Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đầm Sen Nở Rộ

12 Tháng Sáu 201707:21(Xem: 5539)
Đầm Sen Nở Rộ
Đầm Sen Nở Rộ
(Tường thuật khóa tu GĐPT Thiện Trí Thụy Sĩ tại Melchtal năm 2017)
Trần Thị Nhật Hưng


Dam Sen No Ro 1

Thông thường Phật tử về chùa trước tiên vào chánh điện đảnh lễ Phật, thăm hỏi sức khỏetrụ trì, chư tôn đức cùng bạn bè đạo nếu có nhân duyên quen biết. Tôi cũng vậy, không ngoại lệ, tuy nhiên riêng tôi, tôi thường hỏi thăm thêm: “Chùa này có Gia Đình Phật Tử (GĐPT) không?„ để mừng chùa đó có một lực lượng trẻ mà tôi hằng quan tâm và ngưỡng mộ về tấm lòng xả thân không ngại gian lao khó nhọc công sức tiền bạc nhất là thời gian để hộ đạo, đóng góp tích cực về mọi phương diện để duy trì và phát triển Phật giáo. Đã có nhiều tăng ni xuất thân từ GĐPT. Hễ chùa nào có GĐPT sinh hoạt, chùa đó khởi sắc hẳn lên bởi sức trẻ, tấm lòng và tài năng của họ.

Dam Sen No Ro 2

 Hiện giờ nơi đây, tại Thụy Sĩ, tôi muốn nói đến lực lượng thanh thiếu niên GĐPT Thiện Trí, khởi sinh từ hai gia đình Trí Thủ, Thiện Hoa, ghép lại thành Thiện Trí.

    Các anh chị em sinh sống rải rác khắp mọi tỉnh thành của Thụy Sĩ, hằng tháng nhằm chủ nhật, vẫn dành thời gian qui tụ về một nơi thuận lợi để sinh hoạt. Hướng dẫn lớp trẻ thanh thiếu niên hầu hết từ chính con cháu họ hiểu đạo, tiếp nối gìn giữ mạng mạch Phật giáo tại xứ người. Chẳng những thế, còn mở rộng để bà con cô bác Phật tử có cơ hội quây quần bên nhau, trước là tìm thấy không khí Việt Nam để quên đi nỗi nhung nhớ quê hương trong những chuỗi ngày xa xứ, còn được an lạc trong tinh thần học đạo và sống đạo qua sự tổ chức tài tình của các anh em nhân dịp Lễ Phục Sinh nghỉ 4 ngày.

  Phục Sinh năm nào cũng rơi vào tháng 4 mùa xuân khi mà trời đất chuyển mình, cây cỏ thi nhau nảy mầm, mai đào muôn hoa trổ sắc dưới ánh sáng mặt trời tạo nên một không gian đầy sức sống. Thời tiết ấm áp hơn, xua tan cái giá lạnh ảm đạm của mùa đông. Nhưng tháng 4.2017 năm nay, nhiệt độ bất thường nắng nóng như mùa hè. Chỉ một chút nóng thôi cũng đủ “gạt“ những người nhẹ dạ lười xách nặng như tôi không mang áo khoác dày để rồi ngay sau ngày khóa tu bế mạc trời bỗng chuyển sang đông, giông gió bão bùng và tuyết rơi tầm tả. Cũng may nhờ Phật độ, Bồ Tát che chở, ai nấy bình an về đến nhà, trước khi Trời chuyển đổi.

   Khóa tu học kỳ này là lần thứ 9 theo thông lệ hằng năm của anh em vẫn được chuẩn bị từ cả năm về trước. Từ khâu tìm nhà, mời giảng sư, sắp đặt chợ búa và tìm người nấu ăn cho hằng trăm Phật tử cùng nhiều công việc linh tinh không tên khác đã đòi hỏi nhiều công sức của anh em. Nhưng với tinh thần phụng sựphương cách làm việc DÂN CHỦ theo cung cách khoa học phương tây, nên công việc trôi chảy lớp lang đâu vào đấy.

Dam Sen No Ro 3

   Căn nhà sinh hoạt thường thay đổi hằng năm theo từng tỉnh thành, nhưng tựu trung vẫn là nhà trên núi, nơi thường dành cho người Thụy Sĩ mùa đông trượt tuyết. Nơi đây đồi núi chập chùng, đường đi ngoằn ngoèo quanh co, mùa xuân cỏ xanh mượt mà xanh biếc. Trên đỉnh núi cao dù nắng nóng vẫn luôn vương vất chút tuyết trắng xóa, khi trở trời, mây trắng sà xuống thấp lãng đãng như cảnh tiên. Tu học với cảnh sắc thơ mộng hữu tình như vậy giúp tâm hồn lắng đọng, quên mọi phiền muộn để hội nhập vào thế giới thanh tịnh vô cùng an lạc.

Dam Sen No Ro 4

   Năm nay giảng sư mời về vẫn là Thầy Thích Nguyên Đạt của năm ngoái đến từ Hoa Kỳ. Thầy là một thiền sư, nhờ vậy, chúng tôi được hiểu thêm thiền sau bao năm chỉ chuyên về tịnh độ.

   Nói đến thiền, Phật tử cũng nên biết người sáng lập là ngài Bồ Đề Đạt Ma, nhưng giúp cho thiền phát triển và hưng thịnh là ngài Lục tổ Huệ Năng đời thứ 6 và là cuối cùng của Thiền tông.

   Tương truyền rằng, ngài Huệ Năng là người bán củi không biết chữ, tình cờ nghe kinh Kim Cang và nghe giảng đến câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm„ (không để lục căn dính mắc với lục trần, thì chơn tâm hiển lộ) cốt lõi của kinh Kim Cang, nổi tiếng trong giới học Phật, nhất là Thiền Tông, ngài hoàn toàn liễu ngộ. Về sau ngài tìm đến học đạo. Nhưng công việc trong chùa suốt ngày chỉ giã gạo ở dưới bếp, thế mà sau này nhận lãnh y bát truyền thừa của sư phụ trở thành bậc Tổ Sư Long Tượng siêu việt nhất trong lịch sử Thiền tông.

  Một câu chuyện hấp dẫn vô cùng lôi cuốn về hai bài kệ. Một của Huệ Năng, vì không biết chữ đã nhờ bạn đồng môn viết giúp:

Bồ đề bổn vô thọ.

Minh kính diệc phi đài.

Bổn lai vô nhất vật.

Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch nghĩa:

Bồ đề vốn chẳng cây.

Gương sáng cũng không đài.

Xưa nay không một vật.

Bụi trần bám vào đâu ?

Bài kệ của ngài Huệ Năng nói lên cái “không„ của sự vật. Tâm ý của ngài “không có chỗ trụ thì tâm trong sáng không vướng bụi thì cần gì phải lau„ để “đáp„ lại bài kệ của Thần Tú đồng môn, người nổi tiếng sở học uyên bác:

Thân thị bồ đề thọ

Tâm như minh kính đài.

Thời thời cần phất thức.

Vật sử nhạ trần ai.

Dịch nghĩa :

Thân là cây bồ đề.

Tâm như đài gương sáng.

Luôn luôn siêng lau chùi.

Chớ để bụi trần bám.

Điều đó xác nhận cái “có„ của sự vật để rồi tâm vướng bụi  phải luôn luôn siêng lau chùi thì tâm mới sáng.Trái ý hoàn toàn với ngài Huệ Năng. Hai bài kệ làm xôn xao thiền môn và bài của ngài Huệ Năng được sư phụ chú ý âm thầm truyền y bát, căn dặn về phương nam để phát triển và hưng thịnh Thiền tông lên tột đỉnh nổi tiếng cho đến ngày nay.

Dam Sen No Ro 5

   Hòa Thượng Nguyên Đạt còn hướng dẫn chúng tôi ngồi thiền hay nói cho đúng hơn là tĩnh tâm sau mỗi thời khóa Thầy giảng pháp.

   Giảng về thiền thì mênh mông, mơ hồ khó hiểu lắm. Tôi chỉ ghi nhận xin nhắc sơ về đề tài Thầy dạy chúng tôi “tâm muốn tu học„ thì học như thế nào.

Trong quá trình Tín-Giải-Hành-Quả, người Phật tử tùy theo căn cơ trình độ sẽ xếp theo một trong ba cấp sau đây:

*Cấp một:

 Tín: Chỉ biết nhắm mắt tin theo những điều mà người khác tin, làm hay nói. Không suy xét đúng sai phải trái rồi cứ thế “hành„ theo cái tin của mình và kết quả đúng, sai cũng theo đó mà trỗ.

*Cấp hai:

Giải: Dành cho người trí. Nghiên cứu kỹ càng rồi mới tin. Thậm chí ngay lời Phật dạy cũng tra vấn đúng chưa, có thích hợp với mình chưa. Khi có sự hiểu biết rõ ràng, niềm tin mới vững chắc không sao lay chuyển được. Đa phần người Âu Mỹ đến với Phật giáo theo phong cách này. Hiểu rồi mới tin rồi mới hành để có kết quả tốt đẹp.

*Cấp ba:

Quả: Dành cho thành phần siêu việt chỉ mới tin đã "trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật“ (cỡ như ngài Huệ Năng, học đạo, hiểu đạo và hành đạo từ bao kiếp, giờ chỉ nghe hay nhắc lại là có kết quả ngay)

Dam Sen No Ro 6

   Trong chương trình còn có lễ kỷ niệm 25 năm thành lập GĐPT Thiện Trí tại Thụy Sĩ. Một phần tư thế kỷ, quãng đời chưa kể là nhiều nhưng cũng không ngắn để duy trì được một gia đình đạo trải qua cũng lắm thăng trầm để phát triển như hôm nay. Đã có tới ba thế hệ nối tiếp từ đời cha, con rồi cháu. Những thế hệ sau được đào tạo bởi hai nền văn minh Âu, Á. Biết phối hợp nếp sống văn minh và cung cách làm việc khoa học phương Tây nhưng vẫn duy trì nét đẹp văn hóa phương Đông trong tinh thần Phật giáo để đào tạo con em mình, chẳng những biết và giữ gìn đạo Phật còn đào tạo để trở thành Phật tử chân chánh hữu ích cho gia đìnhxã hội. Đó chính là nhiệm vụmục đích của GĐPT nói chung không riêng gì GĐPT Thụy Sĩ. Đáng mừng và đáng khen quá chừng chừng!

Dam Sen No Ro 7

  Trong buổi lễ, ngoài văn nghệ thường niên, cắt bánh sinh nhật, còn có mục chiếu lại những hình ảnh sinh hoạt của 25 năm về trước để nhắc nhớ những kỷ niệm của thời xa xưa, thời chỉ mới là một ao sen mới nhú để ngày nay Đầm Sen Nở Rộ tỏa ngát hương thơm cho đời thưởng thức.

   Trong tinh thần phụng sự với châm ngônPhục vụ chúng sinhcúng dường Chư Phật„ cùng với tài năng được đào tạo từ khoa học phương Tây “lãnh đạo là lãnh đạn„ (người lãnh đạo đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách và làm việc nhiều nhất, làm gương cho đàn em, không ngồi đó chỉ tay năm ngón sai bảo người khác). Trong tinh thần đó,  anh em GĐPT Thiện Trí đã tổ chức khóa tu rất thành công đem lại cho mọi người niềm an lạc từ vật chất với những bữa cơm ngon, ngủ nghỉ tươm tất và tinh thần thoải mái những tưởng 4 ngày qua, chúng Phật tử Thụy sĩ được trải qua cõi cực lạc ngay tại thế gian này.

   Mong rằng những năm kế tiếp, những ai đã, đang và sẽ, hãy quay về “đầm sen„ dù phải lội bùn (vất vả tàu xe phương tiện đi lại) để nếu không hái những đóa sen thơm ngát dâng lên đấng Từ Phụ thì cũng thưởng thức được hương thơm ngào ngạt của nó.

  Năm nay đã có được 100 người tham dự. Con số như thế tại Thụy sĩ không phải nhỏ. Chân thành cám ơn anh em đã bỏ nhiều công sức tổ chức khóa tu. Và cũng xin chân thành tri ân quí Thầy, Cô cùng Phật tử tham dự khóa tu để góp cho không khí nơi đầm sen đầy sức sống, tươi vui, an lạc.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trần Thị Nhật Hưng.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9584)
Khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan.
(Xem: 7502)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7769)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8675)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8251)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8292)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7674)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7589)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9090)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13416)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11034)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6583)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9022)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7599)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 8960)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11387)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9305)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8450)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7205)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7651)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8528)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 7989)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8144)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6249)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8016)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8129)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12918)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10187)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9694)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8785)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10153)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9040)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11168)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8907)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8883)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8326)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7832)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7780)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10273)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8749)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8875)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 8978)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7490)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7452)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8427)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
(Xem: 7689)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và ...
(Xem: 8378)
Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc nào mà nhu cầu làm sạch môi trường sống và thế giới lại khẩn thiết và cấp bách như hiện nay.
(Xem: 8514)
Giới luật là nền tảng của thanh tịnh; thanh tịnh là chất liệu cho hòa hợp. Không thanh tịnh thì khó lòng có hòa hợp trong...
(Xem: 8877)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra,
(Xem: 7539)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant