt Lai Lạt Ma và đất nước của ngài. Tôi đã sống hai mươi năm đầu của tôi tại Hồng Kông. Tây Tạng hầu như không được nhấn mạnh trong chương trình của trường Crown Colony. Sự chú ý của những bạn học người Hoa của tôi là tập trung dứt khoát vào phương Tây, với những trường học lớn về thương mại và y dược và sự phát triển rực rở của kỷ thuật. Vùng đất bị ngăn trở và cấm đoán được gọi là Nóc Nhà Thế Giới không là một nơi khêu gợi được sự tưởng tượng của họ.

Tôi thì cũng không khác gì hơn, ngoại trừ một điều. Ở trường trung học tôi đọc ngấu nghiến những sách của Kim Dung, nhà viết truyện bậc nhất, mà tôi đã từng biết trong thời thơ ấu của tôi. Tây Tạng trong sự tưởng tượng của tôi được hình thành bởi tâm hồn nóng bỏng của Kim Dung. Đó là trong những truyện công phu kiếm hiệp của ông mà lần đầu tiên tôi được biết về những lạt ma Tây Tạng bí ẩn, những người đã thành tựu những năng lực siêu nhiên sau khi hành thiền hàng năm trong những liêu cốc trên núi của họ. Sự tưởng tượng lãng mạn này về những tu sĩ Tây Tạng, thi triển những năng lực tâm linh  và vật lý, đã ở trong tâm thức của tôi.

Cheryl Crosby, một Phật tử đến từ New York, là lý do tôi phải gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một người bạn của cô, Dorje Yuthok, gia trưởng một gia đình quý tộc ở Lhasa, đã viết một lá thư giới thiệu cô với vị lãnh tụ Tây Tạng. Cheryl chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, nhưng có một khoảng cách lớn trưởng thành giữa chúng tôi. Cô là một người tự tin và dễ kết bạn. Ngay cả khi chúng tôi bị bắt cóc ở Kabul, cô đã có một khả năng điềm tĩnhnhanh trí để giữ bề ngoài như hợp tác với những kẻ bắt cóc. Sau khi trốn thoát, chúng tôi đã cùng nhau đi đến Dharamsala.

Ở đấy tôi đã gặp những người Tây Tạng đầu tiên. Tôi thấy những người đàn ông và đàn bà đi quanh những con lộ nhỏ hẹp, quay những bánh xe cầu nguyện, nhiều người vẫn mặc những bộ đồ truyền thống và những đôi giày ống nỉ sặc sở cao đến đầu gối. Tôi say mê với những khuôn mặt trần vô tư của họ. Có sự ấm áp chân tình bên trong họ. Họ mĩm cười dễ dàng và thường xuyên. Họ có một ảnh hưởng tiềm ẩn của vui đùa, của hoan hỉ trong mỗi lần gặp gở. Không nghi ngờ gì về nó. Dharamsala cũng được biết như một Lhasa nhỏ, là một nơi dịu dàng nhất mà tôi đã từng đến.

Vào buổi trưa của lần yết kiến ấy, Cheryl và tôi đi theo một người thị giả trung niên qua những cánh cổng của biệt điện. Một người lính Ấn Độ bên khu vực đang đứng dựa vào khẩu súng trường hút bidi (một loại ciga Ấn Độ). Ông chẳng màng nhìn khi chúng tôi bước trên một lối đi ngắn đến tòa nhà tiếp khách. Đó là quy mô bảo vệ an ninh chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc ấy.

Phòng tiếp kiến, được phủ sơn bóng màu vàng, rộng lớn và sáng sủa. Những cuốn thư thangka Tây Tạng treo rũ trên tường. Chúng tôi ngồi trên chiếc ghế bành giản dị nhưng thoải mái của Ấn Độ và chờ đợi. Tôi bị kích thích bởi viễn tượng của việc gặp gở một người nào đó được nhiều người xem như cả vua và thánh nhân. Nhưng sự hào hứng ấy bị nhuốm màu với sự e ngại nào đó. Mặc dù có nhiều điều về Tây Tạng mà tôi không biết, nhưng tôi đã biết nhiều về điều này, Trung Quốc đã xâm lăng đất nước của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào những năm năm mươi, đã giết nhiều người của ngài, và đã buộc ngài phải tị nạn ở Ấn Độ. Bằng mọi lý do, Trung Quốc đã đối xử với người Tây Tạng qua sự chiếm đóng là khủng khiếp. Và tôi, đúng là dòng dõi của Hoàng Đế Tàu[3], lại sắp đối diện với lãnh tụ tối cao của người Tây Tạng. Không chắc là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng gặp nhiều người Trung Hoa sau khi ngài lưu vong năm 1959. Tôi đã lo lắng là ngài có thể không thân thiện.

Khi tôi nghiền ngẫm những kịch bản khả dĩ, thì hai tu sĩ trẻ vận y màu đỏ thẩm đi vào. Tôi nhận ra Đức Đạt Lai Lạt Ma ngay lập tức. Ngài ba mươi bảy tuổi. Nhưng với đôi kính của ngài và khuôn mặt không nhăn, ngài trông trẻ trung phi thường. Không giống như những người dân bình dị Tây Tạng, ngài trông trắng trẻo và nét mặt thanh tú. Cử chỉ của ngài lịch thiệp, khiêm tốn là một sự rạng rở khác. Ngài mảnh khảnh, gần như gầy ốm. Cũng vậy tu sĩ bên cạnh ngài, thấp hơn không là bao. Sau này tôi biết tên vị ấy là Tenzin Geyche Tethong, dòng dõi một gia đình nổi tiếng ở Lhasa và là thông dịch viên cũng như thư ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khi ngài sắp ngồi xuống, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn thoáng qua chúng tôi. Ngài mời tôi lần đầu tiên. Ngài chăm chú nhìn bộ ria của tôi và cười khúc khích. Không phải là giọng trầm khám phá ra mà tôi đi đến hiểu biết quá rõ. Đó là là tiếng cười rúc rích cao giọng bật lên thỉnh thoảng. Ngài gặp rắc rối trong việc tự kiềm chế, và ngài khom mình về phía trước với cố gắng. Trong khi đó Cheryl bắt đầu lễ phủ phục toàn thân. Cô bị giật mình bởi những tiếng cười khúc khích, nhưng cô quyết định lễ cho xong.

Tôi đứng đấy vào buổi trưa tháng Ba, cảm thấy kỳ dị. Tôi không biết mình đáng lẽ phải làm gì. Tôi không biết lạy phủ phục. Thế nào đi nữa, tôi không cảm thấy muốn khấu đầu lễ lạy người đàn ông trẻ trong nổi khổ sở của nóng lòng háo hức qua sự xuất hiện của tôi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng an vị. Ngài mĩm cười khi Cheryl dâng lên một khata, một khăn choàng lễ màu trắng. Tôi xếp khăn của tôi và tiến đến ngài. Ngài hướng nhìn tôi một lần nữa, và những tiếng cười khúc khích lại bắt đầu một lần nữa. Ngay cả Tenzin Geyche trông long trọng bây giờ cũng cười toe tét một cách thoải mái.

Nửa giờ tiếp theo thì mờ nhạt. Tôi không nhớ lại là đã bắt đầu cuộc đối thoại ra sao. Tôi chỉ nhớ lại mơ hồ Cheryl kể lại về chuyện của cô, rằng cô thực hành Phật Giáo Tây Tạng, và cô là một người bạn của Bà Dorje Yuthok ở New York. Cheryl đã hỏi vài câu với Đức Đạt Lai Lạt Ma, hầu hết về việc thực hành Phật Giáo của cô. Tôi đã quên lâu rồi những gì cô muốn biết và những gì ngài trả lời cho cô. Tenzin Geyche đã thông dịch một cách cẩn thận. Trong những ngày ấy, trình độ Anh Văn của Đức Đạt Lai Lạt Ma thì rất ít ỏi thua những người Ấn Độ nói tiếng bồi. Ngài sẽ lạc lõng nếu không có người thông dịch. Tuy thế, thỉnh thoảng ngài lại đánh bạo chêm vào những thành ngữ tiếng Anh.

Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma quay sang và nhìn tôi. Tôi đang cố vắt óc để tìm ra những câu hỏi rõ ràng. Nhưng tôi chỉ biết một ít về Tây Tạng và thậm chí còn ít hơn về Phật Giáo. Cho nên tôi đã hỏi ngài vài việc đã dày dò tôi từ khi tôi bước qua cửa phòng tiếp kiến lần đầu tiên.

Tôi đã hỏi ngài có thù ghét người Trung Hoa không.

Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như làm dịu bớt đi việc trao đổi của ngài với Cheryl. Bây giờ ngài ngồi thẳng trên ghế của ngài. Ngài trả lời ngay lập tức và ngắn gọn. Và bằng tiếng Anh.

"Không", ngài nói.

Đôi mắt ngài nhìn thẳng vào tôi. Biểu lộ của ngài rất trang nghiêm. Không có dấu hiệu gì của vẻ vui tươi còn lại. Tôi nhìn chỗ khác và chăm chú xuống thảm nhà.

Sau một lúc im lặng như vô tận, ngài đã nói một cách kín đáo và chậm rãi với Tenzin Geyche bằng Tạng ngữ.

Vị thư ký riêng thông dịch: "Đức Thánh Thiện không có bất cứ ý nghĩ xấu nào đối với người Trung Hoa. Người Tây Tạng chúng tôi đã đau khổ vô cùng bởi sự xâm lược của Cộng Sản Trung Quốc. Và như chúng tôi nói, Trung Cộng đã phá hủy một cách có hệ thống từng viên đá một những tu viện vĩ đại của Tây Tạng. Gần như mỗi gia đình ở Dharamsala đều có một câu chuyện buồn để kể, hầu hết mỗi gia đình đều có mất một thành viên do sự tàn bạo của Trung Cộng. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng sự tranh cải của ngài là với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không phải với những người Trung Hoa bình thường. Ngài vẫn quan tâm đến những người anh chị em Trung Hoa. Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả."

Thật lạ lùng tôi đã nhớ lại những thứ linh tinh ấy một cách rõ ràng như thế nào trong ba thập niên sau đấy. Có lẻ bởi vì câu trả lời quá bất ngờ, không giống như bức ảnh mà Kim Dung đã vẽ ra với những câu chuyện kiếm hiệp của ông ta. Mỗi người trong những câu chuyện của ông ta đã trả thù như một chủ đề lại diễn ra. Danh dự của người đàn ông được định nghĩa bằng sự báo oán anh hùngđơn giản: mắt trả bằng mắt - rất giống tiêu chí samurai của phong kiến Nhật Bản. Tôi kinh ngạc với ý tưởng rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tha thứ người Trung Cộng cho những gì họ đã làm với dân tộc ngài.

Cheryl đang lau nước mắt một cách lặng lẽ, xúc động không thể chống lại với buổi tiếp kiến. Khi chúng tôi chuẩn bị chia tay, Đức Đạt Lai Lạt Ma bước tớian ủi cô, sau đó ngài bắt tay một cách trang trọng với tôi.

Tôi rời phòng tiếp kiến lòng như vô cảm. Tôi phỏng đoán một vị vua nhưng ngài chẳng giống một vị vua nào của loài người mà tôi đã từng gặp. Mặc dù thân thiện đúng mức, nhưng ngài quá thực tế, một cảm nhận khiêm cung vô cùng. Chỉ có chút nào đó thần thánh phưởng phất nơi ngài, và ngài cười khúc khích quá nhiều.

Sau này, khi tôi tiếp tục chuyến du hành về phương Đông qua Miến Điện, Hồng Công, và rồi Hoa Kỳ, tôi ngộ ra để thấy thời gian ngắn mà tôi có ở Dharamsala là tột đỉnh kinh nghiệm của cuộc hành trình vòng quanh thế giới của tôi. Những người Tây Tạng ở đấy đã tạo ra một ấn tượng không phai mờ trong tôi.

Hơn một thập niên sau cuộc diện kiến năm 1972 với Đức Đạt Lai Lạt Ma, những thứ của người Tây Tạng vẫn lù lù hiện ra trong tâm trí tôi. Họ cũng đã khơi lại bản năng du mục ngủ ngầm của tôi. Từ năm 1984 trở về sau, lấy Kathmandu như căn cứ địa, tôi đã đi lang thang qua những không gian hoang dã rộng lớn ở Tây Tạng trong bốn năm để nghiên cứu một quyển sách hướng dẫn về những khu vực hành hương cổ xưa của họ.

Phong cảnh của cao nguyên là thấm thía và kinh ngạc, không giống bất cứ gì trong cuộc lang thang nhiều năm trước đó mà tôi đã thấy. Những người Tây Tạng như tôi đã thấy ở Dharamsala là hiền lành, rộng lượng, và có xu hướng đột nhiên bùng cười vở bụng. Dù sự thật tôi thuộc chủng tộc Trung Hoa cũng không ngăn chặn họ giúp đở tôi.

Sắc mặt mĩm cười của Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ cách xa tôi. Tất cả những ngôi nhà và tu viện ở làng quê mà tôi thăm viếng đều có hình ngài trên bàn thờ. Mỗi người tôi gặp đều hỏi về ngài, thường với dòng lệ trên mắt họ. Bổng nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Malập trường của ngài càng nổi bật hơn trong tâm trí tôi. Nó cho tôi thức tỉnh rằng ngài và người dân của ngài đã thực tập một tôn giáo rất đơn giản - họ thực tập việc thể hiện ân cần tử tế đến người khác. 

***

Khi những cánh cổng kim loại khu cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma khép lại sau lưng chúng tôi, Tenzin Takltha và tôi bước lên những lối xi măng rộng đến khu phức hợp của tòa nhà tiếp khách, nơi mà cuộc phỏng vấn của tôi với lãnh tụ Tây Tạng luôn luôn xảy ra. Chúng tôi đi vòng qua khu phức hợp và điện tụng niệm nhỏ và rồi đi xuyên qua một vùng đầy cây cối. Phía trước là khu vườn và tòa nhà hai tầng xinh xắn nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngơi nghỉ và hành thiền. Đây là nơi xa nhất mà tôi đã từng đi đến trong khu vực khép kín này.

Một người lính Ấn Độ cầm súng tự động đứng gác bên ngoài cửa ra vào. Một người Ấn Độ khác, một người đàn ông mặc thường phục với áo sơ mi trắng bỏ ngoài quần, nhìn chúng tôi một cách bình thản. Ba hay bốn người canh gác Tây Tạng đi đi lại lại im lặng. Khi chúng tôi đứng trước cửa nhà, tôi cảm thấy lúng túng, một người xâm phạm vào trong một biệt điện sâu kín nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Không Thù Ghét Người Trung Hoa 1

Như thể có mặt đúng lúc, lãnh tụ người Tây Tạng bước ra khỏi tòa nhà, nhìn chăm chú tôi, mĩm cười và nói, "Nị hào?" (Xin chào?) trong giọng bùng vở của  ngài. Ngài thích dùng tiếng Hoa để chào tôi. Xiết chặc tay tôi, ngài bắt đầu bước lên lối đi qua khu vườn. Ngài đi một cách nhanh nhẹn dọc theo con dốc thoai thoãi khoảng năm mươi thước và rồi quay lại. Ngài đang cười khúc khích khi ngài đến trước tôi, ngài đang phô trương. Chúng tôi đã nói về tầm quan trọng của việc tập thể dục một vài tháng trước đây. Cùng lúc ấy, ngài thú nhận với tôi rằng ngài không thích tập thể dục thân thể, rằng ngài vô cùng lười biếng với việc ấy. Tôi buộc ngài hứa rằng ngài phải gia tăng khối lượng tập luyện, từ năm mươi lễ phủ phục toàn thân một ngày lên một trăm. Bây giờ ngài đang hăng hái biểu lộ cho tôi thấy ngài đã tập thể dục sáng nghiêm túc như thế nào.

Ngài ra dấu cho tôi và Tenzin đi theo ngài. Chúng tôi đi lên một cầu thang xi măng đến tầng thứ hai bên ngoài sáng sủa - một không gian rộng mở với một vài ghế bành và ghế trường kỷ thoải mái rải rác. Những tấm thảm Á châu bao phủ sàn nhà bằng gỗ, và những cửa sổ từ sàn đến trần nhà khắp trên bức tường bên phải. Tôi có thể thấy thung lủng Kangra đột ngột rơi xuống một cách sắc nét, những đỉnh núi dịu dàng với ánh sáng đầu tiên.

Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa chúng tôi vào phòng hành thiền của ngài.

***

Ấn Tâm Lộ, Sunday, November 01, 2015

Trích từ quyển The Wisdom of Forgiveness


[1] Zorro là một nhân vật lịch sử hư cấu thuộc tuyến chính diện trong tiểu thuyết Lời nguyền của Capistrano của nhà văn Johnston McCulley vào năm 1919.

[2] God King.

[3] Phục Hi, Hoàng Đế, Thần Nông: ba vị vua tối cổ của dã sử Trung Hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16570)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15703)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15146)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19276)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15772)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13847)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13969)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14484)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 15253)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18166)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15265)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14761)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17980)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20753)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19559)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17117)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15791)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17193)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15927)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15244)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 15012)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 15013)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 18066)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15792)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16767)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14467)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14375)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16582)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17457)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18659)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 17018)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16432)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15709)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16504)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15466)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14301)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15464)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14867)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7594)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17202)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12328)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12259)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16580)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14695)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14553)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13861)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12492)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13863)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12337)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15382)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant