Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những ngày An Cư Kiết Đông

13 Tháng Giêng 201721:45(Xem: 7527)
Những ngày An Cư Kiết Đông

Những ngày An Cư Kiết Đông


Giải Minh

Đã 4 lần rồi, kể từ khi cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm còn hiện thế, Ngài là Chủ Tịch Ban Điều Hành của GHPGVNTNAC trong nhiều nhiệm kỳ, đã luân phiên tổ chức An Cư Kiết Đông tại Thuỵ Sĩ, sau đó là Berlin và kỳ 3 cũng như kỳ 4 lần nầy được tổ chức tại ngôi Đại Tự Khánh Anh mới tại Evry Pháp Quốc  từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 1 năm 2017. Đã 3 lần vắng mặt cố Hòa Thượng; nhưng Giáo Hội vẫn cố gắng duy trì truyền thống tốt đẹp nầy như Ngài đã hằng chủ trương.

 

Lần nầy có hơn 70 Tăng Ni cũng như 100 Phật Tử tại gia khắp Âu Châu đã về Đạo Tràng Khánh Anh để kiết giới An Cư Kiết Đông trong 10 ngày. Từ ngày 2, ngày 3 tháng 1 đã có nhiều chư Tăng Ni cũng như Phật Tử bằng nhiều phương tiện khác nhau đã lần lượt có mặt, để ngày 4 chuẩn bị kiết giới An Cư. Lần nầy Hòa Thượng Đệ  Nhất Chủ Tịch Thích Tánh Thiệt bị ốm nặng; nên giờ Khai Thị vào lúc 15 giờ chiều ngày 4 tháng 1 Hòa Thượng Đệ Nhị Chủ Tịch Thích Như Điển đã thay thế để gặp gỡ Tăng NiPhật Tử về tham gia An Cư. Hòa Thượng đã trình bày về cội nguồn của việc kiết giới An Cư cũng như đã điểm qua bài Nhứt Dạ Hiền Giả trong Nikaya và A Hàm rất chi tiếtsúc tích; khiến cho mọi người lắng lòng lại để ghi nhận những việc thực hành Pháp của người xưa.

 

Vào lúc 20 giờ ngày 4 tháng 1 năm 2017 Hoà Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch đã đến và Ngài tham dự buổi Kiết Giới An Cư Kiết Đông do Thượng Tọa Thích Thông Trí đại Diện cho chư Tăng Ni hiện diện xướng các tướng trong ngoài của giới trường; Thượng Tọa Thích Minh Giác đáp lời vấn hòa và sau đó nhị vị Hòa Thượng đã làm lễ đối thú tác pháp An Cư Kiết Đông. Cứ theo thời khóa biểu thì năm nay toàn thể chư Tăng Ni và Phật Tử mỗi ngày đều có giờ giấc như sau: Từ 6 giờ sáng là giờ toạ thiền, công phu khyua và trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm; 8 giờ sáng điểm tâm. Từ 9 đến 11 giờ sáng là giờ trì tụng Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 2; 11 giờ 30 tất cả Đại Chúng đều vân tập nơi Trai Đường để đi qúa đường, thọ trai, kinh hành nhiễu Phật, sau đó nghỉ trưa đến 2 giờ chiều. Từ 2 đến 4 giờ chiều là giờ trì tụng Kinh Đại Niết Bàn. Từ 4 giờ 30 đến 6 giờ chiều là giờ giảng pháp. 18:30 dùng tối và 20 đến 21:30 là giờ trì tụng Kinh Đại Niết Bàn lần thứ 3 trong ngày.

 

Sáng thứ năm vào ngày 5 tháng 1 năm 2017 cũng chính là ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch, ngày mà Đức Thế Tôn Thành Đạo dưới cội Bồ Đề tại Gaya Ấn Độ, một lễ xuất gia cho Phật Tử Diệu Lạc, đệ tử đầu tay của Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, Trù Trì chùa Khánh Anh đã được cử hành thật là trang nghiêm dưới sự chứng minh của hơn 70 chư tôn đức trang nghiêm hiện diện và gần 100 Phật Tử tại gia tham dự buổi lễ trọng đại nầy; khiến cho nhiều người ngưỡng vọng rất nhiều về công đức của việc xuất gia như thế. Hầu như vào giờ Quá Đường nào  của mỗi ngày đều có tác lễ cúng dường Trai Tăng. Đầu tiên là chùa Phổ Bảo tại Munchen, tiếp theo đó là các Phật Tử tại Berlin và những ngày cuối cùng do Phật Tử và chùa Khánh Anh cúng dường lên hiện tiền chư Tôn Đức Tăng Ni tham dự Khóa An Cư Kiết Đông kỳ nầy.

Những thời pháp mỗi ngày được do Hòa Thượng Đệ Nhị Chủ Tịch, Thượng Tọa Thích Tâm Huệ, Thượng Tọa Thích Thông Trí và Thượng Tọa Thích Giác Trí đảm trách. Tuy mệt mõi suốt ngày cho nhiều thời khoá trong ngày; nhưng Quý Phật Tử đã lắng nghe những lời giáo huấn từ chư Tôn Đức một cách nhiệt thành. Phần Kinh tụng, năm nay Giáo Hội đã hòan thành quyển 2 của Kinh Đại Bát Niết bàn gồm 8 phẩm như: Phẩm thứ 22:Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát; Phẩm thứ 23 là Phẩm Sư Tử Hống; Phẩm thứ 24 là Phẩm Ca Diếp; Phẩm thứ 25  là Phẩm Kiều Trần Như; Phẩm thứ 26 là Phẩm Di Giáo; Phẩm thứ 27 nói về Ứng Tận hoàn nguyên; Phẩm thứ 28 là Phẩm Trà Tỳ và Phẩm thứ 29 là phẩm phân bố Xá Lợi. Đặc biệt khi trì tụng đến 3 phẩm sau cùng ai ai cũng áo não ngậm ngùi cho sự Nhập Niết Bàn của Đức Phật. Trong những năm tới, Giáo Hội sẽ cho trì tụng những bộ Kinh lớn như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Đại Bảo Tích v.v… Nếu ở tại chùa hay tại tư gia, chúng ta ít có cơ hội để trì tụng liên tục như vậy được; nhưng ở tại những Đạo Tràng An Cư như vậy, nhờ vào năng lực của Đại Chúng mà Kinh nào dầu  đồ sộ đến đâu, tất cả chúng ta cũng đều có thể hành trì được cả. Do vậy việc tham dự những Khoá An Cư Kiết Hạ hay Kiết Đông như thế nầy rất là màu nhiệm. Mong rằng những Đạo Tràng như vậy sẽ có nhiều người về tu tập, hành trì để cho giáo pháp của Đức  Như Lai luôn cửu trụ tại cõi Ta Bà nầy.

 

Ngày 7 tháng 1 năm 2017 có Đài Truyền Hình nói tiếng Phổ Thông của người Hoa có mặt tại Paris, do Sư Cô Ciqing(Từ Thanh)người Đài Loan giới thiệu và họ  đã đến chùa Khánh Anh quay phim toàn bộ cảnh chùa, lễ Qúa Đường, Niệm Phật miên mật trong ngày thứ bảy nầy cũng như phỏng vấn trực tiếp Hòa Thượng Đệ Nhị Chủ Tịch Thích Như Điển bằng tiếng Hoa; phần trả lời của Thượng Toạ Trù Trì Thích Quảng Đạo đã được Đại Đức Thích Hạnh Bổn, Tri Sự chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc thông và phiên dịch từ tiếng Việt ra tiếng Phổ Thông. Tối ngày 10 và ngày 11 Đài nầy đã chiếu Phim tài liệu nầy cho người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới xem cả tiếng Hoa lẫn  Anh ngữ. Đây là một trong những hoạt động truyền bá giáo lý Phật Đà theo truyền thống của Phật Giáo Việt Nam cho mọi người ngoại quốc biết đến, để có được sự tìm hiểu cũng như sự cảm thông của nhiều dân tộc khác nhau đang hiện hữu trên qủa địa cầu nầy.

 

Trưa ngày 12 tháng 1 năm 2017 sau khi chụp hình lưu niệm, kinh hành nhiễu Phật là lễ giải chế An Cư Kiết Đông cũng như các giới trường đã kiết giới. Ai nấy cũng đều hoan hỷ, vì chỉ có sức mạnh của Tăng Gìa mới có thể làm tăng thêm Đạo Lực của những người thực tập Pháp Hành. Đó cũng là một trợ duyên rất lớn cho Pháp Học mà người Tăng Sĩ cũng như Cư Sĩ lâu nay đã hành trì. Tối đó, một đêm văn nghệ trà đàm rất sôi nổi do sự điều động của Thầy Viên Ngộ. Tất cả chư Tăng Ni và Phật Tử đều tham gia. Những lời thơ Đạo; những bài hát về quê hương đã được mọi người nhiệt liệt tán dương và sau 2 tiếng đồng hồ trình diễn, đêm văn nghệ trà đàm đã chấm dứt, mọi người trở lại liêu phòng an giấc để chờ ngày mai mỗi người lại lần lượt trở về lại trụ xứ của mình.

 

Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 29 năm nay cũng sẽ được Giáo Hội  tổ chức tại chùa Khánh Anh từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 7 năm 2017, mong rằng chư Tăng Ni cũng như Phật Tử khắp nơi cố gắng dành thời gian về Paris để  tham dự những ngày trọng đại nầy.

Xem thêm hình ảnh Khóa An Cư


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7840)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9485)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8435)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12986)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8954)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9408)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9488)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8651)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8369)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9576)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10325)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9151)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9246)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11331)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10049)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17528)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8148)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8358)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8561)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8214)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10095)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8226)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9687)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8507)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8338)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8617)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9857)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11229)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10263)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9410)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9537)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11837)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8640)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9208)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8913)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9301)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10895)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9979)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8579)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9958)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10060)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8932)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13402)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10118)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9230)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26920)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9969)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12820)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10902)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9995)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant