Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tháng Tư, Đọc Truyện ‘Cậu Bé Và Hoa Mai’ Của Nhà Văn Phan Tấn Hải

19 Tháng Tư 201700:41(Xem: 6121)
Tháng Tư, Đọc Truyện ‘Cậu Bé Và Hoa Mai’ Của Nhà Văn Phan Tấn Hải

Tháng Tư, Đọc Truyện ‘Cậu Bé Và Hoa Mai’ Của Nhà Văn Phan Tấn Hải

 

Huỳnh Kim Quang

 PhanTanHai1

Hình bìa 2 tập truyện của nhà văn Phan Tấn Hải.

 

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con ngườixã hội Miền Nam!

Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linhđen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.

Bằng cái nhìn khách quan, trung thực, bằng lòng nhân ái và từ bi, không một chút hận thù, qua lời văn nhẹ nhàng, bình dịtrong sáng, nhưng tinh tế, lãng mạn, đôi khi dí dỏm dễ thươnglôi cuốn, nhà văn Phan Tấn Hải giúp cho người đọc có được tâm thái bình lặng để nhìn thấy một cách tường tận những ưu tư và thao thức của tuổi trẻ Việt Nam thời chiến tranh, những nghiệt ngã và đau thương mà người dân Miền Nam, trong đó có giới tu sĩ các tôn giáo, Phật Giáo, đã phải gánh chịu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, và những phận người lênh đênh trên đường vượt biên tìm tự do nơi đất lạ quê người.

“Cậu Bé và Hoa Mai” là một trong mười hai truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của nhà văn Phan Tấn Hải vừa được Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation phát hành trên Amazon vào đầu tháng 4 năm 2017.

Theo nhà văn Phan Tấn Hải, tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai” đã được tạp chí Nhân Văn xuất bản tại thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ vào năm 1986. Nhà văn Phan Tấn Hải cũng cho biết lần tái bản thứ nhất này để hỗ trợ cho Giải Văn Học Phật Giáo Ananda Viet Awards, là Giải Văn Học Phật Giáo có tầm vóc rộng lớn lần đầu tiên được thực hiện.

Ngoài phẩm chất văn chương hấp dẫn và những sự kiện có thật thầm lặng xảy ra đâu đó trên quê hương đổ nát hay trên hoang đảo nào đó dành cho thuyền nhân Việt cư trú tạm thời, “Cậu Bé và Hoa Mai” còn là tập truyện chứa đựng rất nhiều tư tưởng Phật học vừa thực dụng, vừa thâm sâu, đặc biệt là những yếu chỉ của Thiền.

Truyện đầu tiên trong “Cậu Bé và Hoa Mai” là “Núi Sông Có Mấy Ngã Tình” nói lên tất cả những đặc tính vừa nêu trên.

Đó là truyện kể về hành trạng của một vị tu sĩ Phật Giáođạo hiệu Đại Đức Nguyên Án, đi tu vào cuối thập niên 1960 ở “một ngôi chùa sắp đổ nát tận đâu đó ở Bình Dương,” sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Triết Đông. Rồi sau 30 tháng 4 năm 75, vị Đại Đức Nguyên Án này đã ra sống tại một ngôi chùa nằm trên đường đi Vũng Tàu. Chỉ vì âm thầm bảo vệ Đạo Pháp và giới trẻ Phật tử mà vị Đại Đức này đã bị vào tù.

Chuyện vào tù đối với một tu sĩ là điều có thể nói là rất hiếm khi xảy ra. Nhưng ở chế độ cộng sản thời sau 30 tháng 4 năm 75 thì khác. Truyện viết rằng, “Lúc bấy giờ tu sĩ bị tù rất thường. Nếu có vị nào chưa vào tù thì mới là điều đáng ngạc nhiên.” Thầy Nguyên Án vào tù không phải vì dính vào những tội hình sự vớ vẩnthế gian, mà vì đại nguyện đi vào chốn lầm than để cứu sinh linh. Tác giả kể rằng, “Tôi nhớ lại hôm trước anh có nói với tôi về một lời nguyện. Anh có bao giờ phát nguyện như vậy chưa? Xin đời đời kiếp kiếp đi khắp các địa ngục mười phương để đưa tất cả chúng sinh trở về nơi giải thoát.”

Truyện kể về đạo hạnhlòng từ bi sâu lắng của những vị tăng trong một ngôi chùa ở Sài Gòn qua lời dặn dò của vị Thầy Khai Sơn:

“Một lần lên chùa thăm anh, tôi nhìn thấy những vết nứt rạn trên tường được trét xi măng một cách vụng về, vài đường nứt trên những viên gạch Tàu đã xõm xuống vì bước chân tín đồ, tôi đã chỉ cho anh.

“-Tại sao chùa không làm mới lại tất cả, anh nhỉ?

“Anh trả lời với nụ cười và những tia mắt sáng trong, với cả sự ngây thơ không còn ở tuổi anh nữa:

-Vị Tổ thành lập chùa đã di chúc rằng không được phép sửa chùa, ngay đến cả thay một viên ngói cho đến ngày đất nước được hoàn toàn hòa bình.”

Đó chính là lòng từ bi, là sự đồng cảm của nhà tu hành đối với người dân nghèo khổ, khốn khó.

Chùa thì nghèo nàn, đổ nát, nhưng tâm của vị Thầy Trú Trì của chùa thì cao rộng bao la biết chừng nào, khi Thầy nói:

“Họ không hề biết rằng tất cả các cõi Trời, cõi Phật, khắp cả thế giới mười phương đều đã sẵn trong tâm này.”

Đó chính là đạo lý cao siêu vi diệu của nhà Phật. Không có gì không phải là tâm. Chúng sinh là tâm. Phật là tâm. Mê là tâm. Giác ngộ là tâm. Tâm này là Phật. Không có tâm Phật nào khác. Nhận biết ngay tức khắc là Phật. Do dự, suy nghĩ đắn đo, không nhận biết ngay tức khắc thì là chúng sinh. Cho nên, vị Thầy của người bạn của tác giả có lần la người học trò khi thấy người học trò này ngồi tu thiền:

“-Khi ngươi ngồi thì ngươi là Phật, thế khi ngươi xả Thiền thì ngươi là ma à?”

Một câu hỏi có sức nặng ngàn cân như một công án Thiền bí hiểm ném cho người học trò! Phải rồi. Nếu tâm này là Phật thì cần gì phải ngồi Thiền để tìm Phật? Một câu hỏi có khả năng thách đố sự vượt thoát siêu việt ngay tức thì của người nghe. Một câu hỏi mở toang cánh cửa vô môn của Phật Đạo.

Trong tác phẩm “Cậu Bé và Hoa Mai” còn nhiều đoạn, nhiều chỗ đạo vị cao siêu như thế.

“Bệnh Nước” là truyện thứ hai trong tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai.” Truyện kể về hai người bạn là hai chàng thanh niên, có tên Tới và Dân. Họ sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Dân thì chăm chỉ học hành, còn Tới thì lêu lỏng, ham chơi. Truyện kể thời học sinh trước năm 75 và những mối tình ngây thơ, lãng mạn của tuổi học trò mới lớn biết yêu. Truyện cũng nhắc đến một vài địa danh ở thủ đô Miền Nam như Thư Viện Quốc Gia, Trường Chu Văn An, Trường Võ Trường Toản, Trường Trưng Vương, Đại Học Luật, Đại Học Văn Khoa, v.v… Cuộc chiến cũng lớn theo với tuổi đời của họ. Rổi họ cũng tới tuổi nhập ngũ vào quân đội VNCH để chiến đấu bảo vệ tổ quốc như bao thanh niên cùng thế hệ. Nhưng những thao thức về vận nước của tuổi trẻ vẫn đeo bám theo tâm tư họ.

“-Tao vẫn tin là mày phải làm một cái gì ngon lành hơn…

-Nước mình đang ở trong cơn bệnh lớn. Mình có thể làm được cái gì bây giờ và phải làm cái gì bây giờ cho thực sự là tích cực nhỉ? Khó lắm. Để xem. Chớ để tắt ngọn lửa trong tim.”

Rồi biến cố 30 tháng 4 vồ chụp xuống Miền Nam, “Vào năm 1975, Sài  Gòn ở trong một hoang mang cùng cực. Có một sự chuyển mình mệt mỏi nào đó trên những khuôn mặt phố phường, như thể con bệnh vừa dứt xong cơn bệnh ghẻ chóc lại bắt lấy một chứng giang mai. Người ta dè dặt từng bước một ngoài phố vì sợ sập bẫy giăng trên từng phân vuông trên đường.”

Người bạn của Tới là Dân vào tù CS. Trốn trại về Sài Gòn. Tìm đường vào chiến khu kháng chiến. Dân mất biệt một thời gian. Dân bị VC bắt ở Long Khánh. Bị giam và trước lúc bị xử bắn thì được cứu sống. Về lại Sài Gòn. Hai người bạn lại gặp nhau. Nhưng lần này thì Dân khác hẳn. Dân đã “ngờ nghệch điên dại.”

Đó là một trong những hệ quả bi thảm của cuộc đổi đời ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tâm trí con người cũng điên loạn theo cuộc khủng hoảng rộng khắp của đất nước.

“Cậu Bé và Hoa Mai” là truyện thứ 3 mà cũng là truyện chủ đề của tập truyện. Truyện kể hoàn cảnh sống của tác giả trên đảo Galang, Indonesia, lúc mới vượt biên từ Việt Nam qua và chờ đi định cư ở một nước thứ ba.

Trong lớp dạy Việt văn cho các em tị nạn trên đảo, tác giả gặp cậu bé. Không biết cậu tên gì, chỉ biết tác giả gọi cậu ấy là “cậu bé.” Cậu bé là một em bé  thông minh, ngộ nghĩnh, tò mò, hay hỏi những câu lắt léo làm cho ông Thầy luýnh quýnh không biết phải trả lời làm sao cho thông suốt. Khi giới thiệu về cậu bé tinh ranh này, tác giả đã nói rằng, “Và bạn cũng có thể bị khủng bố bằng một cách nào đó do sự tò mò của cậu bé.”

Tình cờ một hôm cậu bé hỏi tác giả một câu trong Bích Câu Kỳ Ngộ có liên quan tới hoa mai, mà hai người này, một thầy một trò, đã thân nhau rất mực. Và rồi ông thầy đã dẫn cậu bé trèo rừng vượt suối lên núi để tìm hoa mai. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Ấy thế mà cậu bé này vẫn kiên trì việc tìm kiếm hoa mai. Nhìn thấy hoa mai, dù chỉ một lần, đã trở thành ước mơ dai dẳng của cậu bé. Nhưng dường như, ông Thầy đã nhân chuyện dẫn cậu bé đi tìm hoa mai để khai thị cho cậu học trò tí hon này bài học về niềm tin, về ước vọng, về lòng kiên trì bền bỉ để thành đạt những ước mơ cao cả của đời người.

“-Em hãy nhìn. Quanh mình chỉ là bóng tối. Và bên trời thì không một vì sao. Nhưng chúng ta vẫn luôn luôn đi về phía ánh sáng. Không được phép ngừng lại em ạ. Dù có bị thương dù có bao nhiêu bất trắc và tả tơi. Phải đi em ạ. Rồi sẽ có lúc mình sẽ gặp được mai em ạ…”

Đọc tới đây thì lại nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài Cáo Tật Thị Chúng của Thiền Sư Mãn Giác đời Nhà Lý.

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai.”

Còn nhiều lắm trong “Cậu Bé và Hoa Mai” về những câu chuyện của một thời tao loạn của đất nước trước và sau năm 1975, mà trong đó biết bao nhiêu phận đời của tuổi trẻ, của người lớn đã bị vùi dập đau thương! Đó có thể là vận nghiệp của đất nước, là hệ lụy của dân tộc mà cho đến nay, sau 42 năm, chừng như vẫn chưa giải thoát được.

Cùng xuất bản một lần với “Cậu Bé và Hoa Mai,” nhà văn Phan Tấn Hải cũng đã cho ấn hành trên Amazon tập truyện “Thiếu Nữ Trong Ngôi Nhà Bệnh,” với 17 truyện ngắn của nhà văn Phan Tấn Hải viết về những chuyện tình lãng mạntrong sáng, mà trong đó bàng bạc nhiều giáo lý và phương thức tu tập của nhà Phật rất hữu ích cho người đọc.

 

Chi tiết về Giải Thưởng Ananda Viet Awards xin đọc ở:

http://anandavietfoundation.org/

 

Hoặc vào trang mạng Thư Viện Hoa Sen:

https://thuvienhoasen.org/

(sẽ thấy huy hiệu bên phải của "Ananda Viet Foundations”).

 

Độc giả có thể tìm mua hai tuyển tập truyện ngắn của Phan Tấn Hải để ủng hộ cho giải văn học Ananda Việt Awards bằng cách vào:

https://www.amazon.com/   và gõ chữ “phan tan hai”

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9953)
Đó chính là Dược Vương Bồ-tát, vị Bồ-tát có biệt danh là ‘’Nhứt thiết chúng sanh hỷ kiến’’.
(Xem: 6676)
Lời nói là sự biểu lộ phẩm giá và nhân cách của một con người. Người ta có thể thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn và ...
(Xem: 9101)
Xã hội là sự hiện hành, sự biểu hiện của tâm, tâm sở chúng sanh với rất nhiều tạp nhiễm phiền não của con người.
(Xem: 6003)
Tôi muốn cảm ơn mọi người đã gửi những lời chào mừng thân mật nhân ngày sinh 82 của tôi và những người đã tham gia buổi lễ này ở nhiều nơi trên thế giới.
(Xem: 7366)
Thật tự hào nếu được là học trò của Phật Thích-ca, một vị Thầy thấu tỏ, siêu việt mười pháp giới, đã thiết nguyện khuyến nhủ muôn người hướng về Cực lạc thế giới.
(Xem: 6186)
Nhìn về phía Hoa Kỳ, có một hiện tượng dị thường: rất nhiều người Do Thái trở thành Phật tử, và theo cả hai tôn giáo cùng lúc.
(Xem: 5795)
Những Bài Viết Ngắn Của HT Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc
(Xem: 6861)
Thời Thế Tôn, sự đố kỵ Phạm hạnh đã xảy ra. Đơn giản vì, người có đạo đứcgiới hạnh càng cao thì tứ chúng quy ngưỡng ngày càng nhiều.
(Xem: 7439)
“Rừng xưa lá trúc nhẹ lay Về trong hơi thở hôm nay nhiệm mầu Tâm an, ý lạc là đâu?
(Xem: 5062)
Trong giây phút hiện tại này đây tôi đang thở nhẹ nhàng. Tôi biết tôi đang hít vào, thở ra. Bàn chân tôi đang chạm mặt đất. Tôi đang nghe tiếng chim hót.
(Xem: 6769)
Dẫu cho cuộc thế chuyển xoay An Cư vẫn tỏa khắp đầy Tăng Thân Mong cho đại chúng an tâm Theo chân Đức Phật tu Tâm sống đời .
(Xem: 16898)
Chắp tay lạy Phậtcử chỉ quá thông thường của người Phật tử, có chi khó hiểu đâu mà cần băn khoăn suy nghĩ...
(Xem: 6510)
Xin niệm ân Hòa Thượng Thích Phước An, tác giả cuốn sách Khảo Luận “Đường về núi cũ chùa xưa” rất nhiều và xin trân trọng kính giới thiệu...
(Xem: 5085)
Tuần lễ này, cùng lúc, trong khi toàn dân Hoa Kỳ mừng Ngày Lễ Độc Lập, tất cả các tín đồ Phật Giáo Tây Tạng mừng ngày sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.
(Xem: 7315)
Tâm là một danh từ ai cũng có thể nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết rõ ràng. Cái gốc của Phật pháp chinh là tâm.
(Xem: 6466)
Tất cả đều phải trở về sự lắng trong, thinh lặng và Cô Đơn Tuyệt Đối. Đó là bi thương cùng cực, mà cũng là hạnh phúc vô bờ của kiếp nhân sinhvạn hữu.
(Xem: 5161)
Ánh mắt đó, theo mỗi bước chân, dường như thầm vọng lời thầy nhắc nhở chánh niệm. Ánh mắt xót-thương đang chuyển dần thành nhẹ nhàng từ-ái.
(Xem: 6960)
Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh luận với bất cứ ai ở đời.
(Xem: 6307)
Cốt tủy của mọi pháp hành theo Phật giáothành tựu giới-định-tuệ. Thông thường quan hệ giới-định-tuệ được ghi nhận theo
(Xem: 5345)
“Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa…”
(Xem: 7242)
Đau khổ là tấm gương phản chiếu sự sung sướng. Chúng ta càng đào xới niềm vui sâu bao nhiêu, hố đau khổ phía phải chiếu sâu hơn thế ấy.
(Xem: 7345)
Ngày nay, những người ở độ tuổi bảy mươi vẫn thấy mình còn thời giờ để tiêu pha. Tôi không biết do đâu mà họ được vậy. Có lẽ vì ...
(Xem: 6287)
Sáng nay, trong không gian yên tĩnh, ngồi đọc thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, người có tên thân thương khác mà chúng tôi thường gọi là Ông Rùa Đá
(Xem: 10141)
Mọi người cần phải tỉnh giác về cái chết, đó là việc suy ngẫm rằng mình sẽ không sống lâu trên cõi đời này.
(Xem: 5423)
Khi nhà văn Đào Văn Bình viết về Đạo Phật, những dòng chữ thoạt như rất đời thường của ông hiển lộ trên trang giấy đẹp như thơ.
(Xem: 5647)
Xuất gia là một đại nguyện. Giữ được Tâm trong không thối chuyển là một đại duyên...
(Xem: 7074)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 7099)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét.
(Xem: 11788)
Nơi biển khơi ngàn con sóng bạc đầu, hay trên cánh đồng xanh lúa chín rì rào đâu đâu cũng thấy hiện thân nỗi binh an khắp tất cả.
(Xem: 6295)
Chùa Việt Hải Ngoại Tập 2 của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đã xuất bản, kính mời quý vị ủng hộ quyển sách quý này.
(Xem: 6320)
Ở đời, người ta hay nói hễ cái gì thiếu hụt thì ham muốn, còn đầy đủ quá rồi thì thôi, thậm chí còn sinh ra nhàm chán. Sự thật thì có nhàm chán một số thứ...
(Xem: 5529)
Tôi muốn nói đến lực lượng thanh thiếu niên GĐPT Thiện Trí, khởi sinh từ hai gia đình Trí Thủ, Thiện Hoa, ghép lại thành Thiện Trí.
(Xem: 5704)
Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau...
(Xem: 6977)
Từ vô thủy kiếp, chúng ta đã huân tập không biết bao nhiêu là thói quen tốt xấu lẫn lộn, vừa bỏ được thói xấu này để phát huy điều tốt nọ, thì lại có ...
(Xem: 5628)
Chúng tôi hẹn gặp lại nhau trong Lễ Kỷ Niệm 30 năm xây dựng GĐPT VN tại Đức, nhân trại họp bạn Liên Hoa lần thứ 8 ngày 24.06 này.
(Xem: 5459)
Nói như thế để biết rằng thiền tỉnh thức dùng trong quân đội Hoa Kỳ chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng thiền tập của nhà Phật...
(Xem: 10306)
Cuộc sống vốn luôn vận động, chúng ta thường chịu áp lực nặng nề với những lo toan của kiếp người.
(Xem: 7995)
Người học Phật cần ý thức rõ về khẩu nghiệp, cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói của mình, ‘nói như hoa mà không nói như phân’ để thêm vui bớt khổ
(Xem: 7615)
háp Cú (Dhammapada): Pháp (Dhamma) là Phật pháp. Cú (pada) là câu. Pháp Cú là lời pháp, lời Phật dạy. Pháp Cú là một cuốn kinh căn bản then chốt trong đạo Phật,
(Xem: 6230)
Tường thuật Lễ Phật Đản 2641 và Khánh Thành chùa Phổ Hiền Pháp quốc năm 2017 - Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 6104)
Năm xưa trăng mọc trên sông Niranjaran thế nào thì nay vẫn thế. Sông cạn, núi mòn, vẫn còn một vầng trăng vằng vặc soi sáng đất trời bao la.
(Xem: 6276)
Các người con Phật ai cũng vui mừng vì được làm lễ kỷ niệm mừng Đức Phật đản sanh, mừng vì mỗi chúng ta được hạnh phúc...
(Xem: 8016)
Mùa tháng Tư âm lịch là cao điểm tưng bừng Lễ Hội Vesak và Phật Giáo kỷ niệm Đức Phật đản sanh lần thứ 2641.
(Xem: 6700)
Đầu-đà (dhuta) là tịnh hạnh chứ không phải khổ hạnh hành xác. Thực hành hạnh đầu-đà tuy khắc khổ nhưng hỗ trợ rất lớn cho hành giả trong tiến trình tu tập.
(Xem: 8305)
Mỏi gót phong trần, con người thường tìm đến chốn tùng lâm cô tịch, hút mình trong khói ngút non xa.
(Xem: 7840)
Thật khôi hài khi thấy tâm bất an lại tạo cho chúng ta cảm giác mình đang bận rộn với rất nhiều việc. Một ngày đã trôi qua mà mình không có lấy một vài phút để ngồi yên và khiến mọi thứ lắng dịu.
(Xem: 7718)
Nếu biết sống buông xả thì an vui cả đời, nếu ích kỷ, nhỏ mọn thì trong lòng bị trói buộc bởi phiền não tham-sân-si.
(Xem: 9819)
Chúng ta nhìn thế giới bằng cái nhìn chủ quan, đánh mất mặt tùy duyên mà pháp vốn có. Đó là nguồn cội của mọi phiền não.
(Xem: 8728)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc là một thông điệp vĩ đại về tiến trình thành tựu Vô thượng giác của chính Thế Tôn và tất cả chúng ta, những người con Phật.
(Xem: 9679)
Chúng ta nên nhớ rằng, sự giàu sang ấy là dư báo những việc làm tốt của họ trong nhiều kiếp về trước, chứ không phải do làm ăn bất chính trong đời này mà có được.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant