Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chúng Ta Nên Xét Quả Ngừa Nhân!

14 Tháng Tư 201607:17(Xem: 9422)
Chúng Ta Nên Xét Quả Ngừa Nhân!
CHÚNG TA NÊN XÉT QUẢ NGỪA NHÂN!

HT Thích Thanh Từ

Chúng Ta Nên Xét Quả Ngừa Nhân!

Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu, đó là chân lý thiết thực. Kinh dạy :“ Bồ tát sợ nhân, chung sanh sợ quả” . Bồ táttrí tuệ thấy rõ quả vốn từ nhân mà sanh, nên cẩn thận từ cái nhân, không muốn có cái quả đó thì trước phải tránh cái nhân đó. Trái lại, chúng sanh vì thiếu trí tuệ, cái nhân ác cứ tạo rồi khi quả đến thì than van, oán trách, chạy trốn hoặc tự tử… Song trốn làm sao khỏi, khi quả đã chín tới? Mình chửi người, mà muốn người đừng chửi lại, đừng oán hờn mình sao được ? Nếu mình có quyền thế, họ không dám chửi lại ngay lúc đó, nhưng họ cũng hận trong lòng, gặp dịp mình thất thế họ sẽ trả lại cho mình.

Phật dạy người Phật tử phải biết giữ gìn năm giới cấm, chính là ngừa cái nhân dữ, giúp người sống được an vui đúng pháp. Kinh Pháp Cú có câu :
Người ngu làm điều ác
Không tự biết lỗi lầm
Khi tội thành, hoạ đến
Tự thiêu đốt thân tâm.

Người học Phật chân chính phải nắm vững lẽ thật này để sống khế hợp với Phật Pháp.
Hơn nữa, người hiểu đạo, biết rõ quả vốn từ nhân mà có, nên dù gặp quả khổ đến vẫn cứ bình tĩnh trả, không oán trách than thở. Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy về Hạnh Báo Oán như sau ;
“ Người tu hành khi gặp phải cảnh khổ, phải tự nghĩ nhớ rằng : Ta từ trong vô số kiếp lâu xa, đã bỏ quên gốc chạy theo ngọn, đành bị trôi nổi lang thang trong các cõi. Ở trong đó phần nhiều dấy tạo không biết bao nhiêu điều trái nghịch, oán ghét, hận thù. Nay đây, tuy không có phạm phải, nhưng đó là họa ương đời trước của mình, cái quả của nghiệp dữ đã chín muồi, chớ chẳng phải trời, chẳng phải người hay ai đem đến cho mình, sẵn lòng mà nhận chịu thôi, đều không sanh tâm oán trách. Kinh nói : “ Gặp khổ chẳng lo buồn. Tại sao ? Vì biết thấu suốt duyên cớ”

Tức là người biết tu, khi gặp cảnh khổ đến, tự xét rõ, đây là do nhân quá khứ của mình đã tạo, không phải ngẫu nhiên ai đem đến cho mình. Dù đời này mình không có tạo nhiều nghiệp ác, song trong quá khứ lâu xa của dòng luân hồi , mình đã tạo biết bao thứ nghiệp đâu thể nhớ biết, nay quả đã chín tới thì phải chịu, như có nợ trả xong thì nhẹ nhàng. Còn nhân lành hiện nay mình đã làm, nó sẽ kết thành quả về sau không mất đi đâu. Do quán xét như thế nên bình tĩnh trước cảnh khổ, yên tâm tu hành. Trái lại, người đời không rõ lẽ nhân quả sâu xa ấy, khi gặp cảnh khổ tới thì oán trời trách đất, tưởng như trời đất bất công, sao cứ đem cảnh khổ đến cho mình. Không ngờ đó là quả của mình đã tạo từ trước, oán hận, nguyền rủa, càng tạo thêm nghiệp mới, khổ chồng thêm khổ, không thể hết.

Kinh Pháp Cúcâu chuyện :
Thuở xưa có anh chàng mồ côi cha, sống nuôi mẹ rất hiếu thảo. Đến tuổi trưởng thành nhưng chàng không chịu lấy vợ. Thấy con làm việc nhọc nhằn, bà mẹ khuyên chàng nên lấy vợ để giúp bớt việc nhà. Lần đầu chàng từ chối, nhưng bà mẹ nói nhiều lần, chàng đành chịu, và bà tìm cưới cho chàng một cô gái trong xóm. Không may cô dâu này không sinh đẻ, bà mẹ thì nóng lòng muốn có cháu, nên bà lại bàn với con trai cưới thêm vợ lẽ. Chàng trai nhất định không chịu. Bà mẹ cứ khuyên nhiều lần khiến cô vợ nghe được. Cô nghĩ, nếu để bà đi cưới vợ lẽ cho chồng thì cô sẽ bị xem thường, chi bằng tự cô đi cưới vợ lẽ cho chồng. Cô tìm được một cô gái trẻ trong xóm cưới về cho chồng. Nhưng rồi cô cũng không an tâm. Cô dặn người vợ lẽ này khi nào có thai thì cho cô hay để cô mừng. Cô vợ sau thật thà, khi biết mình có thai bèn báo cho cô vợ cả. Cô này bèn tìm cách bỏ thuốc phá thai, kết quả cô vợ sau bị sảy thai. Lần thứ hai cũng thế. Các chị em hàng xóm thấy vậy tò mò hỏi thăm và biết là do cô vợ cả hại, bèn bảo cô này không nên thật thà báo cho cô ấy biết nữa.

Lần thứ ba có thai , cô này im lặng không cho cô vợ cả biết. Nhưng cô ấy thấy bụng cô vợ sau to dần thì hỏi đến. Biết được rồi , cô không chịu thua, cũng tìm lúc cô vợ sau sơ hở, bèn bỏ thuốc phá thai như trước. Nhưng cái thai đã lớn thành hình nên khiến cho cả mẹ lẫn con đều chết. Trước khi nhắm mắt, cô vợ sau uất hận thề phải trả thù trong kiếp sau. Sau khi chết cô ta sanh làm con mèo trong nhà ấy. Ông chồng biết sự việc, bèn đánh đập người vợ cả, khiến người này cũng bệnh chết và tái sanh làm con gà mái ở trong nhà. Mỗi khi con gà mái đẻ trứng thì con mèo đều đến ăn sạch. Lần thứ ba thì nó bắt ăn luôn gà mái mẹ.

Gà mái chết sanh làm con beo cái. Con mèo sau đó không lâu cũng chết sanh làm con nai cái. Mỗi khi nai cái sanh con đều bị beo đến bắt ăn. Lần thứ ba thì nó bắt ăn luôn nai cái.

Nai cái chết lại sanh làm quỷ Dạ xoa và beo cái chết thì sanh làm một con gái trong một gia đình tôn quý ở Xá Vệ. Khi lớn lên cô gái lập gia đình. Một thời gian sau, cô sanh đứa con đầu lòng. quỷ dạ xoa bèn biến thành người bạn thân của cô đến thăm. Người nhà không biết, bèn chỉ cho dạ xoa vào phòng cô gái. Dạ xoa đi vào phòng và nhanh tay chộp lấy đứa bé nhai nuốt gọn. Lần thứ hai cũng thế. Đến lần thứ ba cô vợ bàn với chồng, ở đây có quỷ dạ xoa đã ăn thịt hai đứa con trước, lần này định phải trở về nhà cha mẹ để sinh nở.

Nói về quỷ Dạ Xoa, lúc ấy tới phiên phải đi lấy nước cho vị chúa tể cai quản mình, mấy tháng sau mới hết hạn trở về. Quỷ Dạ Xoa vội vã tìm đến gặp người vợ trẻ này. Đến nơi thì được biết cô này đã đi về nhà cha mẹ, nó liền chạy vào thành tìm.

Lúc này đã đến ngày đặt tên, bà mẹ tắm rửa và làm lễ đặt tên cho đứa con xong, bàn với chồng trở về nhà.
Trên đường về, đi ngang qua Tinh xá, đến hồ nước của Tinh xá, cô giao con cho chồng và xuống hồ tắm. Tắm xong, cô lên ẵm con cho chồng tắm. Ngay lúc ấy, Dạ Xoa chạy tới, cô vợ hoảng hốt, vội ẵm con chạy thẳng vào Tinh xá. Gặp lúc Thế Tôn đang thuyết pháp giữa chúng hội, cô đặt đứa bé dưới chân Thế Tôn và thưa :“ Con xin cúng dường Ngài đứa bé này, xin Ngài cứu lấy nó !”.

Quỷ rượt tới cổng Tinh xá bị thần giữ cổng ngăn lại. Thế Tôn biết, bèn bảo Tôn giả A-nan gọi vào. Thế Tôn dạy :”Sao ngươi làm như vậy ? Nếu không gặp một vị Phật như ta, ngươi sẽ ôm ấp mối hận này đến ngàn đời không khác gì con rắn và con cáo hay quạ và cú. Sao ngươi lấy oán trả oán ? Chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Thế Tôn liền nói kệ :
Đời này hận rửa hận,
Muôn thuở chẳng sạch thù.
Từ bi rửa sạch hận,
định luật ngàn thu.
Dứt bài kệ Dạ Xoa đắc quả Tu-đà-hoàn, và giải toả được mối oan trái hận thù từ nhiêu kiếp.

Quả thực nếu không hiểu Phật pháp, rõ thấu lý nhân quả, cứ đem hận thù kết chặt với hận thù, tạo thành cái khổ truyền kiếp. Cần cởi mở thì nhẹ nhàng và an vui cả hai. Oán hận nên cởi không nên cột, là điều cần phải nhớ !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10886)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14791)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10293)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 9065)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 9092)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 22067)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8874)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8798)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8515)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8586)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8763)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7808)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11842)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21978)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8033)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9546)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14303)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9301)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9028)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8409)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8741)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9912)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9647)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9533)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8846)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9632)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8315)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9266)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9590)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9057)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9390)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21515)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 9011)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9506)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8852)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9256)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10714)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9135)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10313)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9667)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8866)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8810)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9290)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8533)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9922)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10246)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17191)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10671)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9840)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11181)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant