Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trọn Bảy Mùa Sen

29 Tháng Bảy 201715:44(Xem: 5637)
Trọn Bảy Mùa Sen

TRỌN BẢY MÙA SEN

Tiếp nối 6 lần khoá tu trước tại Bắc và Nam California, năm nay, Khách sạn Holiday Inn tại thành phố Skokie, Illinois - (Chicago), thuộc miền Đông Bắc Hoa Kỳ, là nơi tổ chức khoá tu Phật Pháp Bắc Mỹ (KTPPBM) lần thứ 7, từ ngày 20-23 tháng 7 năm 2017, do nhị vị Ni Sư Thích Nữ Nguyên Thiện trưởng ban tổ chức, và phó ban tổ chức là Ni Sư Thích Nữ Giới Định.

Trước 3 giờ chiều thứ Năm, 20 tháng 7, quý Thầy cô và Phật tử từ khắp các tiểu bang hoa kỳ như Nam California, Michigan, Ohio, Indiana và Canada, đến bằng nhiều phương tiện khác nhau, đã tập họp đông đủ để làm thủ tục nhận phòng. Khoá tu năm nay cứ tưởng sẽ ít hơn những năm trước vì lý do địa phương xa xôi.  Nhưng đến nơi mới thấy Phật tử của hai giới xuất gia là 120 vị và học viên Phật tử là 450 vị. Riêng trong ngày thứ 7 và Chủ Nhật các Phật tử tại địa phương về tham dự đã tăng thêm 100 vị, tổng cộng là 670 vị. Với số lượng tham dự tu học đông đảo rộn ràng như thế, mới hiểu lòng mong cầu Phật pháp của học viên vô cùng mạnh mẽ và đáng quý biết bao. Thấy vẻ vui tươi thanh thản của ni sư Nguyên Thiện hiện rõ trên gương mặt, chúng con mừng thầm và tin rằng khoá tu chắc chắn sẽ diễn ra trong bầu không khí sinh động.

Mở đầu cho bất kỳ khoá tu học nào cũng là buổi lễ khai mạc, diễn ra trong không khí trang nghiêm với nghi lễ chào cờ và phút tưởng niệm, nhưng thật gần gũi bởi những lời bộc bạch chân tình cũng như tán thán công đức của BTC và tất cả quý Tăng Ni, Phật tử và lời sách tấn của chư vị giáo thọ sư cùng với hàng trưởng thượng chư tôn Hoà thượng, chư TT, Đại Đức Tăng, Ni. Bài diễn văn của Ni Sư trưởng BTC đã khiến chư tôn đức và các Phật tử diện diện cảm nhận được tấm lòng nhiệt huyết dấn thân phụng sựĐạo Pháp của BTC khi làm mọi cách để có phương tiện thuận lợi về tài chánh, thông tin, nhân lực, tạo điều kiện duy trì KTPPBM lần thứ 7 năm nay diễn ra tốt đẹp như bao năm trước. Thời kinh ngắn cầu Phật gia hộ vang lên trong hội trường chánh điện như khai mở tâm thức sẵn sàng cho khoá tu năm nay. Chúng con nhận thấy sự hiện diện của những gương mặt quen thuộc trong chiếc y vàng sáng lên trên dãy bàn chứng minh năm nay gồm có: HT Thích Thắng Hoan, HT Thích Tín Nghĩa, HT Thích Thái Siêu, HT Thích Nguyên Siêu, HT Thích Thông Hải, HT Thích Phước Nhuận, HT Thích Đỗng Tuyên, TT Thích Tâm Hoà, TT Thích Minh Quang, TT Thích Nhật Châu, v.v... Điều hợp chương trình là ĐĐ Thích Hạnh Tuệ.

Ba ngày sau đó thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, là 3 ngày dành trọn cho việc tu và học dành cho cả 2 giới xuất giatại gia cũng như cho các em thiếu nhi. Mở đầu cho mỗi ngày tu học là thời công phu sáng lúc 5:30 với lời hô canh, tĩnh toạ, và các bài chú Lăng Nghiêm là suối nguồn  tươi mát gột rửa tâm chúng con trong lành hơn, tạo năng lượng cho chúng con  trước khi bước vào một ngày tu học khép kín. 

Về phần HỌC, năm nay BTC sắp xếp 4 lớp học Phật Pháp: 2 lớp tiếng Việt dành cho Tăng Ni, Phật tử , 2 lớp tiếng Anh dành cho Tăng NiPhật tử, 1 lớp tiếng Anh dành cho các em thiếu nhi.  Xen kẽ các giờ HỌC không thể thiếu phần TU,  gồm có 2 thời công phu, tụng kinh, ngồi thiền, bái sám, thì đại chúng cùng nhau tập trung tại hội truờng chánh điện.

Theo thời khoá biểu, thứ 6 và thứ 7, mỗi ngày đại chúng Phật tử có 3 thời pháp, mỗi thời pháp có 2 giáo thọ sư thay nhau thuyết giảng trong vòng 1 tiếng 30 phút. Theo đó, các lớp học của Tăng Ni Sinh được sự giảng dạy của các HT Thích Nguyên Hạnh, HT. Thích Phước Nhuận, HT Thích Thông Hải, HT Thích Đỗng Tuyên, HT Thích Tín Nghĩa, HT Thích Nguyên Siêu, TT Thích Minh Quang, TT Thích Ân Giao. Lớp tiếng Anh có ĐĐ Thích Đạt Tín đảm nhiệm. Còn các lớp học cho trẻ em thì được Sư cô Thanh Trang và TT Ân Giao dìu dắt. Riêng chúng con là học viên lớp tiếng Việt đã lần lượt được học các bài Pháp sau:

- TT Thích Minh Quang và TT Thích Minh Hạnh giảng về đề tài Vô ThườngGiải Thoát Đạo.

- HT Thích Đỗng Tuyên giảng về đề tài Cái Có Không Cần, Cái Cần Không Có

- HT Thích Nhật Huệ và Đ Đ Thích Hạnh Tuệ giảng về đề tài trong kinh Kalama.

- HT Thích Tín Nghĩa và HT Thích Nguyên Siêu giảng về đề tài Tinh Thần Học Hỏi Giáo Pháp của Người Con Phật.

- TT Thích Tâm Hoà và TT Thích Quang Minh giảng về đề tài Khổ Đau và Hạnh Phúc Qua Giáo Lý Tứ Diệu Đế.

- HT Thích Thông Hải và TT Thích Hải Chánh với đề tài Tu Trong Mọi Hành Động.

- HT Thích Thắng Hoan giảng về đề tài Duy Thức Học.

Đặc biệt sau thời Kinh Tịnh Độ tối thứ 7, có buổi thắp nến với chủ đề "Thắp Sáng Niềm Tin". Tiếng niệm Phật vẫn chưa dứt mà nến đã được thắp lên chuyền tay nhau trong không gian mờ ảo. Khi tiếng kinh vừa dứt, chánh điện vang lên giọng trầm ấm  của HT Nguyên Siêu: cầu cho thế giới hoà bình chúng sinh an lạc, có lúc giọng Thầy lại cao vút như ngọn lửa bùng cháy, nâng cao tinh thần thắp sáng niềm tin nơi Tam Bảo. Ánh nến lung linh trong tay mỗi người sáng lên như viên minh châu quý báu trong chéo áo gã cùng tử. "Đoàn người cùng tử" chúng con từng bước chậm rãi giữ chánh niệm rời điện Phật, đi theo hàng đôi. Hoàng hôn bên ngoài cũng vừa buông xuống phủ lên dòng người dài đi dọc lối trước khách sạn, ánh nến càng rực rỡ hơn, lung linh hơn. Từ phía này chúng con có thể thấy ánh vàng của chiếc áo Như Lai cũng sáng rực lên giữa màn trời đêm. Hình ảnhsự kiện này cho chúng con khẳng định hơn rằng, Chánh Pháp của Phật là ngọn đèn soi thấu màn đêm vô minh, còn các trưởng tử Như Lai là những bậc thiện tri thức dẫn dắt chúng con đi đúng con đường của chánh pháp. Ngọn nến soi ngược lại chính mình, thắp sáng Phật tánh nơi tự thân để vững tin rằng một ngày sẽ thành Phật và đem ánh sáng Phật trang trải khắp nơi, vững bước vào đời phiền trược hóa độ chúng sinh.

Riêng ngày chủ nhật (ngày cuối), có chương trình Phật pháp vấn đáp dành cho tất cả các học viên. Đây là cơ hội cho các học viên nêu lên những thắc mắc mà trong quá trình tu học nhất định phải có chỗ không thấu rõ cần sự giải đáp của các bậc minh sư.

Thời gian sau đó là buổi trình chiếu hình ảnh sinh hoạt trong 3 ngày qua, kèm theo bài tường thuật do HT Nguyên Siêu lược ghi với giọng đọc của ĐĐ Hạnh Tuệ. Nhìn những gương mặt vui tươi với nụ cười tràn đầy an lạc của từng học viên đủ mọi lứa tuổi, có vị tóc bạc phơ đến khoá tu này để chuẩn bị tư lương cho những ngày còn lại sau một đời vất vả vì con, vì cháu; có vị còn rất trẻ đến đây để bồi đắp tâm linh làm hành trang cho đường đời còn nhiều chông gai phía trước, và trong đó có những bé thơ 5 tuổi, 7 tuổi, có bé chỉ vừa tròn 18 tháng, theo mẹ đến khoá tu để gieo những hạt giống tốt lành vào tâm thức thơ ngây. Mong các bé hãy giữ nét sơ tâm đẹp đẽ ấy dài lâu hơn ba mẹ đã từng. Nỗi niềm an vui hạnh phúc của những học viên thay nhau lên phát biểu cảm nghĩ không giấu được qua những lời chân tình, mộc mạc, chất phác như tấm lòng của người con Phật thật dễ thương đáng mến. Tiếng cười vỡ oà, tiếng vỗ tay rộn ràng lúc này đây là lúc thoải mái trải lòng mình trước hội chúng mà không cần văn tự, lễ nghi. Sau đó ni sư Nguyên Thiện gửi gắm tâm tình và lòng tri ân đến với tất cả hội chúng. Ni sư hân hoan truyền trao kinh nghiệm đem đến sự thành công của KTPPBM  kỳ 7 do chính ni sư đảm trách. Đó chính là niềm tinsức mạnh để vượt qua bao chướng duyên trên lộ trình phụng sự Đạo pháp.

Buổi chiều Chủ nhật là khoá lễ bế mạc để tổng kết những điều gặt hái được trong suốt mấy ngày tu học qua. Ai nấy đều vui mừng với những thành công an lạc, nhưng cũng mạnh dạn nêu lên những thiếu sót để rút kinh nghiệm cho lần sau. Đại diện BTC ni sư Nguyên Thiện tri ân đến tất cả chư tôn đức tăng ni và học viên Phật tử đã thu xếp việc nhà, việc sở để về đây góp phần cho khoá tu học thành công viên mãn ngoài sự mong đợi. Lời khuyến tấn, khích lệ của chư vị tôn đức trước khi chia tay càng làm cho các học viên nôn nóng, mong đợi sớm đến với khoá tu PPBM lần thứ 8 do HT Thích Thông Hải tổ chức tại Hawaii vào tháng 9.2018.

Kính bạch quý Chư Tôn Trưởng Lão, Hoà Thượng.
Kính bạch chư Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng, Ni,
Kính thưa quý Đồng hương Phật tử,

Có mặt trong khoá tu năm nay, chúng con lại thấy mình có thêm một phước duyên hội ngộ cùng quý Thầy Cô và các bạn đạo. Thầy trò cùng nhau quây quần dưới bóng uy nghiêm và ánh từ quang của Phật. Hoà mình vào đạo tràng thanh tịnh trang nghiêm, chúng con vô cùng vui mừngxúc động. Dù cách Phật lâu xa, nhưng chúng con vẫn còn phước duyên thừa hưởng được pháp lạc từ kho tàng giáo phápđức Thế Tôn đã để lại gần ba ngàn năm qua.

Trong 3 ngày qua, với tinh thần từ bitrí tuệ của quý Thầy Cô, chúng con vô cùng an lạc qua các thời công phu sáng tối, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, nghe pháp. Lời kinh tiếng kệ đã xoa dịu tâm hồn chúng con đang trong vòng trầm luân khổ ải. Những phút giây tĩnh tọa, là dịp để chúng con “nhìn” lại chính mình và tất cả chúng sinh đều cùng trôi theo dòng đời huyễn hoặc, phù du.

Có lúc trong những thời pháp, lại vang lên những tiếng cười đầm ấm chứa chan hương vị đạo, làm cho hội chúng dễ dàng tiếp thu những bài học Phật pháp tuy sâu lắng nhưng vô cùng gần gũi và thiết thực. Pháp âm của quý Thầy như những áng mây lành che mát cho chúng con trên bước đường hành thiệntu thiện giữa trời nắng hạ. Bên cạnh đó, còn gì quý giá hơn cho chúng con với nhiều câu hỏi tưởng chừng như bế tắc trong cuộc sống, đã được quý Thầy tận tình khai mở trong buổi Phật Pháp vấn đáp. Quý Thầy đã chỉ cho chúng con một lối đi giữa con đường đang ngập ngụa muôn vàn sự rối rắm mà đời thường đều không ai tránh khỏi.

Chúng con xin được dâng lời tri ân đến nhị vị Ni Sư Thích Nữ Nguyên Thiện, và Ni Sư Thích Nữ Giới Định, đã vì thương tưởng đến hàng Phật tử chúng con mà gánh vác tổ chức khóa tu này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi từ nơi ăn chốn ở cho hàng Phật tử chúng con được ấm no cả về vật thực lẫn Pháp thực. Dù là "con gái của Đức Thế Tôn", được gia nhập tăng đoàn sau hết thảy, nhị vị ni sư đã chứng tỏ mình cũng đầy đủ năng lực để hoàn thành tốt đẹp Phật sự cao cả do đại tăng tín nhiệm ủy thác. Trong suốt một năm qua, với niềm tin bất thối và sự kiên định trên nền tảng của giới-định-tuệ, bao khó khăn rồi cũng vượt qua, bao chướng duyên rồi cũng nhẹ nhàng tan biến, để khoá tu PPBM lần 7 năm nay thành công viên mãn, càng tạo thêm lòng tôn kính của chúng con đối với hàng Ni giới mà từ bấy lâu nay vốn đã có, nay lại càng yêu kính nhiều hơn. Từ những việc hoằng Pháp thiết thực như thế này càng cho chúng con thấy rõ hơn lời Phật trong kinh Pháp Hoa, rằng tính Phật của tất cả chúng sinh đều bình đẳng, không phân biệt người đó là nam hay nữ, là già hay trẻ.

Chúng con cũng xin được tri ân đến quý sư cô, quý cô bác trong ban trai soạn và hành đường, ban đưa rước, ban công văn, ban nghi lễ của quý Phật tử các chùa tại địa phương (chùa Quang Minh, Chùa Trúc Lâm và chùa Phật Bảo), cũng như các phật tử đã ủng hộ tài vật, cũng như cống hiến thời gian, sức lực, và tâm lực phục vụ cho học viên chúng con được an tâm tu học. Xin cảm niệm công đức của tất cả quý Phật tử đã hết lòng hộ đạo trong tinh thần kính Phật, trọng Tăng với niềm tin sắt son nơi Chánh pháp.

Có tụ ắt có tán. Tán rồi lại tụ. Chúng con mong rằng những năm sau sẽ được hội đủ duyên quay về với nhau để cùng hòa mình vào chung một trú xứ. Bởi chính nơi đây dễ cho chúng con thấy cõi lòng an tịnh và sâu lắng hơn sau những tháng ngày dài mệt mỏi vì sự mưu sinh; để tạm buông bỏ những muộn phiền nhỏ nhoi thường nhật. Bài học vô thường bàng bạc khắp nơi, để thấy sinh diệt trong  từng đoá hoa dâng Phật, trong từng đợt nắng mưa chợt đến, chợt đi suốt những ngày qua. Mỗi tia nắng hạ rọi xuống từ bầu trời xanh thẫm bao la rồi cũng tắt đi để nhường chỗ cho những cơn mưa rào đổ xuống. Mỗi cơn mưa kéo dài là mỗi bài pháp rưới xuống trần gian oi bức bởi những được-mất-hơn-thua, tiền-tài-danh-vọng, hay giọt lệ trời thương khóc thế nhân, bởi không nhận biết rằng đời là bể khổ, để rồi cứ mãi trầm luân…Vòng quay của bốn mùa nắng tuyết gió mưa có khác chi đâu tiếng khóc như mưa rơi, tiếng cười như nắng tắt. Có khác chi đâu một chuỗi vô thường buồn vui thoáng chốc, sướng khổ mông lung, còn tử sinh thì vẫn triền miên bất tận...

Bằng sự quán chiếu đó, chúng con tự nhắc nhở mình trên bước đường tu tập. Chúng con nguyện cố gắng áp dụng lời Phật dạy, thực hành giáo pháp ấy trong nếp sống hằng ngày để giảm thiểu khổ đau, hầu đem lại hạnh phúc, an lạc cho tự thân, gia đình và đóng góp vào phẩm chất hòa bình của xã hội. Nguyện với tâm an lạc, thanh tịnh sau khoá tu này cầu cho tất cả chúng sinh an lành, tinh tấn trên con đường tu đạohành đạo.

Thật sự hạnh phúc khi ý thức được rằng chúng con như những cánh chim lạc đàn trong buổi chiều đông rét mướt, được nương ánh từ quang tìm về tổ ấm. Nhưng mái ấm chung này cũng chỉ là quán trọ, là nơi tạm dừng chân cho những lữ khách bốn phương. Chính vì lẽ đó mà ngày học cuối cùng cũng là ngày Thầy và trò chia tay nhau mỗi người một hướng, như cánh chim nhẹ bay vào khung trời cao rộng, mà hành trang duy nhất là sự hỷ lạc sau bốn ngày cùng nhau tu học, dưới sự dẫn dắt của các bậc ân sư giới đức tròn đầy.

Ngày xưa chú bé Phật vừa đản sanh đã bước đi bảy bước - "bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh", kể từ đó về sau Đức Phật chưa hề dừng bước chân du hoá khắp nẻo đường gió bụi, đem Đạo Vàng gieo rắc muôn nơi. Ngày nay, khoá tu PPBM do GHPGVNTNHN Hoa Kỳ và Canada đồng tổ chức hằng năm, đã cất bước đi trọn vẹn bảy mùa hoằng hoá Đạo Pháp trên xứ người. KTPPBM 7 năm nay đánh dấu sự vững vàng hơn trong sự kết hợp điều hành tổ chức của hai giáo hội PGHK và Giáo Hội Canada và, trong tương lai sẽ tiếp tục là một trong những Phật sự lớn của cộng đồng Phật Giáo hải ngoại trong việc hoằng dương Chánh Pháp, trở thành điểm đến tìm cầu tâm linh, duy trìgiữ gìn ba ngôi Tam Bảo, đồng thời phát huy nền văn hóa Phật Việt nơi xứ người

Từ phương xa, xin kính cẩn chắp tay búp sen nguyện cho tất cả chúng sinh sáu thời được an lành.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Ngày 28 tháng 7 năm 2017

Diệu Trang.

 Hinh-tap-the-21717-720
(Mời xem thêm hình ảnh Khoá Tu Bắc Mỹ Lần 7)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15624)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17875)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13311)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12163)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14200)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13839)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13709)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14465)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16416)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21023)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22187)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12830)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13668)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23142)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13320)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30189)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13518)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13247)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12946)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12847)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12880)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14078)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15132)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22033)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15012)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14280)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19502)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14178)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13315)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12709)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12818)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15762)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12217)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13466)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15097)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14810)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12401)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13868)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16401)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14583)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17549)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12966)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14828)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14597)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28533)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14122)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13254)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13886)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10663)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14802)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant