Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mùa Xuân Viết Về Đạo Ca

06 Tháng Tư 201708:23(Xem: 7536)
Mùa Xuân Viết Về Đạo Ca
MÙA XUÂN VIẾT VỀ ĐẠO CA

Bạch X. Phẻ

Mùa Xuân Viết Về Đạo Ca

Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau:
1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu
2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka). Tác phẩm này chứa đựng những khái niệm căn bản của Pháp bảo đàn kinh, của các bộ kinh thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Wikipedia còn nói thêm, “Chứng Đạo Ca là một khối pha lê đúc kết lại tinh hoa của Phật giáo mà cốt tủy là Thiền tông. Thiền không nhằm tạo ra một mẫu người để khuôn tín đồ vào đó - dầu mẫu người ấy là La Hán hay Bồ Tát. Bằng diệu tu diệu chứng, Thiền thúc giục mỗi người tự tri tự ngộ. Tri những gì hư dối, chẳng thực là mình, những sở tạo của khối óc: tư tưởng, định kiến, triết học v.v… Ngộ con người thực của chính mình: bổn lai diện mục. Bằng tri và ngộ, Thiền thành tựu con người toàn diệncon người của nguyên lý đại đồng, của thể tánh bình đẳng, mà Huyền Giác gọi là “thiên chân Phật”. “Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật”. Tự tánh là Phật. Đó là trái tim của khối pha lê.
Còn Đạo Ca ở đây chỉ đơn thuầntừ ngữ khi hai vị tiên sinh họ Phạm gặp nhau và làm một dự án thi nhạc nói về một phần nhỏ triết lý Phật Đà. Hai tiên sinh đó là cố nhạc sỹ Phạm Duy và thi sỹ Phạm Thiên Thư.
Nhạc sỹ Phạm Duy tâm sự qua bài, Những Trang Hồi Âm - Đạo Ca, như sau:“Cái may mắn cho tôi là gặp được nhà thơ Phạm Thiên Thư. Sau khi có được vài bài thơ của anh để soạn thành vài bài tình ca rất trong sáng như Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này... tôi đả động tới chuyện cùng nhau soạn nhạc đạo, vì chúng ta đã đánh mất đạo giáo và đang tìm đường trở về Đạo Việt Nam.
Và Đạo Ca tuần tự ra đời... Quên chuyện thưc tại rất ê chề đi, chúng tôi cùng nhau đi vào cõi siêu hình. Không còn là tả thực (realism) trong âm nhạc nữa, đạo ca dùng cốt truyện, âm điệu, nhất là hợp âm, để diễn tả những ý tưởng trừu tượng (abstract). Đạo ca đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của tôi, không còn có những yếu tố cận nhân tình như quê hương, dân tộc, xã hội, chính trị...
 
Vậy có thể nói Đạo ca đi ngoài giữ hai thế cực đúng sai, có không, còn mất v.v... Cái còn lại có chăng là âm hưởng của những gì chúng ta đang thưởng thức bây giờ và ở đây. Chúng tôi muốn nói đến phần hai, Đạo Ca trong Đêm nhạc thính phòng Tâm Xuân tại hội trường Việt Báo.
Mở đầu bằng giọng nói của Phạm Duy nói về Đạo Ca. Ông giới thiệu về Đạo Ca. Bác sỹ Bích Liên, ca sỹ nghiệp dư, như cô thừa nhận, trình diễn rất xuất xắc và rất hồn qua ba bài nhạc: Đạo Ca 1- Pháp Thân, Đạo Ca 3 - Chàng Dũng Sĩ và Con Ngựa Vàng, Đạo Ca 4 - Quán Thế Âm.
Đạo ca số một thật tuyệt vời và đây là lần đầu tiên tôi nghe live, thôi thì mượn lời nhạc sỹ Phạm Duy dùng lời của nhạc sỹ Hoàng Ngọc Tuấn, nói những gì chúng tôi không thể nào diễn tả về bài Đạo Ca 1 - Pháp Thân.
“Bài đạo ca số 1 có cái tên là Pháp Thân (Essence Of Being). Nhà nhạc học Hoàng Ngọc Tuấn ở Úc Châu đã có nhận định về bài này (với vài dòng bổ sung của tôi cho bài viết rõ ràng hơn):
Đạo ca là thơ của Phạm Thiên Thư, một thầy tu kiêm thi sĩ (hoặc thi sĩ đội lốt thầy tu) do Phạm Duy phổ nhạc. Chữ "Đạo" không có nghĩa là tôn giáo, mà có nghĩa là con đường. Tuy nhiên Đạo không phải chỉ có nghĩa là con đường của Lão. Ý nghĩa chữ Đạo đã rõ ràng trong toàn thể mười bài Đạo Ca và thâu tóm trong bài một : Mình với ta tuy hai mà một, thì tại sao lại còn phân biệt Lão với Phật hay với gì khác?
Đạo Ca cũng không phải là một bài học triết lý. Đã rất nhiều tác phẩm văn học nói về những ý tưởng trong Đạo Ca một cách sâu sắc hơn. Cái đặc biệt của Đạo Ca là sự cộng tác mật thiết giữa hai tác giả, đưa đến một sự đồng nhất chưa từng có giữa thơ và nhạc.
Về nhạc lý, điểm đặc sắc nhất của Đạo Ca là trong vài bài, nhạc sĩ đã xây dựng toàn bản nhạc căn cứ từ hòa âm (harmony) chứ không phải là từ sự ngân nga câu thơ như lối làm nhạc của hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam, ngày xưa cũng như bây giờ.
Xưa em làm kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Motif chính : Si si la do si,sol mi sol re mib
Anh làm cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
Imitation: Re si si re re, si re re si re si...
 
Đạo Ca 1 có thêm phụ đề là Giữa thành vách sương mù, kể chuyện một người đi tìm chân lý, để thoát ra khỏi đám sương mù tối ám. Chân lý có thể ở rất gần ta nhưng ta không thấy. Bài ca khởi đầu ở G trưởng, nhưng ngay cuối câu đầu đã xuất hiện nốt E giảm nghe là lạ - giọng C thứ chăng? Trở lại G trưởng, nhưng rồi lại hiện ra một cung B giảm không thuộc giọng trưởng. Câu nhạc nghe khúc khuỷu, lần mò, nhiều lần như muốn đổi mà lại trở về chỗ cũ, chân lý như sát gần nhưng rồi lại xa vời:
Xưa em làm kiếp lá, rụng xuống lòng suối thu
Anh làm mưa tháng Bảy, đôi hàng lệ ướt tương tư...
 
Rồi video với cuộc gặp gỡ giữa Phạm Thiên Thư và Phạm Duy được trình bày. Hai ông đến với nhau như nắng hạ chờ mưa, như thuyền chờ bến, như khách chờ đò, và nhờ đó mà nhạc của Phạm Duy có chiều đổi hướng về dòng nhạc tâm linhthánh thiện hơn.
Có thể nói, giọng ca sỹ “nghiệp dư” như lời Bác sỹ Bích Liên nói về mình, thật xuất thần. Cô hát với cả tấm lòng say mê âm nhạc họ Phạm. Giọng cô có lúc cao vút, có lúc lắng đọng. Đôi mắt lim dim như thiền định trước khi cô hát như là một phong thái nhà nghề. Tuyệt. Sau phần nhập hồn của bác sỹ, kiêm ca sỹ Bích Liên, anh Phạm Hà đã “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng” với nốt nhạc (C) nhẹ nhàng và quyến rủ. Cô ca sỹ trẻ Thương Linh thì “Em Lễ Chùa Này”, thật xuất xắc, giọng của cô cần được sự ủng hộ và khuyến tấn để cô ngày càng vươn xa. Nhóm Ca Cát Trắng  trong bài Ngày Xưa Hoàng Thị thật dịu dàngduyên dáng.
Sau đó, bác sỹ Bích Liên cám ơn ban tổ chức, các nhà xuất bản / producers, các nghệ sĩ tham dự, và khán thính giả. Sau cùng cô tặng hai quyển sách với thủ bút của Phạm Thiên Thư cho Việt Báo. Nhưng có lẽ chúng ta cũng nên cảm ơn sự can đảm của bác sỹ Bích Liên, đứng ra tổ chức một buổi nhạc đầy sắc thái này. Về sau, chúng tôi có hỏi cô Bích Liên qua facebook, nhân duyên gì cô tổ chức buổi Tâm Xuân cũng như cho biết thêm về ‘nghiệp dư' ca hát của mình. Đây là câu trả lời chân tình của cô.
Tôi yêu nhạc phạm duy từ tấm bé. Khi nghe Đạo Ca lần đầu trên 40 năm trước là đã có một ấn tượng rất sâu. Từ đó đã tâm nguyện một ngày nào sẽ được hát và thu thanh.  Trong hai năm thực hiện rất vất vả vì còn phải lo công việc thường ngày nhưng rất vui vì tôi rất thích hoà âm của Hoàng công Luậncảm thấy Luận rất hiểu và đồng cảm với những cảm nhận của tôi về những bản nhạc này. Lại được sự khuyến khích và hỗ trợ của rất nhiều thân nhân và bạn bè nên CD mới ra đời được, lại xong đúng vào đúng ngày giỗ bác Phạm Duy nên ra mắt luôn. Những bài Đạo Ca đặc biệt là vì sự kết hợp tuyệt vời của thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy. Chúng tôi nhân dịp này làm một chương trình nhạc Phạm Duy phổ thơ ông. Tôi rất vui khi thấy ông đang hồi phục và đã tham dự thật vui tươi của ông qua video.
Về ca hát thì tôi cũng không có ‘sự nghiệp’ gì đáng nói cả vì tôi chỉ hát tài tử thôi. Chỉ có một album Bích Liên hát Nhạc Buồn thôi. Tôi cũng hát và giúp huấn luyện một số các chị trong ban hợp xướng Ngàn Khơi ở Nam Cali. Tôi hy vọngthính giả sẽ vui vẻ đón tiếp công trình tâm huyết này của tôi.
Có thể nói, đó cũng là một ước nguyện của Cô Bích Liên vậy. Cái ước nguyện nho nhỏ đó chan hoà vào cái đại nguyện (bài hát kế tiếp), như có lần tôi đã viết, “...và tiểu ngã đang chang hoà cùng đại ngã, ôi hư không em có nếm vô thường?”
Và lời của bài hát có lẽ là câu trả lời cho tất cả chúng ta:  
...Muôn loài như sương rơi, xin làm hoa trắng đỡ
Hoa yêu sương chẳng rời, hoa yêu sương tuyệt vời
Muôn loài như cát trắng, xin làm dòng nước trong
Ra trùng dương tím mát, cát sông vẫn nguyện lòng…
Xin làm hạt cây nhé, cho đời hiện hữu Xuân
Xin làm chim gõ mõ, gõ tan kiếp hồng trần.
Thương người như thương thân ! Thương người như thương mình !
Thương người như thương thân ! Thương người như thương mình !
Thương người như thương thân !
Đêm nhạc kết Thúc bằng bài Tâm Xuân, chủ đề của đêm đó, nhưng rất tiếc là chúng tôi phải về sớm. Đâu đó lời nhạc của Tâm Xuân vẫn xuất hiện trong đầu”
Mùa Xuân có không? Hay là cõi Tâm?
Mùa Xuân có không? Hay là cõi không?
Về nguồn về cội! Về nguồn về cội!
Để rồi vươn tới, với lòng mênh mông…
Ah, thì Để rồi vươn tới, với lòng mênh mông… với lòng mênh mông.
Bạch X. Phẻ
Sacramento, Tháng chạp năm Đinh Dậu.
Reference / Tham khảo:
1.    Phạm Duy. Những Trang Hồi Âm - Đạo Ca. Tải xuống ngày 22 tháng 1, 2017, từ trang nhà: http://phamduy.com/vi/van-nghien-cuu/nhung-trang-hoi-am/5850-dao-ca
2.    Phạm Quang Tuấn. Bàn về kỹ thuật viết nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy. Tải xuống ngày 22 tháng 1, 2017, từ trang nhà:  http://www.tuanpham.org/nhacphamduy.htm
3.    Wikipedia. Chứng Đạo Ca - Tải xuống ngày 20 tháng 1, 2017 từ trang nhà:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng_%C4%91%E1%BA%A1o_ca
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7550)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 8515)
đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực,
(Xem: 9155)
Trong kinh Phật dạy: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” hay “một niệm sân nỗi lên, cháy tiêu cả rừng công đức”
(Xem: 8206)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng...
(Xem: 7985)
Đức Phật đã dạy: “Gieo nhân nào gặt quả đó”. Ngày hôm nay quý vị được làm thân người, sáu căn đầy đủ thì phải biết rằng...
(Xem: 7285)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở ...
(Xem: 8986)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời...
(Xem: 8152)
Thiền quán ví như người cha. Tình yêu ví như bà mẹ. Trong mỗi người chúng ta đều có hai giòng máu của mẹ và của cha. Chúng ta có...
(Xem: 8725)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và...
(Xem: 12034)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang ...
(Xem: 12141)
Phóng dật là tâm buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 13547)
Phật dạy: “Cũng vậy, hàng ngày ông thường tạo nghiệp lành, khi chết thì ông sẽ theo nghiệp lànhtái sinh vào cõi lành. Ngược lại, nếu ...
(Xem: 9045)
Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới ...
(Xem: 8993)
Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đảm nhiệm”, hoặc...
(Xem: 11339)
Khóa An Cư Kiết Hạ do GHPGVNTNHK tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont San Jose, miền Bắc California
(Xem: 7185)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và...
(Xem: 7827)
Chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì...
(Xem: 7951)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm.
(Xem: 8148)
Tsuglagkhang, chính điện với hơn 10 ngàn thính chúng tham dự buổi giảng pháp trong ba ngày của đức Đạt lai Lạt ma.
(Xem: 10778)
Riêng trong tận đáy lòng những Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại chúng ta, ông Tiến sĩ Neudeck có một chỗ đứng rất đặc biệt...
(Xem: 9742)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách...
(Xem: 9163)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ...
(Xem: 7904)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath...
(Xem: 9555)
Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được...
(Xem: 9387)
Nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn.. ở trong tù. Tha thứ cho người khác, nhưng thực ragiải thoát chính mình.
(Xem: 8214)
Cầu nguyện với khát vọng. Chúng ta cầu nguyện với khát vọng cho tất cả chúng sinh. Điều này cũng nên bao gồm cả trái đất, nơi...
(Xem: 8291)
Luân hồi (Samsàra : Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến ...
(Xem: 10899)
Muộn phiền từ tâm mà sinh ra. Nếu muốn một cuộc đời không phiền muộn, hãy học theo 7 bài học của ông bà xưa.
(Xem: 9437)
Thành kính dâng Giác Linh Bổn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát
(Xem: 7596)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala...
(Xem: 8178)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác,,,
(Xem: 8309)
yêu thươnghết lòng bảo vệ con cái, cha mẹ đã dốc hết tất cả sức lực của mình, chăm chút từng li từng tí, thậm chí là sắp đặt an bài sẵn cho cuộc đời của con cái.
(Xem: 8161)
Thanh tịnh tâm ý hay làm trong sạch tâm ý là một điều hết sức căn bản trong việc tu tập cho nên
(Xem: 8906)
“Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi. Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.”
(Xem: 9885)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không .
(Xem: 18619)
Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon.
(Xem: 9781)
Hai vị cao tăng người Thái được mời đến nhà một vị cư sĩ để dùng điểm tâm sáng. Trong căn phòng khách nơi...
(Xem: 11246)
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống như vậy sẽ là một bài học bổ ích cho mọi người thực hành theo.
(Xem: 8915)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là...
(Xem: 7695)
Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của...
(Xem: 8800)
Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?
(Xem: 8387)
Nếu một vị khất sĩ tu Từ Quán, dầu chỉ thực tập trong một chốc lát, thời gian bằng một cái búng tay thôi, thì vị khất sĩ đó đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi.
(Xem: 8106)
Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau.
(Xem: 9141)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững...
(Xem: 8586)
Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con ngườiđộng vật.
(Xem: 8970)
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay
(Xem: 9329)
Tất cả các Pháp Hữu Vi là vô thường! Đó là một sự thật! Cũng là lời di huấn cuối cùng của Đức Bổn Sư dành cho chúng ta trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh.
(Xem: 9972)
Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng, Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh, Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi, Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
(Xem: 9328)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
(Xem: 9553)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant