Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài Kinh Bahiya - Năm Phút Nhiệm Mầu

22 Tháng Tư 201614:08(Xem: 9731)
Bài Kinh Bahiya - Năm Phút Nhiệm Mầu

BÀI KINH BÀHIYA
NĂM PHÚT NHIỆM MẦU

Nguyễn Duy Nhiên

Bài Kinh Bahiya - Năm Phút Nhiệm Mầu

 

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Năm phút nhiệm mầu

Trong nhà thiền, chúng ta thường được nhắc nhở rằng mình phải biết sống trong giờ phút hiện tại. Nhưng nếu giả sử như trong giờ phút hiện tại của ta chỉ toàn là khó khăn và những việc không như ý thì sao bạn hở? Nếu như chung quanh ta không có trời xanh, mây trắng hay trúc biếc hoa vàng, mà chỉ là một bầu trời âm u và những ngày mưa đông, thì ta có muốn sống trong giờ phút hiện tại này chăng?

Có lần trong một khóa tu, một thiền sinh hỏi: "Thưa Thầy có những lúc mà giờ phút hiện tại này quá khó khăn, con không thấy chút gì là dễ chịu hay tươi đẹp như Thầy nói hết."This present moment is not pleasant at all! Vị Thầy im lặng rồi nhìn anh ta đáp, "Giây phút hiện tại này tuy có lúc không dễ chịu hay tươi đẹp, nhưng nó vẫn rất nhiệm mầu." It’s not necessarily pleasant but it is still wonderful.

Tôi nghĩ, hiện tại nhiệm mầu có lẽ một phần là vì đó là những gì ta đang thật sự có. Nếu như ta có một khổ đau, thì khổ đau ấy cũng chỉ có thể được chuyển hóa trong giờ phút hiện tại này mà thôi, mà không thể là trong một phút giây nào khác hơn. Và nếu ta có một hạnh phúc, thì hạnh phúc ấy cũng chỉ có thể được tiếp xúc trong bây giờ và ở đây.

Nhưng lý thuyết thì bao giờ cũng dễ phải không bạn! Tôi nghĩ điều khó khăn là trong những ngày mưa, làm sao ta vẫn có thể ý thức được rằng phía sau bầu trời mây đen giăng kín ấy, ngàn tia nắng ấm kia vẫn muôn đời hiện hữu?

Bài kinh Bàhiya

Trong kinh có kể lại câu truyện về một trưởng lão tên là Bàhiya, một hôm tâm tư ông cảm thấy xao động, bất an và ông quyết định lên đường tìm Phật để xin Ngài chỉ dạy cho con đường nào mang đến sự giải thoátan lạc. Nghe nói đức Phật đang có mặt tại thành Xá-vệ, ông lên đường và đi suốt đêm. Nhưng khi Bàhiya đến nơi thì Phật đã vào thành khất thực. Biết ông đi đến từ rất xa, các thầy khuyên ông nên ngồi lại nghỉ ngơi, chờ khi Phật trở về ông sẽ gặp Ngài. Nhưng Bàhiya không thể chờ đợi, ông bảo:
- Thưa các thầy! Tôi không biết khi nào Thế Tôn có thể qua đời, hay tôi sẽ qua đời. Tôi vừa vượt qua một đoạn đường dài một trăm hai mươi dặm chỉ trong một đêm, không dừng lại cũng không dám ngồi xuống nghỉ bất kỳ ở đâu. Khi nào gặp Phật và nghe lời chỉ dạy rồi thì tôi sẽ nghỉ ngơi

Và rồi Bàhiya nhất quyết tiếp tục đi tìm Phật. Ông vào thành Xá-vệ gặp Phật đang đi khất thực, ông cung kính cúi mình tiến đến gần Phật và đảnh lễ Ngài ở giữa đường, và thưa:
- Xin đức Thế Tôn thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dàiđược giải thoát an lạc.
Phật bảo:
Đây không phải đúng lúc, Bàhiya! Ta đang đi khất thực.
Tuy Phật từ chối hai lần nhưng Bàhiya vẫn thưa tiếp:
Bạch Thế Tôn, con không biết khi nào Thế Tôn hay con sẽ qua đời, xin Ngài hãy thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dàiđược giải thoát an lạc.
Đến lần thứ ba, thấy vậy tuy vẫn đang đứng ở giữa đường, Phật cũng chỉ dạy cho ông:
Vậy thì, Bàhiya, ông phải thực tập thế này: Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy, trong cái nghe chỉ có cái bị nghe, trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng, trong cái hiểu chỉ có cái bị hiểu; Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.

Bài tập chuyển hóa

Và trong bài kinh Bàhiya ấy, ta có thể tìm thấy một phương cách Phật dạy cho chúng ta để chuyển hóa những phiền não đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Nó có thể mang lại cho ta một sự tĩnh lặng và buông thư giữa một cuộc sống đầy những căng thẳng và bất ngờ, giúp ta tuy sống giữa những bận rộn nhưng không để bị lôi cuốn theo.

Bà Toni Bernhard là một tác giả và cũng đã thực hành thiền rất nhiều năm. Bà mang phải một chứng bệnh đau kinh niên, khiến bà không thể đi ra ngoài xa được. Mỗi ngày bà phải đối diện và sống với cơn bệnh của mình, nhiều khi đó là những cơn đau dài. Bà Toni có chia sẻ một phương cách thực tập đã giúp bà buông thư và an vui tiếp xúc với hiện tại, dầu phải đối diện với những khó khăn. 
Bà chia sẻ phương pháp thực tập căn bản của mình gồm bốn phần như sau:
1. Trước hết, bạn thở bình thường, nhẹ và sâu. Rồi bạn bắt đầu chú ý đến những gì mình đang thấy. Bạn có thể giữ ánh mắt nhìn về một nơi, hay quay nhìn chung quanh một cách chậm rãi. Tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Lúc đầu có thể ta chỉ thấy những cảnh vật bình thường, như là hàng cây, con đường nhỏ, chiếc ghế ngồi… nhưng sau vài hơi thở và chú ý, bạn sẽ nhận thấy chúng là những hình dáng, màu sắc, chuyển động… với những chi tiết rõ rệt. Ví dụ như tôi thấy một áng mây thật trắng trên nền trời xanh, những mảng nắng loang lỗ trên đường, một tờ lá nhỏ rơi… Và nếu như có một sự suy nghĩ nào khởi lên, ta chỉ cần trở lại với cái thấy của mình, chỉ đơn giản ghi nhận hình dáng, màu sắc, sự chuyển động. Ta tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Phật dạy, “Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy,” in seeing, only seeing.
2. Sau đó, bạn có thể nhắm mắt lại nếu được. Rồi lắng nghe và tiếp nhận những âm thanh nào đang có mặt chung quanh ta. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy có biết bao nhiêu là thứ âm thanh đang có mặt mà mình đã không để ý. Nhưng bạn không cần làm gì hết, âm thanh khởi lên tự nhiên và rồi cũng sẽ tự động qua đi, chúng không cần đến sự tham gia của ta. Tiếp nhận mọi âm thanh nào đang có mặt, và thở nhẹ. “Trong cái nghe chỉ có cái bị nghe,” in hearing, only hearing.
3. Tiếp đến, bạn có thể nhắm hay mở mắt ra, và bắt đầu chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt trong thân mình. Hai vai ta có thể đang bị căng thẳng, hãy buông thư chúng. Gương mặt, miệng bạn có đang mím chặt không? Hãy nhẹ nhàng buông thả ra. Bạn cũng có thể chú ý đến những điểm xúc chạm trên cơ thể, ví dụ như hai bàn tay đang để trên đùi, hay hai bàn chân đang tiếp xúc với mặt đất, lưng đang chạm vào ghế ngồi. Bạn có thấy hơi gió mát lạnh trên da mặt chăng? Tiếp nhận hết những cảm thọ nào đang có mặt, theo hơi thở nhẹ và sâu. Nếu có cái đau nào trong thân bạn hãy mở rộng ra với nó, không cần phải tránh né hay xua đuổi. “Trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng,” in feeling, only feeling.
4. Và bây giờ bạn có thể mở mắt ra, nếu đang nhắm, và tiếp nhận hết tất cả những gì qua các giác quan mình: hình sắc, âm thanh, cảm thọ, hay mùi vị nào đang có mặt, hoặc tư tưởng nào khởi lên trong tâm. Tiếp nhận và có mặt trọn vẹn với hết tất cả những kinh nghiệm nào đang có mặt. Ba bài tập trên sẽ giúp cho bài tập này, bạn sẽ có khả năng tiếp nhận hết những gì đang có mặt chung quanh mình.

Năm phút nhiệm mầu

Bạn có thể thực tập bài tập này những khi ta có dịp dừng lại, hay khi mình cảm thấy bất an. Bạn có thể thực tập mỗi phần trong khoảng 15 hơi thở, hoặc vài phút. Trọn bốn bài thực tập chỉ chừng khoảng 5 phút là đủ, và đó sẽ là 5 phút rất nhiệm mầu của ta. Ta có thể thực tập ở bất cứ một nơi nào: trong lúc đang ngồi trên xe buýt, trong quán cà phê, khi ta đứng chờ người bạn, ngồi đợi trong phòng bác sĩ, hay đang nằm trên giường. Và bạn biết không, tôi nghĩ mình cũng có thể thực tập ngay trong khi ta đang đi thiền hành nữa, miễn là ta có được một không gian thích hợp.

Bài tập đơn giản này có thể giúp ta có mặt với những gì đang xảy ra, cho dù đó là một khó khăn, một cái đau hay một căng thẳng nào đó. Nó giúp ta buông bỏ hết những ý nghĩ phiền não của mình về quá khứ và tương lai, và tiếp xúc được với những gì đang thật sự có mặt mà không bị dính mắc. Tôi nhớ trong kinh Phật có dạy rằng, cuộc sống này "có khổ đau, nhưng không có người khổ đau.” Vì sự tiếp xúc tuy có mặt nhưng không có người ở đây để bị dính mắc, tất cả chỉ là cái thấy, cái nghe và cái thọ tưởng mà thôi. Và nhờ vậy mà những khó khăn trong ta cũng được chuyển hóa nhiệm mầu…“Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.”

Trong một cuộc sống căng thẳng với những biến đổi bất ngờ, năm phút dừng lại ấy sẽ là một dòng suối trong mát giúp ta làm tươi mới lại hạnh phúc mình, là những tia nắng ấm làm tan đi một góc nhỏ mù sương. Và từ một góc nhỏ bình yên ấy, ta sẽ nhìn thấy được lại một bầu trời phía bên sau vẫn muôn đời trong sáng...

Nguyễn Duy Nhiên

 


Nguyên văn bản kinh do HT. Thích Minh Châu dịch từ kinh Pali: Kinh Bahiya
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8009)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8986)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15903)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9539)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8999)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9129)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9505)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9274)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8915)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10131)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10038)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9163)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10927)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9637)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9320)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10057)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11823)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12196)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9416)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11922)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9765)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9719)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11688)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17939)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8735)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9333)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 9000)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9451)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9945)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9252)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9093)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9028)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10936)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7931)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10257)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8827)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8903)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17882)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8156)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8645)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10810)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10136)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8491)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10646)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9016)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8206)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9274)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9157)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9398)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9672)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant