Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tháng Tư, Đọc Truyện ‘Cậu Bé Và Hoa Mai’ Của Nhà Văn Phan Tấn Hải

19 Tháng Tư 201700:41(Xem: 6132)
Tháng Tư, Đọc Truyện ‘Cậu Bé Và Hoa Mai’ Của Nhà Văn Phan Tấn Hải

Tháng Tư, Đọc Truyện ‘Cậu Bé Và Hoa Mai’ Của Nhà Văn Phan Tấn Hải

 

Huỳnh Kim Quang

 PhanTanHai1

Hình bìa 2 tập truyện của nhà văn Phan Tấn Hải.

 

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con ngườixã hội Miền Nam!

Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linhđen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.

Bằng cái nhìn khách quan, trung thực, bằng lòng nhân ái và từ bi, không một chút hận thù, qua lời văn nhẹ nhàng, bình dịtrong sáng, nhưng tinh tế, lãng mạn, đôi khi dí dỏm dễ thươnglôi cuốn, nhà văn Phan Tấn Hải giúp cho người đọc có được tâm thái bình lặng để nhìn thấy một cách tường tận những ưu tư và thao thức của tuổi trẻ Việt Nam thời chiến tranh, những nghiệt ngã và đau thương mà người dân Miền Nam, trong đó có giới tu sĩ các tôn giáo, Phật Giáo, đã phải gánh chịu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, và những phận người lênh đênh trên đường vượt biên tìm tự do nơi đất lạ quê người.

“Cậu Bé và Hoa Mai” là một trong mười hai truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của nhà văn Phan Tấn Hải vừa được Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation phát hành trên Amazon vào đầu tháng 4 năm 2017.

Theo nhà văn Phan Tấn Hải, tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai” đã được tạp chí Nhân Văn xuất bản tại thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ vào năm 1986. Nhà văn Phan Tấn Hải cũng cho biết lần tái bản thứ nhất này để hỗ trợ cho Giải Văn Học Phật Giáo Ananda Viet Awards, là Giải Văn Học Phật Giáo có tầm vóc rộng lớn lần đầu tiên được thực hiện.

Ngoài phẩm chất văn chương hấp dẫn và những sự kiện có thật thầm lặng xảy ra đâu đó trên quê hương đổ nát hay trên hoang đảo nào đó dành cho thuyền nhân Việt cư trú tạm thời, “Cậu Bé và Hoa Mai” còn là tập truyện chứa đựng rất nhiều tư tưởng Phật học vừa thực dụng, vừa thâm sâu, đặc biệt là những yếu chỉ của Thiền.

Truyện đầu tiên trong “Cậu Bé và Hoa Mai” là “Núi Sông Có Mấy Ngã Tình” nói lên tất cả những đặc tính vừa nêu trên.

Đó là truyện kể về hành trạng của một vị tu sĩ Phật Giáođạo hiệu Đại Đức Nguyên Án, đi tu vào cuối thập niên 1960 ở “một ngôi chùa sắp đổ nát tận đâu đó ở Bình Dương,” sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Triết Đông. Rồi sau 30 tháng 4 năm 75, vị Đại Đức Nguyên Án này đã ra sống tại một ngôi chùa nằm trên đường đi Vũng Tàu. Chỉ vì âm thầm bảo vệ Đạo Pháp và giới trẻ Phật tử mà vị Đại Đức này đã bị vào tù.

Chuyện vào tù đối với một tu sĩ là điều có thể nói là rất hiếm khi xảy ra. Nhưng ở chế độ cộng sản thời sau 30 tháng 4 năm 75 thì khác. Truyện viết rằng, “Lúc bấy giờ tu sĩ bị tù rất thường. Nếu có vị nào chưa vào tù thì mới là điều đáng ngạc nhiên.” Thầy Nguyên Án vào tù không phải vì dính vào những tội hình sự vớ vẩnthế gian, mà vì đại nguyện đi vào chốn lầm than để cứu sinh linh. Tác giả kể rằng, “Tôi nhớ lại hôm trước anh có nói với tôi về một lời nguyện. Anh có bao giờ phát nguyện như vậy chưa? Xin đời đời kiếp kiếp đi khắp các địa ngục mười phương để đưa tất cả chúng sinh trở về nơi giải thoát.”

Truyện kể về đạo hạnhlòng từ bi sâu lắng của những vị tăng trong một ngôi chùa ở Sài Gòn qua lời dặn dò của vị Thầy Khai Sơn:

“Một lần lên chùa thăm anh, tôi nhìn thấy những vết nứt rạn trên tường được trét xi măng một cách vụng về, vài đường nứt trên những viên gạch Tàu đã xõm xuống vì bước chân tín đồ, tôi đã chỉ cho anh.

“-Tại sao chùa không làm mới lại tất cả, anh nhỉ?

“Anh trả lời với nụ cười và những tia mắt sáng trong, với cả sự ngây thơ không còn ở tuổi anh nữa:

-Vị Tổ thành lập chùa đã di chúc rằng không được phép sửa chùa, ngay đến cả thay một viên ngói cho đến ngày đất nước được hoàn toàn hòa bình.”

Đó chính là lòng từ bi, là sự đồng cảm của nhà tu hành đối với người dân nghèo khổ, khốn khó.

Chùa thì nghèo nàn, đổ nát, nhưng tâm của vị Thầy Trú Trì của chùa thì cao rộng bao la biết chừng nào, khi Thầy nói:

“Họ không hề biết rằng tất cả các cõi Trời, cõi Phật, khắp cả thế giới mười phương đều đã sẵn trong tâm này.”

Đó chính là đạo lý cao siêu vi diệu của nhà Phật. Không có gì không phải là tâm. Chúng sinh là tâm. Phật là tâm. Mê là tâm. Giác ngộ là tâm. Tâm này là Phật. Không có tâm Phật nào khác. Nhận biết ngay tức khắc là Phật. Do dự, suy nghĩ đắn đo, không nhận biết ngay tức khắc thì là chúng sinh. Cho nên, vị Thầy của người bạn của tác giả có lần la người học trò khi thấy người học trò này ngồi tu thiền:

“-Khi ngươi ngồi thì ngươi là Phật, thế khi ngươi xả Thiền thì ngươi là ma à?”

Một câu hỏi có sức nặng ngàn cân như một công án Thiền bí hiểm ném cho người học trò! Phải rồi. Nếu tâm này là Phật thì cần gì phải ngồi Thiền để tìm Phật? Một câu hỏi có khả năng thách đố sự vượt thoát siêu việt ngay tức thì của người nghe. Một câu hỏi mở toang cánh cửa vô môn của Phật Đạo.

Trong tác phẩm “Cậu Bé và Hoa Mai” còn nhiều đoạn, nhiều chỗ đạo vị cao siêu như thế.

“Bệnh Nước” là truyện thứ hai trong tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai.” Truyện kể về hai người bạn là hai chàng thanh niên, có tên Tới và Dân. Họ sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Dân thì chăm chỉ học hành, còn Tới thì lêu lỏng, ham chơi. Truyện kể thời học sinh trước năm 75 và những mối tình ngây thơ, lãng mạn của tuổi học trò mới lớn biết yêu. Truyện cũng nhắc đến một vài địa danh ở thủ đô Miền Nam như Thư Viện Quốc Gia, Trường Chu Văn An, Trường Võ Trường Toản, Trường Trưng Vương, Đại Học Luật, Đại Học Văn Khoa, v.v… Cuộc chiến cũng lớn theo với tuổi đời của họ. Rổi họ cũng tới tuổi nhập ngũ vào quân đội VNCH để chiến đấu bảo vệ tổ quốc như bao thanh niên cùng thế hệ. Nhưng những thao thức về vận nước của tuổi trẻ vẫn đeo bám theo tâm tư họ.

“-Tao vẫn tin là mày phải làm một cái gì ngon lành hơn…

-Nước mình đang ở trong cơn bệnh lớn. Mình có thể làm được cái gì bây giờ và phải làm cái gì bây giờ cho thực sự là tích cực nhỉ? Khó lắm. Để xem. Chớ để tắt ngọn lửa trong tim.”

Rồi biến cố 30 tháng 4 vồ chụp xuống Miền Nam, “Vào năm 1975, Sài  Gòn ở trong một hoang mang cùng cực. Có một sự chuyển mình mệt mỏi nào đó trên những khuôn mặt phố phường, như thể con bệnh vừa dứt xong cơn bệnh ghẻ chóc lại bắt lấy một chứng giang mai. Người ta dè dặt từng bước một ngoài phố vì sợ sập bẫy giăng trên từng phân vuông trên đường.”

Người bạn của Tới là Dân vào tù CS. Trốn trại về Sài Gòn. Tìm đường vào chiến khu kháng chiến. Dân mất biệt một thời gian. Dân bị VC bắt ở Long Khánh. Bị giam và trước lúc bị xử bắn thì được cứu sống. Về lại Sài Gòn. Hai người bạn lại gặp nhau. Nhưng lần này thì Dân khác hẳn. Dân đã “ngờ nghệch điên dại.”

Đó là một trong những hệ quả bi thảm của cuộc đổi đời ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tâm trí con người cũng điên loạn theo cuộc khủng hoảng rộng khắp của đất nước.

“Cậu Bé và Hoa Mai” là truyện thứ 3 mà cũng là truyện chủ đề của tập truyện. Truyện kể hoàn cảnh sống của tác giả trên đảo Galang, Indonesia, lúc mới vượt biên từ Việt Nam qua và chờ đi định cư ở một nước thứ ba.

Trong lớp dạy Việt văn cho các em tị nạn trên đảo, tác giả gặp cậu bé. Không biết cậu tên gì, chỉ biết tác giả gọi cậu ấy là “cậu bé.” Cậu bé là một em bé  thông minh, ngộ nghĩnh, tò mò, hay hỏi những câu lắt léo làm cho ông Thầy luýnh quýnh không biết phải trả lời làm sao cho thông suốt. Khi giới thiệu về cậu bé tinh ranh này, tác giả đã nói rằng, “Và bạn cũng có thể bị khủng bố bằng một cách nào đó do sự tò mò của cậu bé.”

Tình cờ một hôm cậu bé hỏi tác giả một câu trong Bích Câu Kỳ Ngộ có liên quan tới hoa mai, mà hai người này, một thầy một trò, đã thân nhau rất mực. Và rồi ông thầy đã dẫn cậu bé trèo rừng vượt suối lên núi để tìm hoa mai. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Ấy thế mà cậu bé này vẫn kiên trì việc tìm kiếm hoa mai. Nhìn thấy hoa mai, dù chỉ một lần, đã trở thành ước mơ dai dẳng của cậu bé. Nhưng dường như, ông Thầy đã nhân chuyện dẫn cậu bé đi tìm hoa mai để khai thị cho cậu học trò tí hon này bài học về niềm tin, về ước vọng, về lòng kiên trì bền bỉ để thành đạt những ước mơ cao cả của đời người.

“-Em hãy nhìn. Quanh mình chỉ là bóng tối. Và bên trời thì không một vì sao. Nhưng chúng ta vẫn luôn luôn đi về phía ánh sáng. Không được phép ngừng lại em ạ. Dù có bị thương dù có bao nhiêu bất trắc và tả tơi. Phải đi em ạ. Rồi sẽ có lúc mình sẽ gặp được mai em ạ…”

Đọc tới đây thì lại nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài Cáo Tật Thị Chúng của Thiền Sư Mãn Giác đời Nhà Lý.

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai.”

Còn nhiều lắm trong “Cậu Bé và Hoa Mai” về những câu chuyện của một thời tao loạn của đất nước trước và sau năm 1975, mà trong đó biết bao nhiêu phận đời của tuổi trẻ, của người lớn đã bị vùi dập đau thương! Đó có thể là vận nghiệp của đất nước, là hệ lụy của dân tộc mà cho đến nay, sau 42 năm, chừng như vẫn chưa giải thoát được.

Cùng xuất bản một lần với “Cậu Bé và Hoa Mai,” nhà văn Phan Tấn Hải cũng đã cho ấn hành trên Amazon tập truyện “Thiếu Nữ Trong Ngôi Nhà Bệnh,” với 17 truyện ngắn của nhà văn Phan Tấn Hải viết về những chuyện tình lãng mạntrong sáng, mà trong đó bàng bạc nhiều giáo lý và phương thức tu tập của nhà Phật rất hữu ích cho người đọc.

 

Chi tiết về Giải Thưởng Ananda Viet Awards xin đọc ở:

http://anandavietfoundation.org/

 

Hoặc vào trang mạng Thư Viện Hoa Sen:

https://thuvienhoasen.org/

(sẽ thấy huy hiệu bên phải của "Ananda Viet Foundations”).

 

Độc giả có thể tìm mua hai tuyển tập truyện ngắn của Phan Tấn Hải để ủng hộ cho giải văn học Ananda Việt Awards bằng cách vào:

https://www.amazon.com/   và gõ chữ “phan tan hai”

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9462)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8424)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12980)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8949)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9402)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9480)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8644)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8366)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9566)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10304)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9139)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9240)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11305)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10037)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17513)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8144)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8346)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8551)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8205)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10083)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8217)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9680)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8496)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8327)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8615)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9843)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11210)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10247)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9396)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9532)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11824)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8624)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9196)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8901)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9298)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10874)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9970)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8566)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9948)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10053)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8914)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13391)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10110)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9222)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26913)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9959)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12799)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10890)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9986)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10279)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant