Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dấu Xưa

05 Tháng Chín 201613:23(Xem: 8970)
Dấu Xưa
DẤU XƯA

Truyện thật ngắn của Toại Khanh

Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. Một chiếc lược gãy trong rổ may của bà ngoại đã khuất, chiếc áo cũ đã sờn của mẹ hay cặp kính lão của người ông nay không còn nữa, và có khi chỉ là một lá thư đã nhòe mực,… Thương lắm. Nó chứa trong đó cả một trời xưa, dấu cũ của đời kiếp. Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến giữa thế giới điện tử cực kỳ tinh vi hiện đại hôm nay vẫn còn lắm người cứ nấn ná những tên gọi Lá Bối, Phương Bối, Luy Lâu, Xóm Hạ,…
Trộm nghĩ sống theo tinh thần tỉnh thức của Phật giáođối diện thực tại, nhưng những hồi ức lành mạnh hướng thượng cũng không phải là xấu nếu đúng lúc và hữu ích. Hồi xưa đức Phật cũng từng nhắc lại dăm kỷ niệm cũ trong tinh thần đó: Thế Tôn Ca-diếp từng tĩnh tọa chỗ này, nay kể thêm ta thì ở đây đã ghi dấu hai đức Phật. Chưa hết, ngày Phật về Kusinara để viên tịch, Ngài cũng nhắc lại một tiền thân làm vua ở đây và xác nhận đây là lần thứ tám bỏ xác chỗ này. Những hoài niệm đó có lợi cho người nghe. Vì nghe rồi, người ta càng thêm phần tinh tấn.
Tôi có một thói quen ngộ nghĩnh là khi đọc sách về những danh nhân mà mình có cảm tình thường để ý xem họ sống được bao lâu. Thọ thì không nói gì, nếu người đó đi sớm quá, tự nhiên nghe lòng ray rức lạ lùng. Dù thường khi họ là người của xứ nào đó, chẳng phải người Việt. Ray rức rồi tự nghĩ về mình. Dù đến tận lúc này, tôi vẫn chưa có dịp hầu trà cho danh nhân nào, nói gì là..
Cái chết là kỳ thi cuối cùng cho mỗi đời người. Chưa xuôi tay thì khó biết ai đậu rớt. Có kẻ tiếng tăm chưa bao lâu thì đã tiếng tai. Phải đợi họ nằm xuống ít lâu, và ta chịu khó nghe ngóng trong thiên hạ xem vị trí của người đó bây giờ ra sao. Đại chúng thường có vẻ dễ bị cuốn hút bởi những đòn phép quảng cáo. Nhưng đã là đám đông thì dễ sợ lắm, tưng bừng ủng hộ một đổi rồi thì cùng ngồi lại để sàng lọc. Có thể nói tất cả di sản văn hoá, văn minh của nhân loại xưa giờ đều phải trải qua những thử thách khốc liệt và nghiêm khắc kiểu đó.
Vậy thì chết không phải là hết. Tới đó thì chỉ mới là một phần đường trong hành trình xác định bản thân mỗi con người, mỗi tác phẩm. Từng ngày trong thuở bình sinh đều góp phần quyết định cho cái ngày sau ấy. Từ đó suy ra, từng phút giây hiện tiền phải được sử dụng trong tinh thần trách nhiệmrõ ràng quá khứ, hiện tại và tương lai luôn có một mối quan hệ mặn mà. Tưởng tiếc dĩ vãng hay mộng mị về tương lai để buồn vui vớ vẩnthể không cần thiết, nhưng lấy chuyện lúc này để xây dựng cho chuyện lúc khác thì có lẽ ngược lại.
Nói quẩn quanh cũng chỉ để trở về ý tưởng ban đầu của bài viết là quá khứ đôi khi có những giá trị khó ngờ. Theo A-tỳ-đàm Nam Truyền, xét về thực tính đệ nhất nghĩa đế, quá khứ là cái đã không còn nữa, nhưng trên quan điểm Thi Thiết, nếu ta muốn, nó vẫn còn nguyên vẹn đó trong tâm tưởng chúng ta. Nó tồn tại vì ta nghĩ đến nó. Cái lược gãy cộng với nỗi nhớ của chúng ta sẽ tái hiện lại hình bóng của bà ngoại đã khuất. Háo hức, cắm cúi chạy theo những lo toan thời thượng, nhiều người đã quên mất hình thức tồn tại thứ hai này của vạn hữu. Dĩ nhiên tôi chỉ muốn nói đến những gì hữu ích.
Và thật vô cùng xin lỗi những ai đang đọc bài viết này của tôi, khi nguồn ý tưởngcảm hứng cho bài tiểu luận này (tạm gọi vậy) không hề hình thành từ một phút giây thiền định tĩnh tọa nào nghi ngút khói nhang. Chúng đến từ một phút giây lạc đường của tôi trên Internet. Đi tìm cái này thì lại gặp cái kia, và chợt nảy ý chép lại cảm xúc lúc đó. Những ai không ưa bài viết này của tôi, có thể vào đó để thăm viếng, xem như lời xin lỗi của tôi.
Có lẽ cũng xin thưa rõ, đó là những âm thanh nguyên thủy của một Quán Văn lừng danh tại Saigon vào giữa thập niên 1960 với những Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời son trẻ. Lúc đó người viết bài này vẫn chưa nhìn thấy mặt trời. Tôi biết đến Quán Văn qua hình thức tồn tại thứ hai của nó, như vừa thưa ở trên. Hãy nghe để tìm lại một thời đã mất, tìm lại thời khói lửa ác liệt mà cũng nồng nàn nhất của quê hương Việt Nam, khi mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chưa kịp bị đời phân loại bằng một cái nhìn Biến Kế Sở Chấp. Hãy nghe như chưa nghe lần nào. Xin lỗi nhạc sĩ Phật tử Trịnh Công Sơn.

(Trích: Chuyện Phiếm Thầy Tu)

TOẠI KHANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8009)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8986)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15903)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9539)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8999)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9129)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9505)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9274)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8915)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10131)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10038)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9163)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10927)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9637)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9320)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10057)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11823)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12196)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9416)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11922)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9765)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9719)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11688)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17939)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8735)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9333)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 9000)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9452)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9945)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9252)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9093)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9028)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10936)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7931)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10257)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8827)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8903)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17882)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8156)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8645)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10811)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10136)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8491)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10646)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9016)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8206)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9274)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9157)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9398)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9672)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant