Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7 Bước Đến Miền Cực Lạc

15 Tháng Mười Một 201618:32(Xem: 8082)
7 Bước Đến Miền Cực Lạc
7 Bước Đến Miền Cực Lạc

Nhụy Nguyên

7 Bước Đến Miền Cực Lạc


1.

Mùa an cư của giáo đoàn Siddhatta bình lặng giữa mùa sala hé nụ. Đoàn khất sĩ ngày thêm đông. Rừng sala như một lễ hội bắt đầu…

Mùa kiết hạ sắp tới. Đức Phật rất lấy làm mãn nguyện với khu rừng ngập tràn hoa sala vốn của thái tử Jeta này. Hôm giáo đoàn của người đặt chân đến, không một bình bát nào được người dân cúng dườngbằng đồ chay. Vương quốc của thái tử Jeta vừa chinh phạt xong nước Vajji. Cả thành Bhagalpur ngây ngất trong chiến thắng, nhà nhà mổ gia súc ăn mừng. Không ai được khóc. Còn vua Pasenadi thì chuẩn y ngay lời của Govinda cho tuyển gấp một trăm cung nữ để tẩy rửa bụi bặm và máu trên mình.

Dưới một gốc cổ thụĐức Phật mở mắt thì trên đầu, vai và quanh người lả tả hoa sala còn thắm. Người nâng từng cánh mỏng, niệm chú rồi đặt xuống. Vạn vật có sinh có diệt. Hạnh từ bi của ngài thấm vào những cánh sala vừa chuyển kiếp sau một đêm tiết hương cho sự an tịnh của cả khu rừng. Đêm xuống, hương sala dịu nhẹ, ngọt, len vào giấc thiền. Những sa môn và các đại đức ngồi quán hơi thở vô tình nương hoa sala chìm vào an lạc. Số người mớinhập môn, hương sala khiến họ không thể nhiếp tâm. Một chút buồn, chút lo âu, và nhớ…

Asidana nhớ ngôi nhà mình cất công đẵn gỗ từ rừng Besarh về; nhớ dòng nước mắt của Malyahassa… “Asidana ơi, rồi em sẽ có con, chúng mình sẽ có con”. “Không đâu. Thời gian đã chối từ niềm hi vọng của em rồi, Malyahassa. Âu cũng là duyên để anh không vướng tục trần. Hãy để anh về với Buddha! Người sẽ chỉ cho anh con đường giải thoát, và cả em nữa…”. Mẩu đối thoại nhức nhối tâm can mỗi lần Asidana muốn tĩnh tại. Mở mắt, Asidana hết đỗi ngạc nhiên: bên mình một “cục bột” đang thiền. Buddha. Không thấy có hơi thở. Asidana toan dời chỗ, cục bột bỗng lên tiếng:

- Này Asidana, con định dịch chuyển tới đâu trong rừng sala này? Nếu ta là hổ, thì con vụt chạy về nhà sao?

- Thưa Buddha...

- Ta thấy hình như con đang bị ràng buộc quá chặt bởi thất tình lục dục, nên mới đến hỏi cho ra nhẽ. Asidana này, có ai tới bờ giác bằng hai chân trên hai chiếc thuyền không? Có ai một tay nắm Phật pháp mà tay kia không chịu buông nhân duyên phiền lụy?

- Thưa Buddha, con đã quyết tâm xả bỏ nghiệp duyên…

- Ta hiểu. Không ai hễ tu là đắc chánh quả ngay. Chân tâm tự tánh chẳng dễ hiển lộ. Chính ta xưa cũng từng lòng vòng mất bao nhiêu thời gianPhật pháp vô biên. Asidana, ta hiểu lắm. Con có thể dễ dàng bỏ tất cả mọi đam mê trong biển người thường, nhưng tình cảm luyến ái là khó nhất. Nhục dục như vũng bùn nhơ. Con càng tận hưởng càng bị dìm xuống sâu thêm... Rồi một trong hai con, sẽ có người chuyển kiếp trước, vô lẽ khi đó con (hay vợ con) cứ héo hắt, tàn lụy mà chết? Đó là ta chưa nói đến những vận hạn bất ngờ. Con nhớ vợ con. Ở rừng sala này không ai cưỡng chế con thôi nhớ vợ. Nhưng con có nhớ bao cô gái thuộc đẳng cấp hạ tiện ngày ngày hiến thân cho ngạ quỷ? Con có nhớ những thanh niên vắt kiệt sức mình trên cánh đồng lương thực ở Campa, Gaya, Nalanda? Con ích kỷ mà con không biết. Vì con thiếu hạnh từ bi.

 

2.

Tuần chăn chiếu sau buổi ăn trưa khiến vua Pasenadi không thể ngủ yên. “Quyền lực của ta không thể sai khiến được thần Mặt trời!”. Ngáp dài, ngài lại ngó ra sân thượng Tử cấm thành trắng xóa. Một sự khiêu khích, rằng chính thần Mặt trời mới không thể bị bất cứ quyền lực tối thượng nào sai khiếnÁnh nắng lưng chiều đang trùm sự chết lên cung điện Kosala.

Biệt cung Pasenadi, màu đỏ. Từ cột kèo, hoa văn, mái ngói, cho tới mành che… tất tật đều đỏ. Chỉ mỗi tấm vải trải nệm giường là trắng.

Cái ngáp dài của vua. Tấu sớ thoi thóp nằm im trong ống áo quan thần. Govinda cũng chưa kịp dâng sớ, lệnh bãi triều được ban. Các quan lục tục ra về, Govinda cứ thụt tới thụt lui…

Pasenadi thôi ngáp vào lòng tay.

- Govinda, ngươi có việc gì sao?

- Tâu Bệ hạ, thần có... sớ.

Vua khoát tay:

- Ngày mai hãy dâng. Bây giờ ta phải tới thăm Hoàng hậu.

Pasenadi bước đi, chợt dừng lại.

- Này Govinda, việc tuyển cung phi ngươi lo đến đâu rồi?

- Tâu. Thần đã cho cận vệ lùng soát khắp thành Bhagalpur, cả vùng ngoại ô. Vài hôm nữa thần đích thân tới đón về cho Bệ hạ.

 

3.

Cũng mươi ngày rồi, Pasenadi không tới thăm người vợ được tuyển từ hơn một ngàn cung nữ. Những trò tiêu khiển mà Govinda bày ra luôn chiếm hết thời gian của ngài. Gã bị Hoàng hậu nhắc nhở nhiều lần; Mallika cũng khuyên vua không nên nghe lời can gián của Govinda.  

Pasenadi đến cung Hoàng hậu Mallika với vẻ uy nghiêm kiêu hãnh. Từ hơn một năm qua, việc đến với Mallika ngài luôn xem đó là sự ban ơn.

Cô hầu của Hoàng hậu đón Pasenadi. Đợi. Ngài vẫn có thể kìm nén ít phút. Và khi cánh tay của ngài sắp vung lên cùng tiếng gằn của loài động vật ăn thịt sống, thì Mallika bước ra. Hoàng hậu không giống Hoàng hậu. Mallika thua cả cách ăn mặc của một gái hầu. Đôi dép thường, bộ đồ giản dị, tóc không trâm cài, không cả đôi hoa tai bằng ngọc… Hễ Pasenadi nổi thịnh nộ, mặt ngài rúm lại những đường nhăn ở trán và sống mũi, giống y hổ cái giữ con khiến bất cứ ai xanh nhợt.

Mallika cúi mình… Pasenadi bước tới đỡ Mallika. Ngài nhìn rất kỹ khuôn mặt Mallika lần đầu tiên không son phấn. Khuôn mặt phúc hậu thiên thần, làn da sáng bóng khơi dậy chút mặc cảm hiếm hoi của Pasenadi. Ngài dìu Mallika ngồi xuống. Đám gái hầu lùi ra cho tới lúc hai cánh cửa khép lại.

“Thưa Hoàng thượng, thiếp không thể”. Những nếp nhăn xô lại, Pasenadi cũng đứng dậy. “Mallika!... Phải chăng nàng…”. “Thưa không.” “Nàng ốm?” “Thưa Hoàng thượng, không…”. Cánh tay của Pasenadi vung nhẹ: “Nàng kháng chỉ?!” Hai mũi tên vô hình cắm vào chân, Mallika gập xuống: “Thưa Hoàng thượng, thần thiếp không dám.” Mallika cúi gầm mặt. “Thần thiếp muốn xuất cung làm đệ tử của Buddha!”.

Pasenadi bất thần rụt tay. Lùi. Ngài thét: “Mallika! - sắc mặt sa sầm giông tố - nàng điên rồi!”

 

4.

Mặt trời rọi luồng sáng ấm nóng vào tận căn phòng An Lạc của Govinda. Thật hiếm khi gã được phép dậy muộn như vậy. Lâu rồi, không sáng nào gã được thấy mặt thần Hélios. Thường, chưa rõ mặt gái hầu quanh giường gã đã phải bò dậy tới chực chầu, trong lúc vua còn vùi mình giữa ngổn ngang cung phi...

Govinda duỗi thân - cái duỗi của một sư tử chúa, căng mọi gân cốt, móng vuốt, hàm răng, và lưỡi. Niềm sảng khoái tồn lại từ đêm qua.

Govinda mất trọn buổi chiều nghĩ ra trò hoan lạc từ thân thể một cô gái không đẳng cấp lôi về từ vùng quê hẻo lánh. Govinda không có hồ Thiên Nga rộng lớn như Pasenadi song gã không thiếu thiên nga. Để nuôi dưỡng bầy chim thiên nga, vua đã cho xây một hồ nước dài hút mắt, đứng bên này hồ, mỗi thiên nga bên kia là một chấm trắng nhỏ nhoi. Từng bầy thiên nga ở khắp lãnh thổ Kosala, từ vương quốc Kasi, Vatsta đều thiên di tới sinh sống. Những đôi thiên nga không rời nhau nửa bước chính là món ăn Govinda ưa thích...

Cô gái đẳng cấp hạ tiện được nằm trên giường của Govinda. Có thể chính gã là người đầu tiên xóa sự phân định đẳng cấp trong vương triều Kosala. Và gã đã có giấc ngủ sâu đến từng ngách tủy sống.

Govinda tủm tỉm, nhấm nháp ánh vàng của buổi mai vương trên lá cành, lầu son gác tía. Mãi tới lúc cô hầu mời vào dùng bữa gã mới sực tỉnh, rằng phải lên đường.

Công việc của gã cũng không mấy nhọc nhằn. Tất thảy những cô gái đẹp trong vương quốc Kosala được tên cận thần dẫn lính lùng sục, “đánh dấu”. Giờ đây gã chỉ việc đến từng địa chỉ, lùa hết bọn họ về cung, và ở đấy tiếp tục có cuộc sàng lọc gắt gao. Pasenadi giao cho gã “kiếm cho bằng hết gái đẹp”. Không gì phải vội. Hôm nay Govinda cần tới một nơi khác.

 

Đền Khajuraho nằm ở miền Trung. Govinda lâu lâu lại tới đây để… cầu nguyện. Nhưng thường gã chỉ vòng vèo bên ngoài. Mắt no tròn trước vô số hình giao hoan được khắc chạm tinh vi sống động ở khắp bề mặt ngôi đền. Theo hiểu biết nông cạn của gã, chính Ngọc Hoàng Indra đã “xúi” những nhà điêu khắc tài ba làm nên một bức phù điêu cảm khoái bất tận. Không đếm được bao lần Govinda tới đây. Gã dạo quanh Khajuraho. Ngắm nghía. Sờ mó. Và mỗi khi gã chỉ tay thốt lên: “Đây”, lập tức tên danh họa chen tới, “truyền thần” thành một bức họa mang về cho gã. Ngôi đền Khajuraho, nguồn xung động ấy có thể cày xới, lật tung mọi kinh mạch chưa từng được đánh thông của gã, cứu rỗi linh hồn mỗi khi gã gần như bị đánh bật khỏi vương quốc Kosala.

Mỗi bận tới đây, Govinda đều cúng dường vô số của ngon vật lạ, vốn là thứ tồn kho của gã. Gã nhớ không rõ nữa, hình như gã từng được vời vào sâu trong đền để các Brahman ban phướcDĩ nhiên, gã phải quỳ trước thần Brahma đến run bần bật, long cả bánh chè.

Bước khỏi đền, gã vô cùng bực dọc, song lại có chút hân hoan. Không hề giống nét mặt của cô gái Govinda bắt gặp sáng nay. Tự nhiên gã chú ý đến một cô gái ở đẳng cấp Sudra. Cô gái hút gã. Sự phân định đẳng cấp trong xã hội luôn mang tới cho Govinda nhiều quyền lợi. Người trong đẳng cấp Ksatriya của gã không ai để thân ô uế đến mức chạm vào bóng của hạng tiện dân. Nhưng với gã thì khác. Ý nghĩ thoáng qua đó khiến gã lại nhớ cô gái nô lệ mình đêm qua...

Govinda chặn cô gái.

Cô gái né, đi thẳng.

Govinda gọi tên cận vệ: “Hãy làm theo cách tuyển cung nữ”.

Ngưng bước, chắc cô ta nghe thấu lời gã… Cô quay quỳ xuống.

- Thưa Đại vương. Tôi đã có chồng!

- Ngươi phải theo ta về hầu hạ vua Pasenadi đáng kính.

- Thưa, danh vị của đấng Quân vương không thể bị bôi nhọ bởi một phụ nữ đã có chồng được.

Cô đứng dậy, bước rất nhanh. Hồi nãy cô đã chạm tay vào đầu linga to nhất trong đền Khajuraho. Khấn nguyện… “Xin người hãy lôi Asidana khỏi khu rừng sala. Hãy cho chồng con trở về với con. Nếu quả thực chồng con không tưởng đến con nữa…”.

Cô gái đi rồi, Govinda lệnh: “Hãy theo cô ta! Đọc dụ tuyển phi cho cô ta nghe! Đánh dấu nhà. Ta sẽ tới bắt về sau! Nhớ, không để cô ta sợ”.

Gần tới thành Bhagalpur, Govinda đang định trọ lại đâu đó kiếm vài trò tiêu khiển, có người phi ngựa tới:

- Thưa Đại thần Govinda. Giáo chủ Charya mời ngài về gấp bàn nghị sự.

 

5.

Hôm qua là một ngày ý nghĩa: rừng sala đón hàng trăm tín đồ từ giáo phái Bà la môn. Phật phải nhờ tới Đại đức Sariputta và Đại đức Moggallana làm lễ cho họ quy y.

Tịnh xá của Phật nằm hướng Đông, mặt hướng về vương quốc Sakya. Thi thoảng khuôn mặt ngoan hiền vờ chìm vào giấc ngủ của Yasodhara trong cái đêm Buddha rời bỏ gia đình vẫn thoáng qua. Nó là một vệt trắng mờ ảo như đôi thiên nga sánh mình nơi xa thẳm. Vương quốc Sakya có thể không còn cần đến Phật như lời vị chiêm tinh dự đoán về một đấng minh quân kiệt xuất của lịch sử ngày Thái tử Siddhatta chào đời. NhưngĐạo pháp thì nơi đâu cũng cần. Vương quốc Sakya, vua Suddhodana, hoàng hậu Gotami, Yasodhara, và khúc ruột của người - Rahula. Đức Phật đang tính đến một chuyến hành hương trở về Kapilavatthu sau mùa an cư.

Ngày, sự nối dài của đêm trong mỗi giấc thiền. Đức Phật nhập định suốt đêm qua và cả buổi sáng, mở mắtthì quá nửa giáo đoàn đã vào thành Bhagalpur khất thựcĐại đức Sariputta bưng nước tới để Phật rửa mặt.

- Đã đúng ngọ rồi thầy Sariputta ạ. Thầy có đi vào thành cùng ta bây giờ không?

- Dạ. Nếu không phải là một gia đình nào đó mời Thế tôn tới nhà thọ trai thì con xin theo.

Đức Phật mỉm cười.

Hai người ôm bình bát chưa khỏi rừng, Đức Phật chợt dừng.

- Sariputta. Thầy đi khất thực một mình đi.

- Thưa Thế tônThế tôn quên gì sao? Để con đợi.

- Không đâu. Ta có chút việc. Thầy cũng đừng để dành phần cơm cúng dường cho ta.

Nói đoạn Phật quay lại tịnh xá. Người ngồi ngay ngắn, sửa áo cà sa che thế kiết giàVừa lúc sa môn Narayan dẫn một người tới. (Narayan là một trong những tín đồ từ giáo phái Bà la môn mới được nhập môn).

Cô gái cúi lạy Phật.

- Thưa Đức Buddha, con xin phép được cúng dường ngài.

Narayan ngồi xuống phía sau Phật, mắt nhìn đăm đăm cô gái.

- Narayan, sao con không khất thực cùng mọi người?

- Dạ…

- Được rồi. Ngày mai con sẽ được theo Đại đức Moggallana. Đại đức sẽ là thầy của con. Hôm nay con thọ trai cùng ta cũng được.

Rồi Phật hướng về cô gái:

- Con là...

- Malyahassa.

Cô gái ngẩng mặt.

- Con đến cúng dường cho ta?

- Thưa Đức Buddha…

- Con đến cúng dường cho ta hay con muốn tìm chồng của con - sa môn Asidana?

Malyahassa cúi gầm mặt.

- Thưa Đức Buddha, xin cho con được cởi bỏ tục trần…

Đến lượt Phật tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Này Malyahassa, con không dối lòng trước mặt ta đấy chứ?

- Dạ… Thưa Đức Buddha, nếu thực chồng con không trở về với con nữa…

- Sao nào?

- Con sẽ chết!

Giọng Phật trầm ấm:

- Malyahassa! Con ngẩng mặt lên đi. Ta nói điều này có thể con không tin. Nếu con tự kết thúc sinh mệnhcủa mình, nghiệp con phải gánh, tương đương với giết một người. Con có biết không? Trong vòng luân hồinghiệp báo, biết đâu con đã trải qua kiếp súc sanh? Malyahassa này, có được thân người không dễ. Thân người cấp cho con là một ái nữ đó, là để con tu luyện đặng trở về chân nguyên tự tánh.

Malyahassa sụt sùi. Nước mắt lã chã vào bình bát của Phật khi Malyahassa đặt cơm vào.

- Thưa Đức Buddha, con xin được quy y. Con xin nghe theo lời chỉ dạy của người.

- Malyahassa, con vẫn chưa hiểu hết điều ta nói… Ta không thể đồng ý nhập con vào giáo đoàn được.

- Thưa… con không hiểu.

- Hiện nay trong giáo đoàn chưa có ai là nữ. Ta cũng chưa có ý nhận nữ nhi vào giáo đoàn bởi thấy nhiều điều còn bất tiện.

Malyahassa phục quỵ, khóc thành tiếng.

- Malyahassa! Hồi nãy ta đã hỏi: con vào cúng dường cho ta, hay muốn gặp chồng con; bây giờ ta hỏi: con muốn quy y, hay đặng chạy trốn nghiệp nạn?

 

6.

Cũng không kịp dùng bữa, Govinda hấp tấp dẫn theo hai thị vệ thẳng tới thư phòng của vua. Pasenadi triệu gấp gã tới có việc gì? Hay... Gã thấy sợ, run đến suýt nhào xuống ngựa. Từ lúc tên thái giám bước vào phủ, Govinda đã nhận ra điều chẳng lành. Là người của gã và luôn theo sát mọi hành động của vua, nhưng tênthái giám một hai quả quyết hắn không hay chuyện gì. Chuyện gì? Có thể đúng, vua biết chuyện gã tính bắt một cô gái thuộc đẳng cấp hạ tiện đã có chồng dâng cho ngài. Vậy thì chuyện lớn rồi. Giáo chủ Charya cũng khó lòng bảo lãnh cho cái đầu của gã. Pasenadi vốn là một tướng thiện xạ, từng phăn không biết bao đầu người lăn lóc dưới chân ngựa sa trường.

Ngài đấm mạnh xuống án thư. Govinda giật nổi người. Gã không dám đối diện với bộ mặt xô lại các nếp nhăn y một con hổ đói trong rừng Besarh.

- Govinda! Cái tên Buddha ngớ ngẩn gì đó, hắn là thần Indra của vương quốc này sao?

Govinda thở ra hơi dài, tống khứ khỏi người âm khí, nhẹ nhõm.

- Tâu Bệ hạ, Siddhatta Gotama vốn là Thái tử của vua Suddhodana. Cũng như Jeta của Bệ hạ. Nhưng từ lúc sinh ra Siddhatta đã có dấu hiệu đặc biệt…

- Ngươi cứ tiếp tục.

- Muôn tâu… thần không dám.

- Nói.

- Dạ. Khi Siddhatta sinh ra, một đạo sĩ Bà la môn tiên tri phán: “Thái tử sau này sẽ là một vị chuyển luân thánh vương trị vì cả bốn cõi”.

- Sao bây giờ hắn là một người nom rất thảm hại?

- Tâu Bệ hạ. Giáo chủ Charya nói: không bao giờ có một tôn giáo mới có thể thay thế được chúa trời đã an bài cho xứ sở chúng ta trong suốt hàng nghìn năm qua.

- Ta không rõ lắm. Ta không biết đó là thứ tôn giáo gì, và bọn chúng dùng bùa mê gì làm mê hoặc cả Thái tửJeta để rồi bán rẻ khu rừng quý giá. Rồi nay, đến cả Hoàng hậu cũng đòi cởi bỏ xiêm y để khoác tấm vải cà sa.

- Dạ… điều này thì Bệ hạ chớ lo. Tai mắt của thần, tên Narayan cho biết, đoàn khất sĩ kia chưa nhận môn đệlà nữ.

- Vậy sao?

- Dạ đúng như vậy, thưa Bệ hạ, giáo pháp của Buddha thực chất đã làm phương hại ghê gớm đến ích lợi và sự bình ổn xã hội chúng ta. Tâu Bệ hạ, Buddha cũng không nhận môn đệ chưa đến tuổi hai mươi. Tuổi hai mươi, thưa Bệ hạ, là tuổi sung mãn nhất, tuổi của sức mạnh, tuổi của chiến trận…

- Sao?

- Bệ hạ, bây giờ đoàn khất sĩ đã phình ra, rừng sala rồi sẽ không còn chỗ trú chân. Thần nghe tin, Buddha sắp sửa dẫn toàn bộ giáo đoàn hành hương về thành Kapilavatthu của vua cha Suddhodana. Về đến Kapilavatthu, giáo đoàn khổng lồ kia sẽ là đội quân hùng mạnh của vương quốc Sakya; đội quân thực hiện lời tiên tri của đạo sĩ Bà la môn về vị chuyển luân thánh vương.

- Ngươi nói sao? Này Govinda, chẳng lẽ…

- Bệ hạ, những gì trong tấu sớ hôm trước thần định dâng, thần đã nói rồi đấy ạ.

- Trời ơi! Sao ngươi không nói ta biết sớm. Được lắm, tên vua Suddhodana khốn nạn…

- Tâu Bệ hạ, thần sẽ ngay lập tức dẫn binh tới rừng sala.

- Mà, Govinda, ngươi cũng nên tham khảo ý kiến của Giáo chủ Charya.

 

7.

Rừng sala xao động. Chim muông đập cánh. Hoa sala phủ dày trên những tấm cà sa. Tiếng bước chân thình thịch tràn vào rừng.

Một sa môn chạy vào, lúc Phật đang ngồi với Đại đức Sariputta.

- Lạy Đức Thế tôn. Ngự quân đang kéo vào.

Phật vẫn ngồi yên, không một gợn sóng.

- Này con. Hôm qua ta vừa mới giảng kinh Niệm Xứ cho cả tăng đoàn. Chẳng lẽ con ngủ gật. Ta dạy hãy học cách an trú trong hiện tại. Ta vừa mới hành thiền, thấy con đang ngồi quán hơi thởVậy mà giờ con lại chạy tới đây?

Có người kêu lên. Tiếng gào. Máu. Asidana mới lập thiền, hai tên lính giằng người bật ngửa ra. Lưỡi giáo, sắc, nhọn, xuyên sâu… 

Đấy là lúc Govinda cùng năm tên hầu tới Muzaffur - một ngôi làng tồi tàn bậc nhất trong lãnh thổ trị vì của vua Pasenadi.

Malyahassa đang ghép những mảnh vải thô màu vàng xám, khâu áo cà sa.

- Ngươi, theo ta về cung!

Mắt Govinda long lên.

- Ngươi cũng định theo Hoàng hậu Mallika làm môn đồ của Buddha sao?! Khá lắm. Để ta tẩy trần cùng thể.

Bàn tay dài thòng, gã vươn tới túm lấy tấm sari quấn trên mình Malyahassa giật mạnh. Malyahassa theo đà xoay vòng, loạng choạng… Malyahassa rút cái trâm cài trên đầu. Mái tóc rũ xuống. Govinda hơi chùn. Một chút. Gã, nhếch mép. Quái dị.

- Ngươi định giết ta? Với bàn tay yếu đuối đó?

Ngực Malyahassa phập phồng dưới tấm sari mỏng còn một vòng quấn… Malyahassa không khóc, không sợ, nhưng không nói được, quay ngược mũi trâm vào ngực.

- Ngươi định làm gì? Chết à? Được lắm. Nhưng ta muốn ngươi nghe câu này của Buddha trước: “Nếu tự kết thúc sinh mệnh của mình…”.

Govinda lần nữa giật mạnh tấm sari. Malyahassa chao về phía gã... Chính tấm sari của Malyahassa trói cô lại.

Những làn roi vụt xuống. Máu. Govinda sướng rân nhìn máu rịn ra dưới mỗi làn roi. Làn roi xé bươm mảnh vải lót trên thân thể Malyahassa.

Rừng sala. Hoa tơi tả trên vai áo cà sa, mỏng tang từ từ vương xuống. Đức Phật dần nhập tĩnh.

Malyahassa bỗng nghe thấy lời Đức Phật:

“Malyahassa, nếu bây giờ con thấy được kiếp trước của mình, con sẽ phát điên bởi tội lỗi mình đã gây ra cho kẻ khác. Qua nhục nạn này xem như con hoàn bồi nghiệp lực…”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2628)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2513)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2319)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2631)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2415)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3221)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2298)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2392)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2512)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2451)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2521)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2173)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2562)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3028)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2629)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2677)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2948)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2523)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2557)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4052)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2757)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3030)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3283)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2274)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2489)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2782)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2978)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2852)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2597)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2610)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3175)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2585)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2261)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2369)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2466)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2581)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2666)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2720)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3248)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2542)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2118)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2571)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2034)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2801)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2880)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2910)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2688)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2492)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2758)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2334)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant