Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mùi hương giải thoát

05 Tháng Chín 201618:25(Xem: 7573)
Mùi hương giải thoát

MÙI HƯƠNG GIẢI THOÁT


Như Hùng


Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn. Ta có thể nhắm mắt lại để không thấy, bịt tai lại để không nghe, im lặng không nói năng, không làm gì cả, dừng mọi suy nghĩ. Ta cũng có thể không thấy, không nghe không biết, không làm, không động đậy, nhưng ta không thể không thở.


Chiếc mũi đã quan trọng hơi thở lại càng quan trọng hơn, khi ta không kiểm soát được hơi thở, lo sợ bồn chồn bất an, bị trầm cảm, lo lắng quá độ, hơi thở hồi hộp rối loạn, đứt đoạn, tim đập nhanh loạn nhịp, máu huyết tăng cao, sẽ làm cho ta dễ bị tai biến mạch máu não, như vậy sẽ khổ một đời. Chỉ một hơi thở, một hơi thôi, nhưng nếu ta không hít vào thở ra được, khí oxy không đưa vào nuôi cơ thể não bộ, lập tức ta chết ngay.

Chiếc mũi, ngoài chức năng chính là hít thở để duy trì sự sống, thì mũi của ta kể ra cũng thật là tài tình. Nó có thể ngửi được những việc ở gần, đánh hơi phát hiện ra những chuyện ở xa. Nó rất thính bén nhạy mẫn cảm, lại phối hợp với ý thức, nên mức độ tưởng tượng dồi dào đa dạng phong phú tinh tế vô cùng.


Thông thường mũi của ta ưa thích những gì thơm tho hương sắc, những gì hấp dẫn gọi mời, quen ngửi mùi hương bất tịnh, những hưng phấn say đắm mê mẫn lòng người. Ngược lại, dị ứng với những mùi nồng nặc hôi thúi uế trược, những mùi khó ngửi khó chịu khó thương, làm cho ta xa lánh tránh mau. Cho dù xa hay gần nhưng khi nó đánh hơi phát hiện, khi không bằng lòng bất như ý, không thích không ưa, thì ngoãnh mặt làm ngơ, quay đầu bỏ đi không thèm ngó lại. Những gì tỏa sắc đọng hương, thơm lừng quyến rũ, dù cho vất vả gian nan, cũng ra sức bỏ công nhọc lòng tìm tới.


Những gì làm cho náo lòng nức mũi, mê mẩn tâm thần, thì không thể nào quên được, vương vấn đêm ngày gợi nhớ trông mong. Những gì hôi hám, những gì ghê tởm xấu xa, buồn nôn, không thể nào ngửi nổi, thì lại bịt mũi nín thở, chạy nhanh tìm đường trốn tránh. Khi đánh hơi thấy bất lợi cho mình, không hợp không xứng không vừa lòng, thì lại lặng lẽ chuồn êm, tìm cách lánh xa. Nhưng khi ngửi được cơ hội, có lợi có danh, vừa lòng hợp ý, cung phụng bản ngã lớn to, thì lập tức nhào đến không cần gọi mời. Ôi! chiếc mũi của ta thật là tài tình và cũng lắm gian nan, làm  cho ta dỡ khóc dỡ cười.

Chiếc mũi dọc dừa khiến bao người thầm mong trộm nhớ, chiếc mũi xinh xinh khiến bao kẻ đợi người chờ. Chiếc mũi cao sang khiến bao người ước ao chiếm hữu. Chiếc mũi dễ thương khiến bao kẻ ngẩn ngơ dệt mộng. Chiếc mũi thanh cao khiến bao người ấp ủ nâng niu. Chiếc mũi người thương kẻ nhớ, có những chiếc mũi không cần gọi tên, không có tên gọi, nhưng để lại trong ta dấu ấn đậm sâu, một đời không quên.


Bên cạnh cái đẹp cái cao sang từ chiếc mũi thì cũng có những chiếc mũi làm cho kẻ khác đắn đo do dự. Chiếc mũi làm đẹp, chiếc mũi thẩm mỹ, chiếc mũi được bàn tay con người can thiệp. Ngoài ra người ta còn viện dẫn nhiều lý do, đặt ra tiêu chuẩn thế nào là chiếc mũi đẹp, cũng vì chạy theo cái đẹp, ta làm cho mũi đau tâm khổ. Lại có những chiếc mũi mà những người tin vào tướng số lo lắng ngại ngùng, cũng có đủ thứ đủ kiểu lắm trò cho chiếc mũi. Khi mũi bị dị ứng, nước mũi nước mắt tuôn trào, hoặc vì lý do sức khỏe có sự can thiệp của y khoa, phải thông qua mũi, dây nhợ tùm lum, làm cho ta chần chừ suy nghĩ, xót xa đắng lòng.


Ngửi mùi hương của nhan sắc, những in dấu trên thân thể, những đọng lại trên tóc trên da thịt, những dư âm hương vị của nước hoa, của phấn son xiêm y lụa là, vẻ đẹp say sưa ngây ngất còn đọng lại đâu đây. Mùi quyến rũ của người khác phái, dáng vẻ bắt mắt đáng yêu của ai đó, tất cả cứ thế đọng lại trong khứu giác, thấm vào trong tim, lòng ngất ngây, mũi phơi phới, hương thoang thoảng, vương vấn vấn vương, chẳng biết lúc nào mới buông bỏ xuống được.


Khi mũi dị ứng, chẳng thơm tho, thì tâm ta theo đó lại càng không thích, khó chịu chẳng ưa, nhưng khi đã quen hơi quen mùi, quen chỗ quen nơi, thì lại lưu luyến đắm say, khắc dạ để tâm. Khi ta vận dụng đến năng khiếu khác, xoay chiều đổi hướng, không khéo thì ý thức xen vào gây lũng đọan, sai sử so sánh phân biệt. Mọi chuyện mọi thứ mọi việc, dù xa hay gần, thời gian không gian, lớn hay nhỏ, những gì xảy ra, có liên quan đến hay không. Một khi mũi đánh hơi phát hiện, cọng với mức độ tưởng tượng dồi dào, phóng đại nâng cao, sự việc sẽ được viện dẫn phân tích dưới mọi góc độ, tùy vào sự phán đoán chủ quan nhiều hay ít.


Ở vào thời đại thông tin mạng lưới toàn cầu, khả năng đánh hơi của mũi lại vô cùng tinh vi đa dạng, lại thêm ta vận dụng tối đa các căn, suy diễn dẫn dắt, nắm bắt lung tung, bày trò dẫn đưa lạc lối, làm sụp đổ lung lay mọi thứ, rối bời rối bong đưa đến nguy hại không lường. Nó lắm việc nhiều chuyện, nhập nhằng lẫn lộn, đánh hơi quá khứ hiện tại tương lai, vượt thời gian không gian, ngửi được mọi thứ chung quanh cho dù không nghe không thấy. Mức độ tưởng tượng thâm sâu, nắm bắt tức thì, lập kế bày mưu, kẻ hứng người đưa, dấu mặt đặt tên, thật lòng hiếm gặp, hỷ hả tung hô, quyết lòng chiếm đoạt, nhanh chân trốn chạy. Chỉ cần vuốt ve bản ngã, thỏa mãn bản năng là xong, gợi óc tò mò là được, đáp án đúng sai không cần quan tâm, không kể hậu quả ra sao, lợi hại tốt xấu mặc kệ, nhẫn tâm vô tình.


Thật ra, nếu chỉ là mùi hương thơm tho hay hôi thối, tự nó tỏa ra lan đến, ngửi chỉ để mà ngửi, chỉ làm tròn chức năng thông thường của nó, ta không tác ý móng tâm, thì làm sao có thể gây phiền gây khổ, thì làm gì nên tội nên tình? Nhưng khổ một nỗi, lỗi ở ta mọi đàng, do tâm thức của ta tương tác với cảnh duyên, khởi lên muôn ngàn sai biệt, chấp vào níu lại không chịu để yên. Nên khiến cho ta đắm nhiễm si mê dại khờ, mới chìm mới lận đận nơi sông mê bể ái, luân hồi sanh tử dạo quanh lối mộng.  


Thương ghét, tham ái, mê mẩn đắm say, nếu không chuyển hóa buông xuống bỏ đi, quyết lòng rời xa vượt thoát, thì lận đận lại càng lận đận, khổ đau lại càng khổ đau, đau dài dài đau mãi mãi. Đã đến lúc ta phải hít thật sâu thật lâu, để cho bình an thư thái trú ngụ, để cho buồng phổi đầy ắp sự trong lành, đẩy đưa uế trược ra ngoài, thường xuyên giữ tâm thong thả, thở ra thở vào thật trọn vẹn tốt đẹp, làm mới chính mình cho được rạng rỡ quang huy.


Tất cả đều tùy vào trạng thái tâm sinh lý, hỷ nộ ái ố, những vui buồn bất chợt, những được mất hơn thua, đều làm cho hơi thở đổi thay, nhanh chậm thất thường, biểu lộ trạng thái bất an xâm chiếm. Khi ta khó thở, nặng nề dồn dập, khò khè, ta phải lưu ý đến đường hô hấp, nhớ quan tâm đến sức khỏe của mình.


Môi trường sống của ta có được trong lành ít ô nhiễm, thì mũi ít bị dị ứng, ít nhiễm bệnh, những bệnh về mũi do mũi gây ra không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến lá phổi của ta. Nhiều khi ta lạm dụng quá mức, hít vào những thứ ô nhiễm độc hại, những thứ làm cho ta mê mẩn tâm thần, tâm ý dẫn dắt sai lệch, nghĩ tưởng quá nhiều, biến tướng biến chất, đảo lộn chức năng, đều gây tổn hại cho thân tâm, ta phải xem xét cho thật kỷ càng, chớ đừng đụng vào, dính vào.


Cuộc sống của ta lúc nào cũng bị vô thường chi phối tác động, đến một ngày nào đó bệnh tật réo gọi, mắt ta mờ không thấy, tai ta không còn nghe được, miệng ta không đưa thức ăn vào được, phải nhờ đến ống đến dây, thân ta nằm bất động phải nương tựa vào người khác, dựa dẫm vào y khoa, đầu óc ta không còn minh mẫn. Dù sống lây lất nhưng ta vẫn chưa chết đưọc, nhưng khi mũi ta không thở vào dù chỉ một hơi, ta chết ngay tức khắc. Dù vậy, mấy ai trong chúng ta ra đi nhẹ nhàng, giã từ cuộc chơi mà không vấn vương, đành lòng ra đi, cam chịu mà đi, không bị nghiệp quả hành hạ?


Ta không thể cứ mãi ở đó để rồi than thân trách phận, đổ thừa cho nghiệp quả số phận. Nghiệp quả tốt hay xấu đều do ta tác tạo, quả lành hay ác cũng đều do ta gây nên, ta phải cưu mang nhận lãnh, chẳng có ai thế vào gánh dùm. Khi nào còn tác nhân, tác ý thì còn phải tác quả tác nghiệp, khi nào tác nhân tốt tác ý thiện thì được quả lành ý tốt, rõ ràng như thế không hề sai chạy.


Thông thường tại ta chỉ lo o bế nâng niu sáu tên giặc,  không chịu chuyển hóa thành bạn đồng hành tri kỷ, không biết cách chế ngự phòng ngừa, không nổ lực tu tập, không thực hành theo chánh pháp, mới khiến cho ta mãi trầm luân trôi dạt trong sáu cõi ba đường. Từ trước đến nay đêm ngày ta đau khổ, ray rức phiền hà, chán chường lo lắng, cũng do sáu tên giặc đó tác yêu tác quái, rủ rê mê hoặc, khiến ta cắm đầu chúi mũi chạy theo, không biết đường ngay lối thẳng, không rõ nguồn cơn,  không biết đâu là bờ mê bến ngộ lối về.

Ta mua vui trong chốc lát, ta tìm quên trong phút giây, ta lỡ dại trong sát na, nhưng hậu quả thì vô cùng nguy hại về lâu về dài.  Ta quyết chí không đụng vào hít vào, không ngửi qua những chất độc hại, những thứ gây nghiện, những thứ làm cho ta mê mẫn ngất ngây, những gì làm cho trí tuệ lu mờ, những thứ làm cho thần trí đảo điên, những gì làm ô tâm nhiễm tánh, những thứ khiến cho ta si mê dại khờ đớn đau. Ta phải lánh xa trốn thật kỷ không được mó vào, ta phải lắc đầu khước từ chạy cho lẹ cho nhanh đừng để dính phải, đừng để hại ta phiền người, một đời đau khổ.


Hơi thở cực kỳ quan trọng cho sự sống của ta, nương vào  hơi thở để ta tu tập cũng quan trọng không kém. Thay vì tiếp tục để cho mũi đánh hơi nhầm lẫn, phát hiện bừa bãi, dẫn ta đi sai đường lạc lối, bây giờ ta biết gìn giữ hơi thở, “thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mĩm cười”. Ta thực tập trong từng phút giây, quán sát hơi thở, nhận biết hơi thở vào ra, tâm ta tinh tường thấu đáo, an lành tĩnh thức. Chỉ khi đó và lúc ấy ta mới an nhiên sống vui sống đẹp, cuộc đời mới trở nên đáng yêu đáng quý, ta mới thong dong thảnh thơi trong mọi nghĩ suy tác tạo, được vậy thì còn gì quý giá bằng.


Cũng nhờ chiếc mũi này mà ta biết gìn giữ hơi thở, kéo tâm lang thang của ta về một mối, sáng soi cõi lòng tấc dạ. “Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết rằng mình thở ra.”  Nhờ vậy con đường đi đến giác ngộ thênh thang lộng gió, từng bước đi hoa cỏ đón chào, đời sống ta luôn được trân trọng cao đẹp an lành, khắp chốn mọi nơi.


Chiếc mũi ngửi mùi hương giải thoát, không vướng cảnh vướng người, hít vào tràn ngập yêu thương, thở ra tâm lành ban trãi. Chiếc mũi diệu kỳ, đánh hơi được luân hồi nhân quả để tránh, phát hiện phiền não khổ đau để một lòng cầu đạo vô thượng. Chiếc mũi tuyệt vời ngửi được hương thơm của giác ngộ, phát hiện ra những ngăn che bám víu vướng bận để tiêu trừ. Chiếc mũi diệu vợi cao cao, là khi căn, trần, thức, không còn làm hề hấn, thênh thang rộng mở trên mọi đi về. Chiếc mũi cao quý, thoát ra ngoài hương sắc nhiễm ô, vượt khỏi càn khôn về với vô tận miên trường.


Trong sách Khóa Hư Lục, phần Sám Hối Sáu Căn được vua Trần Thái Tông (1218-1277) sáng tác có đoạn đề cập về mũi như sau:


Nghiệp căn Mũi là:


Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào,
Chẳng thích chơn hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông xạ ướp, chỉ thích tìm tòi,
Giới định huân hương, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài,
Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trần, Long thần chẳng nể,
Chỉ thích mùi xằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa,
Cây giác hoa tâm, xây đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau,
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.
Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng ngũ vị,
Mê mãi không nghĩ, như lợn nằm chuồng.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng,
Bôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng,
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi động tâm,
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi,
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải ngàn muôn kiếp, mới được làm người,
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.

Nếu không sám hối khó được tiêu trừ

Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.


Đệ tử chúng con, chí tâm phát nguyện:


Một nguyện ra hết, tà kiến loạn tâm,

Hai nguyện nhận vào, tuệ hương xông ướp,

Ba nguyện đóng thành, cửa vô lậu nghiệp,

Bốn nguyện ho tan, trần cấu hữu duyên,

Năm nguyện lôi về, con đường tam bảo,

Sáu nguyện ngáp nát, bốn loài sanh linh,

Bảy nguyện thở trừ, các chướng phiền não,

Tám nguyện ngửi được, hoa tươi giác ngộ,

Chín nguyện thường thông, giống các pháp lành,

Mười nguyện hằng lấp, nhân ngũ vị tân,

Nguyện thứ mười một, về dạo biển tánh,

Và nguyện mười hai, ra khỏi bến mê.



Ta vượt khỏi sông mê bể ái, về dạo biển tánh ngời trong sáng soi một cõi, là khi ta đem hết tâm can, ngừng mọi lang thang đếm bước, giật mình tĩnh mộng, quán chiếu tư duy tròn đầy. Khi nào thật sự và chính thức, ngửi được mùi hương an lành của tự tâm lan tỏa, của con tim đong đầy yêu thương nhân ái, của tâm thức ngào ngạt hương thơm của giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến hương, đó mới là chiếc mũi tuyệt vời, vượt ra ngoài thời gian lẫn không gian.


Hương thơm tinh khiết của giới đức, hương cao đẹp của đức hạnh, hương bất diệt của từ bi trí tuệ, là do mình biết vâng phục gìn giữ trân trọng những giá trị cao quý. Những gì làm cho nhân phẩm của mình được hoàn thiện thanh cao, tâm tư của mình được thăng hoa tươi đẹp, một lòng một dạ vâng giữ thực hành, hết lòng trọn kiếp tu tập, thành tựu đạo giác ngộ giải thoát. Còn đó, hương thơm một cõi, ra tay cứu độ, dấn bước lên đường, nhập vào dòng chuyển lưu mà lúc nào cũng tự tại, mang lại an lạc cho mình và tha nhân.


Trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở, bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đoạn:

"Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệgiải thoát.

"Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quảlợi lạc lớn?

“Này đây, quý vị khất sĩ! Người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và đặt vững chánh niệm trước mặt mình. Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết rằng mình thở ra.

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

5. Ta đang thở vàocảm thấy mừng vui. Ta đang thở racảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vàocảm thấy an lạc. Ta đang thở racảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

13. Ta đang thở vàoquán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vàoquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vàoquán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vàoquán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở raquán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.”


Ta tu tập cho thật vững chãi, tâm bình an cõi lòng lắng đọng, bỏ buông thư thả, thấy như là không thấy, nghe mà không nghe, làm mà không làm, không trụ bám níu kéo. Mũi ngửi mà tâm không vướng, thở vào ra tĩnh thức trên từng tư duy tác tạo, mùi thơm hay thối cũng chẳng bận lòng, thân tâm luôn thanh tịnh, thì còn gì cao quý bằng.


Chiếc mũi của ta, hơi thở của riêng mình, con đường ta đi thênh thang thông suốt, ý ta tĩnh lặng tròn đầy, tâm ta trong sáng lặng yên, mũi ta thở ra vào đầy hương giải thoát. Chỉ có hương thơm của đạo hạnh, giới đức, trí tuệ từ bi, an lạc, mới tỏa thơm tinh khiết lồng lộng thường hằng trong cõi nhân sinh. Thở vào, thở ra, vi diệu, tuyệt vời.


Như Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1308)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1431)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1331)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1406)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1386)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1284)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1341)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1351)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2037)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1384)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1411)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1279)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1538)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1378)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1240)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1207)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1396)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1129)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1116)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1173)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1313)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1333)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1103)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1220)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1157)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1299)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1285)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1422)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1528)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1269)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1390)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1428)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1343)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1672)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1315)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1318)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1351)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1222)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1354)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1474)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1534)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1699)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1563)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1458)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1235)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant