Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Cần Làm Gì Trước Thảm Hoạ Môi Trường Hay Câu Chuyện Một Vũng Áng Buồn.

02 Tháng Năm 201607:37(Xem: 9429)
Phật Giáo Cần Làm Gì Trước Thảm Hoạ Môi Trường Hay Câu Chuyện Một Vũng Áng Buồn.

Phật Giáo Cần Làm Gì Trước Thảm Hoạ Môi Trường
Hay Câu Chuyện Một Vũng Áng Buồn.


Thích Châu Đạt


Phật Giáo Cần Làm Gì Trước Thảm Hoạ Môi Trường Hay Câu Chuyện Một Vũng Áng Buồn.

Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu từng hạt muối từng lít nước mắm, từng con cá cho đến ngày cái nhà máy kia biến mất. Thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta đang trả giá cho lỗi lầm này. Vậy Phật giáo có thể giúp gì cho việc bảo vệ môi trường trước những thảm hoạ tương tự ?


Trước tiên chúng ta cần nhận thức rằng con người và môi sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau theo Lý Duyên SinhĐức Phật đã dạy “Cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”. 

Môi trường xanh sạch đẹp thì con người sẽ có được một nguồn sống tốt lành; thực phẩm sạch, biển sạch, rừng xanh sẽ giúp đời sống và sức khoẻ chúng ta được cải thiện đáng kể. Biển chết, rừng chết thì con người bị ảnh hưởng, kinh tế & chính trị cũng rối loạn theo. Cho nên thay vì phải điều phục thiên nhiên thì hãy sống hài hoà với thiên nhiên.

Hãy hướng dẫn Phật tử hiểu được Lý Duyên Sinh (Paticcasamuppàda) và Nhân Quả qua ví dụ thực tế như không bán, sản xuất thực phẩm bẩn sẽ hại mình, hại người. Nếu trong cộng đồng mà có nhiều người bán và sản xuất thực phẩm bẩn như vậy thì đó là một địa ngục trần gian. Dù chúng ta để dành cái ngon lành cho gia đình mình và bán những sản phẩm độc hại cho thị trường thì ta cũng phải mua sản phẩm độc hại của người khác-thành ra cả xã hội giết hại lẫn nhau.

Mọi thứ trên đời đều ảnh hưởng, tương tác và có quan hệ nhân quả với nhau. Hãy lên án những kẻ sản xuất thực phẩm bẩn, phá hoại môi trường để bảo vệ cộng đồng chứ không phải im lặng một cách đáng sợ-việc này không khác gì đồng loã với tội ác, làm được như vậy cũng được gọi là Bi Trí Dũng.

Hướng dẫn Phật tử hiểu sâu về lòng Từ Bi không chỉ giới hạn trong người và loài vật. Các em nhỏ đến chùa cần phải được nhắc nhỡ ý thức với từng bao ni lông, cọng rác đó là từ bi với môi trường. Giúp các em nhận ra tác hại và sự lãng phí của ngành chăn nuôi để các em tập dần thói quen ăn chay bảo vệ môi sinh và thể hiện lòng từ bi với loài vật.

Tinh thần “Thiểu Dục Tri Túc” (ít tham đắm và biết đủ) sẽ mang đến rất nhiều lợi lạc cho các em và xã hội. Giúp các em không được phí phạm và biết cách tái sử dụng sản phẩm, tài nguyên. So sánh cho các em thấy việc chúng ta nhọc công lao động, lãng phí với việc sử dụng tiết kiệm, có nhiều thời gian thư thả - điều nào tốt đẹp hơn ? 

Dạy cho các em tinh thần Vô Ngã (Anatta) và khái niệm Vô Thường (Anicca). Hiểu được Vô Ngã các em sẽ biết sống vì cộng đồng nhiều hơn. Tính ích kỹ sẽ giảm xuống, giúp các em ý thức được rừng và biển không chỉ của con người mà của cả mọi loài, con người không có quyền tàn phá và tự cho mình cái đặc ân ấy. Tình yêu thiên nhiêný thức bảo vệ mội trường của các em phải quảng đại không còn gói trọn trong thôn xóm hay đất nước Việt Nam mà là cả một hành tinh xanh-trái đất chính là quê hương. Nhờ vậy dù có đi đâu hay xuất ngoại các em cũng ý thức được hành động nhỏ của các em đang trực tiếp cứu lấy hành tinh này. Hình ảnh người Việt Nam lúc đó chắc chắn sẽ thật đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.


Hiểu được Vô Thường các em hiểu được chết sẽ không mang theo được gì ngoài phước đức mình đã tạo, các em sẽ bớt tham lam mà biết lo cho mọi người nhiều hơn. Hãy để các em chiêm nghiệm vấn đề này qua thực tế đời sốngThiền tập



Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin-người dành toàn bộ tài sản cho hoạt động từ thiện đã nói “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Vì vậy nếu các em sau này có làm quan quá tham tích trữ tiền bạc cho con cháu mà không lo cho dân thì cũng là hiểm hoạ cho dân tộc.



Bát Chánh Đạocon đường giúp các em trở thành một công dân có tâm có tầm cho xã hội. Nếu em làm quan mà có Bát Chánh Đạo trong người thì đúng là phước cho dân, phòng tránh đươc những thảm hoạ tương tự như  biển Vũng Áng.



Hướng dẫn cụ thể cho các em khi nhìn nhận vấn đề phải luôn Chánh Kiến (Sammaditthi) và Chánh Tư Duy (Sammasankappo). Khi tiếp xúc với dân các em sử dụng Chánh ngữ (Sammavaca) và Chánh Nghiệp (Sammakammanto). Định hướng phát triển quốc gia các em sử dụng Chánh Mạng (Samaàjivo). Để xây dựng nội lực cho mình các em sử dụng Chánh Tinh Tấn (Samavayamo), Chánh Niệm (Sammasati), Chánh Định (Sammasamadhi).



Đứng trước một vấn đề phải chỉ cho các em biết được thế nào là đúng sai theo lời dạy của Đức Phật, có thể tóm gọn qua việc phân tích động cơ (thiện hay ác), tham khảo ý kiến người trí tuệđánh giá hậu quả. Ở đây tôi xin nhấn mạnh ở khâu đánh giá hậu quả. Nếu hậu quả đưa đến lợi mình (Attasamhita), lợi cho cộng đồng (Paratthasamhita), quá khứ không sai lầm, đúng với hiện tại , đúng với tương lai thì nên làm, ngược lại thì không. Lấy ví dụ tập đoàn Formosa đã từng gây ô nhiễm trên khắp thế giới thì đáng lý không nên có mặt ở Việt Nam (quá khứ sai lầm), có những quyết định có vẻ lợi ở hiện tại nhưng tương lai thì thảm hoạ cho nên chúng ta cần cẩn thận.



Khơi gợi tinh thần Tàm và Quý trong các em để các em có trách nhiệm với chính mình và cộng đồng trước lỗi lầm đã tạo và không tái phạm. Thảm hoạ môi trường  Vũng Áng đang xảy ra, phản ứng chậm trễ của chính quyền, không ai thực sự chịu trách nhiệm, khắc phục và tương lai không biết có còn tiếp diễn hay không ? Đây là hậu quả của việc không có Tàm có Quý của một nhóm người cầm quyền trong tay nhưng chỉ biết lợi ích cá nhân.



Nếu một Việt Nam văn minh phải kèm theo môi trường lành mạnh. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không tránh khỏi việc tài nguyên và thiên nhiên bị tàn phá. Tuy nhiên thảm hoạ ở biển Vũng Áng là sự đánh đổi quá lớn. Thảm hoạ đã đưa vùng biển Duyên Hải Miền Trung và ngành du lịch rơi vào vực thẳm kéo theo sự oán hận của nhân dân. Thiệt hại trước mắtlâu dài về sau lớn hơn nhiều cái nhà máy triệu đô đó . 



Thiếu tâm và tầm thật nguy hại. Ước gì Hà Tĩnh có một Phật tử Nguyễn Bá Thanh-Đà Nẵng hay một Phạm Văn Chi ở Khánh Hoà thì không đến nổi. Tôi còn nhớ khi ở Chiangmai Thái Lan, người nào đốn một cây xanh tương đương với tội giết một mạng người. Vì vậy, cây cổ thụ và rừng nguyên sinh còn nhiều và ngành du lịch rất phát triển. 



Chức năng của giáo dục quốc dân hiện nay rõ ràng chưa hoàn thiện để tạo ra những con người văn minh lý tưởng. Những Tôn giáo tích cực nói chung và Phật giáo nói riêng đã và đang chung tay với nhà trường giúp cân bằng xây dựng nhân cách và đạo đức cho các em bên cạnh một đời sống tâm linh ý nghĩa.



Nếu các em đã lãnh hộithực hành được Bát Chánh Đạotinh thần Vô Ngã, hiểu được vạn vật Vô Thường, tinh thần Bi-Trí-Dũng của Gia đình Phật tử thì các em sẽ trở thành tấm gương cho xã hội. Tuy nhiên để các em luôn hướng về Thiện Nghiệp tức là thực hiện các việc tốt đẹp cho đời (kusala-kamma) thì chúng ta phải luôn đồng hành khuyến khích các em hình thành nhân cách chứ không thể chỉ một vài bài giảng hay một vài hoạt động (huân tập thành tánh). Tóm lại, việc hướng dẫn các em ý thức bảo vệ môi trường theo tinh thần Phật giáo ngay bây giờ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đà Nẵng, 02/05/2016

Thích Châu Đạt

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Năm 201602:29
Khách
Tất cả cũng từ vô minh. Chư Phật chư Tổ và trách nhiệm của người học Phật là nổ lực phá mê từ thô đến tế. Chân thành cảm ơn thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9458)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8422)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12979)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8948)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9398)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9478)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8637)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8365)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9564)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10301)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9134)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9237)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11304)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10036)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17505)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8136)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8343)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8545)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8203)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10079)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8216)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9675)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8492)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8318)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8609)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9843)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11208)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10240)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9396)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9520)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11821)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8622)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9194)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8897)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9290)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10873)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9970)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8566)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9948)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10052)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8912)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13390)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10107)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9214)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26910)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9957)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12798)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10890)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9983)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10273)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant