Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hành Trang

01 Tháng Bảy 201708:36(Xem: 5199)
Hành Trang

HÀNH TRANG   

Huệ Trân

 

 

         Phàm, ai lên đường cũng mang theo hành trang, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do quan niệm về nhu cầu và mục đích chuyến đi.

         Khi gã đến bái biệt Thầy, lòng chợt rưng rưng khi chạm vào ánh mắt đầy xót thương. Chẳng lẽ chưa phải là lúc gã lên đường hay sao? Chẳng lẽ Thầy chưa thấy hết những quằn quại thôi thúc trong gã bấy lâu ư?

         Tuy thế, giây phút tạm biệt không sầu bi như gã tưởng. Vẫn với giọng nói nhỏ nhẹ, điềm đạm cố hữu, Thầy ôn tồn bảo:

         - Chỉ mang theo một chữ, chữ “NHẪN”. Bất cứ nơi đâu, thế nào, cũng chỉ hành xử bằng chữ nhẫn mà thôi. Khi nào cảm thấy cần Thầy thì hãy nhớ rằng Thầy luôn ở bên con.

         Gã cung kính lạy Thầy ba lạy.

         Gã lên đường với hành trang là chữ “NHẪN” và ánh mắt xót thương của Thầy.

         Hai đầu quang gánh không đồng đều nên bước chân gã ngả nghiêng như người say rượu. Thầy trao chữ “Nhẫn” nên gã đặt chữ nhẫn ở quang gánh trước, và ánh mắt xót thương của Thầy ở quang gánh sau. Với gã, chữ nhẫn còn nhẹ tênh mà ánh mắt Thầy thì trĩu nặng! Gã cảm nhận rõ ràng như thế. Ôi, tấm lòng Bồ Tát bao la! Chẳng phải gã đã từng nói:

         -Thầy ơi, con biết chắc là con đã từng được đảnh lễ Thầy từ kiếp trước, hay từ vô lượng kiếp trước không chừng.

         Thầy đã không cười vì câu nói mùi riệu, sắp xuống “sáu câu vọng cổ”này, mà chỉ hiền từ bảo:

         -Thế ư?

         Thực tâm, gã luôn nghĩ về Thầy như vị Thầy-Bổn-Sư, Thầy-Y-Chỉ, vì những gì Thầy nói mà gã đã được nghe, những gì Thầy viết mà gã đã được đọc, những gì Thầy làm mà gã đã được thấy …. Hết thảy đều là kim chỉ nam cho gã. Ấy thế mà, vì những chướng duyên kiếp này, gã chưa từng được Thầy nhận làm đệ tử, dù gã vẫn cảm nhận được là “Thầy luôn ở bên con”

 

         “Thầy luôn ở bên con”.

         Điều này không đủ, chưa đủ, đối với gã. Nhất là trong lúc này.

         Lặng lẽ ngồi thiền trong bóng đêm, gã đã quán chiếu những thị phi thế gian như tên bay, đạn nổ tứ phía và thấy rõ rằng chỉ cần nhận diện những đối tượng là hiển lộ ngay thực chất. Nhận diện những đối tượng đang hung hãn ném bùn và những đối tượng đang an nhiên trước đất bùn.

         Cũng trong bóng đêm, gã từng nhìn thấy dáng những cây tùng, cây bách thẳng tắp, vút cao, sừng sững nhưng lặng thinh trên triền dốc núi.

         Hãy mưa đi. Hãy gió đi. Hãy giông bão đi. Rồi mưa nào không dứt. Gió nào không im. Giông bão nào không qua.

         Còn lại, vẫn là vạn hữu bao la muôn thuở, và con chim én sẽ về, đậu trên ngọn tùng chót vót sương mai để cùng với bạch hạc, khổng tước, ca lăng tần già, cọng mạng …. tán dương những gì mầu nhiệm, đẹp đẽ nhất, ngay nơi cõi phàm đầy uế trược bùn nhơ này!

         Gã từng mỉm cười trong đêm khi nhớ tới giai thoại Thiện-Tài đến gặp Tự-Tại-Chủ. Khi đó, Tự-Tại-Chủ còn là một chú bé, đang ngồi vọc cát chơi trên bãi biển, nhưng vì đã được giới thiệu trước nên Thiện-Tài biết đây là một bậc Thánh-giả, rất tinh thông toán pháp vì đã được học toán với Ngài Văn Thù Sư Lợi. Tự-Tại-Chủ nói với Thiện-Tài rằng:

         -Bằng phép toán của Bồ Tát, tôi có thể dễ dàng tính đếm được số cát trên các bãi biển, có thể đo lường dài ngắn khắp mười phương thế giới, có thể lượng định lớn nhỏ mọi vật thế gian.

         Một bậc Thánh-giả nói lên điều đó với người đi cầu đạo để làm gì? Chắc chắn không phải để khoe sở học, vì phàm những gì không thực có, mới khoe. Vậy, hẳn là Tự-Tại-Chủ muốn đem những hình thái cụ thể để chỉ dạy Thiện Tài những ý niệm về tâm. “Với những tâm nhỏ hẹp thì căn nhà chúng đang ngụ cũng là thế giới mênh mông; trong khi, với những đại-bi-tâm thì cả vũ trụ chẳng lớn hơn hạt cải!”

          Lớn nhỏ, rộng hẹp, nông sâu, chỉ là những khái niệm tương đối trước Bồ-Đề-Tâm, vì trái tim vô giới hạn đó sẽ an nhiên thâu nhiếp tất cả ân oán, xấu đẹp. Ân để đền trả, oán để giải trừ, xấu để nhiếp độ, đẹp để khuyến tấn …..

         Rủi thay, gã chưa được là tiểu đồng theo chân Thiện-Tài đi cầu đạo nên chưa phát nổi Bồ-Đề-Tâm. Gã tự an ủi rằng, Thường-Đề Bồ Tát là vị đã tu tập tinh thông, nhuần nhuyễn Ba-la-mật, nhưng khi chứng kiến những oan khổ thế gian, đôi mắt Ngài đã thường đẫm lệ! Vậy thì, gã có khóc trước tâm địa của thế nhân cũng chưa phải là điều đáng trách. Có chăng là tự trách, đã để bi lụy trở thành oán giận.

         Khi nhận ra điều này gã mới thực sự hốt hoảng!

         Dù Thầy không có mặt nơi đây, gã vẫn quỳ xuống, sám hối cùng Thầy, vì những lời Thầy dạy, gã chẳng thực hành được là bao!

         Gã không từ-bi và nhẫn nhục đủ, để nối bài học Ba-La-Mật thành chuỗi, như Thầy thường dẫn chứng trong Kim-Cang-Bát-Nhã-Ba-La-Mật Kinh-Luận, là tất cả các Ba-La-Mật đều được hiển thị bằng yếu tính của Bố-thí-ba-la-mật: “Với sự bố thí về tài sản mà Bố-thí-ba-la-mật được thành tựu. Với sự bố thí về vô-úy mà Giới-ba-la-mật và Nhẫn-ba-la-mật được thành tựu. Với sự bố thí về pháp mà Tinh-tấn-ba-la-mật, Định-ba-la-mật và Tuệ-ba-la-mật được thành tựu” (*)

         Nếu nghiêm túc thực hành được bài học này, gã đã không để bi lụy trở thành oán hận.

         Bây giờ, oán giận đã thành hình, gã không thể chỉ ngồi khóc trước khổ đau, không thể chỉ ngồi chiêm ngưỡng những thân tùng, thân bách sừng sững thinh lặng trước bão giông. Gã phải lên đường, men theo triền dốc mà đi, dẫu có thịt nát xương tan cũng chỉ là đem hạt cát này hòa vào đại dương để mong có ngày cùng được trôi ra biển lớn. Phải lên tận đỉnh núi kia, ngửa mặt, giang tay, trực diện giông bão đó, thay vì, mãi tự lừa dối mình trong căn nhà không ngừng bị lửa phiền não vây đốt!

         Tự lừa dối như thế thì “Phật-thừa không hơn một tiếng nói suông của kẻ mê sảng trong giấc ngủ ngày. Hạt giống Bồ-Đề không được gieo vào một cánh đồng trừu tượng nào xa xôi, cũng không chờ đợi để được gieo vào một vùng đất hứa thần thoại nào khác, mà nó được gieo xuống ngay trên sa mạc sinh tử này, khô cằn với những đau khổ triền miên của chúng sanh này”(*)

 

         Bằng những lời dạy đó, gã đã lên đường, bước vào giữa cuồng phong của tâm địa nhân gian với gánh hành trang, một đầu là chữ “Nhẫn”, đầu kia là ánh mắt xót thương của Thầy.

         Ánh mắt đó, theo mỗi bước chân, dường như thầm vọng lời thầy nhắc nhở chánh niệm.

         Ánh mắt xót-thương đang chuyển dần thành nhẹ nhàng từ-ái.

 

         Cứ thế, trên đường lên núi, hai đầu gánh cân bằng dần, khiến bước chân gã không còn ngả nghiêng, xiêu vẹo…  

         Tới đỉnh núi, trời đã về chiều. Đặt gánh hành trang xuống, gã kinh ngạc không thấy đâu là chữ “Nhẫn”, đâu là ánh mắt Thầy.

 

         Cả hai đầu gánh chỉ thấy la đà những áng mây bay …    

(Huệ Trân, Hạ chí,một chiều nhạt nắng, nhớ về Thầy )

 

(*) Thắng- Man Giảng Luận – Thích Tuệ Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8924)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tếcụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ.
(Xem: 8629)
Dòng đời lênh đênh muôn nẻo nghĩ lại cũng thật lạ kỳ. Càng lớn tôi lại càng điềm tĩnhhiểu rõ chính mình hơn xưa.
(Xem: 8054)
Sau mùa tuyết rơi, không gian trong sạch, môi trường trong sạch, những chiếc lá tàn thu đã làm nên phân chất cho các loại cây, các loại cây cỏ nhú lại mầm xanh...
(Xem: 11730)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 7986)
Hãy có sự tha thứ trong tim bạn với bất cứ điều gì bạn nghĩ là bạn đã làm sai. Hãy tha thứ cho chính bạn về tất cả những thiếu sótnhiệm vụ trong quá khứ.
(Xem: 12761)
Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng.
(Xem: 12452)
Lục hòa là sáu phương pháp thể hiện nhân cách sống một con ngườiđạo đức, đem lại sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ và...
(Xem: 7407)
Kể từ khi rời Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi đã bị ám ảnh với một câu hỏi dằn dặt đau khổ: làm thế nào...
(Xem: 8088)
Các nhà giáo dục đã nghiên cứutìm tòi các tài liệuphương pháp để giúp họ thực tập chánh niệm và để giúp các học sinh cùng thực hành chánh niệm.
(Xem: 8771)
Trong các thứ tình trên thế gian không có gì cao quý và thâm sâu bằng tình mẹ, mẹ mang nặng đẻ đau, sớm hôm nuôi dưỡng.
(Xem: 5147)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng...
(Xem: 6518)
Sáng nay, thứ Năm ngày 22 tháng 12 năm 2016, tôi đang hoằng Pháp tại một thành phố mưa nhiều Seattle, tiểu bang Washington.
(Xem: 6169)
Niềm hạnh phúc tối hậu - Phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Ultimate Happiness: An exclusive interview with the Dalai Lama) Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 7521)
Không có một đấng Thượng Đế toàn năng trong Đạo Phật. Không có ai đưa ra sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong một Ngày Phán Xét giả định.
(Xem: 7125)
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại....
(Xem: 7595)
Doanh sự Tỳ-kheo là danh vị dùng để chỉ cho chư vị Tỳ-kheo có trách nhiệm quản lý các việc trong Tăng chúng.
(Xem: 7958)
Khi bị bắt buộc phải chờ đợi, như khi bị kẹt xe, phản ứng bản năng của chúng ta là phải làm gì đó để khỏi bực mình vì chờ đợi.
(Xem: 8478)
Những người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp sau vào những thế giới không phải cõi người không? Bạn có tin rằng bạn sẽ là một vị trời hay ...
(Xem: 9006)
Khai sáng Đạo PhậtĐức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni người đã sống và giảng dạy ở Ấn Độ khoảng hai nghìn năm trăm năm trước.
(Xem: 8087)
Tôi cảm thấy băn khoăn về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong mấy ngày nay. Khi ngài xuất hiện tại đạo tràng Thời Luân, ngài đã nói một cách rõ ràng rằng ngài sẽ...
(Xem: 6864)
Aśoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận trong phút giây bi hùng như vậy!
(Xem: 10086)
La Hầu La được xuất gia học đạo lúc 7 tuổi, do đó ý nghĩ, lời nói, hành động còn thô tháo. Phật bảo La Hầu La rằng...
(Xem: 9982)
Tình thương luôn có mặt, không có mới-cũ, được-mất, nhưng sẽ là điều kỳ diệu để vực dậy niềm tin yêu trong đời sống, mang lại an lạc, hạnh phúc thực sự cho chính mình, cho tất cả.
(Xem: 6501)
Tôi đến Nga lần đầu vào năm 1994 và năm nay 2016, là lần thứ năm tôi đã đặt chân đến đất nước nầy...
(Xem: 5693)
... ngồi bệt dưới đất, lặng lẽ ở một hè phố, là một vị sư và một số người Mỹ đang thiền tập, bất kể người đi bộ lướt qua trước mặt.
(Xem: 9120)
Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó.
(Xem: 8852)
Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người phật tử, nhờ cầu nguyệnnguyện lực của họ mạnh mẽ,niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy...
(Xem: 8481)
Hạnh phúc chân thật chỉ hiện hữu sau khi chúng ta thấu triệt vô minh căn bản, tức là khởi nguyên của phiền não khổ đau.
(Xem: 8123)
Mùa an cư của giáo đoàn Siddhatta bình lặng giữa mùa sala hé nụ. Đoàn khất sĩ ngày thêm đông. Rừng sala như một lễ hội bắt đầu…
(Xem: 7625)
Chúng ta nên nói gì với giới trẻ về Phật giáo? Tôi xin tìm cách trả lời trong cương vị người cư sĩ hải ngoại.
(Xem: 7862)
Nền tảng giáo dục của đạo Phật xưa cũng rất xưa, nhưng mới cũng rất mới do đặc tính khai phóng, nhân văn, nâng cao trí tuệ...
(Xem: 8219)
Sống trong cuộc đời, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, muốn có hạnh phúc thì chúng ta phải dày công tạo dựng.
(Xem: 9206)
Trước hết cần phải hiểu ý nghĩa của từ tín ngưỡng (belief) trong Phật pháp, tín ngưỡng bao hàm
(Xem: 8991)
Nếu sự học hiểu về Tứ Diệu Đế không được chân xác, không được toàn diện về ngữ nghĩa thì sự tu tập của chúng ta có thể bị lệch hướng.
(Xem: 8929)
Sau đây là những lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc mà Ajahn Chah dành cho một đệ tử lớn tuổi của mình khi cô cận kề với cái chết.
(Xem: 11832)
Hồi Ức Về Ngày Về Nguồn 10 Tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada 2016...
(Xem: 7583)
Trong tám chánh đạo, chánh nghiệp (việc làm chân chánh), chánh mạng (nuôi thân mạng một cách chân chánh) nói về vấn đề này.
(Xem: 9229)
Trong đời sống, không ai mà không từng phạm phải sai lầm, có những sai lầm nhẹ có thể khắc phục, sửa sai, có những sai lầm...
(Xem: 8085)
Chẳng lạ gì khi sau một ngày làm việc căng thẳng ở sở, bạn trở về nhà mệt mỏi nhưng chẳng hề biết việc đó có liên quan gì đến cách thở sai nhịp của mình.
(Xem: 10114)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước...
(Xem: 13865)
Đứng trước sinh-lão-bệnh-tử trong đời người, thì giàu hay nghèo của con người thế gian cũng đều yếu ớt, vô lực. Tâm hồn cao thượng và...
(Xem: 7927)
Trong nghi thức cầu an của một số truyền thống Phật giáo hiện nay, đọc tụng Bảy giác ý (Thất giác chi) được ứng dụng phổ biến.
(Xem: 8527)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình.
(Xem: 12252)
Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.
(Xem: 9604)
Hạnh phúc trọn vẹn nhất cao cả nhất tuyệt vời nhất, là hạnh phúc được sống trong chánh pháp.
(Xem: 8763)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không làm phương hại đến...
(Xem: 9863)
Một Đức Phật ra đời, đau khổ liền nhẹ vơi; Một Phật đường xuất hiện, sưởi ấm bao lòng người...
(Xem: 8176)
Đất Mỹ không phải là nơi dễ hoằng dương Phật pháp. Nếu muốn đạo Phật lớn mạnh ở đây thì mỗi người mình phải gánh lấy trách nhiệm làm Phật giáo phát triển.
(Xem: 7772)
Nếu chúng ta hướng tâm mình theo chiều hướng tích cực, chúng ta có thể chuyển hóa bất kỳ hành động xấu nào mà chúng ta đã ...
(Xem: 7707)
Nhân quả là thực lý chi phối thế giới này. Nghĩa là …Mọi thứ đều có nhân duyên, không có thứ gì tự nhiênxuất hiện, dù là ở mặt vật chất hay tinh thần.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant