Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đầm Sen Nở Rộ

12 Tháng Sáu 201707:21(Xem: 5536)
Đầm Sen Nở Rộ
Đầm Sen Nở Rộ
(Tường thuật khóa tu GĐPT Thiện Trí Thụy Sĩ tại Melchtal năm 2017)
Trần Thị Nhật Hưng


Dam Sen No Ro 1

Thông thường Phật tử về chùa trước tiên vào chánh điện đảnh lễ Phật, thăm hỏi sức khỏetrụ trì, chư tôn đức cùng bạn bè đạo nếu có nhân duyên quen biết. Tôi cũng vậy, không ngoại lệ, tuy nhiên riêng tôi, tôi thường hỏi thăm thêm: “Chùa này có Gia Đình Phật Tử (GĐPT) không?„ để mừng chùa đó có một lực lượng trẻ mà tôi hằng quan tâm và ngưỡng mộ về tấm lòng xả thân không ngại gian lao khó nhọc công sức tiền bạc nhất là thời gian để hộ đạo, đóng góp tích cực về mọi phương diện để duy trì và phát triển Phật giáo. Đã có nhiều tăng ni xuất thân từ GĐPT. Hễ chùa nào có GĐPT sinh hoạt, chùa đó khởi sắc hẳn lên bởi sức trẻ, tấm lòng và tài năng của họ.

Dam Sen No Ro 2

 Hiện giờ nơi đây, tại Thụy Sĩ, tôi muốn nói đến lực lượng thanh thiếu niên GĐPT Thiện Trí, khởi sinh từ hai gia đình Trí Thủ, Thiện Hoa, ghép lại thành Thiện Trí.

    Các anh chị em sinh sống rải rác khắp mọi tỉnh thành của Thụy Sĩ, hằng tháng nhằm chủ nhật, vẫn dành thời gian qui tụ về một nơi thuận lợi để sinh hoạt. Hướng dẫn lớp trẻ thanh thiếu niên hầu hết từ chính con cháu họ hiểu đạo, tiếp nối gìn giữ mạng mạch Phật giáo tại xứ người. Chẳng những thế, còn mở rộng để bà con cô bác Phật tử có cơ hội quây quần bên nhau, trước là tìm thấy không khí Việt Nam để quên đi nỗi nhung nhớ quê hương trong những chuỗi ngày xa xứ, còn được an lạc trong tinh thần học đạo và sống đạo qua sự tổ chức tài tình của các anh em nhân dịp Lễ Phục Sinh nghỉ 4 ngày.

  Phục Sinh năm nào cũng rơi vào tháng 4 mùa xuân khi mà trời đất chuyển mình, cây cỏ thi nhau nảy mầm, mai đào muôn hoa trổ sắc dưới ánh sáng mặt trời tạo nên một không gian đầy sức sống. Thời tiết ấm áp hơn, xua tan cái giá lạnh ảm đạm của mùa đông. Nhưng tháng 4.2017 năm nay, nhiệt độ bất thường nắng nóng như mùa hè. Chỉ một chút nóng thôi cũng đủ “gạt“ những người nhẹ dạ lười xách nặng như tôi không mang áo khoác dày để rồi ngay sau ngày khóa tu bế mạc trời bỗng chuyển sang đông, giông gió bão bùng và tuyết rơi tầm tả. Cũng may nhờ Phật độ, Bồ Tát che chở, ai nấy bình an về đến nhà, trước khi Trời chuyển đổi.

   Khóa tu học kỳ này là lần thứ 9 theo thông lệ hằng năm của anh em vẫn được chuẩn bị từ cả năm về trước. Từ khâu tìm nhà, mời giảng sư, sắp đặt chợ búa và tìm người nấu ăn cho hằng trăm Phật tử cùng nhiều công việc linh tinh không tên khác đã đòi hỏi nhiều công sức của anh em. Nhưng với tinh thần phụng sựphương cách làm việc DÂN CHỦ theo cung cách khoa học phương tây, nên công việc trôi chảy lớp lang đâu vào đấy.

Dam Sen No Ro 3

   Căn nhà sinh hoạt thường thay đổi hằng năm theo từng tỉnh thành, nhưng tựu trung vẫn là nhà trên núi, nơi thường dành cho người Thụy Sĩ mùa đông trượt tuyết. Nơi đây đồi núi chập chùng, đường đi ngoằn ngoèo quanh co, mùa xuân cỏ xanh mượt mà xanh biếc. Trên đỉnh núi cao dù nắng nóng vẫn luôn vương vất chút tuyết trắng xóa, khi trở trời, mây trắng sà xuống thấp lãng đãng như cảnh tiên. Tu học với cảnh sắc thơ mộng hữu tình như vậy giúp tâm hồn lắng đọng, quên mọi phiền muộn để hội nhập vào thế giới thanh tịnh vô cùng an lạc.

Dam Sen No Ro 4

   Năm nay giảng sư mời về vẫn là Thầy Thích Nguyên Đạt của năm ngoái đến từ Hoa Kỳ. Thầy là một thiền sư, nhờ vậy, chúng tôi được hiểu thêm thiền sau bao năm chỉ chuyên về tịnh độ.

   Nói đến thiền, Phật tử cũng nên biết người sáng lập là ngài Bồ Đề Đạt Ma, nhưng giúp cho thiền phát triển và hưng thịnh là ngài Lục tổ Huệ Năng đời thứ 6 và là cuối cùng của Thiền tông.

   Tương truyền rằng, ngài Huệ Năng là người bán củi không biết chữ, tình cờ nghe kinh Kim Cang và nghe giảng đến câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm„ (không để lục căn dính mắc với lục trần, thì chơn tâm hiển lộ) cốt lõi của kinh Kim Cang, nổi tiếng trong giới học Phật, nhất là Thiền Tông, ngài hoàn toàn liễu ngộ. Về sau ngài tìm đến học đạo. Nhưng công việc trong chùa suốt ngày chỉ giã gạo ở dưới bếp, thế mà sau này nhận lãnh y bát truyền thừa của sư phụ trở thành bậc Tổ Sư Long Tượng siêu việt nhất trong lịch sử Thiền tông.

  Một câu chuyện hấp dẫn vô cùng lôi cuốn về hai bài kệ. Một của Huệ Năng, vì không biết chữ đã nhờ bạn đồng môn viết giúp:

Bồ đề bổn vô thọ.

Minh kính diệc phi đài.

Bổn lai vô nhất vật.

Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch nghĩa:

Bồ đề vốn chẳng cây.

Gương sáng cũng không đài.

Xưa nay không một vật.

Bụi trần bám vào đâu ?

Bài kệ của ngài Huệ Năng nói lên cái “không„ của sự vật. Tâm ý của ngài “không có chỗ trụ thì tâm trong sáng không vướng bụi thì cần gì phải lau„ để “đáp„ lại bài kệ của Thần Tú đồng môn, người nổi tiếng sở học uyên bác:

Thân thị bồ đề thọ

Tâm như minh kính đài.

Thời thời cần phất thức.

Vật sử nhạ trần ai.

Dịch nghĩa :

Thân là cây bồ đề.

Tâm như đài gương sáng.

Luôn luôn siêng lau chùi.

Chớ để bụi trần bám.

Điều đó xác nhận cái “có„ của sự vật để rồi tâm vướng bụi  phải luôn luôn siêng lau chùi thì tâm mới sáng.Trái ý hoàn toàn với ngài Huệ Năng. Hai bài kệ làm xôn xao thiền môn và bài của ngài Huệ Năng được sư phụ chú ý âm thầm truyền y bát, căn dặn về phương nam để phát triển và hưng thịnh Thiền tông lên tột đỉnh nổi tiếng cho đến ngày nay.

Dam Sen No Ro 5

   Hòa Thượng Nguyên Đạt còn hướng dẫn chúng tôi ngồi thiền hay nói cho đúng hơn là tĩnh tâm sau mỗi thời khóa Thầy giảng pháp.

   Giảng về thiền thì mênh mông, mơ hồ khó hiểu lắm. Tôi chỉ ghi nhận xin nhắc sơ về đề tài Thầy dạy chúng tôi “tâm muốn tu học„ thì học như thế nào.

Trong quá trình Tín-Giải-Hành-Quả, người Phật tử tùy theo căn cơ trình độ sẽ xếp theo một trong ba cấp sau đây:

*Cấp một:

 Tín: Chỉ biết nhắm mắt tin theo những điều mà người khác tin, làm hay nói. Không suy xét đúng sai phải trái rồi cứ thế “hành„ theo cái tin của mình và kết quả đúng, sai cũng theo đó mà trỗ.

*Cấp hai:

Giải: Dành cho người trí. Nghiên cứu kỹ càng rồi mới tin. Thậm chí ngay lời Phật dạy cũng tra vấn đúng chưa, có thích hợp với mình chưa. Khi có sự hiểu biết rõ ràng, niềm tin mới vững chắc không sao lay chuyển được. Đa phần người Âu Mỹ đến với Phật giáo theo phong cách này. Hiểu rồi mới tin rồi mới hành để có kết quả tốt đẹp.

*Cấp ba:

Quả: Dành cho thành phần siêu việt chỉ mới tin đã "trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật“ (cỡ như ngài Huệ Năng, học đạo, hiểu đạo và hành đạo từ bao kiếp, giờ chỉ nghe hay nhắc lại là có kết quả ngay)

Dam Sen No Ro 6

   Trong chương trình còn có lễ kỷ niệm 25 năm thành lập GĐPT Thiện Trí tại Thụy Sĩ. Một phần tư thế kỷ, quãng đời chưa kể là nhiều nhưng cũng không ngắn để duy trì được một gia đình đạo trải qua cũng lắm thăng trầm để phát triển như hôm nay. Đã có tới ba thế hệ nối tiếp từ đời cha, con rồi cháu. Những thế hệ sau được đào tạo bởi hai nền văn minh Âu, Á. Biết phối hợp nếp sống văn minh và cung cách làm việc khoa học phương Tây nhưng vẫn duy trì nét đẹp văn hóa phương Đông trong tinh thần Phật giáo để đào tạo con em mình, chẳng những biết và giữ gìn đạo Phật còn đào tạo để trở thành Phật tử chân chánh hữu ích cho gia đìnhxã hội. Đó chính là nhiệm vụmục đích của GĐPT nói chung không riêng gì GĐPT Thụy Sĩ. Đáng mừng và đáng khen quá chừng chừng!

Dam Sen No Ro 7

  Trong buổi lễ, ngoài văn nghệ thường niên, cắt bánh sinh nhật, còn có mục chiếu lại những hình ảnh sinh hoạt của 25 năm về trước để nhắc nhớ những kỷ niệm của thời xa xưa, thời chỉ mới là một ao sen mới nhú để ngày nay Đầm Sen Nở Rộ tỏa ngát hương thơm cho đời thưởng thức.

   Trong tinh thần phụng sự với châm ngônPhục vụ chúng sinhcúng dường Chư Phật„ cùng với tài năng được đào tạo từ khoa học phương Tây “lãnh đạo là lãnh đạn„ (người lãnh đạo đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách và làm việc nhiều nhất, làm gương cho đàn em, không ngồi đó chỉ tay năm ngón sai bảo người khác). Trong tinh thần đó,  anh em GĐPT Thiện Trí đã tổ chức khóa tu rất thành công đem lại cho mọi người niềm an lạc từ vật chất với những bữa cơm ngon, ngủ nghỉ tươm tất và tinh thần thoải mái những tưởng 4 ngày qua, chúng Phật tử Thụy sĩ được trải qua cõi cực lạc ngay tại thế gian này.

   Mong rằng những năm kế tiếp, những ai đã, đang và sẽ, hãy quay về “đầm sen„ dù phải lội bùn (vất vả tàu xe phương tiện đi lại) để nếu không hái những đóa sen thơm ngát dâng lên đấng Từ Phụ thì cũng thưởng thức được hương thơm ngào ngạt của nó.

  Năm nay đã có được 100 người tham dự. Con số như thế tại Thụy sĩ không phải nhỏ. Chân thành cám ơn anh em đã bỏ nhiều công sức tổ chức khóa tu. Và cũng xin chân thành tri ân quí Thầy, Cô cùng Phật tử tham dự khóa tu để góp cho không khí nơi đầm sen đầy sức sống, tươi vui, an lạc.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trần Thị Nhật Hưng.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9047)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 22018)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8843)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8759)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8492)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8565)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8732)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7779)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11789)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21943)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8003)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9503)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14272)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9270)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9012)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8391)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8721)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9884)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9603)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9499)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8820)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9605)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8294)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9205)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9558)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9023)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9351)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21454)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8980)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9477)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8819)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9211)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10687)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9099)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10261)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9633)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8833)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8761)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9256)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8488)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9879)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10206)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17121)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10637)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9814)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11158)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22305)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8748)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8150)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8002)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant