Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lợi Ích Của Pháp Tu Lạy Phật

07 Tháng Sáu 201619:26(Xem: 9551)
Lợi Ích Của Pháp Tu Lạy Phật

LỢI ÍCH của PHÁP TU LẠY PHẬT


 Thích Viên Thành

Tu niem phat


Lạy Phật lợi ích vô cùng 
Lưu thông máu huyết khiêm cung tánh tình
Vừa có phước vừa dưỡng sinh 
Hàng ngày thường lạy an khinh cõi lòng...

 

Trong thời buổi hiện đại, với sự tiến bộ của khoa học, trong nhịp sống công nghiệp, máy móc và các tiện nghi vật chất đã thay thế sức người, con người ít vận động, nhưng phải chạy theo nhiều nhu cầu vật chất, nên quay cuồng với bao áp lực, nhất là những vị làm văn phòng và các nghề nghiệp ngồi một chỗ, không có nhiều thời gian để sống thỏa mái với thiên nhiên, khiến tinh thần dễ bị căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo. Lại thêm vì thiếu vận động, cột xương sống trở nên cứng nhắc, rất khó uốn cong, từ đó các khoảng cách giữa các cột xương sống bị chai lì và hẹp lại, đè lên chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, khiến cho các chất dinh dưỡng và dưỡng khí không thể đến cung cấp các tế bào trong các cơ quan nội tạng, từ đó bệnh tật dễ phát khởi, tế bào ung thư có nhiều cơ hội phát triển.

 

Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được, vừa thanh tịnh được tâm, vừa thể dục dưỡng sinh, giúp cho thân vận động toàn diện, từ đầu, cổ cho đến từng lóng tay, lóng chân, mà đặc biệt nhất là giúp điều chỉnh xương sống, cường hóa nội tạng, tăng thêm tế bào tốt và mang dưỡng khí đến khắp châu thân, giúp cuộc sống có được khoan khoái, an lành hơn.
              
Cổ Đức có dạy: “Niệm Phật môt câu, phước sanh vô lượng, lạy Phật một lạy tội diệt hà sa”. Làm được thân người là phước báu rất lớn, nhưng nghiệp chướng cũng không ít, vì “nhân vô thập toàn”, khi chưa chứng Thánh, thì ‘nhất cử nhất động’ ai ai cũng còn tạo nhiều tội lỗi, vậy cần phải quán chiếu để thấy được lỗi lầmthành tâm sám hối, thì mới mong tiêu trừ được tội. Do vậy pháp tu lạy Phật là pháp tu phù hợp, nhiều lợi ích nhất.

 

Khi lễ lạy chúng ta thực hiện “hồi quang phản chiếu” quay về với “tánh giác” thể hiện được lòng tôn kính và tâm ngưỡng mộ của mình đối với đấng Giác ngộ, hay những bậc Thánh, Thần, Đại ân nhân, thể hiện được lòng biết ơn, đền ơn. Khi lễ lạy, tiêu trừ được lòng tự cao ngã mạn của mình, tức là từng bước “quán chiếu thấy năm uẩn đều không, sẽ qua hết tất cả khổ đau ách nạn”. Khi lạy Phật cúi mình rạp xuống, thể hiện “bội trần hợp giác” hai tay xòe ra đón Phật, lúc đó Phật tánh trong ta hiển lộ, Đức Phật với lòng từ bi vô lượng sẽ thương cảm đến và gia hộ cho ta được kiết tường như ýphước đức cũng từ đây sinh khởi
      
Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có dạy 10 Công đức của Lễ Phật:
         
01- Tự mình có được sắc thân tươi đẹp nhiệm mầu
02- Lời mình nói ra ai nấy đều tin.
03- Đối với mọi ngườiác độc, mình không sợ hãi.
04- Chư Phật thường gia hộ phò trì.
05- Tự mình có đầy đủ oai nghi, được mọi người kính mến.
06- Mọi người thảy đều muốn làm quen giúp đở.
07- Chư Thiên đều yêu kính.
08- Đầy đủ các điều phúc đức, hưởng mọi thanh nhàn.
09- Khi chết nhận định được vãng sanh.
10- Tự mình chứng quả vắng lặng Niết Bàn.

 

Đấy là những công đứclợi ích của việc lễ Phật theo kinh dạy, còn trong thực tế, khi thực hiện thường xuyên, đúng cách, pháp tu lạy Phật, bản thân của người viết bài nầy đã trải nghiệm, gặt hái được những điều lợi ích thiết thực như sau:

* Giúp Thân - Khẩu - Ý được thanh tịnh                                                                                                                              * Giúp cho tinh thần sảng khoái, máu huyết lưu thông, thân thể mạnh khỏe

* Tật bệnh tiêu trừ, nhất là bệnh “thoái hóa cột sống cổ, lưng và thoát vị đĩa đệm”, hết “đau thắt lưng” hóa giải được “thấp khớp”, làm tốt lại “hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết”, “điều hòa huyết áp”… thế là nghiệp chướng cũng lần hồi được chuyển hóa

* Giúp nhiếp được tâm, khi phải dùng sức chú ý theo dõi từng chữ, từng câu, không cho lộn hàng, lộn chữ, trong khi lạy, như trong kinh Di giáo Phật đã dạy: “chế tâm nhứt xứ vô sự bất biện” nên sẽ được hanh thông trong mọi việc.

* Gặp được nhiều may mắn, được nhiều quý nhơn giúp đỡ, nên mọi ước nguyện cao đẹp sẽ được thành tựu. Bản thân người viết rất nghèo khó, nhưng khi tiến hành lễ lạy theo các Bộ Sám, Tam Thiên Phật, Vạn Phật..., đã được quý nhơn tài trợ cho đi hành hương xứ Phật Ấn Độ, tiếp tục phát nguyện lạy bộ kinh Pháp Hoa mỗi chữ mỗi lạy, với hơn 60 ngàn chữ, nơi Phật Thành Đạo, chốn linh thiêng Bồ Đề Đạo Tràng, với “từ trường” gấp 7 lần hơn các nơi khác, cộng thêm sự phấn chấnquyết tâm của người viết, mỗi ngày lạy hơn 2 ngàn lạy, nên chỉ trong vòng 35 ngày đã lạy hoàn mãn bộ kinh Pháp Hoa với hơn 60 ngàn lạy, giúp ‘tội diệt phước sanh’ do đó khi về đến Việt Nam liền được bảo lãnh đi định cư ở Úc. 

Với sự mầu nhiệm nhiều ích lợi ấy, trong thời gian ở Úc người viết đã tiếp tục phát nguyện lạy các bộ sám, Ngũ Bách danh và Vạn Phật, trì lạy Đại Bi Sám Pháp, nên đã vượt qua được nhiều chướng ngại, nhất là đã chận đứng được bệnh “bowel cancer” ung thư đường ruột và ‘chuyển họa thành phước’, được chính phủ Úc nhiều nhân đạo, chữa trị bệnh, cấp nhà để có được nơi yên tịnh với đầy đủ tiện nghi, hầu tịnh dưỡng, sống tự tại, an lạc, bảo lãnh được người thân chăm sóc và cùng nhau tu tập hướng đến con đường giải thoát, giác ngộ.

I/. Các động tác lạy Phật (thể dục dưỡng sinh, nghiên cứu, thực hành theo ‘bái Phật và y học’ của Đạo Chứng Pháp Sư, là tốt nhất).

1/ Đứng thẳng người, chắp tay trước ngực (nhiếp tâm) xướng hồng danh hay câu, từ, ta muốn lạy, tâm nghĩ đến Phật, Bồ Tát (thân, khẩu, ý đoan nghiêm, đầu, cổ, xương sống thẳng đứng, thở vào cho đến tận đơn điền, bụng dưới phình ra, đưa dưỡng khí chạy khắp toàn thân)

 

2/ Đầu cúi xuống, cằm đụng ngực, thân từ từ cúi rạp xuống, xương sống cong lại phía sau, vai thư giãn, hai tay buông thỏng, gân sau hai chân giãn ra (nhìn lại mình, khiêm tốn, buông xả, thở ra đưa uế khí ra ngoài đến tận cùng) khiến 7 đốt sống cổ giản ra, giúp lượng máu dồn về não đủ, dịch tủy xương sống và não thông, giúp hệ thần kinh ở xương cổ không bị ép, phát huy được công năng, những động tác nầy giúp giải trừ được những chướng ngại ở bắp thịt vai và giúp ức, bụng, rốn co lại, đầu gối, xương sống giật lui về phía sau, các cơ hoành co cụm lai, gân cốt toàn thân hoạt động, giãn ra.

3) Chống tay xuống nền, cong đầu gối (gập thân lại và quỳ xuống, cung kính)  mông đụng vào hai gót chân hình chữ V, đầu ngữa ra phía sau, thở vào tận cùng, vừa thở vừa niệm thầm Quan Thế Âm Bồ Tát. Như vậy mỗi lạy ta tiến hành tưởng niệm đảnh lễ được 2 Hồng danh.

4/ Đầu cúi xuống, gân cổ giãn ra, thân mình nằm rạp, cằm đụng hai đầu gối, năm vóc gieo sát đất, ép bụng, thở ra tận cùng, hai tay duôi về phía trước, huyệt ấn đường (giữa hai chân mày), trán chạm vào hai bàn tay từ từ lật ngữa cung đón Phật, những tư thế nầy giúp máu chạy lên đầu, tăng trí nhớ.

5/ Nín thở hai bàn tay từ từ nắm lại tưởng tượng chư Phật, Bồ Tát đang truyền cho năng lượng, ta hãy thiết tha thu nhận và tận hưởng.

6/ Hai bàn tay úp lại, đầu ngẫng về phía sau, thở sâu vào đến đơn điền, trở lại tư thế ngồi trên hai gót chân, chống tay từ từ đứng lên, óp bụng (thở ra tận cùng giống như con mèo đang rướn mình) hai gân sau của chân căng ra, nhón chân cho các ngón chân cùng vận động. Trở lại tư thế đứng thẳng, thở vào tận cùng.

Lưu ý: khi tiến hành các động tác lễ Phật, ta phải thành kính, nhiếp niệm, thong thả, mắt nhìn vào tượng Phật, Bồ Tát hay từng chữ của Kinh, hoặc để tâm vắng lặng, giúp cho Tâm được an tịnh, lúc vào và ra lễ, ta phát nguyện, nhớ và thay thế cho Tứ ân lễ lạy đến 10 phương 3 đời Tam bảo, sẽ giúp cho ta phần nào trả lần hồi được ân nghĩa sâu nặng của xã hội

Về thân, khi lạy xuống lên, các gân cổ, ngón tay, ngón chân, cánh tay, chân, xương sống, gân hai chân đều căng thẳng (xem như đang ‘chống lão hóa’ vì khi về già thì gân cốt rút lại, ta hằng ngày lạy, giúp cho gân cốt giãn ra) sẽ giúp cho gân cốt hoạt động, các huyệt đạo được kích động và thông từ đầu chạy dọc theo xương sống, xuống tận hai hai bàn chân và ngón chân cũng như tay. Thở vàothở ra tận cùng, giúp ta đưa được dưỡng khí đến toàn thân và loại tận cùng các uế khí ra khỏi cơ thể. Các huyệt đạo được khai mở, máu huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, bệnh tật sẽ được tiêu trừ, nghiệp chướng từ đây cũng được chuyển hóa, nên khi lạy nếu có đổ mồ hôi nhiều thì rất tốt vì thải ra được nhiều độc tố, đừng lo ngại, hãy phấn khởi lên vì lao động có đổ mồ hôi thì mới có ngày bội thu.

Ta lễ lạy vào mỗi sáng, mỗi ngày và tận hưởng những năng lượng của chư Phật, Bồ Tát truyền cho, tất cảm nhận được niềm an lạc, đến lúc đó ta sẽ ghiền, không lễ lạy ta thấy thiếu cái gì, khó chịu trong người và không được khỏe, như vậy là đã thành tựu được phần nào rồi!

Ta lễ lạy tại gia được an lạc là đã thực hành pháp tu “độc giác” vừa “tự lực” vừa cầu “tha lực” thành tựu, giúp ta “tự tin” và tinh tấn hành trì, nếu sống một mình cũng được an ổn, khi sống chung cùng chúng cũng dễ hòa hợp và phát triển đạo tràng ví lúc đó ai cũng chỉ lo nhiếp tâm lạy Phật, không bị cảnh bên ngoài chi phối, Phật tánh tự hiển lộ.             

II/. Nên chuẩn bị cũng như lễ Phật như thế nào, để được liên tụctiện lợi ?


Khi đã thấy được sự lợi ích thiết thực và cao đẹp, cũng như dễ dàng không hao tốn của việc lễ Phật. Hãy sắm một tấm nệm mỏng để cho êm đầu gối, lễ lạy nhiều sẽ không bị ảnh hưởng gì, phát nguyện lạy từ từ các bộ Sám, tiến lên lạy Ngũ bách danh, Tam thiên Phật, Vạn Phật, rồi phát nguyện lạy từng vị trong Đại Bi sám pháp, từng chữ trong Bát Nhã Tâm Kinh, tiến lên lạy mỗi chữ mỗi lạy Bộ Kinh Pháp Hoa với hơn 60 ngàn chữ, Kinh Đại Bát Niết Bàn gần 300 ngàn chữ. Nếu mỗi ngày lạy 200 lạy, thì bộ Kinh Pháp Hoa phải lạy liên tục trong 1 năm, bộ kinh Đại Bát Niết Bàn phải hơn 4 năm hoặc vừa niệm Phật vừa lạy...Với phát nguyện như vậy, ta sẽ lạy được liên tục, lâu dài, vừa tu tập, vừa thâm nhập kinh tạng, vừa tránh xa được những thị phi, cám dỗ của vật chất thế gian và tất nhiên sẽ thành người đoan chính.

 

Lễ lạy tại nhà là pháp tu rất nhiều lợi ích, nhất là vào mùa mưa, lạnh, không thể đi ra ngoài đường hay đến công viên hoặc các nơi tập luyện được, sẽ tránh được thời tiết xấu, các phiền toái hay những tiêu cực phát sinh, khi phải tiếp xúc với nhiều người chưa tốt.

Lễ lạy khỏi phải tốn kém mua sắm những dụng cụ để tập luyện, như các môn thể dục, thể thao khác, chỉ cần nơi trang nghiêm, thanh tịnh, giúp ta có cơ hội đối diện với Phật nhiều hơn và Phật tánh của ta cũng có nhiều cơ hội hiển lộ. Lễ lạy là pháp tu cũng là pháp dưỡng sinh, có thể tranh thủ lễ lạy vào lúc khuya, tối hay lúc rảnh rỗi, ta thực hành yên tịnh, âm thầm không ảnh hưởng đến chung quanh, nếu nhiều người cùng lạy cũng không gây ồn náo.

III/. Lợi ích của Lạy Phật: Ta lễ lạy chân thành “tu thân” sẽ cảm ứng được ơn trêncảm hóa được thân nhân gia đình “tề gia” hay những người chung quanh, “Phật hóa gia đình hay giòng họ” cũng là một cách hoằng pháp hữu hiệu, một phần của “bình thiên hạ”.

Lễ lạy ta sẽ tiêu trừ được nguồn gốc của vô minh đó là bệnh “chấp ngã”, luyện tập được tâm khiêm cung, hành xử trong cuộc sống sẽ có được nhiều tốt đẹp, thân thiện và giúp ích được nhiều người, phước đức từ đây sinh khởi. Lễ lạy tại nhà với nhiều sự nhiệm mầu giúp ta củng cố niềm tin Tam bảo, sẽ vững vàng trong sự hưởng thụ cao đẹp với Phật Pháp.

Lễ Phật tại nhà giúp ta ẩn dật tu hành, nếu nhập thất rất là thích hợp, vừa có cơ hội và điều kiện để “tịnh tu” mặc cho bao “thị phi” của cuộc đời vùi dập và lòng người với nhiều “đố ky”, “phân biệt, đối xử” cũng không chi phối, vừa rèn luyện được sức khỏeý chí. Khi sống với nội tâm, tự tin và cắt lần hồi các duyên trần, chính là lúc nầy chúng ta sống đúng theo Phật, Tổ đã dạy: “ngoài dứt chư duyên, trong không toan tính, tâm như tường bích, khả dỉ nhập đạo”!

Khi ta chưa giúp ích gì cho xã hội được nhiều, hãy ở một chỗ, tu pháp lễ lạy sẽ giữ tâm được an lạc! “Tâm bình thế giới bình”, “tâm an vạn sự an”, hương vị giải thoát của Phật Pháp ta cũng nếm mùi thọ hưởng, lúc đó ta sẽ nhìn đời rất đáng yêu và quý kính mọi người, không dám xem thường một ai! Tâm ta tốt sẽ chiêu cảm được nhiều người tốt, giúp ta sống tốt, thì ta cũng đã âm thầm góp phần giúp cho xã hội nầy được đẹp và bình yên phần nào rồi, hơn là phải bôn chen chạy theo danh lợi, hay đua đòi theo vật chất vô thường, để phải nhiều lo toan tính toán, rốt cuộc rồi cũng không giữ và mang theo được gì, nhưng khiến tâm mình và tâm nhiều người phải loạn động, thì làm sao xã hội nầy hưởng được sự bình yên !

Có ăn sẽ no, có tu ắt chứng, có đi sẽ đến, có bơi lội sẽ không bị chìm và lên được bờ, có lễ Phật sẽ được mạnh khỏe, được Phật gia hộ và phước đức Ngài ban.

Sống “cư trần lạc đạo, tùy duyên, ít muốn, biết đủ” tiến hành lễ lạy thường ngày, được như vậy, tức là đã giữ Giới, tâm ta sẽ từ từ được Định, Tuệ sẽ phát sinh, Thân, Khẩu, Ý hằng thanh tịnh, lo gì không đồng Phật vãng Tây phương.

“Chạy theo ngũ dục”, “Cống cao ngã mạn” là trở ngại lớn nhất của người tu và trong mọi quan hệ xã hội. Hằng lạy Phật sám hối một cách chân thànhphương pháp ‘hạ ngã’ và giải trừ nghiệp chướng một cách thù thắng nhất, vì “tội từ tâm khởi, đem tâm sám, tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu…”. Lạy Phật chúng ta có cơ hội thực hiện “phận sự chính” đó là “quay lại với chính mình”, để không “hướng ngoại tìm cầu”, thường “sám hối” tức tự cứu lấy mình, để không lệ thuộc vào ai, bớt ham muốn, ta sẽ sống cuộc đời an lạc giải thoát, tự tại không bị ngũ dục kéo lôi và mây mờ của ngã chấp che phủ, Phật tánh sẽ lần hồi hiển lộ.

Lạy Phật, một pháp tu đơn giản, giúp ta có cơ hội “Quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” qua đây ta soi rọi lại mình, rèn luyện được sức khỏe với nhiều lợi ích, làm cho sự lưu thông máu huyết thêm thông suốt, hóa giải được nhiều bệnh hoạn, cũng là một pháp tu giúp ta tiêu trừ được “bản ngã” một cách hiệu quả nhất, nhờ lạy Phật, ta ‘tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi’, để cố vươn lên cũng như phải tu đến “vô ngã” mới đạt đến được Niết bàn tịch tịnh và có được “năng lượng”, lòng “từ bi hỷ xả, bao dung” mở ra, lúc đó ta mới mạnh dạn sẻ chia, mới tròn được hạnh nguyện ‘thượng cầu hạ hóa’ giúp ta thực hiện đúng lời Phật dạy: “Sức khỏe là lợi ích. Biết đủ là thời gian. Thành tíngiàu sang. Niết bàn là hạnh phúc” PC 204, thật tuyệt vời! Chứ vẫn còn ‘tự tư tự lợi’, ‘không có của mà đòi cho ra’, thì chỉ là chuyện ma mị, ảo tưởng viễn vông mà thôi ! 


Hằng lạy Phật một pháp tu lợi ích,
Bản ngã tiêu, sức khỏe tốt, dưỡng sinh,
Khi ta lạy quán chiếu lại chính mình,
Lạy nhiều lạy ba nghiệp hằng thanh tịnh


An Lạc thất, Adelaide, Nam Úc, những ngày tịnh dưỡng

Thích Viên Thành                                                                                                                             

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7837)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9482)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8432)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12985)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8954)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9408)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9488)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8649)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8369)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9576)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10319)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9146)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9246)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11330)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10046)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17527)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8146)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8350)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8560)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8212)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10095)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8225)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9686)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8504)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8333)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8617)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9855)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11228)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10259)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9406)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9537)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11831)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8639)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9206)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8912)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9301)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10890)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9973)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8578)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9949)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10060)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8930)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13400)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10116)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9229)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26919)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9962)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12813)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10901)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9994)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant