Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài Học Về Lòng Từ Bi Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

30 Tháng Năm 201619:41(Xem: 8894)
Bài Học Về Lòng Từ Bi Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

BÀI HỌC VỀ LÒNG TỪ BI
từ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Margaret Moodian: Educator, Nonprofit Leader,
Court Appointed Special Advocate for Foster Youth, Ed.D.
Chuyển ngữ: Tường Anh Xuân Hà

Bài Học Về Lòng Từ Bi Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma


Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.
Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.” – Đức Đạt Lai Lạc Ma 

Gần đây tôi đã tham dự buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạc Ma tại trường Đại Học California, Irvine nhân buổi lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Ngài. Ngài nói rằng tất cả những điều Ngài muốn cho ngày sinh nhật của mình là lòng từ bi; một đặc điểm mà Ngài tin là có thể chiến thắng được bất cứ việc gì. Việc đó đã kích thích sự tò mò nơi tôi. Với tất cả những sự xung đột diễn ra trên thế giới và các vấn đề có thể được giải quyết nếu có thêm lòng từ bi, tôi nghĩ nó sẽ làm sáng tỏ cho việc nghiên cứu các quan điểm của Đức Đạt Lai Lạc Ma về lòng từ bi.        

Các giảng thuyết về lòng từ bi của ngài được đặt trên căn bản của Phật Giáo Tây Tạng. Thuật ngữ lòng từ bi của tiếng Tây Tạngnying je, mà theo lời nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma, “có nghĩa là tình yêu, tình thương, sự ân cần, nhẹ nhàng, tinh thần rộng lượng và nhiệt tình.” Những người có những đặc điểm này muốn giúp đỡ những người đau khổ. Nếu các bạn nhìn vào gốc chữ La-tinh của từ lòng từ bi, chúng là com, có nghĩa là với, và pati, có nghĩ là đau khổ. Do đó, nghĩa đúng của từ lòng từ bi là đau khổ.  (LDG: Theo Ngài thì lòng Từ bi đích thực không dựa trên ý tưởngý muốn của riêng mình, mà dựa trên quyền lợi của người khác, dù người khác là bạn thân hay kẻ thù)   

Khi Đức Đạt Lai Lạc Ma đến Dưỡng đường Mayo (Mayo Clinic) tại Rochester, MN để kiểm tra sức khỏe định kỳ, Ngài đã trao đổi ý kiến về tầm quan trọng của việc thực hành tâm từ bi để hóa giải tâm trạng căng thẳng. Ngài đã nói với một vài bác sỹ và các chuyên viên y tế khác, “Lòng từ bi mở lòng chúng ta. Sợ hãi, tức giận, và ganh tị làm tâm chúng ta trở nên nhỏ hẹp.” Ngài cho rằng có lòng từ bi đối với người khác là một cách giúp con người có được sức mạnh khi đối mặt với những vấn đề sức khỏe và những sự lo lắng.            

Ngài giảng rằng lòng từ bi và sự bình yên nội tâm là điều quan trọng và điều đó dẫn đến những điều khác. Khi thực hành tâm từ bi, bạn cũng sẽ giúp cho chính bản thân mình. Có được sự bình yên nội tâm của mình trước khi giúp người khác là điều quan trọng. Chăm sóc cho chính bản thân bạn trước khi giúp người khác cũng là điều quan trọng. Một khi bạn có được sự bình yên nội tâm thì bạn có thể bắt đầu giúp người khác và khi bạn giúp người khác, bạn tiếp tục làm cho sự bình yên nội tâm của mình mạnh hơn. Việc thực hành tâm từ bi giúp con người quan hệ với nhau tốt hơn. Chúng ta cần nỗ lực để nhìn thấy một thế giới như thực thay vì làm thế nào để hiệu chỉnh chúng. Có rất nhiều nỗi đau trên thế gian này mà chúng ta vờ như không biết đến. Nếu mở mắt nhìn rõ nó, chúng ta sẽ gần với hiện thực hơn mà trong đó mọi người đều có lòng từ bi và sự hiểu biết. Tôi là một thành viên hội đồng quản trị Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Em Mù (Blind Children’s Learning Center) tại North Tustin, bang California. Đôi khi cha mẹ đăng ký cho con mình với đầy đủ thị giác học cùng với những trẻ bị giảm thị lực tại trường này. Đây là một loại hình giáo dục tốt nhất mà một đứa trẻ có thể có được. Khi trẻ được tiếp xúc với những trẻ khác ít may mắn hơn chúng, việc này làm cho chúng mạnh mẽ hơn nhiều. Có một sự khác biệt giữa lòng thương hạilòng từ bi. Khi trẻ có thị giác biết tốt hơn về trẻ bị giảm thị giác thì chúng có khả năng có lòng từ bi hơn đối với những trẻ giảm thị giác đó.  

Đức Đạt Lai Lạc Ma nói rằng lòng từ bi “thuộc về loại tình cảm mà nhận thức đã phát triển hơn.” Lòng từ bi là một sự trộn lẫn giữa lòng cảm thônglý trí. Khi chúng ta thực hành tâm từ bi, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh, sự bình an, lòng hoan hỷ và việc này sẽ lan tỏa tới tất cả mọi ngườichúng ta giao tiếp. Chúng ta càng có lòng từ bi hơn đối với người khác, chúng ta sẽ càng nhận được nhiều tình thương và sự ân cần hơn. Lòng từ bi lan toả từ người này sang người khác. Khi bạn có lòng (từ bi) với người khác, họ sẵn lòng (từ bi) hơn với bạn. Ví dụ, một trong những người bạn tốt của tôi đã bất ngờ đãi tôi ăn tối vào một đêm nọ. Khi tôi về nhà, tôi cảm thấy ngọt ngào hơn đối với họ.      

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng có ba mức độ của lòng từ bi. Mức đầu tiên là sự đồng cảm: hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn đang trong giày của người khác. Giai đoạn thứ hai là gây nguồn cảm hứng để luyện tập. Giai đoạn này đòi hỏi người ta đặt lòng từ bi trước một cuộc sống khoái lạc. Một ví dụ cho việc này là gần đây bạn tôi, Fred, đang vui ở nhà khi bạn anh ấy gọi điện nói anh ta bị mắc kẹt giữa sa mạc cách xa đây 4 giờ lái xe. Fred ra ngoài để trợ giúp bạn mình. Luyện tập liên tục ở giai đoạn này là cần thiết và là giai đoạn khó khăn nhất trong ba giai đoạn vì nó liên quan đến quyết định liên tục. Người thực hành tâm từ bi trong giai đoạn này có thể trở nên mệt mỏi và nản chí như Fred có thể trở nên như vậy khi lái xe đến sa mạc. Tính kiên nhẫn thông qua điều này sẽ làm tăng trưởng lòng từ bi. Giai đoạn thứ ba là “sự hiện diện liên tục của lòng từ bi lớn hơn.” Mọi người trong giai đoạn này liên tục cảm thấy người khác đau khổ như chính họ đau khổ.

Đức Đạt Lai Lạc Ma nói rằng chúng ta nên thực hành tâm từ bi ngay cả với những người làm hại chúng ta. Ngài nói rằng bạn không nên gán cho người khác là bạn hay là thù vì một người nào đó có thể một lần đã giúp bạn và lần khác làm tổn thương bạn. Đức Đạt Lai Lạc Ma nói rằng người nào mà bạn xem là kẻ thù có thể giúp bạn thực hành tâm từ bi. Ngài nói rằng họ cũng sẽ giúp chúng ta luyện tập sự khoan dung và tính kiên nhẫn. Chúng ta không thể luyện tập sự khoan dung với người mà chúng ta tôn trọng. Nếu suy nghĩ cách này không có hiệu quả thì chúng ta có thể tưởng tưởng một người khác làm những việc tốt đẹp cho chúng ta cho đến khi những cảm giác ghét bỏ tiêu tan

Điều thiết yếu là hãy thương yêu lấy chính bản thân chúng ta. Nếu chúng ta không thương yêu chính bản thân chúng ta, làm sao chúng ta có thể mở rộng lòng thương yêu đó đối với người khác? Lòng từ bi chúng ta dành cho người khác là một sự mở rộng lòng từ bi chúng ta dành cho chính mình. Khi chúng ta tặng món quà lòng từ bi cho người khác, đây là một bước tiến đến sự thay đổi thế giới.    

 “Tình thươnglòng từ bi là cần thiết chứ không xa xỉ. Không có tình thươnglòng từ bi, nhân loại không thể sống còn.” – Đức Đạt Lai Lạt Ma.

“Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.” — Dalai Lama

Tác giả
Margaret Moodian: Educator, Nonprofit Leader, 
Court Appointed Special Advocate for Foster Youth, Ed.D.
Dịch gỉa: 
Tường Anh Xuan Ha 
Legal Translator Mobile phone: 0903033880 - 0903872296 Skype: Lam Ha 64

Nguyên tác Anh ngữ:

http://www.huffingtonpost.com/margaret-moodian/lessons-of-compassion-fro_b_7868940.html


Lessons of Compassion From the Dalai Lama

Margaret Moodian Educator, Nonprofit Leader, Court Appointed Special Advocate for Foster Youth, Ed.D.

“If you want others to be happy, practice compassion. If you want to be happy, practice compassion.” — Dalai Lama

I attended the Dalai Lama’s talk at the University of California, Irvine, recently for a celebration of his 80th birthday. He said that all he wanted for his birthday was compassion; a trait he believes can conquer almost anything. This was intriguing to me. With all the turmoil taking place in the world and problems that could be solved if there were more compassion, I thought it would be enlightening to research the Dalai Lama’s views on it.

He bases his teachings of compassion on Tibetan Buddhism. The Tibetan term for compassion is nying je, which the Dalai Lama states, “connotes love, affection, kindness, gentleness, generosity of spirit and warm-heartedness.” People with these traits want to help others who suffer. If you look at the Latin roots of the word compassion, they are com, which means with, and pati, which means suffer. So, the word compassion literally means to suffer with.

When the Dalai Lama was at the Mayo Clinic in Rochester, MN for a routine medical checkup, he discussed the importance of utilizing compassion to regulate stress. He told several doctors and other health professionals, “Compassion...opens our heart. Fear, anger, hatred narrow your mind.” He claims that having compassion for others is a way to help people gain strength when facing issues with health and anxieties.

He preaches that compassion and inner peace are important and that one leads to the other. When you do acts of compassion, you are also helping yourself. It is important to have your own inner peace before you help others. It is also important to take care of yourself before you help others. Once you have an inner peace, then you can start helping others, and when you help others, you continue to make your inner peace stronger. Compassionate acts help people better relate to each other. We need to make an effort to see how the world really is instead of how it is fixed in our minds. There is a great deal of pain in the world that we ignore. If we open our eyes to it, we will become closer to a reality in which people have compassion and understanding. I am a member of the board of directors of the Blind Children’s Learning Center in North Tustin, CA. Sometimes parents enroll their fully sighted children with visually impaired children at this school. This is the best type of education a child can have. When children are exposed to other children who are less fortunate then them, this makes them that much stronger. There is a difference between pity and compassion. When the sighted children get to know the visually impaired children better, then they are more likely to have compassion for them.

The Dalai Lama says that compassion “belongs to that category of emotions which have a more developed cognitive component.” Compassion is a blend of empathy and reason. When we practice compassion, we will have more strength, peace, and joy and this will transfer to everyone with whom we associate. The more compassion we have for others, the more kindness and affection we will obtain. Compassion spreads from one person to another. When you are compassionate to others, they are more willing to be compassionate. For example, one of my good friends unexpectedly bought me dinner the other night. When I came home to my family that evening, I was that much sweeter to them.

The Dalai Lama states that there are three levels of compassion. The first level is empathy: imagining how you would feel if you were in someone else’s shoes. The second stage is putting inspiration to practice. This stage requires that one put compassion before living a life of pleasure. An example of this is, recently my friend, Fred, was enjoying himself at home when his friend called and said he was stranded in the middle of the desert four hours away. Fred went out of his way to assist him. It is necessary to practice constantly this stage, and it is the most difficult of all three stages because it is involves unremitting determination. The person practicing compassion in this stage might become worn out and discouraged, as Fred could have become on his drive to the desert. Perseverance through this will increase compassion. The third stage is the “continual presence of great compassion.” People in this stage continuously feel others suffering as their own suffering.

The Dalai Lama states that we should even practice compassion with those who would do us harm. He says that you should not label people as friends or enemies because someone may have helped you at one time and hurt you at another time. The Dalai Lama says that someone you consider an enemy might help you to practice compassion. He says that they also help us to practice tolerance and patience. We cannot practice tolerance with people we respect. If thinking this way does not work, then we can imagine the other person doing nice things for us until the feelings of hatred dissipate.

It is essential to love ourselves. If we do not love ourselves, how can we extend that love to others? The compassion we have for others is an extension of the compassion that we have for ourselves. When we give the gift of compassion to others, this is a step toward changing the world.

“Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.” — Dalai Lama
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2520)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2088)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2492)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2475)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3063)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2098)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1981)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2296)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2115)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2104)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2413)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2278)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2348)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2408)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2105)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2240)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2363)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2291)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1916)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2372)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2263)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2452)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2443)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2586)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2297)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2084)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2148)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2292)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2128)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2207)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3718)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2173)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2276)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2744)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2369)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2168)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2315)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2638)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2273)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3155)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2358)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2119)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2311)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2613)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2404)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2221)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 2044)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1769)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2703)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2305)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant